Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 11, Tiết 81, Bài 11A: Có chí thì nên (Tiết 1)

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 11, Tiết 81, Bài 11A: Có chí thì nên (Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên kkhi mới 13 tuổi

2. Kĩ năng: Đọc đúng giọng đọc toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức vượt khó của Nguyễn Hiền

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Giáo án, bài trình chiếu, sách hướng dẫn

2. Học sinh

- Sách hướng dẫn, vở viết, bảng con

III. Hoạt động học:

 * Khởi động

 

doc 3 trang xuanhoa 06/08/2022 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 11, Tiết 81, Bài 11A: Có chí thì nên (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tiếng Việt
Tuần 11 – Tiết 81
BÀI 11A : Có chí thì nên ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên kkhi mới 13 tuổi
2. Kĩ năng: Đọc đúng giọng đọc toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức vượt khó của Nguyễn Hiền
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Giáo viên
Giáo án, bài trình chiếu, sách hướng dẫn
Học sinh
Sách hướng dẫn, vở viết, bảng con
III. Hoạt động học:
* Khởi động – hát
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát
- HĐTQ kiểm tra hoạt động ứng dụng của bài 10C
- Em hãy nêu những câu thành ngữ, tục ngữ nói về chủ đề đoàn kết đoàn kết
+ Góp gió thành bão
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
+ Môi hở răng lạnh ...
à Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy kể tên những nhân vật hoặc người có ý chí vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống? ( HS trải nghiệm những kiến thức đã học)
+ Lương Thế Vinh
+ Nguyễn Ngọc Ký
+ Hanh và Sinh trong “ Mười năm cõng bạn đi học” ....
- Những nhân vật này có đăc điểm gì chung?
- Gv giới thiệu chủ điểm:Những người có ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để đạt được thành công mà ta sẽ tìm được tìm hiểu qua chủ điểm “ Có chí thì nên”
Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng
- Hs ghi vở - lấy tài liệu, ĐDHT
 Các nhóm đọc mục tiêu, GV theo dõi.
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Giáo viên cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trong tranh?
- Bức tranh muốn nói gì với chúng ta?
GV hướng dẫn sinh làm từng học và quan sát các nhóm.
Việc 1: Em lần lượt đọc thầm các câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời.
Việc 2: Học sinh chia sẻ nhóm đôi- nhóm lớn
Việc 3: HĐTQ chia sẻ trước lớp
=> Giáo viên chốt lại và chuyển ý: Những bạn nhỏ trong tranh không ngừng vượt qua các khó khăn để đạt được mục tiêu đến trường.
KTĐGTX: Kĩ thuật quan sát phân tích phản hồi, học sinh nhận xét lẫn nhau
 2. Nghe thầy cô ( hoặc bạn ) đọc bài sau:	
- GV giới thiệu tranh và dẫn dắt vào bài tập đọc 
- GV đọc mẫu – Cả lớp theo dõi –giới thiệu giọng đọc bài “ Ông Trạng thả diều”
- Cả lớp đọc thầm bài văn.
 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Việc 1: Em đọc thầm nội dung – Trao đổi với bạn bên cạnh
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn đọc lời giải nghĩa 
Việc 3: HĐTQ yêu cầu một số bạn giải nghĩa từng từ, đặt câu với các từ cần giải nghĩa – Nhận xét
=> GV nhận xét- tuyên dương
KTĐGTX: Kĩ thuật quan sát phân tích phản hồi, HS nhận xét lẫn nhau
4. Cùng luyện đọc.
a) Đọc từ, câu
Việc 1: Cá nhân thực hiện từng mục a, b
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc từ, câu
Việc 3: HĐTQ yêu cầu một số bạn đọc từ, câu – Nhận xét
b) Đọc đoạn bài
Giáo viên cho học sinh chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu . Làm lấy diều để chơi
- Đoạn 2: Tiếp theo vẫn có thì giờ chơi diều
- Đoạn 3: Tiếp theo . Vượt xa các học trò của thầy
- Đoạn 4: Đoạn còn lại
Việc 1: Em đọc cá nhân từng đoạn truyện – cả bài
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu bạn đọc đoạn nối tiếp trong nhóm đến hết bài.
Việc 3: HĐTQ yêu cầu một số bạn đọc đoạn bài - Nhận xét cách đọc, cách ngắt nghỉ, cách phát âm, diễn cảm
- Mời các nhóm thi đọc ngẫu nhiên các đoạn
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
=> Gv nhận xét- tuyên dương
KTĐGTX: Kĩ thuật quan sát , HS nhận xét lẫn nhau
5. Cùng nhau tìm hiểu bài đọc:
1. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyễn Hiền.
-Lúc còn bé, rất ham thả diều
-Lên sáu tuổi đã theo học ông thầy trong làng
-Học đến đâu hiểu ngay đến đó
-Có trí nhớ lạ thường
-Có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời gian chơi diều
2. Hỏi – đáp:
-Em suy nghĩ câu trả lời của mình.
- Em và bạn chia sẻ kết quả của mình .
- Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi bạn trả lời.
a) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
b) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ ông Trạng thả diều” ?
c) Truyện Ông Trạng thả diều muốn nói với chúng ta điều gì?
d) Thảo luận để trả lời câu hỏi: Thành ngữ hoặc tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Ông Trạng thả diều?
- Tuổi trẻ tài cao
- Có chí thì nên
- Công thành danh toại
Việc 1: Em đọc thầm nội dung bài tập và trả lời các câu hỏi
Việc 2: Chia sẻ với bạn kết quả của mình
Việc 3: Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi bạn trả lời.
Việc 4: HĐTQ cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp – Nhận xét
=> Gv nhận xét – tuyên dương
KTĐGTX: Kĩ thuật quan sát phân tích phản hồi, HS nhận xét lẫn nhau
- HĐTQ yêu cầu từng nhóm chia sẻ câu trả lời – mời GV cho ý kiến
Mời 1-2 bạn nêu nội dung câu chuyện 
Gv tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi củng cố
* HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ về bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_4_tuan_11_tiet_81_bai_11a_co_chi_thi.doc