Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

TOÁN

Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

2. Kĩ năng

- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Ê ke, thước thẳng

 - HS: Ê ke, thước thẳng

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 45 trang xuanhoa 12/08/2022 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 01 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc..
2. Kĩ năng
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. 
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Ê ke, thước thẳng
 - HS: Ê ke, thước thẳng 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: : Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
a. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: 
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD 
+ Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?)
- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. 
+Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
+ Các góc này có chung đỉnh nào?
* Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. 
 - GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. 
 - GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: 
 + Vẽ đường thẳng AB. 
 + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. 
 - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS vẽ vào nháp
+ Hình ABCD là hình chữ nhật. 
+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
- Làm theo GV
+ Là góc vuông. 
+ Chung đỉnh C. 
- HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo. 
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
3. HĐ thực hành (17p)
* Mục tiêu: Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
* Cách tiến hành
Bài 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK. 
- GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án. 
+ Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. 
 Bài 3a: (HSNK làm cả bài)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài: dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau. 
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. 
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
-HS đọc yêu cầu bài
Đ/a:
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. 
+Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì em thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
 AB và AD, AD và DC, DC và CB, BC và AB. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
Đ/a:
a. AE và ED, ED và DC
- Thực hành kiểm tra các đường thẳng vuông góc trong thực tế bằng ê-ke
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Phẩm chất
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh
- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời.
+Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cvận, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Lắng nghe
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải đến phải kiếm sống. 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương đến đốt cây bông. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)
- Gọi HS trả lời và bổ sung. 
** Liên hệ giáo dục: 
+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
- Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 
+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc phân vai được lời các nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc phân vai
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (1 phút)
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Nếu bố mẹ em phản đối ước mở của em, em sẽ thuyết phục họ như thế nào?
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
- Củng cố về làm tính cộng, trừ các số tự nhiên và dựa vào các tính chất của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện 
- Giải toán có lời văn 
II. ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC : Chuẩn bị phiếu học tập 
III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU
1. Khởi động: Lớp trưởng lên điều khiển lớp khởi động và kiểm tra kiến thức cũ.
2. Baøi cuõ: Học sinh lên bảng tính : 1289 + 4481 9866 - 6654
3. Baøi môùi: 
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Giôùi thieäu: giáo viên nêu ghi bảng
Hoaït ñoäng1: nhắc lại một số tính chất của phép cộng 
Hoaït ñoäng 2: Thöïc haønh
Baøi taäp 1: đặt tính rồi Tính 
Làm bài vào bảng con
47985 + 26807 87254 + 5508 
93862 – 25836 10000- 6565 
Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm 
Nêu kết quả đúng 
Baøi taäp 2: Tính tổng bằng cách thuận tiện nhất 
Gv phát phiếu HS làm phiếu, thu một số phiếu chấm, nhận xét.
Giáo viên viết đề cho học sinh nêu cách tìm 
Làm bài vào phiếu thu một số phiếu chấm 
Baøi taäp 3 :
ô tô 1 : 16 tấn 
ô tô 2 : 4 tấn 
Học sinh giải vào vở 
Giáo viên thu một số vở chấm nhận xét 
4 Củng cố dặn dò: 
LỚP TRƯỞNG lên điều khiển lớp chia sẻ sau bài học.
Hệ thống nội dung bài hướng dẫn học ở nhà – nhận xét giờ học 
Học sinh nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng .
Baøi taäp 2: Tính tổng bằng cách thuận tiện nhất 
234 + 177 +16 +23 
 = (234 + 16 ) + ( 177 + 23) 
= 250 + 200 
= 450
1 + 2 + 3 + 97 +98+99 = (1 +99 )+(2+98) +(3 +97)= 100 + 100 +100 =300
Giải
Số tấn hàng ô tô 2 chuyển được là
( 16 - 4 ) : 2 = 6 (tấn )
số tấn hàng ô tô 1 chuyển được là :
6 + 4 = 10 ( tấn )
Đáp số : 10 tấn ; 6 tấn
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, bể nước phải có nắp đậy
+ Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước
.3. Phẩm chất
- Có ý thức phòng tránh đuối nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 *KNS: +Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước
 +Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
 + Phiếu ghi các tình huống.
 - HS: SGK 
2.Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
+ Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào? 
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng, 
+Phải cho uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối 
2.Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
 - Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ 1: Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước: 
 - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao?
+ Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- GV kết luận.
HĐ2: Một số nguyện tắc khi tập hoặc đi bơi. 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
+ Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
 * GV: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi. 
3. Thực hành:
Xử lí tình huống
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. 
 - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 1: Cường và Dũng vừa đi đá bóng về. Dũng rủ Cường ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Cường em sẽ nói gì với bạn ?
+ Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3: Minh đến nhàTuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 + Nhóm 4: Tình huống 4: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
4. HĐ vận dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 2 - Lớp
- Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp. 
+ Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. 
+ Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em. 
+ Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. 
+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. 
- HS đọc bài học. 
Nhóm 4- Lớp
- HS thảo luận nhóm. 
- HS tiến hành thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: 
+ Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. 
+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. 
+ Trước khi bơi cần phải khởi động; tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi. 
- HS lắng nghe
- Nhận phiếu, tiến hành thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
+ Em sẽ nói với Dũng là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm. 
+ Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đvận xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đvận gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn. 
+ Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ. 
+ Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối. 
- HS ghi nhớ KT bài học
-Tìm hiểu cách sơ cứu người bị đuối nước
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHVẬN KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
2. Kĩ năng:
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Có ước mơ đẹp và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình
- Phê phán những ước mơ viển vông, phi lí
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: -Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Đặt mục tiêu. Kiên định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- HS: SGK, câu chuyện
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện:(8P)
* Mục tiêu: HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân. 
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
a. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. 
- Gọi HS đọc gợi ý 2. (các hướng xây dựng cốt truyện và VD)
- GV ghi nhanh 3 hướng xây dựng cốt truyện. 
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. 
+ Những cố gắng để đạt ước mơ. 
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. 
+ Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. 
b. Đặt tên cho câu chuyện: 
- Gv gọi HS đọc gợi ý 3. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện. 
* Gv lưu ý HS: Kể chuyện chvận kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em. VD: ở cạnh nhà tôi có một cô chơi đàn rất hay... Kể câu chuyện em trực tiếp tham gia, em phải là nhân vật chính trong câu chuyện). 
- Đọc để bài, gạch chân dưới các từ quan trọng.
Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè em, người thân.
+ Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật. 
+ Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân. 
- 3 HS đọc thành tiếng gợi ý 2. 
- HS tiếp nối nhau nói đề tài KC và hướng xây dựng cốt truyện của mình
VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo. 
- HS đọc gợi ý 3. 
- HS suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện của mình. 
- Lắng nghe
3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình.
- Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
- Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :
* Kể chuyện theo cặp: 
- GV theo dõi, hướng dẫn góp ý. 
*Thi KC trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. 
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hvận ở lớp học. 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. 
- Nhận xét từng HS, khen/ động viên.
-Tuyên dương Hs thi kể hay.
- Nhận xét, đánh giá, liên hệ giáo dục về ước mơ và nỗ lực thực hiện ước mơ 
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. 
- HS tham gia kể chuyện. 
- Hỏi và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Trình bày kế hoạch để thực hiện ước mơ của em
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
ÔN TẬP LÀM VĂN : 
LUYỆN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN 
I. MUÏC TIEÂU
Giuùp HS oân taäp củng cố phát triển câu chuyện 
Rèn luyện văn nói và diễn đạt trôi chảy 
II. ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC 
III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU
1. Khởi động: Lớp trưởng lên điều khiển lớp khởi động và kiểm tra kiến thức cũ.
2. Baøi cuõ: Đọc đoạn văn đã hoàn thành ở tiết trước 
Nhận xét .
3. Baøi môùi: 
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
 Giôùi thieäu: GV ghi đề 
Đọc lại các phần của từng đoạn câu chuyện Vào nghề 
Chọn và viết hoàn chỉnh đoạn còn thiếu của câu chuyện 
Thực hành : 
Viết phần mở đầu cho từng đoạn văn trong câu chuyện “ Vào nghề “ để đoạn văn hoàn chỉnh 
Gv cho học sinh đọc và nêu nhận xét về phần mở đầu còn thiếu trong mỗi đoạn 
 Làm vào vở 
Giáo viên theo dõi giúp đỡ chú ý học sinh phải chú ý thứ tự các sự việc diễn ra
Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm 
Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn ?
4 Củng Cố : LỚP TRƯỞNG lên điều khiển lớp chia sẻ sau bài học.
Hệ thống nội dung bài
5 Dặn dò : Hướng dẫn ôn luyện ở nhà chuẩn bị tiết sau .Nhận xét giờ học 
Học sinh thảo luận nhóm trình bày các sự việc 
Học sinh đọc kỹ yêu cầu 
Thảo luận nhóm để làm bài 
Hai em làm phiếu lớn, lớp làm vào vở 
Học sinh trình bày bài viết 
Lớp nhận xét bổ sung
Học sinh nêu cách hoàn thành câu mở đoạn 
HS nêu vai trò và trình tự thời gian của đoạn văn 
Đọc đoạn văn kể chuyện của mình 
Trình bày miệng – nhận xét 
Thứ Ba ngày 02 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được hai đường thẳng song song. 
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Thước thẳng và ê ke.
 -HS: Bộ ĐD Toán 4, thước kẻ, ê ke,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Hình thành kiến thức mới (15p)
* Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
a.Giới thiệu hai đường thẳng song song: 
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. 
 A B
 C D
 - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. 
 A B
 C D
- GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không?
b.Tính chất của 2 đường thẳng song song 
 - GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. 
+ Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song
- Hình chữ nhật ABCD. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
- HS thao tác
+ Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. 
- HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, 
+ Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song. 
* Cách tiến hành
 Bài 1
Bài 1
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
 - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. 
- Gọi 1 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung, chữa bài. (nếu cần)
- GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). 
 Bài 3a: (HSNK làm cả bài)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
+ Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. 
- HS tự suy nghĩ, làm bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Đ/a:	
a, Trong hình chữ nhật ABCD, có: 
Cạnh AB song song DC; cạnh AD song song BC. 
b, Trong hình vuông MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song QP, cạnh MQ song song NP. 
- Thực hiện theo YC của GV.
Đ/a:
 Trong hình đã cho ta có: 
+ Các cạnh song song với BE là AG, CD. 
- Thực hiện theo YC của GV.
- Làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp
Đ/a:
 a, * Trong hình tứ giác MNPQ, có: 
- Cạnh MN song song với cạnh QP. 
* Trong hình tứ giác DIHGE, có:
- Cạnh DI song song với cạnh HG. trong sách toán buổi 2
- Ghi nhớ kiến thức về 2 đt song song
* Bài tập: Hình bên có mấy cặp cạnh nào song song?
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
THỢ RÈN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Hiểu nội dung đoạn viết.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a phân biệt l/n
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
2. Bài mới
Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 7 chữ.
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS bài viết.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
* GV: Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động. 
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai. 
- HS nêu từ khó viết: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, 
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 7 chữ
* Cách tiến hành:
- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_ban_chuan_kie.docx