Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (xê - vi - la, Tây Ban Nha, Ma - gien - lăng, Ma - tan); đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ma - tan; sứ mạng.

b. Năng lực văn học:

Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định Trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm.

 

doc 72 trang xuanhoa 06/08/2022 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (xê - vi - la, Tây Ban Nha, Ma - gien - lăng, Ma - tan); đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ma - tan; sứ mạng.
b. Năng lực văn học: 
Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định Trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm.
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Ham học hỏi, rèn luyện ý chí vượt qua khó khăn, thử thách đạt được thành công trong học tập và cuộc sống.
3. Nội dung tích hợp: 
* KĨ NĂNG SỐNG:
- KN tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
- KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
* Bảo vệ biển đảo:
- HS hiểu thêm về các đại dương thế giới; biết biển là đường giao thông quan trọng
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc thuộc lòng bài tập đọc “Trăng ơi ... từ đâu đến?”
+Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước?
+Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét chung, 
- Cho HS quan sát ảnh và giới thiệu về Ma-gien-lăng và lý tưởng của ông.
- Giáo viên ghi bảng 
- Trăng ơi có nơi nào, sáng hơn đất nước em cho thấy tác giả rất yêu và tự hào về đất nước mình.Tác giả nghĩ không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em. 
- Bài thơ cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của trăng và tình yêu đất nước quê hương của tác giả.
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc rành mạch, dứt khoát; Hiểu các từ ngữ trong bài
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
núi cao thuộc huyện Sa Pa.
+ Lần 3: Luyện đọc câu 
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
* Đọc đúng từ ngữ: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, biển lặng, nước, Na-tan.
* Chú giải: 
- Ma-tan, sứ mạng.
- Luyện đọc câu:
Tới gần mỏm cực nam/ thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.//
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Ma - gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
+ Đoàn thuyền lên đường vào mốc thời gian nào?
+ Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
GV: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma-gien-lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực nam thuộc bờ biển Nam mĩ, đi qua một eo biển là đến một đại dương mênh mông, sóng yên biển lặng hiền hoà nên ông đã đặt tên cho nó là Thái bình dương. Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương sau này có tên là eo biển Ma -gien- lăng. (KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng).
+ Nội dung chính của đoạn 1:
- HS đọc thầm Đ2; 3 ; 4; 5 và thảo luận 
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
+ Đoàn thám hiểm đã thiệt hại như thế nào?
+ Hạm đội của Ma - gien - lăng đã đi theo hành trình nào?
GV: Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội 
+ Nêu ý đoạn 2,3,4,5?
- HS đọc Đ 6 và trả lời câu hỏi:
+ Đoàn thám hiểm của Ma-gien - lăng đã đạt những kết quả gì?
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
- HS đọc thầm toàn bài, suy nghĩ tìm và nêu nội dung bài văn.
*Kết luận: Sự dũng cảm của những người đi tiên phong đã giúp chúng ta biết được nhiều điều mới lạ.
a. Mục đích cuộc thám hiểm.
+ Nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới
+ ngày 20/9/1519 từ cửa biển Xê- vi- la nước Tây Ban Nha.
+ Ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng.
b. Cuộc hành trình của đoàn thám hiểm.
+ Cạn hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày, và thức ăn da để ăn, mỗi ngày có vài ba người chết
+ Có 4 chiếc thuyền bị mất, gần 200 người bỏ mạng, Ma - gien - Lăng hi sinh
+ Châu Âu (Tây Ban Nha)- Đại Tây Dương 
- Châu Mĩ,(Nam Mĩ) - Thái Bình Dương
Châu Á ( Ma- tan) – Ấn Độ Dương.
c. Chuyến đi đã thành công, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
+ Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới 
+ Họ rất dũng cảm, kiên trì, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
* Nội dung: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm được 3 của bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngac nhiên và thán phục.
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luyện đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng, to vừa đủ nghe thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma -gien - lăng và đoàn thám hiểm.
- Đoạn đọc diễn cảm: đoạn 2, 3:
 Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc bờ biển Nam Mĩ.Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
 Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng.
 *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+Qua bài học muốn nói với em điều gì?
+ Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là HS các em cần phải rèn luyện đức tính gì? 
(KNS)+ Em đã làm được những việc gì thể hiện mình luôn luôn tìm hiểu khám phá những điều mình chưa biết?
(BVBĐ) + Vì sao Ma – gien – lăng lại đặt tên Biển Thái Bình Dương?
+ Em biết gì về Thái Bình Dương?
- Học sinh phát biểu
*Kết luận: Biển là đường giao thông quan trọng. Ma – gien – lăng đx tìm ra châu Mĩ bằng đường biển. Ngày nay, người ta sử dụng đường biển để vận chuyển người và hàng hóa vì các phương tiện giao thông đường biển có thể chở được khối lượng lớn và ít tốn kém nhiên liệu hơn các phương tiện giao thông khác.
- Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mênh lịch sử : Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
- Ham học hỏi, hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn.
- VD: ở nhà em đã đọc cuốn sách 10 vạn câu hỏi vì sao để tìm hiểu về những điều em chưa biết về cuộc sống xung quanh mình, 
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về ôn bài. Chuẩn bị bài sau Dòng sông mặc áo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: Học sinh: củng cố: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Khái niệm phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số
- Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Tính diện tích hình bình hành
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Hoàn thành các bài tập
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực học tập; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bắn tên:
+ Muốn, cộng, trừ, nhân, chia, phân số ta làm như thế nào?
+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu tính cộng, trừ, nhân, chia, ta làm như thế nào?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Học sinh củng cố:
 - Khái niệm phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số
- Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Tính diện tích hình bình hành
*Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
*Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài và nhận xét.
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng tính.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
- HS nêu lại cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia phân số. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
*Kết luận : Chú ý thứ tự thực hiện phép tính
Bài 1: Tính.
a. 
b. 
c.
d. 
e. 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài và phân tích đề bài:
+ Bài toán yêu cầu gì? cho biết những gì?
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng 
- GV giúp đỡ HS yếu:
+ Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào? 
+ Chiều cao bằng độ dài đáy nghĩa là như thế nào? 
+ Muốn tìm chiều cao làm như thế nào? 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
- HS nhắc lại cách tìm phân số của một số.
*Kết luận: Diện tích hình bình hành = Độ dài đáy x chiều cao
Bài 2: Bài giải
 Chiều cao của hình bình hành là :
 20
 Diện tích của hình bình hành là:
 20 x 8 = 160 (cm2)
 Đáp số: 160 cm2
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán và phân tích đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? 
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
Tỉ số ấy có nghĩa là gì? 
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng làm
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? 
+ Nêu các bước giải của loại bài toán đó?
*Kết luận: Chí ý bài toán yêu cầu tính đại lượng nào thì chỉ tính đại lượng đó
Bài 3: 
Bài giải
 ?tuổi
Con 25 tuổi
Mẹ:
 ? tuổi
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 – 2 = 5 (phần)
Tuổi mẹ là: 25 : 5 x 7 = 35 (tuổi)
Đáp số: 35 tuổi.
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng xác định nhanh phân số 
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh hơn »
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận : Bài tập củng cố cho chúng ta nắm vững khái niệm về phân số.
Bài 4: Viết phân số tối giản chỉ phần đã tô đậm của mỗi hình: 
a. 
b. 
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+Nêu các bước giải bài toán Tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số đó?
+Hai dạng toán trên có gì giống và khác nhau?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
- B1: Vẽ sơ đồ minh hoạ
 B2: Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau
 B3: Tìm giá trị của một phần.
 B4: Tìm các số.
- Giống: Các bước giải, để cho biết tỉ số
- Khác: + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó: Cho tổng 2 số và cần tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó: Cho hiệu 2 số và cần tìm hiệu số phần bằng nhau
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: trầm trồ, trí nhớ, chầm chậm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên dành cho đất nước ta?
- HS tìm và luyện viết từ khó trong bài.
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
- Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi theo mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
- Sa Pa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có.
- Viết đúng: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì, 
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh nhớ -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV đọc chậm từng cụm từ cho học sinh viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt chính tả các tiếng có âm đầu ch/tr và các vần dễ lẫn êch/ êt
*Phương pháp: thực hành, trò chơi 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- HS các nhóm hoàn thành bài tập/VBT.
- 1 nhóm làm phiếu lớn.
- Dán phiếu, trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, kết luận từ đúng.
*Kết luận: Cần chú ý phân biệt chính tả trong từng trường hợp cụ thể .
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài
- HS trình bày bài làm, nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 1(a/115): Tìm những tiếng có nghĩa tương ứng với mỗi ô trống dưới đây:
a
ong
ông
ưa
r
ra lệnh
rong chơi
nhà rông
rửa, rữ

d
da thịt
dòng nước
cơn dông
dưa, dừa
gi
gia đình
giong buồm
cơn giông
ở giữa
Bài tập 2a/ 116: Tìm tiếng ứng với mỗi ô trống sau:
Đáp án: 
- Thế giới – rộng – biên giới – dài
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
+Em hãy nêu lại cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ 
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NĂM 1789)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết: 
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông, Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
- Học sinh: SGK, VBT...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: 
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào?
- Giới thiệu bài:
+ GV cho HS quan sát hình chụp gò Đống Đa.
+ Em biết gì về di tích lịch sử này? 
- Ghi đầu bài.
+ Để lật đổ họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
+ Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long 
2. Hoạt động Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm. 
*Thời gian: 15 phút.
*Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
*Kết luận : Mãn Thanh là một vương Triều thống trị Trung Quốc từ thế kỉ XVII, Quân Thanh gồm 20 vạn mượn cớ sang giúp vua Lê nhưng thực chất là nhân cơ hội để chiếm nước ta.
* Hoạt động nhóm 4:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý thảo luận.
- HS đọc SGK, xem lược đồ /61 để kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- HS các nhóm báo cáo kết quả.
*Kết luận: Nhờ có tài chỉ huy, có chiến lược quân sự chính xác, Quang Trung đã có một trận lớn, tiêu diệt mạnh, gọn được quân Thanh...
*Hoạt động cả lớp:
+ Tìm những sự việc, hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của nhà vua?
+ Theo em, vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh?
Kết luận: Dù quân giặc đông, mạnh, quân ta từ xa đến nhưng Quang Trung đã khéo léo biến yếu -> mạnh để có chiến thắng vang dội vào ngày 5 tết (1789)...
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
- Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
2. Diễn biến:
- Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789)
- Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789)
- Mờ sáng ngày mồng 5
" Ngày 20... Quân ta toàn thắng’’...
3. Kết quả, ý nghĩa.
+ Nhà vua phải cho hành quân bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc, 
+ Nhà vua chọn đúng tết Kỉ Dậu để đánh giặc, 
+ Ghép ván thành tấm chắn, lấy rơm dấp nước và quấn ra ngoài, rồi 20 người một tấm tiến sát vào thành và xông lên.
+ Quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: Học sinh dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
 *Phương pháp: thực hành.
*Thời gian: 10 phút.
*Cách tiến hành: 
- HS thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng về chiến thắng của vua Quang Trung.
 *Phương pháp: quan sát.
*Thời gian: 5 phút.
*Cách tiến hành:
+ Hằng năm, nhân dân ta thường tổ chức hoạt động nào để tưởng nhớ ngày đại thắng?
- Giáo viên cho học sinh xem ảnh gò Đống Đa hiện nay.
*Kết luận: Giáo dục HS lòng biết ơn, lòng tự hào...
+ Mồng 5 Tết, ở gò Đống Đa, nhân dân ta tổ chức giỗ trận.
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
- Có kĩ năng đọc hiểu ý nghĩa của bản đồ.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán, tích cực học tập..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 -HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (3 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: 
+Nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?
- Học sinh chơi
- Nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài: 
 +Các em đã học về bản đồ trong môn địa lý, em hãy cho biết bản đồ là gì?
- GV giới thiệu "Tỉ lệ bản đồ" trong phần chú giải của bản đồ.
- Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm giá trị 1 phần.
+ Tìm số bé
+ Tìm số lớn.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Xác định được tỉ lệ bản đồ
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
*Phương pháp: quan sát, làm mẫu 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- GV cho HS quan sát bản đồ TG, bản đồ VN, bản đồ một số tỉnh, thành phố, HS tìm, đọc các tỉ lệ bản đồ.
+ Bản đồ là gì ?
+ Để vẽ được chính xác 1 vùng đất, 1 vùng lãnh thổ, người ta sẽ làm gì?
+Tỉ lệ bản đồ VN là bao nhiêu?
GV: Tỉ lệ bản đồ 1: 10.000.000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10.000.000cm hay 100km
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10.000.000 có thể viết dưới dạng phân số, tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10.000.000 đơn vị đo độ dài đó.
- 5, 6 học sinh đọc tỉ lệ bản đồ và nêu ý nghĩa, ví dụ
1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
+ Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định
+ Tỉ lệ bản đồ
+ 1:10 000 000
1:10.000.000 = 
2. Hoạt động Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Nắm được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
- Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc yêu cầu bài tập và trao đổi nhóm đôi
- HS lần lượt nêu miệng kết quả và nhận xét bổ sung
+ Tỉ lệ 1: 10.000 cho biết điều ?
+ Tương ứng với 1mm trên bản đồ là gì? Lý do?
*Kết luận: Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta biết 1 đơn vị đo độ dài thu nhỏ trên bản đồ tương ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
Bài 1: Nêu ý nghĩa tỉ lệ bản đồ (tỉ lệ 1:10.000)
+ Thực tế 10.000mm à trên bản vẽ: 1mm
+ Thực tế 10.000dm à tương ứng: 1dm
+ Thực tế 10.000cm à tương ứng: 1cm
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài
- 1 Học sinh lên bảng điền kết quả, giải thích:
+ Độ dài đó có ý nghĩa như thế nào so với tỉ lệ bản đồ?
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
+ Tỉ lệ bản đồ trên cho biết điều gì?
*Kết luận: Nắm chắc về ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
Bài 2: Điền kết quả phù hợp
Tỉ lệ bản đồ
1:
1000
1: 300
1:
10.000
Độ dài thu nhỏ
1
m
1dm
1
m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10.000mm
3. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức 
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài, nêu bài làm của mình,
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh hơn »
- Học sinh giải thích cho từng ý vì sao đúng hoặc sai?
- HS lớp nhận xét, thống nhất đáp án đúng.
*Kết luận : Tỉ lệ bản đồ thu nhỏ hoặc trên thực tế khi viết phải cùng tên đơn vị đo.
Bài 3: Điền Đ/ S vào ô trống:
a. S
b. Đ
c. S
d. Đ
a,10 000 m: Sai vì khác tên đơn vị, độ dài thu nhỏ trong bài toán có đơn vị đo dm
b, 10 000dm: Đúng vì 1 dm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 dm.
c, 10 000 cm: Sai vì khác tên đơn vị
d, 1 km: Đúng vì 10 000 dm = 1000m =1 km.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút) 
+ Tỉ lệ bản đồ là gì? 
+Tỉ lệ bản đồ cho ta biết gì?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
- Là độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nghe: nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh dũng cảm vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, sách truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Bắn tên ». 
+ Kể lại câu chuyện đã học ở tiết trước 
+ Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện "Đôi cánh của Ngựa Trắng".
- Giới thiệu bài 
- Giáo viên ghi đầu bài
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm
 *Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV treo bảng phụ. HS đọc đề bài và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài.
+ Học sinh nối tiếp đọc gợi ý 1, 2
+ Em chọn kể chuyện nào? Truyện đó được đọc bao giờ?
+ Truyện nói về nhân vất có thật hay tưởng tượng? 
- HS có thể kể chuyện trong SGK.
- GV khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài SGK về thiên nhiên, môi trường sống của nhiều nước trên thế giới 
*Kết luận: Học sinh có thể chọn chuyện trong sách hoặc ngoài SGK
a. Tìm hiểu đề bài:
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông , bà , cha mẹ hay ai đó kể lại ), được đọc ( tự em tìm đọc ) về du lịch hay thám hiểm .
+ Cuộc thám hiểm của Cô -lôm- bô tìm ra Châu Mỹ 
+ Cuộc thám hiểm của Ma - gien - lăng
+ Dế mèn phưu lưu ký.
+ Giu- li- vơ đến xứ sở diệu kỳ, .
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Phương pháp: thảo luận nhóm, kể chuyện
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cặp đôi và cả lớp:
- Từng cặp Học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa chuyện
- 4 - 5 HS thi kể chuyện trước lớp. 
- GV dán bảng ghi tiêu chí đánh giá.
- HS lần lượt đánh giá bạn kể
+ Truyện đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Bạn thấy thích nhân vật nào? Tại sao?
- Cả lớp bình chọn bọn có truyện hay nhất, Bạn nào kể hay nhất 
2. Thực hành kể chuyện và nêu ND, ý nghĩa câu chuyện.
Tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung truyện có hay không? Truyện ngoài SGK hay trong SGK? Truyện có mới không?
+ kể chuyện đã biết phối hợp cử chỉ, lời nói, điệu bộ hay chưa?
+ Có hiểu câu chuyện mình kể hay không?
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh liên hệ
*Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên hỏi:
+Qua các câu chuyện các em vừa kể nói nên điều gì?
+Đi du lịch mang lại cho em ích lợi gì?
+Những cuộc đi thám hiểm mang lại cho chúng ta điều gì?
+ Trong những câu truyện các bạn vừa kể, em thấy thiên nhiên ở đó như thế 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ những phong cảnh thiên nhiên đó mỗi khi đi du lịch, thám hiểm t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc