Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 6 - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Năm học 2021-2022

Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 6 - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở

- Hiểu ND bài: Hiểu ND: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

3. Phẩm chất: - Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình

4. Năng lực: - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

 - HS: SGK, vở,.

2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 16 trang xuanhoa 10/08/2022 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 6 - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở
- Hiểu ND bài: Hiểu ND: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
2. Kĩ năng: - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
3. Phẩm chất: - Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình
4. Năng lực: - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở,..
2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - Đọc thuộc lòng 1 đoạn bài Gà Trống và Cáo
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
-TBHT điều hành:
- 1 HS đọc
+ HS trả lời
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- Lưu ý giọng đọc của các nhân vật
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Ghi từ khó, gọi HS đọc
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS .
- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:
+ Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?(khóc to, khóc thành từng cơn)
+Chạy một mạch là chạy như thế nào? (chạy thật nhanh, không nghỉ) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 1: An-đrây-ca.....mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng......ít năm nữa.
- Đọc nối tiếp (4HS/2 lượt)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu , cá nhân , lớp
- Giải nghĩa từ khó: dằn vặt (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc.
- 1 HS đọc cả bài 
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong bài.
+ Khi câu chuyện xảy ra An - đrây – ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông Phẩm chất của cậu như thế nào?
+ An - đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà?
+ Phẩm chất của An- đrây- ca lúc đó như thế nào? 
+ An - đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?
- GV ghi nội dung lên bảng.
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
+ An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bang và rủ nhập cuộc, ...... mua thuốc mang về.
1. An - đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã ra đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là nỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
+ An- đrây-ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm. để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
-Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng (1 phút)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được Phẩm chất của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện 
CHÍNH TẢ
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Hiểu nội dung đoạn cần viết
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu s/x, các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
- Tính trung thực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
* Cách tiến hành: Cả lớp cùng đvận dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Baby Sharp.
- GV dẫn vào bài.
- HS cùng hát kết hợp với vận động dưới sự điều hành của TBVN
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày đoạn văn.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoan cần viết
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Nhà văn Ban- dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống, ông là người như thế nào?
- Giáo dục HS tính trung thực
- 1 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.
- Hs viết nháp từ khó: Pháp, Ban-dắc, thẹn, ấp úng 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm
3. Viết bài chính tả: (20p)
* Mục tiêu: Hs viết tốt đoạn chính tả do GV đọc. Trình bày sạch, đẹp, đúng hình thức đoạn văn
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài
- GV giúp đỡ các HS M1, M2
- Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở.
- HS viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được "l/n
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2: 
Bài 3a: Tìm các từ láy:
+ Có tiếng chứa âm s
+ Có tiếng chứa âm x
6. Hoạt động vận dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp các lỗi sai của mình về âm đầu l/n và về thanh hỏi/thanh ngã
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
+sạch sẽ, sạch sành sanh, sặc sỡ, sáng suốt, sâu sắc,...
+ xanh xanh, xinh xinh, xinh xắn, xao xác, xúm xít, ....
- Viết lại các lỗi sai của bài chính tả vào sổ tay
- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có tiếng chứa thanh ngã, thanh hỏi
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Hiểu thế nào là danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV:Phiếu học tập, bảng phụ.
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 - Trò chơi: Kết nối
- GV chuyển ý vào bài mới.
- 1 HS nêu DT và chỉ định HS khác đặt câu với danh từ đó. 
2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là DTchung, DT riêng.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
a. Nhận xét
Bài 1:
- Y/c HS thảo luận và tìm từ đúng.
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: 
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề
GV: + Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như: sông , vua, được gọi là danh từ chung.
 + Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
Bài 3:
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ. 
+ Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
*GV: Tên riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
b. Ghi nhớ:
 Nhóm 2-Lớp
- Hs thực hiện yêu cầu.
a) sông; 
b) Cửu Long;
c) vua; 
d) Lê Lợi.
- HS đọc yêu cầu đề cả lớp theo dõi. 
Trả lời:
+a) sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+c) vua: Tên chung chỉ người đvận đầu nhà nước phong kiến.
+d) Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê.
- Lắng nghe và nhắc lại.
+ Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. 
+Tên chung để chỉ người đvận đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa. 
+ Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, 
+Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Đà, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Lan, bạn Hoa, .. 
+ Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. 
- Đọc phần ghi nhớ.
- Lấy VD về DT chung và DT riêng.
*Mục tiêu: - Phân biệt được DT chung, DT riêng.
 - HS biết cách viết hoa danh từ chung, danh từ riêng trong thực tế.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Bài tập 1:
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy.
+ Danh từ chung gồm những từ nào?
+Danh từ riêng gồm những từ nào ?
+ Dấu hiệu nào giúp em phân biệt danh từ chung và DT riêng
Bài tập 2:
- Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng.
Hỏi:
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
- GV: Tên người các em luôn phải viết hoa cả họ và tên.
3. Hoạt động vận dụng (1p)
- Thế nào là DT chung, DT riêng?
4. Hoạt động sáng tạo (1)
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận, hoàn thành phiếu- Báo cáo
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo
+Danh từ chung gồm: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, dương, dãy, nhà, trái, phải, giữa.
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
+ DT riêng: Được viết hoa và chỉ tên riêng của 1 sự vật
+ DT chung: không viết hoa, chỉ tên gọi chung của 1 nhóm sự vật
-Hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 2, 3 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào vở tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ.
- Đổi chéo vở kiểm tra
+ Họ và tên là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Viết tên các thành viên trong gia đình em và địa chỉ nơi ở
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện mình kể và nêu được nội dung chính của chuyện.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
3. Phẩm chất
- Có ý thức rèn luyện mình trở thành người có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Một số truyện viết về lòng tự trọng. Tranh minh họa cấu chuyện, SGK.
- HS: Truyện đọc 4, SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Đọc bài thơ: Gà Trống và Cáo
- GV dẫn vào bài
- Lớp đồng thanh 
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P)
* Mục tiêu:HS lựa chọn được câu chuyện về lòng tự trọng
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Thế nào là lòng tự trọng?
+ Lòng tự trọng biểu hiện như thế nào?
+ Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK
- Hs nối tiếp đọc 4 gợi ý ở sgk.
- Gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng
+Lòng tự trọng là tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình
+ Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè.
+ Sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm người khác.
- 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.
3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(10p)
* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ, điệu bộ- Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :
+ Nội dung đúng: đạt 4 sao
- Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao
- Nêu được ý nghĩa: 1 sao .
- Trả lời được câu hỏi của bạn :1 sao .
- TBHT điều khiển lớp đánh giá theo bảng đánh giá mà GV đưa ra.
- GV nhận xét,đánh giá, liên hệ giáo dục lòng tự trọng 
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Lớp trưởng điều khiển kể chuyện nhóm 4
 - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên bảng kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm đọc các câu chuyện về lòng tự trọng trong sách báo, sách kể chuyện 
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
CHỊ EM TÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng,...
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện, phân biệt được lời các nhân vật
3. Phẩm chất
- GD HS tính trung thực và lòng tự trọng
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*KNS:Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới
-TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể nhẹ nhàng, chú ý phân biệt lời của các nhân vật
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Dắt xe ra cửa.....tặc lưỡi cho qua.
+Đoạn 2: Cho đến một hôm.......nên người.
+Đoạn 3: Từ đó......tỉnh ngộ.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tặc lưỡi, giận dữ, phỗng, thỉnh thoảng, ráng.)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc (nhóm 6)
+ Cô chị xin phép cha đi đâu?
+ Cô có đi thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối cha như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô đã nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Phẩm chất của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Phẩm chất của ba lúc đó như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
GDKNS : chúng ta không nên nói dối, đối với các em còn là học sinh chúng ta cần phải tập những đức tính tốt không nên nói dối với gia đình mình bạn mình và những người xung quanh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cô xin phép cha đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi
+ Cô chị đã nói dối cha rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu. Nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. 
+Cô rất ân hận nhưng rồi cũng tặc lưỡi cho qua.
+Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
1. Nhiều lần cô chị nói dối ba.
+ Cô bắt trước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim lại đi lướt qua mặt bạn chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối thì hết sức giận dữ .
+Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho thật giỏi.
2. Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
+Vì cô em bắt trước chị mình nói dối. Vì cô biết mình là tấm gương xấu cho em. Cô sợ mình chểnh mảng học hành khiến ba buồn.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
* Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình..
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật (lời cô em, lời chị, lời người cha)
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được Phẩm chất của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện 
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ...) 
2. Kĩ năng
- HS biết nhận xét và tự sửa lỗi để có các câu văn hay.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác, có ý thức học hỏi các bài văn hay
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV:- Bảng phụ, phiếu học tập thống kê các lỗi. 
 - HS: - Vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp.
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
 - HS hát khởi động
+ Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- TBVN và TBHT điều hành 
+ Mở đầu, phần chính, phần cuối
2. . Hoạt động thực hành: (27p)
* Mục tiêu: Hs nắm rõ cấu tạo của một bài văn viết thư, những bức thư viết hay, tình cảm,những câu văn hay và các lỗi cần khắc phục, tự sửa được lỗi.
* Cách tiến hành:
a) Nhận xét về kết quả bài làm.
+ Ưu: ..........................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
+ Khuyết: ..................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
 b) Thông báo cụ thể những bài:
 HHT: ...... ; HT: .......; CHT: ......; 
c) Hướng dẫn HS sữa một số lỗi điển hình:
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
c. Hướng dẫn HS chữa bài: 
- Trả vở
- Yêu cầu HS đọc bài và tự sửa lỗi
- Yêu cầu HS dò lại việc sửa lỗi của bạn 
- Đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay 
- Hướng dẫn HS tìm ra câu văn hay, cái đáng học tập thông qua bài văn của bạn. 
- Yêu cầu HS viết lại câu văn (đoạn văn) viết chưa hay trong bài làm.
- Yêu cầu HS trình bày câu văn (đoạn văn) viết lại
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nhận vở 
- Đọc bài và sửa vào phiếu học tập riêng.
- Từng cặp HS đổi vở dò bài cho nhau
Nghe
- Đọc trước lớp
- Tự sửa cá nhân và đọc trước lớp
- Tiếp tục sửa chữa các lỗi sai
- Viết lại các câu văn chưa ưng ý để bài văn hay hơn.
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2021
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng 
2. Kĩ năng
-Bước đầu biết xếp các từ Hán - Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
- Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập, từ điển, bảng phụ.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
+ Thế nào là DT chung, DT riêng.
+ Lấy VD về DT chung, DT riêng
- Nhận xét, khen/ động viên.
- Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời-nhận xét
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng viết danh từ.
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng; bước đầu biết xếp các từ Hán - Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- Gọi đại diện lên trình bày.
- GV và các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng, cùng HS giải nghĩa một số từ:
+ Em hiểu thế nào là tự kiêu? tự ái?
Bài tập 2:
- Tổ chức thi đua giữa 2 đội chơi dưới hình thức sau: 
Đội 1: Đưa ra từ. 
Đội 2: Tìm nghĩa của từ. 
(Sau lần 1 đổi lại. Đội 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để đội 1 tìm từ)
- Nhận xét, khen/ động viên
Bài tập 3:
- Phát giấy, bút dạ và y/c các nhóm làm bài.
- Y/c nhóm nào làm xong trước lên dán phiếu và trình bày.
- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng.
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”.
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
- Gọi hs đọc lại hai nhóm từ.
Bài tập 4:
- HS tiếp nối đặt câu theo nhóm của mình. Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đặt câu hay.
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm 2- Lớp
- HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- Thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày bài.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng những từ điền đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
+ Tự kiêu: Tự cho mình giỏi hơn người khác nên coi thường người khác
+ Tự ái: tự cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về bản thân
- HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh
 Nhóm- Lớp
- HS làm bài vào VBT- Chia sẻ nhóm đôi- Chia sẻ lớp.
Đ/a:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay người nào đó là: Trung thành. 
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: Trung nghĩa. 
+ Ngay thẳng, thật thà là: trung thực. 
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là: trung kiên. 
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu. 
Nhóm 2- Lớp
- Hoạt động trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác n.xét và bổ sung.
- Các nhóm so sánh và chữa bài.
Trung có nghĩa là “ở giữa”
Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
Trung thu
Trung bình
 Trung tâm
Trung thành
Trung nghĩa
Trung kiên
Trung trực
 Trung hậu
- Hs suy nghĩ, đặt câu.
+ Bạn Tuấn là học sinh trung bình của lớp.
+ Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
 .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện
2. Kĩ năng
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ cho truyện trang 64, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện).
 + Bảng phụ
 - HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể nội dung gì?
+ Khi viết đoạn văn cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- Chuyển ý vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Mỗi đoạn văn kể 1 sự việc
+ Đầu đoạn viết lùi vào. Hết đoạn có dấu chấm xuống dòng.
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: +Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện 
 + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện 
* Cách tiến hành: 
* Bài tập 1:
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nắm được cốt truyện:
+Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
*Bài tập 2:
-Gv hướng dẫn làm bài *VD: Tranh 1.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? 
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Hướng dẫn HS làm tương tự với các bức tranh còn lại
- Nhận xét, đánh giá.
- Hệ thống lại theo bảng sau
Cá nhân - Nhóm – Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh
- Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo:
+Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh – Tập kể trong nhóm 4
- Quan sát và đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng trai nói: “Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- HS kể tranh 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
-HS điền vào phiếu học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_4_tuan_6_bai_noi_dan_vat_cua_an_dray_ca_nam.doc