Giáo án giảm tải môn Khoa học 4 - Tuần 1-6

Giáo án giảm tải môn Khoa học 4 - Tuần 1-6

Bài 1: Con người cần gì để sống ?

I/ MỤC TIÊU :

- Nêu được con người cần thức ăn , nước uống, không khí , ánh sáng , nhiệt độ để sống .

- BVMT: con người cần thức ăn , nước uống, không khí từ MT vì vậy phải bảo vệ MT

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Giáo án điện tử

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 28 trang xuanhoa 10/08/2022 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảm tải môn Khoa học 4 - Tuần 1-6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Ngày dạy : 01/11/2021
Dạy trong 2 tiết
Bài 1: Con người cần gì để sống ?
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được con người cần thức ăn , nước uống, không khí , ánh sáng , nhiệt độ để sống . 
- BVMT: con người cần thức ăn , nước uống, không khí từ MT vì vậy phải bảo vệ MT
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Giáo án điện tử
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
20’
1’
10’
9’
1) Ổn định :
3) Bài mới :
a)Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
+Hoạt động 1: Động não
+ Yêu cầu học sinh kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình.
- GV ghi 
 - Giáo viên tóm tắt những ý kiến được ghi trên bảng và rút ra nhận xét
Kết luận : Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
- Điều kiện về đời sống vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng, các phương tiện, 
- Điều kiện về đời sống tinh thần: tình cảmgia đình, bạn bè, làng xóm, 
b) Kết nối :
 Hoạt động 2 :
Bước 1 : Làm việc với phiếu
 - Giáo viên hướng dẫn HS.
-GV theo dõi giúp đỡ
Bước 2 : Chữa bài tập cho cả lớp.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả 
- GVNX kết luận
(Tham khảo SGV trang 23)
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả làm việc kết hợp SGK trả lời 2 câu hỏi :
+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần nhửng gì ?
- Giáo viên nêu kết luận như SGV trang 24.
d) Vận dụng :
-Gọi HS nêu những thứ con người cần để duy trì sự sống?
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
 - Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
-Nghe giới thiệu
- Mỗi học sinh nói 1 ý ngắn gọn.
- Học sinh thực hiện
- HS trình bày kết quả theo yêu cầu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe, 
-1 học sinh nêu
-2 HS đọc
2’
Bài 2: Trao đổi chất ở người
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như : lấy vào khí ô xy , thức ăn , nước uống , thải ra khí các - bô –níc , phân và nước tiểu .
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .
+ Liên hệ gd BVMT: Mối quan hệ giữa con người với MT: Con người cần đến KK , thức ăn, nước uống từ MT. Qua đó gd HS phải BVMT tự nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Hình vẽ trang 6, 7 sách giáo khoa. 
- Giấy A 4, VBT, bút vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
25’
1’
12’
11’
1’
1)Bài mới :
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b) Kết nối :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
Bước 1 : Làm việc theo cá nhân
 -Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK theo các câu hỏi sau :
 - Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6 sách giáo khoa. 
- Nêu những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình. (ánh sáng, nước, thức ăn )
- Nêu thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không được thể hiện qua hình vẽ. (ánh sáng , nhiệt độ, thức ăn)
- Tìm xem cơ thể người lấy những gì và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
(lấy vào thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra nước tiểu phân, khí các – bô –níc)
-GV theo dõi giúp đỡ
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
-GVNX và chốt ý từng câu
-Yêu cầu HS nêu những biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Bước 4: Yêu cầu học sinh dựa vào mục Bạn cần biết và trả lời;
 + Nêu vai trò của trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật. 
Kết luận : Hằng ngày cơ thể lấy vào từ môi trường thức ăn ,nước uống, khí ô-xi và thải ra phân , nước tiểu , khí các-bô-níc để tồn tại. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lất thức ăn , nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa cặn bã.Con người , thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được
c) Thực hành :
Hoạt động 2 : Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Bước 1 : Làm việc cá nhâ
- Giáo viên gợi ý học sinh có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc hình vẽ tùy theo sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ
Bước 2 : Trình bày sản phẩm
-Yêu cầu đại diện nhóm đính sản phẩm và trình bày
- Giáo viên nhận xét kết luận lại sơ đồ
d) Vận dụng :
- Gọi học sinh đọc mục Bạn cần biết sách giáo khoa trang 6.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh
-Nghe giới thiệu
-HS thực hiện
.
- HS trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-2 HS nêu
- Hoc sinh trả lời -> Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- HS vẽ sơ đồ
- HS trình bày sản phẩm.
- Học sinh nhóm khác nhận xét.
-2 HS đọc
Bài 3: Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
 - Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người :tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết .
 - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động , cơ thể sẽ chết .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Hình trang 8, 9 sách giáo khoa. 
	- Phiếu học tập
	III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
25’
1’
12’
11’
1’
3) Bài mới : 
 a) ) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
 b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia quá trình trao đổi chất ở người. 
Bước 1
- Yêu cầu HS quan sát hình 8 sách giáo, nêu:
+ Chỉ vào từng hình và nêu chức năng của từng cơ quan.
+ Cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài ?
- Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ HS.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
-Yêu cầu nêu kết quả
- Giáo viên ghi tóm tắt những gì học sinh trình bày lên bảng.
(Tham khảo bảng SGV trang 29)
-Yêu cầu HS nêu lại các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ?
- Giáo viên giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
(Tham khảo cột 4 của bảng 2 SGV trang 30)
Kết luận
- Những biểu hiện bên ngoài của quá trình và các cơ quan thực hiện quá trình đó là :
+ Trao đổi khí: do cơ quan hô hấp thực hiện
+ Trao đổi thức ăn: do cơ quan tiêu hoá thực hiện.
+ Bài tiết: do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện.
c) Thực hành :
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
Trò chơi : Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ
Bước 1 
-Yêu cầu HS xem sơ đồ trang 9 SGK để xem các thứ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh và trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân
Bước 2 : Trình bày sản phẩm
- Yêu cầu HS lên chỉ vào sơ đồ và nêu kết quả và nêu mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể ngưới với môi trường
-GVNX chốt ý
Bước 4 : Làm việc cả lớp
+ Hằng ngày cơ thể người lấy những gì từ môi và thải ra môi trường những gì ?
+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể được thực hiện ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động.
Kết luận
- Nhờ các cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện .Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết
d) Vận dung :
- Đọc lại mục Bạn cần biết trang 9 SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.
-Nghe giới thiệu
- Học sinh thực hiện
- HS trình bày kết quả.
-2 HS nêu
-Lắng nghe
- Học sinh lắng nghe.
-Làm việc 
-HS nêu kết quả, cả lớp NX bổ sung
- Học sinh trả lời, HS sinh khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- học sinh đọc.
Tuần 2 – tiết 1
Ngày dạy: 8/11/2021 
Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 
Vai trò của chất bột đường
I/ MỤC TIÊU :
Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn:chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể :cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
Liên hệ gd BVMT: Mối quan hệ giữa con người với MT: Con người cần đến KK , thức ăn, nước uống từ MT. Qua đó gd HS phải BVMT tự nhiên
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sử dụng các hình ảnh trong sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
8’
8’
8’
2’
1)Ổn định :
2 ) Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất?
+ Điều gì xảy ra nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động ?
-GVNX – NX bài cũ
3 )Bài mới:
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Tập phân loại thức ăn.
Bước 1
- Yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi trong sách giáo khoa trang 10.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
-Gọi HS trả lời
-GVNX
-Đính bảng phụ kẻ sẵn bảng nguồn gốc thức ăn và kết luận
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò chất bột đường.
Bước 1 : Làm việc với SGK theo các câu hỏi sau :
+ Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường trong các hình ở trang 11.
+ Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hằng ngày.
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà các em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
-Yêu cầu HS trả lời
-GV kết luận : Chất bột đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể .Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, khoai, sắn ,đậu.Đường ăn cũng thuộc loại này
-Liên hệ giáo dục
c) Thực hành :
Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Bước 1
- Giáo viên Yêu cầu HS hoàn thành bảng nguồn gốc thức ăn chứa nhiều chất bộ t đường 
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
-Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
d) Vận dụng :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
-NX tiết học
 - Yêu cầu học sinh về học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
 - 2 học sinh trả lời
-Lắng nghe
- Học sinh TL
- HS trình bày kết quả 
- Học sinh thực hiện
- Học sinh trả lời -> Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày, nhóm khác NX bổ sung
-2 HS đọc
HS trình bày kết quả
HS đọc mục Bạn cần biết
Tuần 2 – tiết 2
Ngày dạy: 8/11/2021 
Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
I/ MỤC TIÊU:
 -Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm,tôm, cua, ),chất béo (mỡ, dầu, bơ, )
 - Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
 +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
 +Chất béo giàu năng lượngvà giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-minA,D,E,K.
- Liên hệ gd BVMT: Mối quan hệ giữa con người với MT: Con người cần đến KK , thức ăn, nước uống từ MT. Qua đó gd HS phải BVMT tự nhiên
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
- Phiếu học tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
12’
10’
2’
1) Bài mới :
a)Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Bước 1 : Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình ở trang 12,13 và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm , chất béo 
- GV theo dõi giúp đỡ 
Bước 2
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi :
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm (hình trang 12 )
+ Kể tên những thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc thích ăn.
 + Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
+Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo (hình trang 13 )
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo em ăn hằng ngày hoặc thích ăn. 
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ?
- Giáo viên kết luận như SGV trang 40.
- Liên hệ giáo dục
Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Bước 1 
- Giáo viên YC HS làm phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT : Bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm và Bảng thức ăn chứa nhiều chất béo
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- Gọi học sinh nêu kết quả làm bài.
- Giáo viên nhận xét nói lại từng bảng
- Kết luận :
Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
c) Vận dụng :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
 - HS thực hiện 
- Tìm hiểu vài trò của chất đạm, chất béo ở mục “Bạn cần biết’
- Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe, 
- HS thực hiện 
- Học sinh tự hoàn thành phiếu.
- Học sinh trình bày kết quả -> Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-2 HS đọc
Bài 5: Vai trò của vi-ta-min,
chất khoáng và chất xơ
I/ MỤC TIÊU :
 - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min(cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau, ),chất khoáng(thịt, cá, trứng,các loại rau có màu xanh thẫm, và chất xơ(các loại rau ).
 - Nêu được vai trò của vi-ta-min,chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể :
 + Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể , tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
 - BĐKH : Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Hình vẽ trang 14, 15 sách giáo khoa.
- Giấy khổ lớn, bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
12’
10’
2’
1) Bài mới :
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- yêu cầu HS tìm tên thức ăn , nguồn gốc , vi-ta-min chứa trong thức ăn dể hoàn thành bảng sau :
-Nếu trong thời gian 5 phút HS nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng đúng là thắng cuộc
Tên thức ăn
Nguồn gốc ĐV
Nguồn gốc TV
Chứa vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
Thịt
Chuối
Đu đủ
Bước 2 : Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên
- GV theo dõi giúp đỡ
Bước 3 : Trình bày
-Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Giáo viên tuyên HS thắng cuộc
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước
Bước 1 : Thảo luận về vai trò của vi-ta-min
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó ?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể.
-GV kết luận : Vi-ta-min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay c/c năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng rất cần cho hoạt động sống của cơ thể, nếu thiếu sẽ bị bệnh 
Bước 2 : Tìm hiểu về vai trò chất khoáng
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết, nêu vai trò.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
-GV kết luận : Một số chất khoáng như sắt, canxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể, một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu sẽ bị bệnh.
GD: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính)
Bước 3 : Tìm hiểu về vai trò của chất xơ và nước.
- Giáo viên nêu câu hỏi : 
+ Tại sao hằng ngày chúng phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ ?
+ Hằng ngày chúng ta uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
Kết luận
- Chất xơ không có giá trị ding dưỡng nhưng cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa qua việc tạo thành phân giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài
- Hằng ngày cần uống khoảng 2 lít nước.
c) Vận dụng :
- Gọi học sinh đọc mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu học sinh về học bài, chuẩn bị bài 
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS trình bày , HS khác NX bổ sung
- Học sinh trả lời, cả lớp NX bổ sung
- Học sinh trả lời, cả lớp NX bổ sung
- Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh đọc.
Tuần 3
Ngày dạy: 15/11/2021 
Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp
 nhiều loại thức ăn ?
I/ MỤC TIÊU :
 - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
 - Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 -Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường , nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải thức ăn chứa nhiều chất đạm;ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
 * KNS : - Tự nhiên nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.
 - Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thức phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa, tranh ảnh các loại thức ăn.
- Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua, 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
10’
10’
2’
1 ) Ổn định :
2 ) Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS trả lời
+ Nêu vai trò của Vitamin, khoáng và xơ ?
+ Kể các thức ăn có chứa chất vi-ta-min, khoáng, xơ.
- NX bài cũ
3) Bài mới :
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên một số thức ăn mà các em thường ăn?
+Nếu ngày nào cũng ăn một món cố định thì sẽ thấy thế nào ?
+ Tại sao ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món ? 
- Giáo viên đi từng nhóm hướng dẫn, đưa ra các câu hỏi phụ nếu cần.
- Giáo viên kết luận : Không có loại thức ăn nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng, vì vậy chúng ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món để có đủ chất dinh dưỡng.
Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng” cân đối trung bình cho một người trong 1 tháng 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc 
Kết luận
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải, hạn chế chất béo, muối, không nên ăn nhiều đường.
d) Vận dụng :
- Gọị HS đọc mục Bạn cần biết
- Dặn học sinh ăn uống đủ chất dinh dưỡng. - Học bài, chuẩn bị bài 8.
- HS trả lời
-Nghe giới thiệu
- Học sinh trả lời, cả lớp NX bổ sung
- Quan sát và nghiên cứu tháp dinh dưỡng trong SGK
- HS báo cáo kết quả, học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-2 HS đọc
Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp 
đạm động vật và đạm thực vật ?
I/ MỤC TIÊU: 
 - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh vẽ sách giáo khoa.
- Phiếu học tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
12’
12’
2’
1 ) Bài mới
a) Khám phá
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : kể tên các món thức ăn có nhiều chất đạm.
-Yêu cầu HS thực hiện 
- Giáo viên đánh giá và đưa ra kết quả : đội nào ghi được nhiều tên món ăn là thắng cuộc.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thự vật.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập.
+ Tại sao nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? 
-Nêu ích lợi của việc ăn cá?
 -Yêu cầu HS ghi vào phiếu
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Giáo viên chốt ý: Cần ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nên ăn cá vì đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
c) Vận dụng :
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật ?
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài 9.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu
- Học sinh kể
- Học sinh làm bài vào phiếu.
- HS trình bày kết quả ->HS khác nhận xét, bổ sung.
-Học sinh trả lời.
-2 HS đọc
Tuần 4 
Ngày dạy: 22/11/2021 
Bài 9: Sử dụng hợp lí 
các chất béo và muối ăn
I/ MỤC TIÊU: 
 - Biết được cần ăn phối hợp chất béo động vật-thực vật.
 - Nêu lợi ích của muối I-ốt( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ).
 - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa. 
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin nhãn mác quảng cáo nói về muối I-ốt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động
Hoạt động học sinh
1’
3’
1’
8’
10’
8’
2’
1)Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật-thực vật ?
+ Nêu ích lợi của việc ăn cá ?
-NX bài cũ
3) Bài mới:
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
 - Giáo viên hướng dẫn: lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất béo 
- Giáo viên đánh giá và đưa ra kết quả.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật 
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập và chỉ ra món nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật.
+ Tại sao nên ăn phối hợp béo động vật và chất béo thực vật ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói ý kiến của mình.
- Giáo viên nhận xét
Kết luận:
 Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gố thực vật
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ích lợi của muối I-ốt và tác hại của ăn mặn
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu tranh, ảnh mà mình đã sưu tầm về muối I-ốt.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận :
+ Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể ?
+Muối i-ốt có ích lợi gì?
+ Tại sao không nên ăn mặn ?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Giáo dục học sinh về việc nên ăn muối có I-ốt và tác hại của việc ăn mặn.
c) Vận dụng :
+ Tại sao không nên chỉ ăn béo động vật hoặc béo thực vật ?
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về học bài, chuẩn bị bài10.
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu.
-Nghe giới thiệu
 - Học sinh chơi theo sự hướng dẫn.
-Đọc thầm
-HS trả lời
- Nhiều học sinh nói.
-HS trả lời
- Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ
-Dễ gây bệnh huyết áp cao
- HS nêu.
Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín.
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn ; Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 * KNS: - Tự nhận thức về ích lợi của các loại rau, quả chín.
 - Nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn
* BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
 * BĐKH : Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị theo nhóm một số rau quả, một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
8
8’
9’
 2’
1) Bài mới
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết hoc
b)Kết nối :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín
Bước 1
- Yêu cầu học sinh xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng, đối với người lớn.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp
-Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 
+ Kể tên một số rau loại rau, quả các em vẫn ăn hằng ngày ?
+ Hãy nêu ích lợi của việc ăn rau, quả ?
- Giáo viên kết luận như SGV trang 56.
GD: + Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày ( ăn nhiều rau xanh hơn, vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính)
Hoạt động 2 : Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trang 23 SGK kết hợp đọc mục 1
- Yêu cầu HS trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
+Thực phẩm sạch và an toàn phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào ?
Kết luận:Thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi,trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh;không bị nhiễm khuẩn, hóa chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người
+Hoạt động 3:Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
+Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch?
+Làm thế nào để nhận ra thức ăn ôi, héo?
+Khi mua đồ hộp em cần chú ý đến điều gì?:
+Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?
+Nấu chín thức ăn có lợi gì?
-Yêu cầu các nhóm làm việc
+Bước 3:
-Yêu cầu HS trình bày kết quả
-NX chốt ý từng câu
Kết luận :Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần chọn thuc ăn tươi, sạch,có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc , mùi vị lạ;dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn;nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết
c) Vận dụng :
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
+ Vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín ?
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
-NX tiết học
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài 11.
-Nghe giới thiệu
- Học sinh quan sát -> Nêu ý kiến.
- Hoc sinh trả lời.
- HS trả lời
-HS trình bày kết quả, cả lớp NX bổ sung
-HS nêu
- HS nhận nhiệm vụ
- HS trình bày, HS khác NX bổ sung
-2 HS đọc
Tuần 5 – Tiết 1
Ngày dạy: 29/11/2021
Bài 11: Một số cách bảo quản thức ăn
I/ MỤC TIÊU:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lạnh,ướp mặn , đóng hộp, . . 
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC;
- Hình vẽ trong sách giáo khoa, trang 24, 25.
- Phiếu học tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1’
8’
10’
8’
2’
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời các câu hỏi :
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
+ Vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày? 
-NX ghi điểm 
2 - Bài mới:
a) Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
+ Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn
Bước 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi: 
+ Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
+Gia đình em thường dùng các cách nào để bảo quản thức ăn ?
Bước 2 : 
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận: Người ta có thể bảo quản thức ăn bằng cách : phơi khô, nướng, sấy, ướp muối, nâm nước mắm, ướp lạnh, đóng hộp, cô đặc với đường. 
+Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
- Giáo viên giảng : Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển nên dễ bị hư hỏng. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào ?
-Giáo viên gọi HS trả lời
+ Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ?
-GV kết luận : - Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
+ Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động ? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ? 
1. Phơi khô
2. Ướp muối, ngâm nước mắm
3. Ướp lạnh
4. Đóng hộp 
5. Cô đặc với đường
-Yêu cầu HS nêu kết quả
-GV kết luận : Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động : 1, 2, 3, 4.
- Ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm : 5
Muốn bảo quản thức ăn được lâu khi bảo quản chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc chung bảo quản thức ăn
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho cá nhân yêu cầu 2 HS làm việc trên phiếu- cả lớp làm nháp tìm và điền vào bảng tên của 3-5 loại thức ăn và các cách bảo quản
-Gọi HS nêu kết quả và trình bày
- Giáo viên nhận xét và nói thêm
c) Vận dụng :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
-GVNX tiết học
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài 12.
- Học sinh trả lời
- Nghe giới thiệu
-Học sinh trả lời
- HS trình bày
-HS trả lời, HS khác NX bổ sung
- HS trả lời
-Trao đổi cặp đôi làm bài
-HS nêu kết quả
-2HS đọc	
Tuần 5 – Tiết 2
Ngày dạy: 29/11/2021
Bài 12: Phòng một số bệnh 
do thiếu chất dinh dưỡng
I/ MỤC TIÊU:
 - Nêu các cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 +Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
 +Cung cấp đoủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
 - Đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
8’
8’
2’
Bài mới:
a)Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
b)Kết nối :
+Hoạt động 1 : Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK làm việc theo nhóm 4 nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ ,nêu nguyên bhân gây bệnh bướu cổ
- Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận:
- Thiếu đạm bị suy dinh dưỡng, thiếu vi-ta-min D bị còi xương.
- Thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
+Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số bệnh khác cũng do thiếu chất dinh dưỡng
+ Nêu cách phòng các bệnh đó.
- Giáo viên nhận xét và kết luận như SGK
d) Vận dụng :
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài 13.
- Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu
- HS trình bày, HS khác bổ sung.
- Nhiều học sinh phát biểu, học sinh khác nhận xét.
-2 Học sinh đọc
Bài 13: Phòng bệnh béo phì
I/ MỤC TIÊU :
 - Nêu cách phòng bệnh béo phì:
 + Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục
 - Có ý thức phòng bệnh béo phì và vận động cả người khác.
* KNS : - Nói với những người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách đề phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng; ứng xử đúng với bạn hoặc người khác bị béo phì.
 - Thay đổi thói quen ăn uống để đề phòng tránh bệnh béo phì.
 - Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình vẽ trong sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
10’
9’
2’
2 - Bài mới:
a)Khám phá : Nêu mục tiêu tiết học.
+Hoạt động 1 : Tìm hiểu bệnh béo phì
- Giáo viên:
+ Theo bạn, dấu hiệu nào không phải dấu hiệu của bệnh béo phì.
+ Bị bệnh béo phì có những bất lợi nào?
+ Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ?
-Yêu cầu HS thảo luận làm vào PHT
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
-Giáo viên nhận xét và kết luận:Một em bé đư

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giam_tai_mon_khoa_hoc_4_tuan_1_6.docx