Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 (Bản mới)
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 16)
Ngày dạy: / /
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về:
- Cách so sánh hai số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
2. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.*
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán – Lớp 4a3 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 16) Ngày dạy: / / YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: - Cách so sánh hai số tự nhiên. - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.* II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bảng phụ, SGK, kế hoạch bài học, phiếu bài tập.Bảng con, SGK, vở nháp. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của HS. * Cách tiến hành: Trò chơi: Ô số bí mật - GV yêu cầu HS viết và đọc số sau: 1) Số gồm có: 7 triệu, 3 trăm, 2 đơn vị (Cả lớp viết bảng con). 2) Viết số: Ba mươi tám nghìn chín tăm linh năm (Cả lớp viết bảng con). 3) Đọc số: 818234500 (Cá nhân). Giá trị của chữ số 2 trong số 818234500 là bao nhiêu? - GV chữa bài, nhận xét HS. - HS lắng nghe và nhắc lại. * Bài mới Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: HS nắm được cách so sánh các số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên. * Cách tiến hành: - GV nêu các cặp số tự nhiên: 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325, rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: + 100 > 89, 89 < 100. + 456 > 231, 231 < 456. + 4578 4578 - GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em không thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn. - HS: Không thể tìm được hai số tự nhiên nào như thế. - Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì? - HSHT: Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn. - Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì: - GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99. + 100 > 99 hay 99 < 100. - Số 99 có mấy chữ số? HSCHT + Có 2 chữ số. - Số 100 có mấy chữ số? + Có 3 chữ số. - Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn? HSHTT + Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn. -Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì? + Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên. - GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; + HS so sánh và nêu kết quả: 123 7578. - GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau. - Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên. + Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau. - Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào? + So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn. - Hãy nêu cách so sánh 123 với 456. + So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 1 nên 456 > 123. - Nêu cách so sánh 7891 với 7578. + Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891. - Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ? GV nêu so sánh : 1345 và 1345. - GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau. * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số: - GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên. + HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, - Hãy so sánh 5 và 7. + 5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5. -Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5? + 5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5. - Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau? + Số đứng trước bé hơn số đứng sau. - Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó? + Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó. - GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên. - GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10. - Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn? + 1 HS lên bảng vẽ. + 4 4. + Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn. - Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn? + Là số bé hơn. - Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn? + Là số lớn hơn. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: HS so sánh và xếp các số tự nhiên theo thứ tự. * Cách tiến hành: - GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu: - Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. + 7689,7869, 7896, 7968. - Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé. + 7986, 7896, 7869, 7689. - Số nào là số lớn nhất trong các số trên? HSCHT + 7986 - Số nào là số bé nhất trong các số trên? + 7689 - Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao? HSHTT + Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau. - HS nhắc lại kết luận như trong SGK: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc ngược lại. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: HS củng cố kiến thức vừa học * Cách tiến hành: Bài 1 - Hỏi: Bài tập yêu cầu làm gì? HSCHT - GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số tự nhiên Hướng dẫn HS so sánh: 39 680 39000 + 680 - GV phân chia mỗi nhóm 1 câu, đại diện nhóm trưởng lên bốc thăm. VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA - HS thảo luận và làm vào phiếu bài tập cá nhân. + Nhóm 1: 1234 999 + Nhóm 2: 8754 87 540 + Nhóm 3: 39 680 39000 + 680 + Nhóm 4: 35 784 35 790 + Nhóm 5: 92 501 92 410 + Nhóm 6: 17 600 17000 + 600 VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP - Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập. - Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới. - Tiến hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất. - HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. 1234 > 999 8754 < 87 540 39 680 = 39000 + 680 35 784 < 35 790 92 501 > 92 410 17 600 = 17000 + 600 - Nhận xét. - Kết luận: Khi so sánh các số tự nhiên, ta so sánh các chữ số ở cùng một hàng với nhau, lần lượt từ trái qua phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số đó bé hơn. Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HSHT - Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? (So sánh các số với nhau, số nào bé hơn thì đứng trước, số nào lớn thì đứng sau). - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS trả lời. - GV nhận xét. Bài 3 - Gọi HS đọc đề. - Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì? (So sánh các số với nhau, số nào lớn hơn thì đứng trước, số nào bé thì đứng sau). HSHTT - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Ai nhanh? Ai đúng? Để kiểm tra kết quả. + Chia lớp thành 2 đội chơi: Tổ 1, 2 đội A; tổ 3, 4 đội B. + Mỗi đội có 4 thành viên tham gia trò chơi. + Đội nào làm nhanh hơn và đúng nhất thì giành chiến thắng. - GV nhận xét HS. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN – Lớp 4a3 LUYỆN TẬP (Tiết 17) Ngày dạy: / / I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS - Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên). 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ , SGK ; Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: HS biết viết các số theo thứ tự đề yêu cầu. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: a) 15 478 ; 15 487 ; 15 954 ; 15 952 b) 6798 ; 9678 ; 6879 ; 6876. - 1 HS lên bảng làm câu a - Cả lớp làm bảng con câu b, sau đó theo dõi, nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài, nhận xét HS. * Bài mới - GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em củng cố về cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. * Cách tiến hành: Giúp HS nhớ lại cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. + Nêu cách so sánh các số tự nhiên? HSHT - GV đưa 2 số tự nhiên - HS thực hiện so sánh - HS nhận xét - GV nhận xét 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: HS củng cố viết số, so sánh các số tự nhiên. * Cách tiến hành: Bài 1 - GV cho HSCHT đọc đề bài, sau đó thảo luận nhóm đôi làm bài. - HS chơi trò Tiếp sức để kiểm tra kết quả. + Có 2 đội chơi, mỗi đội 3 người chơi. + Đội nào nhanh hơn và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. a) 0, 10, 100. b) 9, 99, 999. + Nhỏ nhất: 1000, 10000, 100000, 1000000. + Lớn nhất: 9999, 99999, 999999, 9999999. - GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số. - GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được. Bài 3 - GV viết lên bảng phần a của bài: 859 £ 67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống. - Điền số 0. - GV: Tại sao lại điền số 0? HSHTT - HS giải thích. - HS làm bài vào vở và giải thích tương tự như trên. - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình. - Nhận xét, sửa bài 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức, hoàn thành tốt bài tập. * Cách tiến hành: Bài 4 - GV yêu cầu HSCHT đọc bài mẫu, sau đó làm bài. - Số x phải tìm cần thỏa mãn các yêu cầu gì? 2 < x < 5. Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, 1 nhóm 4 HS. - Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày câu trả lời của mình vào giấy note. Sau khi trả lời xong thì dán giấy note vào ô của mình trên Khăn trải bàn. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất câu trả lời và ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm. - Hết thời gian thảo luận, HS trả lời câu hỏi. Nhận xét. - GV Nhận xét bài làm. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN – Lớp 4a3 YẾN, TẠ, TẤN (Tiết 18) Ngày dạy: / / I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS: - Bước đầu nhận xét về độ lớn của yến, tạ, tấn. - Nắm được mối liên hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng phụ, kế hoạch bài học. - Bảng con, SGK, kiến thức về cộng trừ hai phân số. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: HS ôn tập, củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài sau: Tìm số tự nhiên , biết: a) < 45, là số tròn chục b) < 320, là số tròn trăm - 1 HS lên bảng làm câu a. - HS dưới lớp làm bảng con câu b. - GV nhận xét HS. * Bài mới - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: HS làm quen với yến, tạ, tấn; Nắm được mối liên hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. * Cách tiến hành: 2.1. Giới thiệu yến - GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? HSCHT - HS: Gam, ki-lô-gam. - GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến. - 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg. - GV ghi bảng 1 yến = 10 kg. - Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo? HSHT + Tức là mua 1 yến gạo. - Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám? + Mẹ mua 10 kg cám. - Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau? HSHTT + Bác Lan đã mua 2 yến rau. - Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam? + Đã hái được 50 kg cam. 2.2. Giới thiệu tạ - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ. - 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến. - 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam? + HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ + 1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg. - Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ? + 100 kg = 1 tạ. - GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg. - 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam? + 10 yến hay 100kg. - 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam ? + 1 tạ hay 100 kg. - Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến? + 20 yến hay 2 tạ. 2.3. Giới thiệu tấn - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn. - 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn) - Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến ? + 1 tấn = 100 yến. - 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam? + 1 tấn 1000 kg. - GV ghi bảng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg - Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? + 2 tấn hay nặng 20 tạ. - Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng? + Xe đó chở được 3000 kg hàng. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: HS củng cố kiến thức vừa học * Cách tiến hành: Bài 1 - Gọi HS đọc đề. - GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất. - HS viết đáp án vào bảng con. a) Con bò nặng 2 tạ. b) Con gà nặng 2 kg. c) Con voi nặng 2 tấn. - Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam? HSCHT - Con voi nặng 2 tấn tức là nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Nhận xét. Bài 2 - Gọi HS đọc đề. - GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài. - Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg? + Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg. - Em thực hiện thế nào để tìm được 1 yến 7 kg = 17 kg? + Có 1 yến = 10 kg , vậy 1 yến 7 kg = 10 +7 = 17kg. - Cả lớp làm vào SGK. - HS đọc kết quả. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Điều chỉnh: cột 2 làm 5 trong 10 ý. - GV sửa chữa, nhận xét. Bài 3 - Gọi HS đọc đề - GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính. - GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình. - HS tính. - Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị đo vào sau kết quả. - HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau. - HS trình bày kết quả, nêu cách thực hiện. - GV kết luận: Khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo . - HS nhắc lại. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: HS nắm được cách đổi các đơn vị và vận dụng vào bài toán có lời văn. * Cách tiến hành: Bài 4 - Gọi HS đọc đề - GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài trước lớp. - Hỏi: Đề bài cho biết gì? (Chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chuyển được nhiều hơn 3 tạ) Hỏi gì? (Chở được bao nhiêu tạ muối?) HSHTT - GV: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối của chuyến sau? (Tấn -> tạ). - Vậy trước khi làm bài, chúng ta phải làm gì? (Đổi đơn vị đo từ tấn sang tạ). HSCHT - GV yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ. - HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Đổi 3 tấn = 30 tạ Số tạ muối chuyến sau chở được là: 30 + 3 =33 (tạ) Số tạ muối cả hai chuyến chở được là: 30 + 33 = 63 (tạ) Đáp số : 63 tạ muối. - HS trình bày bài làm, nhận xét. - Bạn nào có cách làm, lời giải khác. - GV nhận xét HS, lưu ý HS có thể có nhiều lời giải khác nhau nhưng khi đặt lời giải phải đúng với yêu cầu của đề bài. Đáp số phải ghi rõ ràng là tạ muối. - GV hỏi lại HS: + Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn? - 10 kg = 1 yến, 100 kg = 1 tạ, 1000 kg = 1 tấn. + 1 tạ bằng bao nhiêu yến? - 10 yến. + 1 tấn bằng bao nhiêu tạ? - 10 tạ. - HS cả lớp. - GV tổng kết tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN – Lớp 4a3 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiết 19) Ngày dạy: / / I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp HS: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. - Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng, kế hoạch bài học. - Bảng con, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: HS biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. * Cách tiến hành: Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - GV yêu cầu HS làm bài sau: - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: + 10 yến = tạ, 10 tạ = . tấn (Cá nhân) + 5 tấn 6 kg = kg, 3 tạ 7 kg = kg (1 HS lên bảng làm bài; Cả lớp làm bảng con) - GV nhận xét. * Bài mới Giới thiệu bài: Bảng đơn vị đo khối lượng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: HS đọc đúng tên gọi, viết đúng kí hiệu và nhận biết độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. HS hình thành, sắp xếp được bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo. * Cách tiến hành 2.1. Đề-ca-gam - GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam. + 1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam. + Đề-ca-gam viết tắt là dag. - GV viết lên bảng: 10 g =1 dag. - HS đọc: 10 gam bằng 1 đề-ca-gam. - Hỏi: Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag? HSCHT 2.2 Héc-tô-gam. - Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị đo là hec-tô-gam. - 1 hec-tô-gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g. - Hec-tô-gam viết tắt là hg. - GV viết lên bảng: 1 hg =10 dag =100g. - GV hỏi : Mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân cân nặng 1 hg. 2.3. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng - GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học (không kể theo thứ tự) - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng. (2 HS kể ). - Trong các đơn vị trên,những đơn vị nào nhỏ hơn kg? (Nhỏ hơn ki-lô-gam là héc-tô-gam, đề-ca-gam, gam). - Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam? (Lớn hơn ki-lô-gam là yến, tạ, tấn). - Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag? (10 g = 1 dag) - GV viết vào cột dag: 1dag = 10g - Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg? (10 dag = 1 hg) - GV viết vào cột: 1hg = 10 dag. - Tương tự với các đơn vị khác HS hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK. - Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó? (Gấp 10 lần) - Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó? (Kém 10 lần) 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: HS củng cố về bảng đơn vị đo vừa học qua các bài tập * Cách tiến hành: Bài 1 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu gì? - GV viết lên bảng 7 kg = g và yêu cầu HS cả lớp thực hiện đổi. - GV gọi HS đổi đúng nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét. - GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách đổi: + Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo. + Ta cần đổi 6 kg ra g , tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. + Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên 1 đơn vị đo liền sau nó, thêm cho đến khi gặp đơn vị cần phải đổi thì dừng lại + Thêm chữ số 0 thứ nhất vào bên phải số 7, ta đọc tên đơn vị héc-tô-gam. + Thêm chữ số 0 thứ hai vào bên phải ta đọc đơn vị tiếp theo là đề-ca-gam. + Thêm số 0 thứ ba vào bên phải ta đọc gam, gam là đơn vị cần đổi vì thế tới đây ta không thêm số 0 nào nữa. + Vậy 7 kg = 7000 g. - GV viết lên bảng 3 kg 300g = g và yêu cầu HS đổi . - GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài vào SGK. - GV nhận xét Bài 2 - Gọi HS đọc đề - GV cho HS nhắc lại: Khi thực hiện phép tính với số có kèm đơn vị đo, ta thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi đơn vị vào sau kết quả. - HS làm bài vào vở. - HS trình bày bài làm. - GV: Nhận xét Bài 3 - GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, 1 nhóm 4 HS. - Mỗi HS làm bài cá nhân trong vòng vài phút, trình bày câu trả lời của mình vào giấy note. Sau khi trả lời xong thì dán giấy note vào ô của mình trên Khăn trải bàn. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất câu trả lời và ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm. - Hết thời gian thảo luận, HS trả lời câu hỏi. Nhận xét. - GV chữa bài, nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: HS nắm được bảng đơn vị đo khối lượng, áp dụng tốt vào bài toán có lời văn. * Cách tiến hành: Bài 4 - GV gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? (có 4 gói bánh, mỗi gói nặng 150g; 2 gói kẹo, mỗi gói nặng 200g) - Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo?) HSHT - Vậy muốn tính được có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo ta làm thế nào? (Tính số ki-lô-gam bánh và kẹo rồi tính tổng số ki-lô-gam bánh và kẹo). HSHTT - Có nhận xét gì về đơn vị đo. (Gam -> ki-lô-gam) - Cho HS làm bài. (Gợi ý : Tính g xong rồi đổi ra kg) - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét. - GV cho HS đọc lại bảng đơn vị đo theo thứ tự. - GV tổng kết giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ..................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN – Lớp 4a3 GIÂY, THẾ KỈ (Tiết 20) Ngày dạy: / / I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. - Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất: - GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút. - SGK, phiếu BT. - SGK, vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: HS biết đổi đơn vị đo. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm bài sau: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a ) 4 tạ 3 kg = kg ; 600g = hg b ) 5 tấn 17 yến = yến ; 30g = dag - 1 HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm bảng con, sau đó nhận xét bài làm của bạn. - GV chữa bài, nhận xét HS. * Bài mới - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: HS làm quen, nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ. * Cách tiến hành: 2.1 Giới thiệu giây - GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ. - HS quan sát và chỉ theo yêu cầu. - GV hỏi: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ? HSHT + Là 1 giờ. - Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút? + Là 1 phút. - Một giờ bằng bao nhiêu phút? HSCHT + 1 giờ = 60 phút. - GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì? + Kim giây - GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây. - GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu? + Kim giây chạy được đúng một vòng. - Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. - GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây. + HS đọc: 1 phút = 60 giây. 2.2 Giới thiệu thế kỉ - GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài khoảng 100 năm. - GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: + Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau. + Người ta tính mốc các thế kỉ như sau: ¬ Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. ¬ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai. ¬ Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba. ¬ Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư ¬ Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi. - GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi: + Năm 1879 là ở thế kỉ nào? - Thế kỉ thứ mười chín. + Năm 1945 là ở thế kỉ nào? HSCHT - Thế kỉ thứ hai mươi. + Em sinh vào năm nào? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu? HSHT + Năm 2018 ở thế kỉ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào? - Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100. - GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV. - GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã. + HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã. + HS viết: XIX, XX, XXI. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: HS biết đổi từ giờ ra phút, từ phút ra giây, và tính được thế kỉ dựa vào năm * Cách tiến hành: Bài 1 - GV phân chia mỗi nhóm 1 câu, đại diện nhóm trưởng lên bốc thăm. VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA - HS thảo luận và làm vào phiếu bài tập cá nhân. + Nhóm 1: 1 phút = giây, 60 giây = phút. + Nhóm 2: 2 phút = giây, 7 phút = . Giây. + Nhóm 3: phút = giây, 1 phút 8 giây = giây. + Nhóm 4: 1 thế kỉ = năm, 100 năm = thế kỉ. + Nhóm 5: 5 thế kỉ = năm, 9 thế kỉ = năm. + Nhóm 6: thế kỉ = năm, thế kỉ = năm. VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP - Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập. - Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới. - Tiến hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất. - HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. - GV hỏi: Em làm thế nào để biết phút = 20 giây? (Vì 1 phút = 60 giây nên phút = 60 giây : 3 = 20 giây). - Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây? (Vì 1 phút = 60 giây nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây). - Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm? (1 thế kỉ = 100 năm, vậy thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm). - Nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu HSCHT đọc đề. - GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT. - 1HS đọc. - HS làm bài. a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX. HSHTT b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX. c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 2
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_chuan_kien_thuc.doc