Giáo án môn Âm nhạc 4 cả năm

Giáo án môn Âm nhạc 4 cả năm

TUÂN 1

TIẾT 1: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực đặc thù

 - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.

- Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. Kĩ năng tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son đúng, đẹp.

2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Có ý thức tìm hiểu nội dung của tiết học trước khi lên lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình tìm hiểu các nội dung của tiết học.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. Giải quyết nhiệm vụ được giao trong giờ học.

3. Phẩm chất

- Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca. Các em yêu thích môn học hơn.

- Mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động ca hát

 

doc 105 trang xuanhoa 12/08/2022 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 4 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian thực hiện: ngày .tháng ..năm 2021
TUÂN 1 
TIẾT 1: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
 - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. Kĩ năng tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son đúng, đẹp.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Có ý thức tìm hiểu nội dung của tiết học trước khi lên lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình tìm hiểu các nội dung của tiết học.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. Giải quyết nhiệm vụ được giao trong giờ học.
3. Phẩm chất 
- Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca. Các em yêu thích môn học hơn.
- Mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động ca hát
II. Chuẩn bị:
1 Giáo viên
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
2. Học sinh
 - Thanh phách, đồ dùng tự làm (nếu có)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
1.Hoạt động 1: Khởi động 
- Gv bật nhạc bài Bài ca đi học yêu cầu cả lớp thực hiện.
2.Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành 
* Ôn tập 3 bài hát Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh và nêu tên các bài hát đã học ở lớp 3.
 - Gv giới thiệu các em ôn lại 3 bài hát Quốc Ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
 * Quốc ca Việt Nam
 - Gv bật bài hát yêu cầu học sinh đoán tên bài hát, tác giả
- Yêu cầu hs đứng tại chỗ hát với tư thế trang nghiêm
- Gv sửa sai cho học sinh (nếu có)
* Bài ca đi học
- Gv hỏi bài hát do ai sáng tác?
- Gv bật nhạc yêu cầu học sinh hát, gõ đệm theo nhịp.
- Gv lưu ý cho học sinh thể hiện sắc thái tình cảm vui tươi
- Gv yêu cầu học sinh hát kết hợp các động tác bộ gõ cơ thể: 
+ Dậm chân
+ Vỗ tay.
+ Vỗ vai.
- Gọi học sinh lên biểu diễn thi đua .
- Gọi HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Cùng múa hát dưới trăng.
- Gv hỏi tác giả bài hát Cùng múa hát dưới trăng là ai?
- Gv bật nhạc đệm
- Gọi tổ, cá nhân thực hiện
- Gọi HS chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
* Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc đã học.
- Gv hỏi học sinh ở lớp 3 các em được học các kí hiệu ghi nhạc nào?
- Hãy nêu thứ tự dòng, khe trong khuông nhạc?
- Khóa Son được đặt ở vị trí nào trên khuông nhạc?
+ Cho HS chỉ và nêu tên 7 nốt nhạc cơ bản?
- Yêu cầu HS tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son vào vở. 
- Gv gọi hs nhận xét, GV nx đánh giá 
 3.Hoạt động 3: Vận dụng 
 - Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem.
 - Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
 - Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son cho đúng, đẹp hơn.
Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát bài Bài ca đi học kết hợp vận động phù hợp.
- Hs nhớ lại, trả lời: Bài Quốc Ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng; Ngày mùa vui; Đếm sao; Gà gáy...
- Lắng nghe
- Hs nghe, đoán tên bài Quốc Ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
- Hs thực hiện
- Hs nghe, sửa sai
- Hs trả lời do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác
- Hs thực hiện hát hòa cùng tiếng nhạc
- Hs nghe, thể hiện sắc thái bài hát
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thi đua biểu diễn trước lớp
- HS khác chia sẻ sau mỗi phần trình bày.
- Hs trả lời: Nhạc sĩ Hoàng Lân
- Hs hát toàn bài 
- Tổ thực hiện, cá nhân thực hiện
- HS chia sẻ
- Trả lời: Khuông nhạc, khóa Son,...
- Hs trả lời: Gồm 5 dòng kẻ nằm ngang song song cách đều nhau được tính từ dưới lên, tạo lên 4 khe nhạc.
- Trả lời: Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc
- HS nêu tên hình nốt trắng, đen, đơn.
- HS chia sẻ
- Thực hiện cùng bạn
- Hs nghe, lĩnh hội thực hiện ở nhà
- Hs nghe, ghi nhớ thực hiện
- Hs nghe, lĩnh hội thực hiện ở nhà
*. .* * * * * .*
Thời gian thực hiện: ngày .tháng ..năm 2021
TUÂN 2 
TIẾT 2: HỌC HÁT BÀI: EM YÊU HÒA BÌNH 
 Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù 
- Thể hiện âm nhạc: Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Bước đầu biết nhận xét về việc trình diễn bài hát của bản thân hoặc người khác.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Hs biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
3. Phẩm chất 
 - Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
 2. Học sinh 
- Sgk,Thanh phách...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn 1 trong các bài hát đã học ở lớp 3
- Gv gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét.
2.Hoạt động 2: Khám phá 
* Giới thiệu bài: 
- Gv giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Ông sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội.
* Hát mẫu:
- Gv mở băng hát mẫu hoặc hát cho HS nghe
- Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát sau khi nghe
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
* Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Gv phân câu và đọc mẫu (4 câu).
- Gv hướng dẫn cho đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv nhận xét sửa sai (nếu có).
* Khởi động giọng:
 - Gv đàn thang âm đi lên, xuống.
* Dạy hát:
+ Dạy hát: Thực hiện theo 2 phương án
- Phương án 1: Phát huy khả năng của HS, nếu HS biết hát thì cho HS hát cả bài, Gv uốn nắn giúp đỡ HS khi cần thiết.
- Phương án 2: Dạy từng câu.
- Hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích: GV đàn giai điệu 2 lần cho HS lắng nghe và nhẩm theo rồi bắt nhịp (1 – 2) cho HS hát hoà giọng với tiếng đàn. Tập các câu tiếp theo và hướng dẫn HS hát nối các câu để hoàn chỉnh bài hát.
* Hát cả bài: 
- Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài 
- GV đàn cho HS hát toàn bài, uốn nắn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
* Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể
- Gv hát, gõ mẫu và hướng dẫn HS
 Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam
 x x x x 
 - Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm.
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể
 (với 3 động tác).
4.Hoạt động 4: Vận dụng 
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát .
- Giáo viên giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước...
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem.
- Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát.
- Chuẩn bị cho giờ học sau.
- 3 hs biểu diễn .
- Hs dưới lớp nhận xét bạn
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe bài hát mẫu.
- Nêu cảm nhận của mình về bài hát vừa được nghe.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn.
- HS thực hiện sửa sai.
- Học sinh đứng tại chỗ khởi động giọng theo mẫu âm Mi, Mô, Ma.
- Hs đọc theo bạn
- HS thực hiện theo năng lực cá nhân nhờ sự chợ giúp của GV
- HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Tập thể thực hiện, dãy, bàn, cá nhân. - Bạn khác chia sẻ ý kiến.
- Hs nghe và hát theo bạn
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp.
+ Tổ, cá nhân thực hiện.
- Hát và vỗ tay theo các bạn
- Nhóm, cá nhân thực hiện.
- Thực hiện hát kết hợp động tác.
+ Động tác 1: Dậm chân.
+ Động tác 2: Vỗ đùi.
+ Động tác 3: Búng tay.
- Nghe, quan sát thực hiện 1 số động tác theo bạn
- Tổ, cá nhân hs thực hiện.
- Hs hát tập thể.
- Hát theo các bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
- Nghe, ghi nhớ thực hiện.
- HS thực hiện cùng sự giúp đỡ của gia đình.
*. .* * * * * .*
Thời gian thực hiện: ngày .tháng ..năm 2021
TUẦN 3 
TIẾT 3: ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
 - BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU	
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Thể hiện âm nhạc: Hát rõ lời và thuộc lời, biết cách lấy hơi, duy trì được tốc độ ổn định. Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách).
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.
3. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách, đồ dùng tự làm (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động 
- Giáo viên: Gõ hình tiết tấu trong bài hát? Đó là hình tiết tấu bài hát nào?
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát.
- Gv giúp đỡ hs hát theo giai điệu bài hát.
- Gv nhận xét, sửa sai (nếu có)
2.Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành 
* Ôn bài hát: Em yêu hòa bình
- Gv cho hs khởi động giọng theo nguyên âm A
- Gv cho hs nghe lại Bài hát Em yêu hòa bình
- Gv nhắc hs khi hát thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát.
- Gv yêu cầu hs hát .
- Gv cho tổ, nhóm hát .
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn	
- Gv nhận xét, sửa sai (nếu có).
* Hát kết hợp động tác chân tay (bộ gõ cơ thể).
- Gv yêu cầu hs hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv giúp đỡ hs hát và gõ 1 đến 2 câu hát.	
- Hát kết hợp vận động cơ thể.
- Gv yêu cầu hs thực hiện 2 động tác .
Động tác 1: Dậm chân.
Động tác 2: Vỗ tay.
- Gv cho hs quan sát bạn .
- Gv nhận xét .
* Hát và kết hợp vận động phụ họa bài hát:
- Phát huy năng lực sáng tạo của HS, Gv gợi ý một số động tác, yêu cầu HS thảo luận đưa ra động tác phù hợp với bài hát.
- Gv giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
- Gv mời 1 vài nhóm lên biểu diễn phần thảo luận.
- Gv khen động viên hs.
3. Hoạt động 3: Khám phá.
* Bài tập cao độ và tiết tấu
- Gv giới thiệu vị trí các nốt trên khuông nhạc.
Đồ - Mi – Son – La.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc.
- Gv giúp đỡ hs đọc 1 đến 2 nốt.
- Gv gọi 1 hs lên chỉ vào từng nốt nhạc, em khác đứng tại chỗ nói tên nốt.
* Luyện tập tiết tấu:
? Bài tập có hình nốt và kí hiệu gì ?
- Gv thực hiện gõ mẫu.
- Gv cho hs thực hiện .
? Tiết tấu trên có trong bài hát nào ?
* Luyện tập cao độ.
- Gv trình chiếu hình tiết tấu.
- Gv yêu cầu hs nói tên nốt.
- Gv đọc mẫu.
- Gv cho hs đọc kết hợp gõ theo phách.
- Gv nhận xét tuyên dương .
4.Hoạt động 4: Vận dụng 
? Em ôn bài hát gì?
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Hs trả lời: Bài hát Em yêu hòa bình
- Hs thực hiện hát cùng nhạc đệm.
- Hs lắng nghe.
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động .
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe.
- Hs hát đồng thanh cùng nhạc đệm.
- Tổ, nhóm hát .
- Hs hát cùng bạn.
- HS sửa sai (nếu có).
- Hs cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp
- Tổ, cá nhân thực hiện.
- Hs hát và kết hợp gõ đệm 1, 2 câu.
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện.
- Cá nhân thực hiện.
- Hs quan sát bạn .
- Hs hợp tác với bạn thảo luận nhóm 
- HS thực hiện nhờ sự giúp đỡ của GV.
- HS xung phong lên bảng biểu diễn mạnh dạn, tự tin.
- HS lắng nghe.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs thực hiện.
- Hs đọc theo bạn.
- Hs 1 hs chỉ vào các nốt nhạc ,1 hs đọc theo bạn chỉ.
- Hình nốt đen và dấu lặng đen.
- Hs quan sát
- Hs cả lớp thực hiện
- Hs: Trong bài hát Thật là hay
- Hs quan sát.
- Hs nói tên nốt nhạc.
- Hs nghe và quan sát.
- Hs đọc và gõ theo phách.
- Cá nhân thực hiện .
- Hs trả lời - Ôn bài hát Em yêu hòa bình.
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs nghe và lĩnh hội.
*. .* * * * * .*
 Thời gian thực hiện: ngày 4 đến 9 tháng 10 năm 2021
 TUẦN 4
 TIẾT 4: HỌC HÁT BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE
 - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực đặc thù
- Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. Nghe, ghi nhớ và tập kể chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Nêu được tên các nhân vật yêu thích hoặc ý nghĩa của câu chuyện. Có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết biểu diễn bài hát với hình thức phù hợp. Biết cách kể lại câu chuyện theo lời kể của mình.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác. Biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình tìm hiểu các nội dung của tiết học. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng. Giải quyết nhiệm vụ được giao trong giờ học. 
3. Phẩm chất
- Yêu quý bạn bè, thầy cô. Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn,
- Giáo dục hs thêm yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- Gọi 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát Em yêu hòa bình.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 2: Khám phá 
Học hát bài Bạn ơi lắng nghe.
- Gv treo tranh minh họa.
? Bức tranh vẽ gì?
- Gv hát mẫu .
- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu. Gv chia câu cho học sinh đọc theo (4 câu).
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành 
- Gv hướng dẫn cho học sinh đọc lời ca 1 đến 2 câu trong bài hát
- Gv cho hs khởi động giọng.
+ Dạy hát: Thực hiện theo 2 phương án
- Phương án 1: Phát huy khả năng của HS, nếu HS biết hát thì cho HS hát cả bài, Gv uốn nắn giúp đỡ HS khi cần thiết.
- Phương án 2: Dạy hát từng câu:
- Hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích: GV đàn giai điệu 2 lần cho HS lắng nghe và nhẩm theo rồi bắt nhịp (1 – 2) cho HS hát hoà giọng với tiếng đàn. Tập các câu tiếp theo và hướng dẫn HS hát nối các câu để hoàn chỉnh bài hát.
- Gv hướng dẫn HS tích cực hát cùng các bạn.
- Gv cho hs hát ghép toàn bài. 
- Gv cho nhóm, bàn hát toàn bài .
- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv cho tổ, bàn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động cơ thể
- Gv yêu cầu Hs thực hiện tổ, nhóm, cả lớp.
* Kết luận
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Cần chú ý thể hiện được tính chất của bài.
* Kể chuyện âm nhạc.
- Gv giới thiệu xuất xứ, tên câu chuyện
- Gv kể câu chuyện theo tranh “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
- Gv hướng dẫn hs kể từng đoạn trong câu chuyện.
- Nhắc nhở HS chú ý lắng nghe cùng các bạn
- Gv giao nhiệm vụ học tập 
? Cô Đào Thị Huệ quê ở đâu?
? Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà đem lại cho dân làng?
? Vì sao quân giặc lại rút đi hết
? Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ?
- Gv nêu lên ý nghĩa câu chuyện: Âm nhạc có vai trò ý nghĩa rất lớn trong đời sống.
4.Hoạt động 4: Vận dụng 
? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát .
- Hướng dẫn HS thực hiện cùng các bạn
- Nhắc hs về nhà thử tập một số động tác phụ họa cho bài hát và biểu diễn cho bố mẹ, ông bà xem.
- 5 hs biểu diễn.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Hs: Có chú chim, rừng núi, dòng suối..
- Hs nghe. 
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn của Gv.
- Hs đọc .
- Hs khởi động giọng.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của Gv.
- HS tập hát từng câu theo lối móc xích.
- Hs hát theo các bạn.
- Hs hát toàn bài .
- Nhóm, tổ hát luân phiên.
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp.
- Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cả lớp.
- Hs làm theo hướng dẫn của Gv.
- Hs thực hiện tổ, nhóm, cả lớp.
- Hs nghe, lĩnh hội.
- Hs kể từng đoạn trong câu chuyện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe cùng các bạn.
- HS nhận nhiệm vụ chia sẻ .
- Hs: Ở thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Cô hát rất hay, tiếng hát mượt mà, trong trẻo..
- Hs vì nó ngờ rằng có quỷ thần ám hại lên tức tốc rút khỏi làng.
- Vì: Để ghi nhớ công ơn người con gái đã đem tiếng hát góp phần giải phóng quê hương mình
 - Hs nghe.
- Hs trả lời: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe và Kể chuyện âm nhạc.
- Hs hát tập thể.
- Hát cùng các bạn.
- Hs nghe và thực hiện cùng sự trợ giúp của gia đình.
 *. .* * * * * .*
Thời gian thực hiện: ngày 11 đến 16 tháng 11 năm 2021
TUẦN 5
 TIẾT 5: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE
 - GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG BÀI TẬP TIẾT TẤU
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Thể hiện âm nhạc: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng, biết gõ tiết tấu.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin. Năng lực hợp tác nhóm tốt.
 2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hòa nhập cùng các bạn trong giờ học. Tập trung chú ý khi giao tiếp. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.
3. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên. Học sinh yêu thích môn học hơn. Có sự tập trung, tự giác trong các nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương. 
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên 
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
2. Học sinh 
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động 
 - Gv gọi hs lên bảng biểu diễn bài hát Bạn ơi lắng nghe 
 - Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Luyện tâp, thực hành
* Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
 - Gv cho hs khởi động giọng theo âm La
- Giáo viên cho hs nghe lại Bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, giai điệu bài hát.
- Gv lưu ý cho hs khi hát thể hiện sắc thái tình cảm bài hát.
- Gv bật nhạc đệm, đánh nhịp yêu cầu học sinh hát .
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn.
- Yêu cầu học sinh hát kết hợp gõ đệm cho bài hát.
- Gv gọi tổ, cá nhân thực hiện.
- Gọi hs nhận xét.	
- Gv nx, sửa sai ( nếu có), tuyên dương.
* Hát kết hợp vận động cơ thể, biểu diễn bài hát.	
- Gv yêu cầu hs hát kết hợp thực hiện 2 động tác vận động cơ thể:
+ Động tác 1: Dậm chân.
+ Động tác 2: Vỗ tay.
- Gv giúp đỡ hs.
- Gv gọi hs lên bảng biểu diễn bài hát.
- Gọi hs nhận xét.
- Gv tuyên dương, động viên, đánh giá hs.
Hoạt động 3: Khám phá 
 Giới thiệu hình nốt trắng, bài tập tiết tấu.
* Giới thiệu hình nốt trắng:
 + Hình nốt: Gồm thân nốt và đuôi nốt, thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng, đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt.
 + Giá trị độ dài: Một nốt trắng bằng 2 nốt đen.
 + Nốt đen có độ dài bằng 1 phách, nốt trắng có độ dài bằng 2 phách.
- Gv hướng dẫn hs thể hiện hình nốt trắng, so sánh độ dài giữa nốt trắng với nốt đen: 
 * Bài tập tiết tấu:
- Gv hướng dẫn, thực hiện mẫu, yêu cầu học sinh vừa đọc vừa gõ tiết tấu.
- Gv giúp đỡ hs.
- Gọi cá nhân hs thực hiện.
- Gọi hs nx, gv nhận xét .
- Gv giao bài, hướng dẫn học sinh tập tô hình nốt trắng .
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
- Gv bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Gv hướng dẫn hs.
- Gv cùng hs củng cố lại nội dung bài học.
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa.
- Chuẩn bị cho giờ học sau.
- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương hs.
- 3 hs lên bảng biểu diễn bài hát.
- Hs dưới lớp nghe, quan sát, nhận xét bạn.
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động giọng theo hướng dẫn.
- Học sinh nghe, nhẩm lời ca, nhớ lại nội dung bài hát.
- 1-2 học sinh trả lời.
- Hs lắng nghe, ghi nhớ.
- Hs toàn lớp hát .
- Hs hát, vỗ tay theo các bạn.
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Tổ 1, 3 hát; Tổ 2 gõ đệm (Đổi lại) 
- Tổ, nhóm hs nhận xét chéo.
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện.
- Hs nghe, thực hiện cùng bạn. 
- 3- 4 hs lên bảng biểu diễn nhóm.
- Hs dưới lớp nghe, quan sát, nhận xét
- HS đón nhận lời tuyên dương.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs nghe, quan sát.
- Hs thực hiện.
- Hs nghe, quan sát.
- Cả lớp đọc hình nốt kết hợp gõ tiết tấu.
- Vỗ tay theo các bạn.
- Cá nhân học sinh thực hiện.
- Hs thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Hs tập tô hình nốt trắng.
- Cả lớp hát lại cả bài hát.
- Hs hát cùng các bạn
- Hs nghe, lĩnh hội, ghi nhớ thực hiện ở nhà cùng sự giúp đỡ của gia đình.
- Tự chuẩn bị được ở nhà
- HS đón nhận lời tuyên dương
*. .* * * * * .*
Thời gian thực hiện: ngày .tháng ..năm 2021
TUẦN 6
TIẾT 6: -TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Thể hiện âm nhạc: Hs đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. Nhận biết được tên, hình dáng, âm sắc một số nhạc cụ dân tộc.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nghe và phân biệt cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN. Sử dụng nhạc cụ khi gõ đệm vào TĐN
2. Năng lực chung 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
3. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh yêu thích và trân trọng các loại nhạc cụ của dân tộc. Biết bảo tồn và giữ gìn các nhạc cụ của dân tộc.
- Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
2. Học sinh
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
- SGK, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn bài hát “Bạn ơi lắng nghe”.
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
- Gv giúp đỡ hs hát theo giai điệu bài hát
- Gv nhận xét, đánh giá.
2.Hoạt động 2: Khám phá – Luyện tập, thực hành 
* TĐN số 1
- GV đàn giai điệu bài TĐN cho HS nghe 1 lần
- Gv giới thiệu bài
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
? Bài TĐN số 1 có những tên nốt nhạc nào?
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 1
- Gv chỉ huy hs đọc theo ký hiệu bàn tay
- Gv giúp đỡ hs luyện đọc
? Bài TĐN số 1 có những hình nốt nào?
- Gv cho hs luyện tập tiết tấu bài TĐN số 1 
- Gv cho hs đọc nhạc từng câu.
- Gv cho hs đọc nhạc toàn bài.
- Gv hướng dẫn đọc 1-2 câu bài TĐN
- Gv cho hs ghép lời.
- Gv hướng dẫn hs
- Gv cho hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách
- Gv sửa sai cho hs (nếu có).
- Gv cho tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 ghép lời và ngược lại. 
- Gv nhận xét.
* Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
- Gv trình chiếu clip nghệ sĩ chơi từng nhạc cụ và hình ảnh 4 loại nhạc cụ cho HS nghe và quan sát để nhận biết.
- Gv giới thiệu về từng loại nhạc cụ:
+ Đàn nhị: Có 2 dây, âm thanh đàn nhị gần gũi với giọng người đàn nhị dùng trong các dàn nhạc dân tộc như :Tuồng, Chèo, Cải lương 
+ Đàn tam: Có 3 dây, màu âm của đàn tam tươi sáng, vang và ấm, có khả năng diễn tả những nhạc diệu sôi nổi, khoẻ khoắn, trầm hùng hoặc rộn rã 
 + Đàn tứ: Có 4 dây, tiếng đàn tứ sáng sủa, trong trẻo, nghe hơi đanh. Đàn tứ có khả năng thể hiện những bản nhạc vui tươi, trong sáng, sôi nổi. 
+ Đàn tì bà: có 4 dây và các phím. Âm thanh của đàn tì bà trong trẻo, tươi sáng, trữ tình 
? Em nào cho biết đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà có mấy dây?
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Gv cho học sinh nghe 1 hòa tấu các loại nhạc cụ dân tộc
3.Hoạt động 3: Vận dụng sáng tạo.
- Gv đàn cho học sinh đọc và ghép lại bài TĐN 
- Gv hướng dẫn hs.
? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?
- Gv củng cố lại nội dung bài học.
- Gv nhận xét giờ học.
- 3 hs biểu diễn.
- Lắng nghe, quan sát
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Hs hát cùng bạn
- HS nghe và cảm nhận
- Nhịp 2/4
- Hs: Đô -Rê -Mi- Son- La.
- Hs luyện tập cao độ.
- HS đọc theo ký hiệu bàn tay
- Luyện cùng các bạn
- Hình nốt đen và hình nốt trắng.
- Hs luyện tập tiết tấu.
- Hs cả lớp đọc
+ Nhóm
+ Cá nhân thực hiện
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Hs ghép lời.
- Lắng nghe, thực hiện cùng các bạn
- Tổ đọc nhạc, ghép lời.
- Hs thực hiện.
- Hs quan sát, lắng nghe phỏng đoán tên từng loại nhạc cụ (đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà)
- Hs nghe lĩnh hội.
- Hs nghe lĩnh hội.
- Hs nghe lĩnh hội.
- Hs nghe lĩnh hội.
- Trả lời:+ Đàn nhị có 2 dây.
 + Đàn tam có 3 dây.
 + Đàn tứ, tì bà có 4 dây.
- Hs nghe, cảm nhận và vận động phù với bản nhạc được nghe.
- Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv.
- Lắng nghe, thực hiện cùng các bạn 
- Hs+ Đọc TĐN số 1
 + Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- HS nghe ghi nhớ.
*. .* * * * * .*
 Thời gian thực hiện: ngày 25 đến 29 tháng 10 năm 2021
TUẦN 7
TIẾT 7: - ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE. 
 - ÔN TẬP TĐN SỐ 1.
I .Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực đặc thù
- Thể hiện âm nhạc: Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo 2 bài hát. Đọc nhạc, hát lời bài TĐN số . - Cảm nhận được tình cảm của bài hát.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Tập biểu diễn bài hát. Phát triển khả năng đọc nhạc đúng cao độ, đúng tiết tấu. Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường với hình thức phù hợp.
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham gia tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
3. Phẩm chất
- Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
* HSKT: 
- Biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát nhớ được tên bài hát đã học.
- Biết vỗ tay theo nhịp.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
2. Học sinh 
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc, nhạc cụ tự chế (nếu có)...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
 - Gv gõ tiết tấu câu 1 bài TĐN số 1 Son La Son
? Đó là tiết tấu của câu nào và trong bài nào đã học?
- Hs đọc lại bài TĐN số 1.
- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành 
* Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình.
- Gv cho hs khởi động giọng theo âm Mi, Ma,..
- Gv giúp đỡ hs khởi động 
- Giáo viên cho hs nghe lại giai điệu bài hát Em yêu hòa bình.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, giai điệu bài hát.
- Gv lưu ý cho hs khi hát thể hiện sắc thái vừa phải, tươi vui của bài hát.
- Gv bật nhạc đệm, đánh nhịp yêu cầu học sinh hát. 
- Gv cho hs tập hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca:
- Gv gọi tổ, cá nhân thực hiện.
- Gọi hs nhận xét.	
- Gv nx, sửa sai ( nếu có), tuyên dương
* Hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát
* Gv giúp đỡ hs vận động phụ họa.
- Gv yêu cầu hs trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc mà cô đã dặn về nhà chuẩn bị.
- Em nào có động tác vận động đẹp lên biểu diễn cho cả lớp xem
- Sau khi các em tập xong cho học sinh trình bày thi đua theo nhóm.
- Gọi hs nhận xét.
- Gv tuyên dương, động viên, đánh giá hs.
* Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
- Cho học sinh nhận biết bằng cách gõ tiết tấu 2 câu đầu tiên của bài 
+ Gv chỉ định cho học sinh gõ lại tiết tấu trên.
? Đó là tiết tấu của câu trong bài hát nào đã học?
? Bạn ơi lắng nghe dân ca gì?
- Gv đệm đàn gọi học sinh hát lại bài.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_4_ca_nam.doc