Giáo án Khoa học 4 - Bài 41: Âm thanh - Lê Thị Mong

Giáo án Khoa học 4 - Bài 41: Âm thanh - Lê Thị Mong

I. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài học này, học sinh đạt được:

1. Kiến thức

- Nhận biết được những âm thanh xung quanh;

- Thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh;

- Nêu được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

- Nêu được ví dụ hoặc làm các thí nghiệm đơn giản chứng minh mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.

- Trình bày được ảnh hưởng của âm thanh đối với con người.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra một số ứng xử phù hợp về việc sử dụng âm thanh liên quan đến cộng đồng.

3. Góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất:

 

docx 5 trang xuanhoa 10/08/2022 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài 41: Âm thanh - Lê Thị Mong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41: Âm thanh
Môn: Khoa học – Lớp 4
Giáo viên: Lê Thị Mong
Email: 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Văn Yên
Tháng 10/2021
I. Yêu cầu cần đạt: Học xong bài học này, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Nhận biết được những âm thanh xung quanh;
- Thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh;
- Nêu được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Nêu được ví dụ hoặc làm các thí nghiệm đơn giản chứng minh mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Trình bày được ảnh hưởng của âm thanh đối với con người.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra một số ứng xử phù hợp về việc sử dụng âm thanh liên quan đến cộng đồng.
3. Góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất:
- Tự chủ, tự học: Học sinh tự làm các thí nghiệm để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Giải quyết vấn đề: Biết giải thích một số thí nghiệm để làm cho vật phát ra âm thanh.
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được những âm thanh xung quanh; Giải thích được mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Sử dụng những thiết bị đơn giản để thực hành, làm thí nghiệm chứng minh mối liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
- Các phẩm chất: Yêu nước (hình thành phát triển ở học sinh tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm tòi thế giới khoa học); Chăm chỉ (tích cực tham gia các hoạt động học tập); Trách nhiệm (vận dụng khoa học vào cuộc sống). 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Đàn ghita, trống con, thước kẻ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị các vật dụng tạo ra âm thanh: Ống bơ, thước kẻ, các hòn sỏi, giấy vụn .
III. Các hoạt động dạy-học
1. Kết nối
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Mở đầu
? Tai dùng để làm gì?
 - Để nghe rất nhiều âm thanh trong cuộc sống chúng ta dùng tai để nghe và cảm nhận. Để biết những âm thanh ta nghe thấy được xuất phát từ đâu, chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào và làm thế nào để chúng ta có thể làm các vật phát ra được âm thanh. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Bài 41: Âm thanh 
- Yêu cầu học sinh ghi bài vào vở, yêu cầu học sinh đọc tên bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh 
- Mục tiêu: HS kể tên được các âm thanh mà học sinh nghe được, phân loại chúng theo các nhóm:
+ Âm thanh do con người tạo ra;
+ Âm thanh không phải do con người tạo ra;
- GV yêu cầu học sinh :
* Kể tên các âm thanh mà em nghe được trong cuộc sống? 
- Âm thanh nào do con người tạo ra? 
- Âm thanh nào không phải do con người tạo ra?
- Kết luận hoạt động.
2. Các cách làm vật phát ra âm thanh 
 - Mục tiêu: HS tìm cách để làm cho các vật HS đã chuẩn bị phát ra âm thanh và giải thích vì sao lại phát ra được âm thanh
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- GV kiểm tra đồ dùng HS đã chuẩn bị theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh tìm mọi cách để làm cho các vật đó phát ra âm thanh? 
- GV đi hỗ trợ các nhóm làm việc.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước lớp?
? Tại sao các vật đó lại phát ra có âm thanh?
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
4. Hoạt động 3: Khi nào vật phát ra âm thanh 
- Mục tiêu: HS tìm cách để làm cho các vật HS đã chuẩn bị phát ra âm thanh và giải thích vì sao lại phát ra được âm thanh.- Các em đã tìm ra được nhiều cách làm cho vật phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy, chúng có điểm chung nào khi âm thanh phát ra hay không? Chúng ta cùng nhau dự đoán các trường hợp xảy ra trong các thí nghiệm sau (GV gắn bảng phụ ghi 3 thí nghiệm, yêu cầu học sinh đọc
- Với các thí nghiệm này, các em hãy trao đổi suy nghĩ và dự đoán các hiện tượng xảy ra sau đó ghi vào sổ tay của nhóm;
- Mời đại diện các học sinh trình bày dự đoán
- Các bạn đã có nhiều dự đoán ban đầu rất thú vị. Vậy các em có điều gì thắc mắc xung quanh các thí nghiệm này không?
- Để trả lời các câu hỏi vừa rồi của các bạn, chúng ta sẽ cùng nhau làm các thí nghiệm này (thời gian thực hiện là 7 phút). Các bạn thực hiện lần lượt các thí nghiệm rồi ghi kết quả các bạn làm được vào giấy đã chuẩn bị.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm
- GV nhận xét, yêu cầu học sinh điều chỉnh kết quả thí nghiệm vào phần dự đoán của nhóm mình.
? Điểm nào chung khi âm thanh được phát ra?
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra kết luận:
Âm thanh do các vật rung động phát ra
- Yêu cầu học sinh đọc cá nhân, nhóm.
* Âm thanh có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- GV nhận xét. Giáo dục KNS: Tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có thế sử dụng âm thanh ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: Không nói chuyện tự do trong giờ học, không gây tiếng động lớn ở những nơi yên tĩnh hoặc giờ nghỉ ngơi; không mở nhạc to hoặc nói to khi về khuya .Nói chung là chúng ta phải biết cách sử dụng âm thanh hợp lý.
5. Vận dụng
- Trò chơi: Đoán tên âm thanh
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ chuẩn bị cho đội mình những âm thanh từ các dụng cụ đã có. Đội kia sẽ nghe và nói tên âm thanh đó được phát ra từ dụng cụ nào. Nếu trả lời đúng sẽ ghi 10 điểm/ 1 lượt, trả lời sai sẽ không được điêm. Đội thắng cuộc là đội có số điểm cao hơn.
- Tổ chức chơi
- Kết thúc trò chơi, phân thắng, thua, thưởng, 
- Nhận xét tiết học.
- Tai dùng để nghe.
- HS ghi bài vào vở, đọc tên bài: Bài 41: Âm thanh
- HS thực hiện lựa chọn các đối tượng thích hợp.
- Tiếng hát, tiếng gió thổi, tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chim hót, tiếng nói của người, tiếng mèo kêu, tiếng gà gáy .
- Tiếng hát, tiếng sáo, tiếng nói, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng còi xe 
- Tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếng mèo kêu, tiếng gà gáy .
- Lấy các đồ dùng đã chuẩn bị.
- Các nhóm học sinh thực hiện.
- Các nhóm trình bày cách làm để tạo ra âm thanh từ những vật dụng đã chuẩn bị:
+ Cho hòn sỏi vào trong ống bơ và lắc mạnh sẽ tạo ra âm thanh;
+ Dùng thước gõ xuống bàn sẽ tạo ra âm thanh;
+ Cho bút vào hộp đựng bút rồi lắc sẽ tạo ra âm thanh;
+ Vỗ hai bàn tay vào nhau;
+ Dùng bút để mạnh lên bàn sẽ tạo ra âm thanh; 
- Vật có thể phát ra âm thanh do con người tác động vào chúng.
- Vật có thể phát ra âm thanh khi chúng va chạm với nhau
- HS đọc trước lớp:
* Thí nghiệm 1:
Với 1 cái trống, 1 cái dùi và một ít gạo rắc trên mặt trống. Em nhận xét gì khi:
+ Gõ trống
+ Gõ trống mạnh hơn
+ Đặt tay lên mặt trống khi trống đang rung
* Thí nghiệm 2:
Có 1 cây đàn ghita. Quan sát hiện tượng xảy ra khi:
+ Dùng tay bật dây đàn;
+ Dùng tay đặt lên dây đàn đang rung.
* Thí nghiệm 3:
Đặt tay nhẹ lên cổ khi nói em thấy cảm giác gì?
- HS thực hiện;
TN1: Gõ trống – trống kêu, gõ mạnh hơn – trống kêu to hơn, đặt tay lên mặt trống đang rung thì âm thanh tắt đi
TN2: Chạm bật dây đàn, dây đàn phát tiếng kêu. Đặt tay lên dây đàn đang rung thì dây đàn không kêu nữa.
TN3: Đặt tay lên cổ khi nói thấy rung.
- Một số học sinh nêu thắc mắc:
+ Có phải bật dây đàn thì đây đàn kêu không?
+ Có phải gõ trống thì trống phát ra tiếng kêu không?
+ Có phải đặt tay lên cổ khi nói thì cổ rung không?
+ Tại sao dung tay bật dây đàn, dây đàn lại phát tiếng kêu?
+ Tại sao gõ trống lại phát ra âm thanh?
+ Tại sao đặt tay lên cổ khi nói hoặc hát lại có cảm giác rung ở cổ?
- Các nhóm học sinh thực hành thí nghiệm.
- Các nhóm gắn kết quả thí nghiệm của nhóm lên bảng, các thành viên trình bày và lấy ý kiến nhận xét của nhóm khác.
- Học sinh thực hiện;
- Các vật va chạm vào nhau gây rung động và phát ra âm thanh
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc cá nhân, nhóm;
- Âm thanh giúp con người giải trí, thư giãn: nghe nhạc
- Âm thanh giúp con người tiếp nhận thông tin: học tập, trao đổi kiến thức, tin tức..
- giúp con người nhận được báo hiệu: còi xe, tàu 
6. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_bai_41_am_thanh_le_thi_mong.docx