Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ - Trần Thị Thu Trang

Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ - Trần Thị Thu Trang

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).

2.Kĩ năng :

- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).

3.Thái độ :

- Có ý thức sử dung động từ trong cả nói và viết.

II. CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên :

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn BT1, giấy khổ to và bút dạ, tranh minh hoạ trang 94 - sgk.

2.Học sinh : SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

docx 4 trang xuanhoa 10/08/2022 1430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ - Trần Thị Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LTVC
Bài : ĐỘNG TỪ 
Người thực hiện : Trần Thị Thu Trang 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
2.Kĩ năng :
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
3.Thái độ :
- Có ý thức sử dung động từ trong cả nói và viết.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn BT1, giấy khổ to và bút dạ, tranh minh hoạ trang 94 - sgk.
2.Học sinh : SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- ở các tiết học trước các con đã được học về danh từ. Mời 1 bạn trả lời cho cô câu hỏi : Danh từ là gì ? Danh từ gồm mấy loại ? Đó là những loại nào ?
- Mời 1 bạn nhận xét phần trả lời của bạn.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a.Khám phá:
- Cô thấy các con nắm bài tương đối tốt bây giờ cô muốn kiểm tra xem các con vận dụng lí thuyết đã học vào thực hành như thế nào các con hãy quan sát lên màn hình.
- Xác định DT chung và DT riêng trong câu văn sau : 
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
- Vậy từ ‘ bẻ , biến thành’ thuộc từ loại nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các con trả lời câu hỏi đó.
b.Kết nối
* Phần nhận xét:
- Trước tiên cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần thứ nhất của bài : Nhận xét-àgv ghi bảng
- Mời 1 bạn đọc cho cô đoạn văn trên màn hình.
-GV hỏi : Bạn nào cho cô biết đây là đoạn văn được trích trong bài nào các con đã được học ?
- Đúng rồi đấy các con ạ. Đây là đoạn văn được trích trong bài Trung thu độc lập của nhà văn Thép Mới. Đoạn trích này nói về ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
- Mời 1 bạn đọc yêu cầu trên bảng
- Ở đây cô có 2 yêu cầu :
+ Yêu cầu thứ nhất là tìm từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.
+ Yêu cầu thứ hai là tìm từ chỉ trạng thái của các sự vật : dòng thác, lá cờ.
- Bây giờ cô sẽ cho các con thảo luận theo nhóm 2 để hoàn thành các yêu cầu trên vào sgk. Các con hãy dùng bút chì gạch 1 gạch dưới từ chỉ hoạt động, gạch 2 gạch dưới từ chỉ trạng thái.
- GV gọi các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV đưa ra lời giải đúng :
+ Các từ chỉ hoạt động:
- Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
- Của các em thiếu nhi: thấy
+ Các từ chỉ trạng thái của các sự vật
- Của dòng thác: đổ (hoặc đổ xuống).
- Của lá cờ: bay
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ. 
+ Vậy động từ là gì ?
Đó cũng chính là nội dung phần ghi nhớ-à GV ghi bảng: gạch chân hoạt động, trạng thái và giải thích: Hoạt động chỉ vận động, cử động của cơ thể nhằm thực hiện 1 mục đích nào đó. Trạng thái là tình trạng của 1 sự vật, 1 con người.có ví dụ.
* Phần ghi nhớ:
- Các con đã hiểu động từ là gì rồi .Vậy ‘bẻ, biến thành” có phải là động từ không? Vì sao?
- Các con hãy lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
- So sánh động từ và danh từ?
c. Luyện tập 
 Các con chuyển sang phần thứ 3 của bài : luyện tập để xem các con vận dụng làm bài tập như thế nào nhé.
* Bài tập 1: 
- Mời 1 bạn đọc y/c của bài tập 1.
- Bài 1 yêu cầu gì ?
-Gv gạch chân các từ quan trọng.GV phân tích mấu
- Ở bài tập này cô sẽ cho các con thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu, lưu ý các con dùng thước gạch dưới động từ trong cụm từ đó.
- GV Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm thảo luận và tìm từ.
- Nhóm nào xong trước lên dán phiếu và trình bày.
- GV nxét, kết luận bài làm đúng nhất, tìm được nhiều từ nhất. 
- Các hoạt động ở nhà như: quét nhà, nhặt rau, đun nước, là các việc vừa sức các con có thể làm giúp bố mẹ.
-Các hoạt động ở trường: học bài, làm bài, nghe giảng là các hoạt động mà các con cần thực hiện nghiêm túc để có thể tiếp thu bài được tốt hơn.
- Ở bài 1 các con đã tìm được rất nhiều từ chỉ hoạt động ở nhà và ở trường, gạch chân được động từ.Còn trong một đoạn văn thì việc tìm động từ của các con có đơn giản hơn không ? Chúng ta sẽ chuyển sang bài tập số 2.
* Bài tập 2:
- Mời 2 bạn đọc nối tiếp y/c của bài tập.
-Bài tập yêu cầu gì?-à GV gạch chân từ quan trọng.
- Đoạn văn này được trích ở đâu?
Với bài tập này các con hãy thảo luận nhóm 2 dùng bút chì và gạch dưới các động từ trong các đoạn văn trên. Sau đó viết các động từ đó vào vở của mình.
- GV gọi HS trả lời nối tiếp mỗi HS làm 1 câu.
- Gọi HS nxét, trình bày.
- GV nxét, kết luận lời giải đúng.
- GV gọi HS đọc lại các từ trên bảng.
-Các con đã biết tìm và gạch chân các động từ trong đoạn văn. Ở phần a từ “dùi” tại sao các con lại gạch chân từ đó?
Ở trong mỗi văn cảnh thì từ mang 1 ý nghĩa riêng, có thể nó là động từ chỉ hoạt động tạo lỗ thủng bằng cái dùi, cũng có thể nó là danh từ chỉ cái dùi thanh tròn ngắn, có thể làm bằng sắt hoặc bằng gỗ. Vì vậy khi xác định danh từ hay động từ cần đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể.
-Hôm nay cô thấy các con rất hăng hái phát biểu xây dựng bài cô sẽ thưởng cho các con chơi 1 trò chơi.Trò chơi có tên là: Xem kịch câm.
* Bài tập 3: (Tổ chức trò chơi, xem kịch câm)
- GV cho 1 HS lên làm MC để tổ chức cho HS xem kịch câm
- Tổ chức cho các nghệ sĩ biểu diễn kịch câm và khan giả đoán các hoạt động, trạng thái thể hiện qua hành động, cử chỉ.
- GV củng cố: qua phần trò chơi chúng mình đã tìm được 1 số động từ ..
3. Củng cố:
- Qua các bài luyện tập và trò chơi các con thấy động từ được sử dụng nhiều trong cả nói và viết.Trong các bài văn kể chuyện nếu không sử dụng động từ thì chúng ta không thể kể được các hoạt động của nhân vật.
 - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
-HSTL
-HSTL
-HS lắng nghe và ghi bài.
-HS đọc
-HSTL
-HS đọc
-HS làm phiếu
* Lời giải
+ Các từ chỉ hoạt động:
- Của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
- Của các em thiếu nhi: thấy
+ Các từ chỉ trạng thái của các sự vật
- Của dòng thác: đổ (hoặc đổ xuống).
- Của lá cờ: bay
- Động từ là chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- HS đọc ghi nhớ, vài HS lấy ví dụ về động từ: ăn cơm, may quần áo, đi chơi, yên lặng ...
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Nhận đồ dùng học tập và thảo luận theo nhóm.
- Dán phiếu, trình bày và nxét.
+ Hoạt động ở nhà: đánh răng, rửa mặt, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới, tập thể dục, nhặt rau, đun nước.
+ Hoạt động ở trường: học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách, trực nhật lớp.
- 2 HS đọc y/c của bài. 
- Thảo luận cặp đôi, ghi vào vở.
- HS trình bày, nxét, bổ sung chữa bài vào vở bài tập.
* Lời giải
a) Đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) Mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến, thành, ngắt, thành, tưởng, có.
-HS đọc
-HS nêu
-Lắng nghe.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS đoán
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS đọc
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO:
Về nhà các con đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_luyen_tu_va_cau_4_tuan_9_bai_dong_tu_tran_thi_th.docx