Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ

Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 4

 ĐỘNG TỪ

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu được ý nghĩa của động từ.

- Nhận biết được động từ trong cụm từ , viết đúng các cụm từ chỉ hoạt động ở nhà và ở trường (bài 1)

- Nhận diện được động từ trong đoạn văn, trong cụm động từ (bài 2)

- Viết đúng 1 số từ miêu tả hoạt động, trạng thái thông qua các cử chỉ động tác không lời (bài 3)

- Rèn kĩ năng tìm động từ trong các cụm từ, đoạn văn.

- Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng động từ để thể hiện động tác cử chỉ động tay không lời.

2. Năng lực: có cơ hội hình thành, phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất: có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất: trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

 

docx 7 trang xuanhoa 10/08/2022 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Bài: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LỚP 4
 ĐỘNG TỪ
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Hiểu được ý nghĩa của động từ.
- Nhận biết được động từ trong cụm từ , viết đúng các cụm từ chỉ hoạt động ở nhà và ở trường (bài 1)
- Nhận diện được động từ trong đoạn văn, trong cụm động từ (bài 2)
- Viết đúng 1 số từ miêu tả hoạt động, trạng thái thông qua các cử chỉ động tác không lời (bài 3)
- Rèn kĩ năng tìm động từ trong các cụm từ, đoạn văn.
- Rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng động từ để thể hiện động tác cử chỉ động tay không lời.
2. Năng lực: có cơ hội hình thành, phát triển năng lực: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất: trách nhiệm. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên (GV): 
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập, các đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt.
2. Học sinh (HS) : 
- SGK, vở viết, các đồ dùng học tập môn Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
MT: giúp học sinh nhớ lại kiến thức của bài học trước
3-5
phút
- GV chiếu câu văn:
 “Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.”
- GV : Yêu cầu HS tìm danh từ trong câu văn trên và phân loại danh từ chung và danh từ riêng?
- GV gọi 1-2 HS trả lời
- GV mời 1 HS nhận xét
+GV nhận xét - chốt kết quả 
Danh từ : Vua, Mi-đát, một,
Sồi,cành,vàng.
- Danh từ chung: Vua, một, cành, sồi, vàng.
- Danh từ riêng: Mi – đát
- GV khen HS.
-Hs quan sát
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
B. Khám phá
1.Giới thiệu bài: Mục tiêu: giúp học sinh nắm được mục tiêu và tên bài học.
1 phút
- GV Vậy từ “ bẻ ”; “biến thành” trong câu văn trên thuộc từ loại nào? Cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu qua bài học hôm nay!
ĐỘNG TỪ
- GV ghi tên bài lên bảng lớp
- HS lắng nghe. 
- HS nhắc lại tên bài và ghi tên bài vào vở.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các nhận xét.
MT: Hình thành cho hs hiểu được “động từ” .Biết được động từ là các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
5 – 7 phút 
Nhận xét 1: 
(MT: Giúp HS đọc và hiểu được nội dung của đoạn văn)
(Máy: Chiếu đoạn văn)
- GV gọi HS nêu yêu cầu của nhận xét 1
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn văn.
- GV : nhận xét giọng đọc của hs
? Đoạn văn được trích trong bài tập đọc nào đã học?
GV chuyển:
Đoạn văn nói về ước mơ cao đẹp của các anh chiến sĩ dành cho các em thiếu nhi trong tương lai. Và ước mơ đó được thể hiện qua những từ ngữ nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua nhận xét 2.
Nhận xét 2:
(MT: Giúp HS nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn)
- Gọi HS nêu yêu cầu của nhận xét 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện yêu cầu của nhận xét 2 vào phiếu đã chuẩn bị trước (trong thời gian 2 phút)
- Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Tìm các từ
Chỉ hoạt động
-Anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ
-Thiếu nhi: thấy
Chỉ trạng thái
-Dòng thác: đổ xuống
-Lá cờ: bay
- GV chốt: Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ (nhìn, nghĩ) và các em thiếu nhi (thấy),các từ chỉ trạng thái của dòng thác (đổ xuống) và lá cờ (bay) gọi là động từ. Vậy em hiểu đồng từ là gì?
*GV chốt: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
*Chuyển: Đây cũng chính là điều chúng ta cần ghi nhớ trong bài học hôm nay.
HS nêu yêu cầu
- 2HS đọc đoạn văn – HS cả lớp đọc thầm theo
- Trong bài trung thu độc lập.
- Lắng nghe.
- Hs nêu.
- HS thảo luận nhóm 2 thực hiện theo yêu cầu.
-2-3 nhóm báo cáo.
-1-2 HS nhận xét.
-Quan sát, lắng nghe (sửa sai nếu có)
- HS trả lời (Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật).
Hoạt động 2: ghi nhớ
MT: Giúp HS ghi nhớ khái niệm của động từ
2-3
phút
* Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS tìm thêm các động từ khác.
- GV nhận xét- tuyên dương HS.
*Chuyển: Bây giờ chũng ta hãy sử dụng các kiến thức vừa học để làm các bài trong phần luyện tập .
2-3 HS đọc.
HS nêu:
+ Từ chỉ hoạt động: Ăn kem, uống nước, kể chuyện,...
+ Từ chỉ trạng thái:
Bay là là, lượn vòng, yên lặng,...
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
C. Luyện tập, thực hành
MT: Giúp HS vận dụng kiến thức vừa học về động từ để áp dụng vào làm bt
*Bài tập 1:
(Trò chơi)
MT: HS viết được các hoạt động ở nhà và ở trường thường làm. Xác định động từ trong cụm đụng từ.
5 phút
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV hỏi:
 ?Ở nhà con giúp mẹ quét nhà thì hoạt động đó của con gọi là gì?
-Gv chiếu từ “quét nhà”.
?Ở trường, con làm bài, thì hoạt động của con gọi là gì?
-Gv chiếu từ “làm bài”.
?Tìm cho cô động từ trong cụm từ “quét nhà”, “làm bài”.
-Gv nhận xét, khen HS.
-Bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi trò chơi: Tiếp sức
+GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội sẽ cử 6 bạn tham gia trò chơi. Nhiệm vụ của đội 1 là viết các cụm từ chỉ hoạt động ở nhà, đội B viết các cụm từ chỉ hoạt động ở trường. Trong thời gian 2 phút, các thành viên trong đội sẽ lần lượt viết các cụm từ theo yêu cầu. Đội chiến thắng là đội có nhiều đáp án đúng hơn.
+GV tổ chức cho HS chơi.
+Gv gọi HS nhận xét.
+GV nhận xét đáp án, tuyên bố đội thắng cuộc, bổ sung một số từ mà HS chưa tìm được 
Hoạt động ở nhà: đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, 
Hoạt động ở trường: nghe giảng, làm bài, quét lớp,..
-GV hỏi: Qua trò chơi đã giúp các con củng cố điều gì?
-GV chốt, chuyển: Ở bài tập 1, các con đã viết tên các hoạt động thường làm và hiểu được động từ là gì rồi. Bài tập tiếp theo cô và các con sẽ cùng luyện tập thêm kĩ năng xác định động từ trong đoạn văn nhé!
-1 HS đọc to yêu cầu.
-Hoạt động quét nhà.
-HS quan sát.
-Hoạt động làm bài.
-HS quan sát.
-Quét, làm.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-HS tham gia trò chơi.
-HS nhận xét.
-Lắng nghe.
-Biết thêm các hoạt động thường làm ở nhà và ở trường.
-Lắng nghe.
Bài tập 2: (Làm vở)
MT: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của dộng từ và nhận diện được động từ trong đoạn văn.
5 phút 
Bài 2:
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Gọi HS đọc đoạn văn a,b.
-GV chia lớp thành 2 dãy và yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân các động từ có trong 2 đoạn văn (dãy 1: đoạn a, dãy 2: đoạn b)
-Gv bao quát, giúp đỡ HS yếu.
-GV gọi HS trình bày bài làm
-GV tổ chức chữa bài.
+Gọi HS nhận xét, bổ sung.
+Gv chiếu kết quả cho HS quan sát..
? Nội dung của 2 đoạn văn là gì?
-Gv gọi HS nhận xét.
-Gv nhận xét.
*Gv mở rộng: Ở đoạn a có 2 từ “dùi” tại sao chúng ta chỉ gạch chân từ “dùi” thứ hai?
*Gv chốt: Để tìm động từ các con cần xác định đúng từ loại của mỗi từ, cần hiểu đúng nghĩa trong văn cảnh cụ thể.
*Chuyển: Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tham gia một trò chơi.
-1 HS nêu.
-2 HS đọc.
-HS thực hiện yêu cầu.
-Hs làm bài.
-HS trình bày:
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
-2-3 HS nhận xét.
-Quan sát.
-Đoạn a: Nói về Yết Kiêu, một danh tướng thời Trần, có tài bơi lặn, từng đánh đắm nhiều thuyền chiến của giặc.
Đoạn b: Nói về vua Mi-dát một ông vua tham lam.
-HS nhận xét.
-Lắng nghe.
-Vì từ “dùi” thứ nhất là danh từ chỉ đồ vật: cái “dùi sắt”, còn từ “dùi” thứ hai là dộng từ.
D. Vận dụng, trải nghiệm
(trò chơi: xem kịch câm)
MT: Giúp HS rèn kĩ năng nhận biết động từ trong câu hoặc thể hiện qua hành động cho trước.
3 phút 
GV phổ biến luật chơi:
- Lần lượt từng em bốc thăm tên các động tác, sau đó diễn tả hành động đó bằng cử chỉ, động tác không lời. Các bạn còn lại ở dưới sẽ giơ tay xung phong đoán trả lời đúng sẽ nhận được phần quà.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các động từ mà các con vừa đoán được.
- Gv nhận xét, phần tham gia trò chơi của HS – khen.
- GV hỏi: Qua trò chơi đã giúp các con củng cố điều gì?
-Hs tham gia trò chơi.
-HS nhắc lại: viết, vươn, nhảy, lau, ăn, cúi, ngủ, 
-Lắng nghe.
-Qua trò chơi, giúp củng cố thêm về các động từ (động từ chỉ tình huống, động từ chỉ trạng thái).
Củng cố
MT: Củng cố lại cho HS về khái niệm động từ.
1-3
phút
1 HS nêu lại “Động từ là gì?”
- GV cho HS nghe một số câu hát có các động từ trong câu hát. Yêu cầu HS nghe và nêu động từ trong đó.
-Hs nêu: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- HS lắng nghe và trả lời.
Định hướng học tập
MT: Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau
1 phút
-Dặn dò HS tìm thêm các từ chỉ hoạt động trạng thái của mình và của mọi người, vật xung quanh mình nhé.
-Xem trước bài sau : Luyện tập về động từ.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_luyen_tu_va_cau_4_tuan_9_bai_dong_tu.docx