Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Mở rộng vốn từ: Ước mơ

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Mở rộng vốn từ: Ước mơ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).

* ĐCND: Không làm bài 5

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu

3. Phẩm chất

- HS có biết tạo cho mình những ước mư được đánh giá cao

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: BGĐT, kế hoạch bài dạy, máy tính.

- HS: SGK, vở viết, thiết bị học trực tuyến.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

 

doc 3 trang xuanhoa 10/08/2022 1500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 9 - Mở rộng vốn từ: Ước mơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
* ĐCND: Không làm bài 5
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
3. Phẩm chất
- HS có biết tạo cho mình những ước mư được đánh giá cao
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: BGĐT, kế hoạch bài dạy, máy tính.
- HS: SGK, vở viết, thiết bị học trực tuyến.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
- Cho lớp hát.
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- Lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- YC HS đọc thầm lại bài: Trung thu độc lập và tìm các từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”.
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm trong Zoom.
- Lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. 
- Kết luận về những từ đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV gọi trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-
 Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
3. Hoạt động vận dụng (1p)
Chơi trò chơ: Rung chuông vàng
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS đọc yêu cầu
- HS tìm cá nhân-Nối tiêp báo cáo 
Đ/á: Mơ tưởng, mong ước.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- Các nhóm báo cáo-KL lời giải đúng
Đáp án:
+ Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. 
+ Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. 
- Đại diện nhóm báo cáo đáp án-nhóm khác nhận xét , bổ sung.
Đ/á:
a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tự suy nghĩ (làm việc cá nhân) và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. 
VD:
+ Ước mơ được: đánh giá cao: Ước mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chvận bệnh hiểm nghèo./ Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh/ Ước mơ chinh phục vũ trụ 
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả 
+ Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác 
Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước/ Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ước mơ tầm thường- ước được ăn dồi chó- Ba điều ước/ Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước được xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có,...
- HS tham gia chơi.
- Ghi nhớ các từ ngữ cùng chủ điểm
- Lập kế hoạch để thực hiện những ước mơ của em
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_9_mo_rong_von_tu_uoc_mo.doc