Giáo án Khoa học 4 - Tuần 22 - Bài: Âm thanh trong cuộc sống
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ).
2. Kĩ năng
- Nói được về những lợi ích của việc ghi lại âm thanh
3. Phẩm chất
- Có ý thức tạo ra và lắng nghe những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
+ Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.
+ Mang một số đĩa băng casset.
- HS: chuẩn bị theo nhóm: Các chai thuỷ tinh hoặc cốc thuỷ tinh để chơi trò chơi "Làm nhạc cụ"
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH) ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ). 2. Kĩ năng - Nói được về những lợi ích của việc ghi lại âm thanh 3. Phẩm chất - Có ý thức tạo ra và lắng nghe những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống. + Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau. + Mang một số đĩa băng casset. - HS: chuẩn bị theo nhóm: Các chai thuỷ tinh hoặc cốc thuỷ tinh để chơi trò chơi "Làm nhạc cụ" 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Khởi động (4p) Trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh: - Chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm nêu tên nguồn phát ra âm thanh, nhóm kia tìm từ phù hợp để diễn tả âm thanh, ví dụ: VD: Nhóm A: Hô “đồng hồ” Nhóm B: Nêu “tích tắc”.... - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ). - Nói được về những lợi ích của việc ghi lại âm thanh * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp HĐ1: Vai trò của âm thanh trong đời sống - GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 86 ghi lại vai trò của âm thanh và bổ sung thêm. + Ngoài ra, âm thanh còn có vai trò gì? - GV kết luận về vai trò của âm thanh HĐ2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích: - GV yêu cầu HS nêu ý kiến của mình thích hay không thích âm thanh. GV ghi HĐ3: Lợi ích của việc ghi lại được âm thanh: - GV cho HS nghe 1 bài hát + Tạo sao em lại nghe được bài hát này + Nêu lợi ích của việc ghi lại âm thanh?. - GV giới thiệu cách ghi âm ngày xưa và cách ghi âm ngày nay 3. HĐ ứng dụng (1p) - Trong cuộc sống, chúng ta cần tạo ra những âm thanh thế nào để học tập và làm việc có hiệu quả? 4. HĐ sáng tạo (2p) HĐ 4: Trò chơi làm nhạc cụ: - Cho các nhóm làm nhạc cụ: đổ nước vào các chai hoặc cốc từ vơi cho đến gần đầy. HS so sánh âm thanh các chai phát ra khi gõ. - GV: Khi gõ chai rung động phát ra âm thanh. Chai nhiều nước âm thanh trầm hơn. - HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp + Âm thanh giúp giải trí (tiếng chiêng, trống) + Âm thanh giúp chúng ta nói chuyện + Âm thạnh giúp chúng ta học tập + Âm thanh giúp báo hiệu (tiếng trống) - HS nối tiếp nêu - HS làm việc cá nhân, ghi vào phiếu học tập những âm thanh mình thích và những âm thanh không thích - Giải thích tại sao - HS lắng nghe + Do bài hát đã được ghi âm lại + Giúp ta lưu lại những âm thanh hay hay những âm thanh mà mình ưa thích,... - HS lắng nghe + Tạo ra các âm thanh vui vẻ, đủ nghe - HS thực hành - Các nhóm đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_4_tuan_22_bai_am_thanh_trong_cuoc_song.docx