Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 26 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 26 (Bản đẹp)

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo cát Bà, côn đảo, Phú Quốc.

- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.

- tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muôi.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

2. Kĩ năng:

- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh

3. Thái độ:

- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường biển, ranh giới biển của nước ta.

II.Đồ dùng dạy-học:

 - Các bản đồ Địa lí Việt Nam .

 - Tranh , ảnh về biển , đảo Việt Nam .

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

I.Kiểm tra bài cũ:

- Vì sao Đà Nẵng được gọi là thành phố du

lịch ?

GV nhận xét cho điểm.

II.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2, Giảng bài:

1, Vùng biển Việt Nam

GV nêu mục đích yêu cầu tiết học

GV treo bản đồ

- Biển Đông bao bọc các phía nào của phần biển nước ta ?

- Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược

 đồ ?

- Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta

- Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta .

TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại

1 Muối Cung cấp muối cần thiết cho con người

2 Khoáng sản(dầu mỏ) Làm chất đốt, nhiên liệu

3 Hải sản(cá, tôm.) Cung cấp thực phẩm

4 Vũng, vịnh (bãi biển) Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển

* Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển đông. Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậuvà đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối , khoáng sản .

2. Đảovà quần đảo

- Em hiểu thế nào là đảo và quần đảo ?

- Hãy tìm trên bản đồ Việt Nam các đảo và quần đảo chính của nước ta .

+ Nhóm 1 :

Vịnh Bắc Bộ : Có đảo Cái Bầu , Cát Bà , Vịnh Hạ long . Hoạt động sản xuất chính của người dân ở đây là: Làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.

+ Nhóm 2 :

Biển miền Trung : Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa . Hoạt động sản xuất chủ yếu là mang tính tự cấp , cũng làm nghề đánh cá ven biển .

+ Nhóm 3 :

Biển phía Nam và phía Tây Nam : đảo Phú Quốc , Côn Đảo . Hoạt động sản xuất là : làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu ( Phú Quốc )và phát triển du lịch ( Côn Đảo )

* Không chỉ có vùng biển nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo , mang lại nhiều lợi ích về kinh tế . Do đó , chúng ta cần phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này.

- Đọc bài học

III. Củng cố- dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc bài .

2 HS

1 HS chỉ

HS nêu

HS thảo luận nhóm đôi

Đại diện nhóm trình bày trên bảng .

- nhận xét .

- Muối , khoáng sản , hải sản , du lịch , cảng biển.

1 số HS nêu

-HS làm việc theo nhóm

Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm

+ Đảo là bộ phận đất nổi , nhỏ hơn lục địa xung quanh , có nước biển và đại dương bao bọc .

+ Quần đảo : Là nơi tập chung nhiều đảo .

HS cả lớp nhận xét bổ sung

 sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời

3 HS

 

docx 15 trang cuckoo782 1990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 26 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
 - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
 2. Kĩ năng: Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn.
 * KNS: Bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng
 3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Hình trang 132, SGK phô tô theo nhóm.
 - Hình trang 133, SGK
 - Giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC
 - Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ quan hệ thức ăn của sinh vật trong tự nhiên mà em biết, sau đó trình bày theo sơ đồ.
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
- Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.
2. Bài mới 
 Giới thiệu bài
Hoạt động1: Mối quan hệ thức 
ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ 
mối quan hệ giữa bò và có
KNS: Bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng
- Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Nhận xét 
+ Thức ăn của bò là gì ?
 + Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
 + Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ? 
+ Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ? 
+ Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
 + Giữa phân bò và cỏ có mq hệ gì ?
- Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò 
- Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng
 * Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
* Mục tiêu: 
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
+ Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
+ Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
+ Thế nào là chuỗi thức ăn ?
+ Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
- Kết luận.
- Biến đổi khí hậu làm tahy đổi môi trường tự nhiên làm cho:
+ Nhiều loài vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác 
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình 
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn
+ Nhiều động vật đã bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn 
+ nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở khu vực khí hậu lạnh.
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng
 * Hoạt động3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
* Mục tiêu: HS nắm vững hơn về chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 - GV cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. (Khuyến khích HS vẽ và tô màu cho đẹp).
- Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
3. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng viết sơ đồ và chỉ vào sơ đồ đó trình bày.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- Lắng nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
- Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
+ Là cỏ.
+ Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.
+ Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+ Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.
+ Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+ Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung 
+ HS nêu
+ Từ thực vật.
- Lắng nghe.
- HS hoạt động theo cặp: đưa ra ý tưởng và vẽ.
- Vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
- HS nghe.
 v Rút kinh nghiệm
ĐỊA LÝ
Bài 29. Biển , đảo và quần đảo
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo cát Bà, côn đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muôi.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
2. Kĩ năng:
- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh 
3. Thái độ:
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường biển, ranh giới biển của nước ta.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Các bản đồ Địa lí Việt Nam .
 - Tranh , ảnh về biển , đảo Việt Nam .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao Đà Nẵng được gọi là thành phố du 
lịch ?
GV nhận xét cho điểm.
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2, Giảng bài:
1, Vùng biển Việt Nam 
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 
GV treo bản đồ
- Biển Đông bao bọc các phía nào của phần biển nước ta ?
- Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược
 đồ ?
- Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta 
- Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta . 
TT
Giá trị của biển Đông
 Lợi ích đem lại
1
Muối
Cung cấp muối cần thiết cho con người
2
Khoáng sản(dầu mỏ)
Làm chất đốt, nhiên liệu
3
Hải sản(cá, tôm...)
Cung cấp thực phẩm
4
Vũng, vịnh (bãi biển)
Phát triển du lịch và xây dựng cảng biển
* Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển đông. Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậuvà đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối , khoáng sản ...
2. Đảovà quần đảo 
- Em hiểu thế nào là đảo và quần đảo ? 
- Hãy tìm trên bản đồ Việt Nam các đảo và quần đảo chính của nước ta . 
+ Nhóm 1 : 
Vịnh Bắc Bộ : Có đảo Cái Bầu , Cát Bà , Vịnh Hạ long . Hoạt động sản xuất chính của người dân ở đây là: Làm nghề đánh cá và phát triển du lịch.
+ Nhóm 2 : 
Biển miền Trung : Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa . Hoạt động sản xuất chủ yếu là mang tính tự cấp , cũng làm nghề đánh cá ven biển .
+ Nhóm 3 :
Biển phía Nam và phía Tây Nam : đảo Phú Quốc , Côn Đảo . Hoạt động sản xuất là : làm nước mắm và trồng hồ tiêu xuất khẩu ( Phú Quốc )và phát triển du lịch ( Côn Đảo ) 
* Không chỉ có vùng biển nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo , mang lại nhiều lợi ích về kinh tế . Do đó , chúng ta cần phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này.
- Đọc bài học
III. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài .
2 HS
1 HS chỉ
HS nêu
HS thảo luận nhóm đôi 
Đại diện nhóm trình bày trên bảng .
- nhận xét .
- Muối , khoáng sản , hải sản , du lịch , cảng biển... 
1 số HS nêu 
-HS làm việc theo nhóm 
Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm 
+ Đảo là bộ phận đất nổi , nhỏ hơn lục địa xung quanh , có nước biển và đại dương bao bọc .
+ Quần đảo : Là nơi tập chung nhiều đảo .
HS cả lớp nhận xét bổ sung
 sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời
3 HS
 v Rút kinh nghiệm
ĐẠO ĐỨC
BÀI 13: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( tiết 1)
I- Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan đến học sinh)
2. Kĩ năng: Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
3. Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.
* Kỹ năng sống:
- Rèn các kỹ năng: Tham gia giao thông đúng luật, phê phán hành vi vi phạm Luật Giao thông.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách hướng dẫn học; Phiếu điều chỉnh, bổ sung bài hướng dẫn học; máy chiếu.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III- Các hoạt động Dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động
Gửi thư cho CTHĐ tự quản kiểm tra hoạt động ứng dụng và tổ chức trò chơi khởi động.
- Trò chơi “ Tín hiệu đèn giao thông”
Cách chơi: Khi quản trò hô “ Đèn xanh “ người chơi sẽ phải đưa 2 tay ra phía trước và quay nhanh lần lượt tay trên, tay dưới theo chiều từ trong ra ngoài. Khi quản trò hô “ Đèn đỏ “ người chơi sẽ phải dừng tay quay. Khi hô “đèn vàng” thì quay tay chậm. Ai làm sai sẽ bị thua.
Rút ra bài học khi chơi xong trò chơi.
- GV nhận xét, cả lớp lắng nghe cô giáo nói về nội dung bài học.
-NT cho các bạn trong nhóm đọc mục tiêu và chia sẻ trong nhóm.
A- Hoạt động cơ bản
1. Thông tin
-Em đọc thông tin trong SGK/40 và trả lời các câu hỏi:
1. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
2. Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông.
3. Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
4.Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của ai?
1. TNGT làm nhiều người bị thương, bị chết; kinh tế bị thiệt hại...
2. Do ý thức tham gia giao thông của mỗi người chưa tốt, do bất cập trong công tác quản lí ATGT, phương tiện giao thông ngày càng nhiều, cường độ đi lại của người tham gia giao thông,..
3. Em cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành tốt Luật Giao thông...
4.Trách nhiệm của mọi người.
- GV nhận xét, kết luận: Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thất về người và của. Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo về mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
- HS đọc ghi nhớ ở SGK.
B- Hoạt động thực hành
1. Bài tập 1
- NT cho các bạn trong nhóm đọc yêu cầu BT1 và thực hiện BT1 
->chia sẻ trong nhóm
Quan sát tranh ở SGK trang 41 và tìm hiểu:
+ Nội dung bức tranh nói về điều gì?
+ Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa?
+ Nên làm như thế nào để đúng luật giao thông?
=> GV nhận xét, đưa ra kết luận: Các việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm ở tranh 1,5,6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
- Chiếu cho HS xem thêm một số ảnh về hành vi vi phạm Luật Giao thông.
Củng cố- dặn dò
- Nhắc nhở HS về việc tham gia giao thông trước cổng trường giờ ra về.
- Kết luận: Thực hiện Luật Giao thông mọi lúc, mọi nơi.
- Nhận xét tiết học.
- Các nhóm trưởng kiểm tra hoạt động ứng dụng, báo cáo với CTHĐ tự quản.
- CTHĐ tự quản báo cáo với GV về tình hình kiểm tra HDƯD.
- CTHĐ tự quản tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Tín hiệu đèn giao thông” theo nội dung trong thư.
- CTHĐ tự quản nhận xét, báo cáo GV.
- Cá nhân ghi bài vào vở.
- Ban phụ trách lấy đồ dùng học tập cho cả nhóm.
- Đọc mục tiêu, chia sẻ cặp đôi, nhóm.
- Cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh.
- NT cho chia sẻ trong nhóm, thống nhất ý kiến.
- Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm còn lại trao đổi bổ sung.
- CTHĐ tự quản tổ chức cho lớp giao lưu, chia sẻ nội dung trước lớp.
- Báo cáo kết quả với GV khi hoàn thành xong việc 1
- HS đọc ghi nhớ ở SGK
- Cá nhân thực hiện BT1:
Ví dụ: Tranh thứ nhất:
+ Nội dung bức tranh nói về các bạn HS đang đi học bằng xe đạp.
+ Những việc làm này đã đúng Luật Giao thông vì đi đúng làn đường bên phải, chở đúng số người quy định.
+ Khi đi xe đạp cần đi vào lề bên phải, chỉ chở tối đa hai người trên xe... 
- Chủ động chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh
- NT tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm và thống nhất ý kiến. 
- Ban học tập tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Báo cáo với GV khi đã hoàn thành.
v Rút kinh nghiệm
ĐẠO ĐỨC
Bài 13 : TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG(tt)
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày .
- Tìm hiểu về các biển báo GT, giải quyết các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
II/ Các kỹ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. 
- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
III Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, biển báo giao thông.
- Học sinh: sgk, tttranh biển báo giao thong.
IV/ Hoạt động trên lớp
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng Luật GT
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
b/ Kết nối:
HĐ1: Tìm hiểu về các biển báo giao thông.
- GV nêu tên trò chơi, nêu luật chơi.
Lần lượt Gv cho HS quan sát các biển báo GT nêu ý nghĩa, tác dụng của biển báo đó với người tham gia giao thông.
- Gv nhận xét kết luận: 
Gv liên hệ tình hình chấp hành các biển báo an toàn giao thông ở địa phương.
c/ Thực hành, luyện tập 
HĐ2: Giải quyết các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
Bài tập 3/tr42: 
Gv nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
GV nhận xét kết luận từng tình huống 
Bài tập 4tr/42
Gv nêu yêu cầu
Nhận xét về tình hình an toàn giao thông ở địa phương và những đề xuất để thực hiện tốt hơn về an toàn giao thông.
Gv nhận xét kết luận 
d/ Vận dụng: Củng cố
Vì sao ta phải thực hiện đảm bảo Luật GT?
Dặn dò: Chuẩn bị bài Bảo vệ môi trường 
Kiểm tra 2 HS
HS HĐ cá nhân tham gia chơi
1 HS đọc đề nêu yêu cầu 
HS hoạt động nhóm đôi giải quyết tình huống và trả lời vì sao?
Các nhóm trình bày 
Lớp trao đổi, nhận xét
HS hoạt động nhóm nêu nhận xét của mình về tình hình giao thông địa phương và nêu đề xuất phương án làm giảm tai nạn GT 
Đại diện các nhóm trình bày 
Lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe.
v Rút kinh nghiệm
KHOA HỌC
BÀI 61: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU:
HS được ôn tập về
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi, khi nào hổ con sống độc lập?
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
GV yêu cầu từng HS làm bài thực hành trang 124, 125, 126/ SGK vào phiếu học tập.
- GV chốt lại các đáp án 
Bài tập 1) Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy
Bài tập 2) Chú thích (1) - nhụy, (2) - nhị
Bài tập 3) Hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng, cây ngô thụ phấn nhờ gió
Bài tập 4) 1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c
Bài tập 5) Động vật đẻ trứng là: chim cánh cụt, cá vàng, động vật đẻ con là sư tử, hươu cao cổ
- GV kết luận: Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận.
GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Nhờ đâu mà động vật và thực vật bảo tồn được giống nòi?
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà thực vật, động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình.
4. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: “Môi trường”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- HS làm bài trong 10 phút
HS trình bày bài làm.
Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và trả lời câu hỏi.
HS trình bày 
Lớp nhận xét, bổ sung
- HS thi đua kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con.
v Rút kinh nghiệm
THỦ CÔNG
BÀI 20: CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ HÌNH NGÔI NHÀ
I. MỤC TIÊU: HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài: Cắt, dán và trang trí ngôi nhà; Cắt dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: Bài mẫu 1 ngôi nhà có trang trí; giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán; 1 tờ giấy trắng làm nền.
HS: Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu; 1 tờ giấy trắng làm nền; vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: Nêu các bước cắt, dán hàng rào; chấm một số sản phẩm, nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. GV HD quan sát và nhận xét:
GV HD HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt, dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.
Định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì?
Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
b. GV HD HS thực hành:
*. GV HD kẻ, cắt ngôi nhà
*. Kẻ, cắt thân nhà: GV gợi ý để HS tự vẽ.
*. Kẻ, cắt mái nhà: GV gợi ý.
*. Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ: GV HD HS.
HS thực hành kẻ, cắt ngay
HS tự vẽ HCN có cạnh 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Cắt rời HCN đó khỏi tờ giấy màu.
HS tự vẽ HCN có xạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên. Sau đó cắt rời được hình mái nhà.
HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu... một hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ.
Cắt hình cửa ra vào, cửa sổ khỏi tờ giấy màu.
 4. Củng cố – Dặn dò: 
	- GV nhận xét về tinh thần học tập, việc chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán của HS.
	- GV dặn dò HS chuẩn bị: giấy màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ để học bài: Cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
v Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_4_tuan_26_ban_dep.docx