Giáo án Khoa học 4 - Bài: Âm thanh

Giáo án Khoa học 4 - Bài: Âm thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.

2. Kĩ năng

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh.

- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

3. Thái độ

- Có ý thức tạo ra những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh.

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

 

docx 3 trang xuanhoa 12/08/2022 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài: Âm thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÂM THANH (PP BTNB)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
2. Kĩ năng
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
3. Thái độ
- Có ý thức tạo ra những âm thanh hài hoà, dễ chịu, có tác động tích cực tới cuộc sống.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy. 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (4p)
 Trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT
+ Không vứt rác bừa bãi, tiểu tiện đúng nơi quy định, trồng rừng và bảo vệ rừng 
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1:Giới thiệu bài:
- Nêu một số âm thanh mà em biết?
Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? .
* HĐ2:Tiến trình đề xuất:
Bước1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Âm thanh có ở khắp mọi nơi, xung quanh các em. Theo các em, âm thanh được tạo thành như thế nào?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .
- GV cho HS đính phiếu lên bảng
- GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm đó.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học.
- GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính:
+ Âm thanh được tạo thành như thế nào?
- GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi .
- GV chốt phương án : Làm thí nghiệm
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Để trả lời câu hỏi: Âm thanh được tạo thành như thế nào?, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào?
*Thí nghiệm 1: Rắc một ít giấy vụn lên mặt trống. Gõ trống và quan sát xem hiện tượng gì xảy ra.
- HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu:
+ Khi gõ trống, em thấy điều gì xảy ra ?Nếu gõ mạnh hơn thì các vụn giấy ntn?
* Thí nghiệm 2: Hãy đặt tay lên cổ, khi nói tay các em có cảm giác gì?
- Gọi 1 HS trả lời.
- GV giải thích thêm: Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh.
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
- GV: Như vậy âm thanh do các vật rung động phát ra. Đa số trường hợp sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy trực tiếp.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS lần lượt nêu.
 - HS theo dõi .
- HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép : Chẳng hạn:
- Âm thanh do không khí tạo ra.
- Âm thanh do các vật chạm vào nhau tạo ra.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
- HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu
 - HS nêu câu hỏi: Chẳng hạn: 
+ Không khí có tạo nên âm thanh không?
+ Vì sao các bạn cho rằng âm thanh do các vật phát ra tiếng động?
- Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án
+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.
+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..
- Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được GV có thể điều chỉnh:
- Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm - Cả lớp quan sát. 
+ Các mẩu giấy vụn rung động. Nếu gõ mạnh hơn thì mặt trống rung mạnh hơn nên âm thanh to hơn.
+ Nếu đặt tay lên mặt trống rồi gõ thì mặt trống ít rung nên kêu nhỏ.
+ Âm thanh do các vật rung động phát ra.
- HS thực hành theo nhóm và rút ra kết luận:
+ Khi nói tay em thấy rung.
- Nghe.
- HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
- HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
- HS đọc lại kết luận.
- Ghi nhớ kiến thức. 
- Hãy tạo ra âm thanh từ các vật xung quanh. Nhận xét về các âm thanh đó (to, nhỏ, mang lại cảm giác dễ chịu hay khó chịu,...)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_bai_am_thanh.docx