Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Huỳnh Diễm Mi

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Huỳnh Diễm Mi

SINH HOẠT ĐẦU TUẦN

I .MỤC TIÊU:

 Nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần về học tập , lao động và rèn luyện hạnh kiểm trong tuần.

Phát động phong trào thi đua trong tuần.

II .NỘI DUNG SINH HOẠT:

a. GV nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần :

 - Về học tập:

 Cần đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, cần học thuộc bài và làm bài trước khi đến lớp, đến lớp chú ý nghe giảng và mạnh dạn nêu ý kiến xây dựng bài.

 -Về lao động :

Các tổ cần phân công vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.

 -Về rèn luyện hạnh kiểm:

 Cần xưng hô phù hợp với bạn, lễ phép với thầy , cô và người lớn.

b.GV phát động phong trào thi đua trong tuần và một số việc cần nhắc nhở: ăn quà nhớ bỏ rác vào thùng.

c. Ý kiến phát biểu của học sinh .

d. GV giải đáp thắc mắc của học sinh.

 

doc 29 trang xuanhoa 10/08/2022 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Huỳnh Diễm Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH DIỄM MI GIÁO ÁN LỚP 5A1
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
BUỔI SÁNG
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I .MỤC TIÊU:
 Nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần về học tập , lao động và rèn luyện hạnh kiểm trong tuần.
Phát động phong trào thi đua trong tuần.
II .NỘI DUNG SINH HOẠT:
a. GV nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần :
 - Về học tập:
 Cần đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, cần học thuộc bài và làm bài trước khi đến lớp, đến lớp chú ý nghe giảng và mạnh dạn nêu ý kiến xây dựng bài.
 -Về lao động :
Các tổ cần phân công vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 -Về rèn luyện hạnh kiểm:
 Cần xưng hô phù hợp với bạn, lễ phép với thầy , cô và người lớn.
b.GV phát động phong trào thi đua trong tuần và một số việc cần nhắc nhở: ăn quà nhớ bỏ rác vào thùng.
c. Ý kiến phát biểu của học sinh .
d. GV giải đáp thắc mắc của học sinh.
e. Nhận xét chung.
---– { —---
TOÁN
TPPCT-151: ÔN TẬP : PHÉP TRỪ
I. Mục đích yêu cầu
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
- Làm các Bt 1, 2, 3
II. Các hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước:
Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất:
34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
GV
HS
*HĐ1:Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ
- GV viết lên bảng công thức của phép trừ:
- GV hỏi HS:
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài toán
- H: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả một phép trừ đúng hay sai chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và tuyên dương HS.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vài vào vở.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng làm, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3.Củng cố 
-Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào ?
-Muốn trừ hai phân số ta làm thế nào?
4.Dặn dò.
- HS về nhà làm các bài tập ở vở BTT và chuẩn bị tốt tiết học sau.
- HS đọc phép tính:a - b = c
+ a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a - b cũng là hiệu.
+ Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
+ Một số trừ 0 thì bằng chính số đó.
- HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp.
Bài 1: Tính rồi thử lại theo mẫu:
+ Muốn thử lại kết quả của một phép trừ có đúng hay không ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng, nếu không thì phép tính sai.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
+
-
a) 8923 thử lại 4766
 4157 4157
 4766 8923
+
-
 27 069 thử lại 17 532 
 9 537 9 537
 17 532 27 069 
b) thử lại 
thử lại ; 
-
-
c) 7,284 0,863
 5,596 0,298
 1,688 0,565
Thử lại 
+
+
 1,688 0,565
 5,596 0,298 
 7,284 0,863 
Bài 2: Tìm x:
a) 	x + 5,84 = 9,16
	x = 9,16 - 5,84
	x = 3,32
b)	x - 0,35 = 2,55
	x = 2,55 + 0,35
	x = 2,9
Bài 3: 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
Tóm tắt:
Đất trồng lúa: 540,8 ha	 	
Đất trồng hoa ít hơn đất trồng lúa: 385,5ha ha? 
Bài giải
	Diện tích trồng hoa là:
	540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là:
	540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
	Đáp số: 696,1 ha
---– { —---
ĐẠO ĐỨC
TPPCT-31: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
(tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học xong bài học này HS biết: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nơi có điều kiện : Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta. Kĩ năng tu duy phê phán. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ BÀI CŨ:
H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
Yêu cầu Hs đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ SGK.
B/ BÀI MỚI:
1.Gtb. Gv ghi đề bài
2.Hướng dẫn luyện tập 
 Hoạt động 1: Yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta mà mình biết (bài tập 2, SGK)
GV tổng hợp, kết luận: tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: làm bài tập 4, SGK
Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Gv nhận xét, tổng hợp và nêu thêm: phá rừng đầu nguồn gây lũ quét , đốt rẫy làm cháy rừng gây ô nhiễm môi trường 
Hoạt động 3: làm bài tập 5, SGK
Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
Gv nhận xét tiết học.
2 Hs trả lời
TL : than ở Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, A-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít ở Tây Nguyên, vàng ở Bồng Miêu 
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: không khai thác nước ngầm bừa bãi, sử dụng tiết kiêm điện, nước , xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, 
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: chỉ sử dụng điện nước khi cần thiết, ra khỏi phòng cần tắt điện, quạt 
HS nhắc lại ghi nhớ. 
---– { —---
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
BUỔI CHIỀU
TẬP ĐỌC
TPPCT-61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.	
- Hiểu nội dung bài : Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- Kính trọng những người có công với cách mạng.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Chiếc áo dài VN có đặc điểm gì?
-Bài văn muốn nói lên điều gì?
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Bài học Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng- bà Nguyễn Thị Định, Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài học là trích đoạn hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một hoặc hai HS đọc bài văn.
- YC học sinh chia đoạn.
- YC học sinh đọc nối tiếp, GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em: Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba - Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Mời một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- YC HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba - Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
HĐ2. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
-Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
-Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
-Vì sao Út muốn được thoát li? 
GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng - kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn này cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm
 - Mời ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ !
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ: Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biét giấy gì.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố 
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
-Qua bài văn này em thấy bà Nguyễn Thị Định là người như thế nào ?
- Về nhà học bài, đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Bầm ơi.
-2 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc bài văn.
- Có thể chia bài làm 3 đoạn: 
+ đoạn 1: từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ đoạn 2: tiếp theo đến mấy tên lính mã rà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ đoạn 3 phần còn lại.
-HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt).
Luyện phát âm đúng: mừng rỡ,truyền đơn, lính mã tà, 
- HS đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS lắng nghe.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng , chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
*Nội dung:Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út). 
- HS lắng nghe.
---– { —---
TOÁN
TPPCT-152: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
- Làm các BT 1, 2. 
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
2304 – 347 765,2 – 67,98 
Nhận xét.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. hướng dẫn Hs luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS tự làm vào vở, trên bảng và chữa bài.
Gv nhận xét.
Bài tập 2: GV yêu cầu HS nêu cách giải
Gv nhận xét.
Bài tập 3: Yêu cầu hs đọc đề bài, hướng dẫn Hs cách làm, hs làm vào vở.
Gv nhận xét, sửa chữa.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Gv nhận xét tiết học.
HS lên bảng làm.
Bài tập 1: HS tự làm vào vở, 5hs lên bảng làm. Kết quả:
a) ; .
b) 578,69 + 281,78 = 860,47
 594,72 + 406,38 – 329,47 =
 = 1001,10 – 329,47
 = 671,63
Lớp nhận xét. 
Bài tập 2: Hs nêu cách giải. Tự làm vào vở 2 Hs lên bảng làm.
a) 
 = 
b) 69,78 + 35,97 + 30,22 =
 = ( 69,78 +30,22) + 35,97
 = 100 + 35,97 = 135,97
Lớp nhận xét.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài, làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gai đình đó chi tiêu hằng tháng là: 
 (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình để dành là: (số tiền lương) 
= 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình để dành là:
4 000 000 : 100 15 = 600 000 (đồng)
 Đáp số : a) 15% số tiền lương;
 b) 600 000 đồng
---– { —---
Toán*: Thực hành
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về phép cộng, phép trừ số tự nhiên và phân số. 
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập1: 
Tính bằng cách thuận tiện:
a) (976 + 765) + 235
b) 891 + (359 + 109)
c) 
d) 
Bài tập 2: Khoanh vào phương án đúng:
a) Tổng của và là:
A. B. C. 
b) Tổng của 609,8 và 54,39 là: 
A. 664,19 B. 653,19
C. 663,19 D. 654,19
Bài tập3:
Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được bể nước, Vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được bể nước. Hỏi cả hai vòi cùng chảy một giờ thì được bao nhiêu phần trăm của bể?
Bài tập4: 
 Một trường tiểu học có số học sinh đạt loại khá, số học sinh đạt loại giỏi, còn lại là học sinh trung bình.
a) Số HS đạt loại trung bình chiếm bao nhiêu số HS toàn trường?
b) Nếu trường đó có 400 em thì có bao nhiêu em đạt loại trung bình?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) (976 + 765) + 235 = 976 + (765 + 235)
 = 976 + 1000
 = 1976
b) 891 + (359 + 109) = (891 + 109) + 359
 = 1000 + 359
 = 1359
c) = = = 
 d) = =
 =
Đáp án:
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào A
 Lời giải: 
Trong cùng một giờ cả hai vòi chảy được số phần trăm của bể là:
(thể tích bể)
 Đáp số: 45% thể tích bể.
Lời giải: 
Phân số chỉ số HS giỏi và khá là:
 (Tổng số HS)
Phân số chỉ số HS loại trung bình là:
 = 17,5% (Tổng số HS)
Số HS đạt loại trung bình có là:
 400 : 100 17,5 = 70 (em)
 Đáp số: a) 17,5%
 b) 70 em.
- HS chuẩn bị bài sau.
---– { —---
Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC
TPPCT-62: BẦM ƠI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* GDQPAN: Sự hy sinh của người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc. (mẹ Nguyễn Thị Suốt,mẹ Tơm,Bà má Hậu Giang,...)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Yêu cầu hs đọc bài “Công việc đầu tiên” và trả lời câu hỏi SGK.
B.BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : ghi đề bài.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a. Luyện đọc
Cho một HS đọc bài thơ.
Gv cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
Từng tốp 4 HS đọc nối tiếp khổ thơ. GV sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho HS.
Yêu cầu HS đọc từ khó.
Yêu cầu hs đọc chú giải SGK.
Cho 1Hs đọc lại toàn bài.
Gv đọc mẫu diễn cảm bài thơ
b. Tìm hiểu bài .
HS đọc thầm SGK trả lời
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tơí mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Gv giảng thêm: mưa phùn gió bấc là thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông thương mẹ phải lội bùn lúc gió mưa. 
H : Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết sâu ?
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
 Gv nhận xét.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
Yêu cầu HS đọc nối tiếp khổ thơ.
Cho hs luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu.
Cho HS đọc nhẩm thuộc lòng bài thơ
Yêu cầu hs thi đọc thuộc lòng bài thơ
H: Nêu ý nghĩa bài.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho tiết sau.
2 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc bài.
Quan sát tranh SGK.
4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.(2lần )
HS luyện đọc từ khó: lâm thâm mưa phùn, ngàn khe, tiền tuyến xa xôi.
Hs đọc chú giải SGK.
1HS đọc lại toàn bài .
HS đọc thầm SGK trả lời câu hỏi.
TL : Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ nơi quê nhà.
TL : Mạ non bầm thương con mấy lần.
 Mưa phùn ướt áo tứ thân bấy nhiêu.
 TL : Con đi trăm núi ngàn khe .
 Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
TL : Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó hiền hậu đầy lòng yêu thương con
4HS đọc nối tiếp khổ thơ.
HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ.
Hs đọc nhẩm thuộc làng bài thơ.
3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
TL: Ca ngợi người mẹ và tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
Hs nêu ý nghĩa.
---– { —---
TOÁN
TPPCT-153: ÔN TẬP : PHÉP NHÂN
 I/MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
- Làm các Bt 1 (cột 1), 2, 3, 4. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Tính: 
35,12 +564,123 156,4 – 129,75 
Nhận xét.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn Hs luyện tập
Gv ghi phép nhân: a x b = c
Yêu cầu hs cho biết đâu là thừa số, tích.
Yêu cầu HS nêu các tính chất của phép nhân.
Gv nhận xét 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu cách giải
 Bài 2: Yêu cầu hs đọc đề bài, hướng dẫn Hs nêu cách nhẩm: Khi nhân một số thập phân số với 10, 100, 1000 ? Khi nhân một thập phân số với số 0,1; 0,01; 0,001 ?
Gv nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: Yêu cầu hs làm bằng cách thuận tiện nhất vào vở.
Bài 4:Yêu cầu HS nêu đề bài tự tóm tắt bài toán rồi giải
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Gv nhận xét tiết học.
2HS lên bảng làm.
HS nêu phép tính.
a, b là thừa số; c là tích.
Tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với 0; 1, nhân một tổng với một số.
Lớp nhận xét. 
Hs nêu cách giải. tự làm vào vở Hs lên bảng làm.
a) 4802 x 324 =1555848
b) 
c) 35,4 6,8 = 240,72
HS đọc to yêu cầu đề bài, lần lượt nêu miệng kết quả.
 a) 3,25 x 10 =32,5 
 b) 417,56 x 0,01= 4,1756 
Lớp nhận xét.
Hs đọc đề bài, làm vào vở ,lên bảng làm
a) 2,5 x 7,8 x 4 = 8,7 x 2,5 x 4 
(t/c g..hoán)
 = 7,8 x 10 ( t/c kết hợp)
 = 78 (nhân nhẩm 10)
d)8,3 x 7,9 +7,9 x 1,7 = (8,3 + 1,7) x 7,9
 = 10 x 7,9
 = 79 
HS nêu đề bài tự tóm tắt bài toán rồi giải
1HS lên bảng giải
Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:48,5 +33,5 = 82 (km)
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
 Độ dài quãng đường AB là:
 82 x 1,5 = 123 (km)
 Đáp số: 123km
---– { —---
Toán*: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về phép nhân chia phân số, số tự nhiên và số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 9: 4 = ...
A. 2 B. 2,25 C. 
b) Tìm giá trị của x nếu:
 67 : x = 22 dư 1 
A.42 B. 43
C.3 D. 33
Bài tập 2: 
 Đặt tính rồi tính:
a) 72,85 32 b) 35,48 4,8
 c) 21,83 4,05
Bài tập3:
 Chuyển thành phép nhân rồi tính:
a) 4,25kg +4,25kg +4,25 kg +4,25 kg 
b) 5,18 m + 5,18 m 3 + 5,18 m
c) 3,26 ha 9 + 3,26 ha
Bài tập4: 
Cuối năm 2005, dân số của một xã có 7500 người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hằng năm là 1,6 % thì cuối năm 2006 xã đó có bao nhiêu người?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Đáp án:
a) 22000,7 b) 170,304
 c) 88,4115
Lời giải: 
a) 4,25kg +4,25kg + 4,25 kg + 4,25 kg 
 = 4,25 kg 4 = 17 kg
b) 5,18 m + 5,18 m 3 + 5,18 m
 = (5,18 m + 5,18 m ) + 5,18 m 3 
 = 5,18 m 2 + 5,18 m 3 
 = 5,18 m (2 + 3)
 = 5,18 m 5
 = 25,9 m
c) 3,26 ha 9 + 3,26 ha
 = 3,26 ha (9 + 1)
 = 3,26 ha 10 = 32,6 ha
Lời giải: 
Cuối năm 2006, số dân tăng là:
 7500 : 100 1,6 = 120 (người)
Cuối năm 2006, xã đó cố số người là:
 7500 + 120 = 7620 (người)
 Đáp số: 7620 người.
 - HS chuẩn bị bài sau.
---– { —---
BUỔI CHIỀU
Địa lí ( ĐỊA PHƯƠNG )
Tiết PPCT- 31: BIỂN, SÔNG, RẠCH, NƯỚC NGẦM Ở CÀ MAU
A.Mục tiêu :
- Nắm đặc điểm của biển,sông, rạch, nứoc ngầm ở Cà Mau.
- Thấy được ích lợi của biển, sông, rạch, nước ngầm ở Cà Mau.
B. Đồ dùng dạy- học
- Sách LS và ĐL Cà Mau 
C.Các hoạt động dạy và học 
1.Giới thiệu bài mới 
2.Biển và bờ biển
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4
- Cho HS nghe các thông tin địa lí và lịch sử VN trả lời câu hỏi :”
+ Biển và bờ biển phía tây của Cà Mau có đặc điểm gì ?
- Cho đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt:
+Cà Mau tiếp giáp hai biển. Mặt Tây giáp Vịnh ThaÍ Lan, có đương bờ biển 145 km, có nhiều cửa sông đổ ra biển .( như Khánh Hội ở U minh, Sông Đốc (TVT ) , Mĩ Bình ( Cái nước ).Đường bờ biển phẳng, biển nông, bồi tụ và nở ít .
2.Hệ thống sông, rạch
Hoạt động II: Trao đổi nhóm 2
- Cho HS trao đổi nhóm 2 các câu hỏi sau:
+ Hệ thống sông, rạch ở Cà Mau có đặc điểm gì ?
+ Nêu một số con sông lớn ở Cà Mau?
- Yêu cầu một số nhóm trình bày 
- Chốt ý đúng :
+ Tổng số sông rạch khoảng 7 ngàn km , mật độ trung bình 1,34 km/km2 , với tổng dT mặt nứoc là 15 ngàn 766 ha, chiếm 3,02 % DT đất tự nhiên toàn tỉnh .
+ Sông Ông Trang, sông Ông Đốc , sông Cái Tàu,vv.
3.Nước ngầm
Hoạt động III: Nghe thông tin 
- Cho HS nghe thông tin 
- Trả lời câu hỏi:
+ Nước ngầm có vai trò quan trọng như thế nào ?
Cho HS suy nghĩ 
Một số HS trình bày 
Chốt: 
+ Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của ND trong tỉnh về mùa khô.
4. Biển và bờ biển, sông ngòi có vai trò gì ?
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Biển và bờ biển có vai trò gì?
+ Sông ngòi và kênh rạch có vai trò gì ?
- Cho một số HS trình bày
- Chốt:
+ Biển cung cấp hải sản cho đời sống và các nhà máy chế biến thực phẩm .
Là đuờng giao thông đường biển quan trọng trong nước và các nước .
+ Bờ biển là nơi du lịch nổi tiếng.
+ Sông ngòi dày đặc cung cấp nước , và là đường giao thông đi lại trong các huyện .
2.3.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các ND trên
- Nhận xét, đánh giá 
- Chuẩn bị tiết 32 .
- Trao đổi nhóm 4 trong 2 phút 
-3 nhóm trình bày, 2 nhóm nhận xét 
- Hình thành nhóm 2
- Trả lời cá câu hỏi 
- 3 nhóm trình bay, 2 nhóm bổ sung 
- Nghe đọc thông tin
- HS suy nghĩ 
- 3 HS trình bày, 1 HS khác nhận xét, bổ sung 
- Làm việc cá nhân
- 4 HS trình bày, 2 HS nhận xét 
---– { —---
KỂ CHUYỆN
TPPCT-31: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC 
THAM GIA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật trong truyện.
- Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi hs kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
GV nhận xét.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
Yêu cầu hs đọc đề bài.
GV gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề Kể về việc làm tốt của bạn em
Yêu cầu cầu HS đọc các gợi ý SGK
Yêu cầu HS viết dàn ý câu chuyện định kể.
Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện.
Cho Hs kể trong nhóm cho nhau nghe, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện
Gv theo dõi kiểm tra các nhóm làm việc.
Cho hs thi kể trước lớp.
Gv hướng dẫn HS nhận xét về câu chuyện và lời kể của từng HS.
GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương những em kể hay, nội dung câu chuyện phù hợp, hay nhất.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
GV nhận xét tiết học.
1HS kể
Hs đọc đề.
HS đọc đề bài: Kể về việc làm tốt của bạn em
1 Hs đọc to, lớp theo dõi SGK
HS viết dàn ý câu chuyện định kể
Một số HS lần lượt đứng lên giới thiệu.
Từng cặp hs kể chuyện
Đại diện hs thi kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Lớp nhận xét.
---– { —---
CHÍNH TẢ
TPPCT-31: (Nghe- viết) TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương (BT 2, 3 a hoặc b).
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương (BT3) lên bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của học sinh
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Yêu cầu HS viết: Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài. Ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS nghe -viết chính tả.
*Gv đọc mẫu lần 1
Yêu cầu 1HS đọc bài chính tả.
- H: Đoạn văn kể về điều gì?
- Gv đọc cho HS viết từ khó 
Yêu cầu HS đọc từ khó.
Nhắc nhở hs cách ngồi viết, chú ý cách viết tên riêng
*Viết chính tả :
- GV đọc cho HS viết. Gv theo dõi giúp đỡ những em yếu.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả .
*Chấm , chữa bài :
GV chấm 5 bài.
3. Hướng dẫn hs làm bài tập.
*Bài tập 2: Yêu cầu hs nêu đề bài, trao đổi nhóm xếp các tên huy chương, danh hiệu giải thưởng vào cho đúng.
Yêu cầu đại diện nhóm lên gắn trên bảng lớp, mỗi nhóm một câu.
Gv nhận xét, bổ sung 
Yêu cầu Hs đọc lại
*Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc lại đề bài, viết lại vào vở cho đúng câu a). 
Yêu cầu Hs lên bảng viết.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chữa lỗi sai trong bài viết.
- Về nhà chữa lỗi viết sai vào vở.
2HS lên bảng viết từ, lớp viết vào giấy nháp.
*HS theo dõi trong SGK.
1HS đọc to bài chính tả..
- TL : Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành áo dài tân thời.
- 2HS lên bảng viết từ khó, lớp viết vào nháp: thế kỉ XIX, giữa sống lưng, buông, buộc thắt cổ truyền, khuy.
HS đọc từ khó, cá nhân, cả lớp.
- HS viết chính tả .
- HS đổi vở soát lỗi .
*Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của đề bài, Hs trao đổi nhóm 2, thực hiện yêu cầu bài tập. Đại diện nhóm nêu bài làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
a) - Giải nhất : Huy chương Vàng 
 - Giải nhì : Huy chương Bạc 
 - Giải ba: Huy chương Đồng
b) Danh hiệu cao quý nhất : Nghệ sĩ Nhân dân
 Danh hiệu cao quý : Nghệ sĩ Ưu tú.
c) Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất : Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
 Cầu thủ, thủ môn xuất sắc : Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
HS đọc lại các giải thưởng trên.
*Bài tập 3: Hs đọc lại đề bài, viết lại vào vở. 2HS lên bảng viết:
a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
---– { —---
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019
BUỔI SÁNG
TOÁN
TPPCT-154: LUYỆN TẬP
 I/MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng ý nghĩa phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
- Làm các BT 1, 2, 3. - GD dân số cho HS.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Tính: 3,12 0,1 
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn Hs luyện tập
Bài tập 1: GV yêu cầu HS tự làm và chữa bài.
 Gv nhận xét.
Bài tập 2: GV yêu cầu HS tự làm và chữa bài.
Gv nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 3: Yêu cầu hs làm bằng cách thuận tiện nhất vào vở.
Cho HS nhận xét về số dân tăng trong 1 năm. GV GD dân số, về tuyên truyền thực hiện KHHGĐ.
Bài tập 4: Yêu cầu HS nêu đề bài tự tóm tắt bài toán rồi giải
Tóm tắt:
vthuyền máy: 22,6 km/giờ
vdòng nước: 2,2 km/giờ
t: 1giờ 15 phút
sAB: ? km (thuyền xuôi dòng)
Gv nhận xét.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Gv nhận xét tiết học.
2HS lên bảng làm.
Bài tập 1: Hs tự làm vào vở, 3Hs lên bảng làm. Lớp nhận xét.
a) 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg
 = 6,75kg3 = 20,25kg
b) 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 3
 = 7,14m2 2 + 7,14m2 3 
 = 7,14m2 5 = 35,7m2 
c) 9,26dm3 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 (9 + 1) 
 = 9,26dm3 10 = 92,6dm3 
Bài tập 2: Hs tự làm vào vở, 3Hs lên bảng làm. Lớp nhận xét.
 a) 3,125 + 2,075 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275
 b) (3,125 + 2,075) 2 = 5,2 2 = 10,4
Bài tập 3: Hs đọc đề bài, làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét 
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77 515 000 : 100 x 1,3 = 1 007 695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77 515 000 + 1 007 695 = 78 522 695 (người)
 ĐS: 78 522 695 người
Bài tập 4: HS nêu đề bài tự tóm tắt bài toán rồi giải
1HS lên bảng giải
Bài giải
Vận tốc thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 +2,2 = 24,8 (km/giờ)
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
 Đáp số: 31km
Lớp nhận xét. 
---– { —---
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TPPCT-61: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam (BT 2) đặt được câu với 1 trong 3 câu tục ngữ ở BT 2 (BT 3).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng lớp viết 2 câu văn BT1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: Nêu tác dụng của dấu phẩy
Gv nhận xét.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1:Yêu cầu hs đọc nội dung yêu cầu bài tập, làm bài vào vở BT.
Yêu cầu Hs đứng tại chỗ trả lời
Gv nhân xét chốt lại ý đúng
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài, thảo luận nhóm, đại diện Hs phát biểu ý kiến.
Gv nhận xét chốt lại ý đúng
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu”
2HS trả lời.
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm, làm vào vở BT.
HS đọc câu nối đã nối. Lớp nhận xét:
+Anh hùng: có tài năng, khí phách, 
+Bất khuất: không chịu khuất phục 
+Trung hậu: chân thành và tốt bụng 
+Đảm đang: biết gánh vác, lo toan mọi việc
b) Những từ ngữ chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ; cẩn cù ;nhân hậu; khoan dung; độ lượng ;dịu dàng; bết quan tâm đến mọi người..
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu đề bài, thảo luận nhóm đôi, đại diện Hs phát biểu ý kiến.
a) Mẹ lúc nào cũng nhường điều tốt nhất cho con: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_31_huynh_diem_mi.doc