Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí 4 - Tuần 14

Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí 4 - Tuần 14

Khoa hoc : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập các kiến thức về:

+ Tháp dinh dưỡng cân đối.

+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí và nước

- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.

- Góp phần phát triển năng lực: Tìm hiểu tự nhiên, năng lực hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập.

 

docx 7 trang xuanhoa 10/08/2022 2930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lí 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
Khoa hoc : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 1) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí và nước
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
- Góp phần phát triển năng lực: Tìm hiểu tự nhiên, năng lực hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tháp dinh dương cân đối.
- Vòng tuần hoàn của nước của nước trong tự nhiên.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi:
- Nêu các thành phần chính của không khí?
- Chúng ta cần làm gì để loại bỏ bớt chất bẩn trong không khí ?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: (18’)
Việc 1 : GV phát phiếu cho HS làm việc cá nhân, y/c HS hoàn thiện sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân: (12’)
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp:
+ Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau?
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
+ Lấy ví dụ về vai trò của nước trong vui chơi, giải trí?
3. Vận dụng:
- Em cùng người thân đưa ra hai phép chia cho số có ba chữ số. Em thực hiện chia sau đó cùng người thân kiểm tra kết quả.
 ..
 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021
Kkoa học: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số Tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí và nước
- Giáo dục HS có ý thức ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng,; có những việc làm phù hợp để bảo vệ bầu khí quyển.
- NL tìm hiểu tự nhiên -xã hội.
* Điều chỉnh: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập, Bảng phụ
HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: 
Việc 1: - CTHĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi.
+ Nêu các thành phần chính của không khí? Thành phần nào là quan trọng nhất đối với con người?
+ Vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất?
Việc 2: - Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài. Nêu mục tiêu bài học.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng: 
Việc 1 : HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập.
- Khoanh vào trước chữ cái mà em cho là đáp án đúng nhất :
1. Vai trò của chất đạm là:
A. Chất đạm cung cấp NL cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
B. Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: Tạo ra những tế bào mới giúp cơ thể lớnlên thay thế tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
C. Chất đạm giàu chất năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A, D, E, K.
D. Chất đạm không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng.
2. Nước được tồn tại ở những thể nào? 
A. Lỏng C. Khí
B. Rắn. D. Cả 3 thể trên.
3. Nêu các tính chất của không khí? So sánh với tính chất của nước?
4. Vẽ và trình bày sơ đồ của nước trong tự nhiên?
5. Tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chổ rổng của vật? 
Việc 2 : Chia sẻ, gọi một số cá nhân lên trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân:
Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
- Trưng bày, nhận xét
3. Vận dụng:
 - Chia sẻ với người thân cách bảo vệ nguồn nước.
.....................................................................................
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021
Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ HAI (1075-1077)
I.Mục tiêu:	
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (Có thể sử dụng lược đồ trận chiến tai phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông nam Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Nói về Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi một cách trôi chảy.
thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta
-Hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học :
- Lược ®å cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n Tèng lÇn thø II
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
 2.Khám phá:
HĐ1. Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân Tống xâm lược. 
Việc 1: HS đọc thông tin SGK 
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2. Trận chiến trên sông Như Nguyệt
Việc 1: HS đọc thông tin SGK , quan sát lược đồ
Thảo luận nhóm :
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thành viên trong nhóm trảo luận.
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ kết quả làm việc của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ3. Kết quả và nguyên nhân thắng lợi của cuộc K/C
Việc 1: HS đọc ở SGK
Thảo luận nhóm :
Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà cho HS nghe
? Em có suy nghĩ gì về bài thơ?
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Vận dụng:
- Chia sẻ với người thân về cuộc kháng chiến chống Tống lần II.
 ..................................................................................
 Địa lý: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 
- Sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam để tìm dãy HLS nằm ở vị trí nào trên đất nước ta
- Biết thu thập thông tin ,tự học,tự giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV:Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
-HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động
- HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài
 2. Thực hành:
HĐ 1: Ôn tập những kiến thức đã học
Việc 1: Cá nhân nhận nhiệm vụ
Việc 2: Thảo luận trả lời câu hỏi, thống nhất ý kiến.
-Thảo luận nhóm lớn
- Dãy HLS nằm ở vị trí nào trên đất nước ta? Có đặc điểm gì? Dân cư ntn ?
- Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì?
- Vùng Tây Nguyên có đặc điểm gì? Thế mạnh ở Tây Nguyên là gì?
- Cây CN nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
-Thành phố Đà lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?
- Nêu đặc điểm của Đồng bằng Bắc Bộ ? Kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
 - Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên? 
 - Hệ thống đê của ĐB Bắc Bộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê?
 - Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc điểm gì?
Việc 3: Chia sẻ kết quả từng câu hỏi trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: hệ thống lại nội dung bài đã học.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Vận dụng:
- Về nhà ôn tất cả các câu hỏi trên chuẩn bị cho kiểm tra HK1.
 ................................................................................
 Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021
Đạo đức: Dạy bù tiết Lịch sử: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP 
I.Yêu cầu cần đạt :
- HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. 
- Hiểu mối quan hệ của vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
- Phát triển năng lực tư duy, hợp tác nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: PHT của HS. Hình minh hoạ trong SGK.
- HS: SGK, VBT
III.Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- Cho HS hát một bài.
- CT HĐTQ điều hành:
- Hãy đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt.
- Nêu vài nét về cuộc chiến đấu ở phòng tuyến
sông Cầu.
- GV nhận xét
- GV GTB
2. Khám phá:
HĐ 1:
- GV cho HS đọc SGK từ : “Đến cuối TK XII
 .nhà Trần thành lập”. 
- Y/c HS thảo luận nhóm:
+Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?
+Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào ?
- Huy động kết quả
- HS các nhóm chia sẻ
*GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần: cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây.
HĐ 2:
- GV yêu cầu HS sau khi dọc SGK, điền dấu chéo
vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực
hiện:
* Đứng đầu nhà nước là vua.
* Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
* Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
-HS đọc và nêu được các ý chính diễn biến của cuộc chiến sông Cầu.
-HS nhận xét.
-HS đọc.
-HS suy nghĩ trả lời .
-HS các nhóm thảo luận và đại diện trình
bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến
đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
* Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.
*Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
- GV hướng dẫn kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm và tổ chức cho các nhóm trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần
thực hiện.
*Hoạt động cả lớp :
GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
-Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa -HS thảo luận và trả lời. Vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
 -HS khác nhận xét.
Từ đó đi đến thống nhất các sự việc sau: đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ
3. Vận dụng:
- Về nhà chia sẻ bài học với người thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lich_su_dia_li_4_tuan_14.docx