Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

THỨ HAI

1. TẬP ĐỌC

 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ tiết 15

I/ Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các CH 1,2,4; thuộc 1,2 khổ trong bài)

II/ Đồ dùng dạy học:

GV : - Tranh minh họa. Băng giấy viết khổ 1,4 hướng dẫn đọc .

HS : SGK

III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:

-Nội dung :

a. Hướng dẫn luyện đọc: nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn

b.Tìm hiểu bài

Câu hỏi:

 

doc 20 trang xuanhoa 06/08/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
Tháng thứ Hai – năm học: 2018 - 2019
Thứ
Ngày 
Buổi
Môn 
Tên bài dạy
Hai
15-10-2018
Sáng 
SHĐT
Chào cờ 
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
NGLL
GV bộ môn
Toán
Luyện tập
Chiều
Khoa học
Bạn thấy thế nào khi bị bệnh
Lịch sử
Ôn tập
L.Toán
Luyện đọc 
Ba
16-10-2018
Sáng
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
Chính tả
(Nghe viết) Trung thu độc lập
Tin học
GV bộ môn
Tin học
Gv bộ môn
Chiều 
Anh văn
GV bộ môn
Anh văn
Gv bộ môn
L-từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Tư
17-10-2018
Sáng
Anh văn
GV bộ môn
Anh văn
Gv bộ môn
Toán
Luyện tập
Thể dục
Gv bộ môn
Chiều
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
Tập đọc
Đôi giầy ba ta màu xanh
LTiếng Việt
Luyện viết: Đôi giầy ba ta màu xanh
Năm
18-10-2018
Sáng
Toán
Luyện tập chung
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
Âm nhạc
GV bộ môn
Mĩ Thuật
Gv bộ môn
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (tiết 1)
Chiều 
HỌP TỔ CM
Sáu
19-10-208
Sáng
Toán
Góc nhọn góc tù, góc bẹt
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
Kể chuyện
KC đã nghe đã đọc
Thể dục
GV bộ môn
Chiều
Địa lí
HĐ SX của người dân ở Tây Nguyên 
L- từ câu
Dấu ngoặc kép
Đạođức
+ SHL
Tiết kiệm tiền của (tiết 2)
Giữ gìn trường lớp sạch sẽ
THỨ HAI
1. TẬP ĐỌC
 	 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ tiết 15
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các CH 1,2,4; thuộc 1,2 khổ trong bài)
II/ Đồ dùng dạy học:
GV : 	- Tranh minh họa. Băng giấy viết khổ 1,4 hướng dẫn đọc .
HS : SGK
III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung :
a. Hướng dẫn luyện đọc: nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn 
b.Tìm hiểu bài 
Câu hỏi:
1) Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? (HSCHT)
2) Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?HSHT
a)Ước không còn mùa đông
b)Ước hóa trái bom thành trái ngon .
-Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài
4) Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao? HS HTT
c.Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
- Đọc mẫu khổ thơ . Sửa chữa , uốn nắn
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, vấn đáp thuyết trình
-Hình thức: nhóm cá nhân
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
2
 TOÁN
	 LUYỆN TẬP tiết 36
I/ MỤC TIÊU
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
II/ Đồ dùng dạy học:	 
GV: - Phấn màu .
HS : - SGK, Vở
III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung:
Bài 1 : 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HSCHT
- Khi đặt tính để tính tổng nhiều số hạng ta phải chú ý điều gì? HSCHT
Bài 2 : vận dụng tính chất kết hợp phép cộng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. HSHTT
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề toán. HSHTT - nêu cách làm
Bài 5: 
- Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm thế nào? HSHT
- Vậy nếu ta có chiều dài HCN là a, chiều rộng HCN là b thì chu vi HCN là gì? HSHTT
- Gọi chu vi HCN là P, ta có: P = (a+ b) x 2
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, vấn đáp 
-Hình thức: nhóm cá nhân
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
3. KHOA HỌC
	 BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH tiết 15
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi ,đau bụng, nôn, sốt,..
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
- KNS : Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Hình trang 28 , 29 SGK - Phiếu học tập .
HS : - SGK
 III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung:
1 : Quan sát hình - kể chuyện .
- Yêu cầu từng em thực hiện theo yêu cầu SGK 
-HS Quan sát và Thực hành SGK/32 .
* Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm.
Câu hỏi
+ Kể tên một số bệnh em đã mắc phải .
+ Khi bị bệnh đó , em cảm thấy thế nào ?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?
2. Trò chơi đóng vai :Mẹ ơi , con sốt ! .
-Các nhóm lên đóng vai .
- Cả lớp theo dõi, thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .
Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ?
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, sánh vai.
-Hình thức: nhóm 4,cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------
4. LỊCH SỬ
 	 ÔN TẬP Tiết 8
I. MỤC TIÊU
-Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước .
+ Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : - Băng và hình vẽ trục thời gian .
	- Một số tranh , ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu mục I SGK .
HS : SGK
III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung:
Câu hỏi:
- GV treo trục thời gian lên bảng 
- HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục :
 khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 .
- Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.HSCHT
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa? HSHT
-Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. HSHTT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, thuyết trình, sanh vai.
-Hình thức: nhóm 4,cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------
5. LUYỆN TOÁN
 luyện tập các phép tính cộng trừ
I/ MỤC TIÊU
- Củng cốtính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng con ,vở.
III.Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung:
Bài tập:
1. Đặt tính rồi tính: HSCHT
 a/ 5264+3978+6051 
 b/ 42716+27054 
 c/ 78901 – 23615
 d/ 458 907 – 21 89 20
2. Tính bằng cách thuận tiện nhất. HSHT
a. 357 +188 +643 
 b.412 +298 +156 
 c. 851 +9907+1999 
d. 617 +998 +383
3.Số trung bình cộng của hai số là 36 .Biết một trong hai số đó là 50 .Tìm số kia HSHTT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, 
-Hình thức: cá nhân
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba
1. TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
 CỦA HAI SỐ ĐÓ tiết 37
I/ Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng phụ ghi bài giải mẫu - Phấn màu .
HS : - SGK, V3, bảng con.
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung:
1: Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
GV yêu cầu HS đọc đề toán.
GV đặt câu hỏi để HS nêu: đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì? HSHT 
GV vẽ tóm tắt lên bảng.
a.Tìm hiểu cách giải thứ nhất:
- Nếu bớt 10(hiệu) ở số lớn thì tổng như thế nào? SHCHT
Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? và bằng số nào? HSHT
Vậy 70 – 10 = 60 là gì?
-Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào?
Tìm hiểu cách giải thứ hai:
Nếu tăng 10(hiệu) ở số bé thì tổng như thế nào? HSHTT
Khi tổng đã tăng thêm 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào? HSHTT
Vậy 70 + 10 = 80 là gì? HSCHT
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì? HSCHT
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề HSHT
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu hai số mình tìm được. HSHTT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích tổng hợp.
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4.
------------------------------------------------------------------------------------------------
2 . CHÍNH TẢ
 TRUNG THU ĐỘC LẬP Tiết 8
I/ MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng bài tập 2b, 3a.
GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV : - Một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ .
HS : - SGK, V2
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
1 : Hướng dẫn viết chính tả .
- Đọc đoạn thơ.
- Câu hỏi:
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
+ Đất nước ta đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
Tìm các từ khó dễ lẫn. cuộc sống, thác ,đổ, phấp phới, soi sáng, chi chít, rãi,bát ngát.
- Cho HS phân tích.
- Viết các từ vừa tìm được.- Viết chính tả.- Chấm , chữa 5 -7 bài .
Bài 2b: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài- đọc kết quả đúng: yên tĩnh- bỗng nhiên- ngạc nhiên- biểu diễn- buộc miệng- tiếng đàn
Bài 3a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. HS thảo luận nhóm đôi..
- Nhận xét
Lời giải: rẻ - danh nhân – giường
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4.
------------------------------------------------------------------------------------------------
3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI Tiết 15
I/ MỤC TIÊU
- Nắm được quy tắc viết tên người , tên địa lí nước ngoài (ND ghi nhớ)
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người ,tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III)
II/ Đồ dùng dạy học
GV - 1 số thăm ghi tên thủ đô của các nước và ghi tên nước .
HS - Từ điển
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
1 : Nhận xét . 
Bài 1 : 
- Đọc mẫu các tên riêng nước ngoài; hướng dẫn HS đọc đúng theo các chữ viết: Mô-rit-xơ Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a.
- Gọi 3-4 HS đọc lại.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? (CHT)
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào? HTT
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?( giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối)
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: 
-Cách viết một số tên người, địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
2 : Ghi nhớ .
 - Gọi HS đọc gi nhớ HSCHT
3 : Luyện tập .
Bài 1: Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ viết sai, sửa lại cho đúng.HSHT
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 3-4 HS lên bảng làm bài. HS HT
Bài 3 : Trò chơi du lịch .HSHTT
- Giải thích cách chơi:
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ TƯ
1. TOÁN Tiết 38
	 	 LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU
- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Đồ dùng dạy học
HS : - SGK, Vở, bảng con.
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
Bài tập 1: 
Học sinh đọc yêu cầu bài HSCHT
-Yêu cầu HS tự làm giải HS nhắc lại cách tìm , số lớn và số bé khi biết tổng và hiệu của chúng.
Bài tập 2: Cá nhân
Hướng dẫn tương tự bài 1
Học sinh lên bảng thực hiện HSHT
- Nhận xét, sửa bài.
Bài tập 3: HS về nhà làm.HSHT
Bài tập 4: Nhóm 4.- Hướng dẫn và phân tích bài toán.trình bày kết quả
Bài tập 5: học sinh đọc đề bài - trao dổi cách giải HSHTT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích giảng giải.
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
2. TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN tiết 15
 ( tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1,3,4 (ở tiết TLV tuần 7) – (BT1) ; nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2) . Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian( BT3).
KNS: Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : - Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề .
	- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn SGK/73 .
Viết 1 – 2 câu phần :Diễn biến , Kết thúc .(gạch dưới bằng bút đỏ những câu mở đầu )
HS : - SGK
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
-Hướng dẫn HS làm bài tập- Đọc yêu cầu BT HSCHT
- Bài 3: Cá nhân.
+ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài TĐ trong SGK 
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể . HSHT
- Cho HS thi kể chuyện. HSHTT
-Nhận xét : câu chuyện có kể đúng theo trình tự thời gian không.
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, thuyết trình 
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
3. TẬP ĐỌC
	ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH tiết 16
I/ MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu ND : Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học.
GV : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
HS : - SGK
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
a. Hướng dẫn luyện đọc 
- 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn.
- Phát âm, ngắt nghỉ hơi và giải nghĩa từ khó
Câu hỏi:
1. Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta . HSHT
2.+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? HSHT
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? 
3.Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày . HSHTT
c. Đọc diễn cảm : đoạn từ “hôm nhận giày nhảy tưng tưng”
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, thuyết trình 
-Hình thức: cá nhân, nhóm 2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
4. LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện viết : Đôi giày ba ta màu xanh
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.Đoạn từ “Sau này ...........đén lớp”
II. Đồ dùng dạy học.
GV : - bài đọc trong SGK . 
HS : - SGK- Vở
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
-Viết chính tả (12 phút):
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả
-Gv thu vở nhận xét chữa sai
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, luyện viết
-Hình thức: cá nhân.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 18/ 10 /2018
 Người dạy: Huỳnh Thị Bê 
1. Môn : Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG tiết 39
I.MỤC TIÊU: 
Có kĩ năng thực hiện phép tính cộng , trừ ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị biểu thức số .
Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II.Đồ dùng dạy học
	SGK - vở - bảng con
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
Bài tập 1: 
-Học sinh đọc yêu cầu bài - HS CHT
-Học sinh lên bản tính và thử lại;
-Học sinh nhận xét kết quả
Bài tập 2: Cá nhân.
- Ôn lại quy tắc tính giá trị biểu thức . HSHT
Bài tập 3: Cá nhân 
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh HSHTT
Bài tập 4: Nhóm 4.
- Hướng dẫn và phân tích bài toán.
- GV động viên HS giải bài theo các cách khác nhau. HSHT
Bài tập 5: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số bị chia HSHTT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích tổng hợp 
-Hình thức: cá nhân, nhóm 2
----------------------------------------------------------------------------------------------
2 . KHOA HỌC
 	 ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH tiết 16
I/ MỤC TIÊU
-Nhận biết được người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- KNS: Nhận thức chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV - Hình trang 34 , 35 SGK .
- Chuẩn bị theo nhóm :1 gói ô-rê-dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , lít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm .
HS : - SGK
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
Câu hỏi
 1.Khi bị bệnh ,cần ăn uống thế nào?
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường .
+ Đối với người bệnh nặng , nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít , nên cho ăn thế nào ?
KNS:Khi bị bệnh các em cần ăn uống như thế nào?
2.Thực hành pha ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. :
- Các nhóm thực hiện. GV theo dõi, giúp đỡ.
3 đóng vai.
- GV yêu cầu: Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Phân tích tổng hợp 
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------
3. KĨ THUẬT
	 KHÂU ĐỘT THƯA Tiết 7: 
 (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU
- Biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
Mẫu khâu đột thưa.
HS : Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướngdẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.
2.Quy trình thực hiện:
-Nêu nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái? HSHT
+ Nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa? HSHT 
Quan sát hình 3b,3c,3d,hãy nêu cách khâu mũi khâu đột thưa thứ ba,thứ tư,thứ năm..? 
HS HT
-Từ cách khâu trên, em hãy nêu nhận xét cách khâu các mũi khâu đột thưa? HSHTT
-Dựa vào hình 4,em hãy nêu cách kết thúcđường khâu đột thưa? HSHT
3.- Đọc ghi nhớ : HSCHT
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, theo mẩu 
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
----------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 19/ 10 /2018
 Người dạy: Huỳnh Thị Bê 
TOÁN
1. GÓC NHỌN,GÓC TÙ,GÓC BẸT Tiết 40:
I/ MỤC TIÊU
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke)
II. Đồ dùng dạy học
 GV - Ê- ke .Bảng phụ vẽ các góc nhọn , góc tù , góc bẹt 
 HS : - SGK, bảng con.V3
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
a) Giới thiệu góc nhọn :
- Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ 1 góc không vuông
-Góc nhọn AOB có: đỉnh O , cạnh OA , OB . HS nêu lại HSCHT
- Vẽ lên bảng một góc nhọn khác . HSHT
b) Giới thiệu góc tù : 
- Yêu cầu HS quan sát góc tù ở bảng phụ . HSHT
Góc tù MON có: đỉnh O , cạnh OM , ON ” .
- Quan sát rồi dùng Eke kiểm tra, đọc tên góc.
c) Giới thiệu góc bẹt : 
- Yêu cầu HS quan sát góc bẹt 
-Nêu tên các góc bẹt HSHTT
Góc bẹt COD có: đỉnh O , cạnh OC , OD ” ..
Bài tập1: Nhận biết góc nhọn , góc tù , góc vuông, góc bẹt . HSCHT
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
-Nhận biết góc nhọn AMN; VDU; góc tù QBP;GOH , góc vuông ICK;, góc bẹt XEY. HSCHT
-Hoc sinh nhận xét kết quả.
Bài tập2 :
-Học sinh yêu cầu bài. Trao đổi bạn để nhận rá góc nhọn trong tam giác
-Học sinh nêu tên tam giác nào có 3 góc nhọn ABC;tam giác có góc tù là tam giacsMNP; tam giác có góc vuông là DEG. ( HSHT)
-Nhận xét kết quả
-GV chốt lại
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, trực quan.
-Hình thức: cá nhân, nhóm 2
 TM.TỔ CHUYÊN MÔN
	 TTCM
 Nguyễn Thị Bích Ngọc
2 Tập làm văn
Tiết 14:	LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt)
I / MỤC TIÊU
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai ( Bài TĐ tuần 7 ) –BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV(BT2, BT3).
II/ CHUẨN BỊ
GV : - Một tờ phiếu ghi ví dụ chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể BT1.
- Một tờ phiếu khổ to ghi so sánh lời mở đầu đoạn 1 , 2 của truyện Ở Vương quốc Tương Lai theo 2 cách kể : trình tự thời gian , trình tự không gian BT3 .
HS : - SGK
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
1:Hướng dẫn kể theo thứ tự thời gian.
- Bài 1: HS đọc yêu cầu BT - HS CHT
- Kể theo trình tự thời gian: việc xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
- 1 HS làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể . 
- Từng cặp đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai . HSCHT
- Quan sát tranh minh họa , suy nghĩ , tập kể lại theo trình tự thời gian .
- Vài ba em thi kể . HSHTT
2 : Hướng dẫn HS kể theo thứ tự không gian . 
- Bài 2 : HS đọc yêu cầu BT HSCHT
- Hướng dẫn hiểu yêu cầu của bài 
- Vài ba em thi kể . HSHT
 3 : So sánh hai cách kể . HSHTT
- Bài 3: HS đọc yêu cầu BT 
-Vài ba em thi kể . HSHT
- Dán tờ phiếu ghi hai cách mở đầu đoạn 1 , 2 .
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Thuyết trình
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
 	 	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC Tiết 8
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : - Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng phóng to .
HS : - SGK.
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
1. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
1 HS đọc đề bài. HSCHT
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
 Dàn ý chung
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật.
+ Mở đầu câu chuyện: câu chuyện xảy ra với ai, khi nào, ở đâu?
+ Diễn biến câu chuyện (nêu các sự việc theo đúng thứ tự, sự việc nào có trước thì kể trước, sự việc nào có sau thì kể sau).
+ Kết thúc câu chuyện: nói về số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính. Nêu ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể.
-HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong , cùng các bạn trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện. HTT
-Phương pháp: Thuyết trình,đàm thoại 
-Hình thức: cá nhân, nhóm4
4.
ĐỊA LÍ
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN Tiết 8
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số hoạt động sn3 xuất của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu , chè, ) trên đất bad an.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi , trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
II. Đồ dùng dạy học
GV : - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
- Tranh , ảnh về vùng trồng cây cà phê , một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
HS : - SGK
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
1. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:
Câu hỏi 
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? (Quan sát lược đồ hình 1).Chúng thuộc lọai cây gì? + Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây?(Quan sát bảng số liệu)
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
2.GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK.
+ Nhận xét vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột? ( HS HTT)
- GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường.
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
- Dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 SGK, 
 -Hãy kể tên các vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò.
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
-Phương pháp: Trực quan,đàm thoại thuyết trình
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Luyện từ và câu
 	 DẤU NGOẶC KÉP tiết 16
I/ MỤC TIÊU
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
- GD HCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
II.Đồ dùng dạy học:
GV - Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 3 ( phần Luyện tập ) .
HS : - Từ điển, SGK, V4
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung 
Nhận xét . 
- Bài 1 : -Phiếu đã ghi sẵn nội dung BT .
+Những từ ngữ, câu nào đặt trong dấu ngoặc kép ?(HSCHT)
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ? HSHT
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Lời nói của Bác Hồ đã nói lên tấm lòng vì dân, vì nước của Bác (HCM)
- Bài 2 : 
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ? HSHT
 + Khi nào dùng phối hợp với dấu hai chấm ? HSHT
- Bài 3 : 
Giảng về con tắc kè: Một con vật nhỏ , hình dáng hơi giống thạch sùng , thường kêu “tắc kè” .
+ Từ lầu chỉ cái gì ? Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
+Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? 
+Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
2 : Ghi nhớ . - Nhắc HS học thuộc . HSHT
3. Luyện tập .
- Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài (HSCHT)
- Dán phiếu bài làm.
- Bài 2 : 
- Gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ? (HSHTT)
- Bài 3: 
-1 em đọc yêu cầu BT . HS CHT
-“ vôi vữa”, “ trường thọ “, “ đoản thọ”.
-Phương pháp: Luyện tập thực hành, Thuyết trình
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
6 . Đạo đức
Tiết 8:	 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, . trong cuộc sống hằng ngày.
*GD SDNLTK&HQ: Năng lượng cũng là tiền của, chúng ta cần phải biết tiết kiệm năng lượng vì lợi ích của gia đình, của đất nước.(BT4)
*GDMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.(BT5)
Baøi 4: THÔØI GIAN QUYÙ BAÙU LAÉM
*Tích hợp đạo đức HCM
- Nhaän thöùc ñöôïc söï quyù troïng thôøi gian cuûa Baùc Hoà
- Trình baøy ñöôïc yù nghóa cuûa thôøi gian. caùch saép xeáp coâng vieäc hôïp lyù
- Bieát caùch tieát kieäm, söû duïng thôøi gian vaøo nhöõng vieäc cuï theå moät caùch phuø hôïp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV :	Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động .
HS : Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
 Bài tập 4 SGK
 – Học sinh yêu cầu bài tập HS CHT
Kết luận : Các việc làm (a) , (b) , (g) , (h) , (k) là tiết kiệm tiền của . Các việc làm (c) , (d) , (đ) , (e) , (i) là lãng phí tiền của .
*Tích hợp đạo đức HCM
- Em söû duïng thôøi gian haøng ngaøy vaøo nhöõng vieäc gì?
- Theo em, vieäc söû duïng thôøi gian cuûa mình ñaõ hôïp lyù chöa?
-Em hieåu nhö theá naøo veà vieäc coù ích vaø vieäc mình thích laøm?
GD SDNLTK&HQ: Năng lượng cũng là tiền của, chúng ta cần phải biết tiết kiệm năng lượng vì lợi ích của gia đình, của đất nước
Bài tập 5/SGK 
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong bài tập 5 . HSHT
GDMT : Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 Bài tập 6 SGK
-Học sinh đọc và trả lời bài tập
-Bài tập 7 SGK cho học sinh đọc thảo luận trình bày kết quả HSHTT
-Phương pháp: Trực quan,đàm thoại thuyết trình
-Hình thức: cá nhân, nhóm 4
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
LẦN 8
 GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP SẠCH SẼ
I.MỤC TIÊU: 
-Học sinh có ý thức giũ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, 
- Biết tham gia làm vệ sinh lớp,khu vực hằng ngày.
II. Đồ dùng học tập:
Chuẩn bị :
Số liệu báo cáo tổ trưởng
Gv : ghi nội dung sinh hoạt
III. Nội dung,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học:
-Nội dung
1.Kiểm điểm công tác tuần qua:
-Các tổ báo cáo các mặt tuần qua:
+ Học tập, làm bài, nói chuyện .+ Nếp về đường: đùa giởn, xô đẩy 
+ Chuyên cần: học trể, nghĩ học. +Đạo đức: nói tục, chửi thề.
+ Bình chọn gương người tốt- việc tốt.
+ Tổ đóng góp ý kiến.( nêu ra một số câu
hỏi về việc vi phạm và hướng khắc phục).
2. Lớp trưởng mời GVCN có ý kiến.
* Các tổ khác báo cáo tương tự
+ Lớp phó báo cáo, nhận xét.
3.GV phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
Thực hiện tốt chủ điểm - Vào lớp chăm chú nghe giảng bài, không nóichuyện riêng, giúp bạn học tốt- Thuộc bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.- Nghỉ học phải xin phép
- Thường xuyên truy bài đầu giờ- Giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ- Lễ phép với thầy cô, khách lạ và người lớn- Sinh hoạt về an toàn giao thông
- Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
-Phương pháp: Trực quan,đàm thoại thuyết trình
-Hình thức: cá nhân, nhóm theo tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.doc