Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)
TẬP ĐỌC
ĂNG – CO VÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Ăng - co Vát, Cam - pu - chia). Chữ số La Mã (XII - 12)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm.
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam - pu - chia.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2021 TẬP ĐỌC ĂNG – CO VÁT I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ. - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Ăng - co Vát, Cam - pu - chia). Chữ số La Mã (XII - 12) - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm. b. Năng lực văn học: - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam - pu - chia. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. * Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh thưởng thức cái đẹp, cái hay của các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. 3. Nội dung tích hợp: *BVMT: Thấy được vẻ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-vát trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: (5 phút ) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: + Đọc thuộc lòng bài tập đọc “Dòng sông mặc áo” +Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? + Nêu nội dung, ý nghĩa của bài. - GV nhận xét chung, - Giới thiệu bài: + Em đã biết những cảnh đẹp nào của đất nước ta và trên thế giới? + Hôn nay chúng ta cùng tìm hiểu một cảnh đẹp đó là Ăng - co Vát một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam - pu - chia. - Giáo viên ghi bảng + - Nắng lên: áo lụa đào thướt tha. - Trưa về: áo xanh như là mới may. - Chiều tối: màu áo hây hây ráng vàng - Đêm khuya: sông mặc áo đen - Sáng sớm: Lại mặc áo hoa + Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông theo thời gian và nói lên tình yêu của tác giả với thiên nhiên, cảnh vật 2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1. *Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc rành mạch, dứt khoát; Hiểu các từ ngữ trong bài *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động cả lớp: - 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn, - HS đọc nối tiếp: + Lần 1: Sửa lỗi phát âm. + Lần 2: Giải nghĩa từ. +Ăng – co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. Em hiểu kiến trúc có nghĩa là như thế nào? +Lúc hoàng hôn, Ăng co vát thật huy hoàng. Em hiểu huy hoàng trong câu văn đó có nghĩa là như thế nào? +Em hiểu ngôi đền uy nghi là ngôi đền như thế nào? + Lần 3: Luyện đọc câu - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - GV đọc mẫu. 1. Luyện đọc: * Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII + Đoạn 2: Tiếp đến xây gạch vỡ + Đoạn 3: Còn lại * Đọc đúng từ ngữ: Ăng-co Vát, tháp lớn, lựa ghép, lấp loáng, thốt nốt, * Chú giải: + Kiến trúc: nghệ thuật thiết kế, xây dựng nhà cửa, thành lũy,... + Huy hoàng: rực rỡ, chói ngời - Uy nghi: bề thế, tôn nghiêm, gợi sự tôn kính. - Luyện đọc câu: Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn/ vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK). *Phương pháp: động não, thảo luận nhóm *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ? - GV cho HS xem ảnh về Ăng – co Vát + Nêu nội dung chính của đoạn 1? + Khu đền chính đồ sộ như thế nào? + Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào? + Du khách cảm thấy như thế nào khi đến thăm Ăng- co Vát? Tại sao lại như vậy? + Nêu nội dung đoạn 2? - HS đọc thầm đoạn 3 và cho biết: + Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? + Đoạn 3 nói lên điều gì? - GDBVMT: Vẻ đẹp của Ăng-co Vát là vẻ đẹp hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. Điều đó cho thấy tài năng về kiến trúc trong việc xây dựng khu đền ở Cam-pu-chia *Kết luận: Đền Ăng-co Vát là một công trình xây dựng và điêu khắc theo kiểu mẫu mang tính nghệ thuật thời cổ đại của nhân dân Cam-pu-chia có từ thế kỉ 12. Trước kia, khu đền này bị bỏ quên a. Giới thiệu chung về khu đền Ăng-coVát. + Ăng- co Vát được xây dựng ở Cam- pu- chia từ đầu thế kỉ thứ XII b. Đền Ăng-co Vát được xây dựng rất to đẹp. + Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398 phòng. + Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. + Như lạc vào thế giới chạm khắc và kiến trúc cổ đại của nghệ thuật. Nét kiến trúc ở đây rất độc đáo và có từ lâu đời. c.Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoàng hôn. + Cảnh đẹp huy hoàng, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của cửa đền; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn, ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng . Nội dung: Bài văn ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia. 3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm * Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm được đoạn 3 của bài với với cảm hứng ngợi ca, kính phục *Phương pháp: thực hành, làm mẫu *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: * Hoạt động nhóm: - HS đọc bài, nêu cách đọc - Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: + GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm. + Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay? + HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện + HS luyện đọc theo cặp, - 1 số em đọc thi + Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn. + GV nhận xét, đánh giá. + Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ - Đoạn đọc diễn cảm: đoạn 3: - Đoạn 3: Lúc hoàng hôn, Ăng - co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.* Tiêu chí: + Đọc đã trôi chảy chưa? + Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa? + Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không? 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng. *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - Giáo viên gợi mở: +Nội dung bài nói lên điều gì? + Theo em bài Ăng- co Vát thuộc thể loại văn gì? + Hãy kể tên một vài công trình kiến trúc cổ của VN và của nước ngoài mà em biết? +Khi đến những nơi đó thăm quan du lịch em cần chú ý điều gì? - Học sinh trả lời *Kết luận: - GV liên hệ: Chúng ta luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình kiến trúc và cảnh đẹp đó. - Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu- chia. - Văn miêu tả - Lăng Tự Đức ở Huế, kinh thành Huế, phố cổ ở Hội An, đền thờ các vị vua Thời Trần, . -Kim tự tháp ở Ai Cập, đền Ăng – co Vát ở Cam – pu- chia, 5. Củng cố, dặn dò: (1 phút) - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về ôn bài. Chuẩn bị bài sau “Con chuồn chuồn nước” IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 151: THỰC HÀNH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: Học sinh: củng cố: a. Năng lực mô hình hoá toán học: - Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Rèn kỹ năng vẽ trên bản đồ độ dài thu nhỏ. * Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực học tập; II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Thước đo - Học sinh: Sách, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: (5 phút ) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bắn tên: +Muốn đo độ dài một đoạn thẳngA, B trên mặt đất ta làm như thế nào? +Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - GV giới thiệu vào bài - Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A. - Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B - Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB - Là 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng. 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: Học sinh: - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. *Phương pháp: làm mẫu *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành *Hoạt động cả lớp: - GV nêu bài toán, 1 HS đọc lại đề bài. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết cần xác định được gì? + Dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ? - HS tự tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ và báo cáo kết quả trước lớp. + Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm? + Nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm. - Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400. +Muốn vẽ một đoạn thẳng trên bản đồ ta thực hành theo mấy bước? *Kết luận: Để vẽ được hình trên bản đồ, ta thực hiện 2 bước: +Tính độ dài thu nhỏ +Thực hành vẽ 1. Ví dụ: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400 + Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ + Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ bản đồ. Ta có thể thực hiện như sau: + Đổi 20m = 2000cm. + Độ dài đoạn thẳng AB trên bản đồ là: 2000 : 400 = 5 (cm) + Chọn điểm A trên giấy. + Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. + Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5 cm của thước. + Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. - Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm trên bản đồ. A 5 cm B 2. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu: Học sinh: - Vận dụng biểu thị được độ dài của đoạn thẳng trên biểu đồ theo tỉ lệ biểu đồ *Phương pháp: thực hành, *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài và tóm tắt: + Bài đã cho biết những gì? + Bài toán yêu cầu gì? + Đề biết được độ dài thu nhỏ của chiều dài bảng cần làm gì? - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - Giải thích cách vẽ độ dài bảng lớp trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 50 - Lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả . *Kết luận: Cần chú ý tính độ dài thu nhỏ biểu thị độ dài cần vẽ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ. Bài 1/159: + Chiều dài, chiều rộng nền phòng học. + Vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1: 200. Đổi 3m = 300cm. Độ dài thu nhỏ của chiều dài bảng là: 300: 50 = 6 (cm).A B 6 cm Tỉ lệ 1: 50 *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài và nhận xét: + Tỉ lệ bản đồ cho biết gì? + Cần phải biết những gì mới có thể vẽ đúng được nền của phòng học? - Yêu cầu HS tự làm bài . 1 HS lên bảng làm bài. - GV giúp đỡ HS còn lúng túng: 7+Để tính được chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ trước tiên ta phải làm gì? +Muốn tính chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ ta làm như thế nào? +Muốn tính chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ ta làm như thế nào? +Tìm được chiều dài, chiều rộng trên bản đồ rồi. Bước tiếp theo ta làm gì? - Chữa bài: + Đọc bài làm + Nêu cách làm + Nhận xét đ/s, + Kết luận kết quả. + 1 HS đọc, cả lớp soát bài + Em hãy nêu lại các bước vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200 ? *Kết luận: Muốn vẽ được HCN biểu thị nền phòng học trên bản đồ theo tỉ lệ cho trước, ta phải tính được chiều dài, chiều rộng HCN thu nhỏ. Bài 2/159: Đổi 8m = 800cm; 6m = 600cm. Chiều dài lớp học thu nhỏ là: 800: 200 = 4 (cm) Chiều rộng lớp học thu nhỏ là: 600 : 200 = 3 (cm). A B C D 4cm 3cm Tỉ lệ 1: 200 + Vẽ đoạn thẳng CD = 4cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3cm + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 3. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: Học sinh vận dụng xác định nhanh phân số *Phương pháp: trò chơi *Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh hơn » - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. *Kết luận : Bài tập củng cố cho chúng ta Thực hành biểu thị độ dài trên bản đồ + Đo và vẽ phòng lớp học trên bản đồ 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút +Muốn vẽ một đoạn thẳng trên bản đồ ta thực hành theo mấy bước? - Nhận xét tiết học, - Chuẩn bị bài sau - 2 bước +Tính độ dài thu nhỏ +Thực hành vẽ IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe - viết) NGHE LỜI CHIM NÓI I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: * Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn. - Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa. b. Năng lực văn học: - Hiểu nội dung bài viết * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập. 3. Nội dung tích hợp: *GD BVMT: Ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh:Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động: (3 phút ) - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ - 2 HS lên bảng thi viết các từ: vang vọng, dừa, dông bão, gióng giả, giữa trưa - Giáo viên nhận xét, đánh giá - GV dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ *Phương pháp: vấn đáp, động não *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết. + Tác giả đã nghe thấy lời chim nói những gì? + Nêu nội dung bài viết * GDBVMT: Bài thơ gợi lên những cảnh đẹp và sự đổi thay ở mọi miền Tổ quốc. Sự đổi thay đấy nhắc chúng ta phải biết trân trọng, yêu quý và bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống để có thể nghe thấy những thanh âm trong trẻo như tiếng chim hót - HS tìm và luyện viết từ khó trong bài. + Theo em với bài thơ trên em trình bày ntn để thể hiện được sự sáng tạo? *Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp + Về cánh đồng quê, về thành phố, về rừng sâu, về những điều mới lai, về ước mơ,... + Thông qua lời chim, tác giả muốn nói về cảnh đẹp, về sự đổi thay của đất nước. - Viết đúng: bận rộn, bạt núi, tràn, thanh khiết, ngỡ ngàng, thiết tha, + Đầu bài em viết cách lề 2 ô. Khổ thơ đầu em lùi vào hai ô. Khổ thơ Thứ hai em lùi vào 4 ô. Khổ thơ thứ ba em lùi vào như khổ thơ 1,... 3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: * Mục tiêu: Học sinh nhớ -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn thơ, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Phương pháp: thực hành *Thời gian: 18 phút * Cách tiến hành: - GV đọc chậm từng cụm từ cho học sinh viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - Cho học sinh tự soát lại bài của mình. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS 4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: * Mục tiêu: Học sinh phân biệt chính tả các tiếng có âm đầu l/n *Phương pháp: thực hành, trò chơi *Thời gian: 8 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động nhóm 4: - HS đọc yêu cầu bài tập , - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức” - Nhận xét, bổ sung từ. - Kết luận những từ đúng. - HS làm bài vào vở. *Kết luận: Khi viết chính tả cần phân biệt đúng chính tả, *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 1 HS lên bảng - Lớp và GV nhận xét kết quả. - 2 HS đọc lại ND bài đã hoàn chỉnh + Đoạn văn “ Băng trôi” nói về điều gì? Bài 2. Tìm từ: a. Trường hợp chỉ viết với l, không viết với n: là, lạch, lãi, lảng, làu, lẳng, lặp... * Trường hợp chỉ viết với n, không viết với l: này, nãy, nằm, nấu, nêm, nếm, nến, nước Bài 3: Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn. a. "Núi băng trôi": + Núi; lớn; Nam Cực; năm 1956, này. + Giới thiệu về núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam cực vào năm 1956 5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) +Em hãy nêu lại cách trình bày bài viết? - Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết: - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn. - Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình. b. Tìm hiểu lịch sử: - Rèn cho kĩ năng quan sát, chọn lọc thông tin, kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng diễn đạt. Giảm tải: Không yêu cầu học sinh nắm nội dung của bộ Luật, chỉ cần biết Bộ luật Gia Long do triều Nguyễn ban hành. 1.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo. 2. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh tự hào về lịch sử nước nhà. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, VBT... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động: (3 phút) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: + Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung? - Giới thiệu bài: Nhà Nguyễn thành lập - Ghi đầu bài + Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông” + Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức 2. Hoạt động Khám phá: *Mục tiêu: Học sinh: - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị *Phương pháp: động não, thảo luận nhóm *Thời gian: 20 phút *Cách tiến hành: Làm việc ở lớp - HS đọc thông tin trong SGK (65). + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? GV kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn + Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? + Kinh đô đặt ở đâu? + Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua. + Lấy VD chứng minh các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? + Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? + Nhà Nguyễn đã bảo vệ ngai vàng bằng những chính sách hà khắc nào? - HS báo cáo kết qua. HS khác bổ sung. *Kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình.Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. 1. Nhà Nguyễn thành lập: + Nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn ánh huy động lực lượng, tấn công nhà Tây Sơn, lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế. + Định đô ở Phú Xuân (Huế), niên hiệu là Gia Long. + Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, + Chọn Huế làm kinh đô. +Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 2. Sự thống trị của nhà Nguyễn: + Nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc; đặt luật pháp, thay đổi chức quan, điều động quân,.. + Thành trì vững chắc. + xây dựng nhiều trạm ngựa nối cực Bắc -> cực Nam. + Gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tuợng binh + Luật Gia Long (SGK - 66) 3. Hoạt động luyện tập: *Mục tiêu: - Học sinh củng cố bài học *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - Học sinh làm bài vở bài tập - Giáo viên tổ chức chữa bài. 4. Hoạt động vận dụng *Mục tiêu: Học sinh mở rộng kiến thức *Phương pháp: vấn đáp *Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên gợi mở +Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào? - Học sinh phát biểu - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. *Kết luận: Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế mà nhân dân ta có câu: "Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. + Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ 5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau: "Kinh thành Huế". IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2021 TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1. 1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực mô hình hoá toán học: HS ôn tập về: - Đọc, viết số trong hệ thập phân. - Hàng và lớp: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của các chữ số đó trong một số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng giải các bài tập có liên quan. 1. 2. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán, tích cực học tập.. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - HS: SGK, vở viết, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Phương pháp Nội dung 1. Khởi động (3 phút ) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: +Trong số tự nhiên mỗi lớp có mấy hàng? +Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu? +Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên? - Học sinh chơi - Nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài: "Ôn tập về số tự nhiên". - Mỗi lớp có 3 hàng. - Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi. Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất. Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. 2. Hoạt động Luyện tập * Mục tiêu: Học sinh: - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân. - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. *Phương pháp: thực hành *Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề và nêu yêu cầu bài - HS làm bài. 1 HS lên bảng làm. - Chữa bài: + Đọc bài làm + Nhận xét đ/s, + Kết luận kết quả. + HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài *Kết luận: Với những số có nhiều chữ số, cần phân biệt rõ các lớp, hàng rồi đọc, viết số và nêu cấu tạo thập phân của nó. Bài 1/160. Viết theo mẫu: +Viết theo mẫu. + Đọc số, viết số và nêu cấu tạo thập phân của một số tự nhiên Đọc số Viết số Số gồm có Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám 24308 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị. Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bẩy mươi tư 16 274 1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm 1 237 005 1 triệu, hai trăm nghìn, chục nghìn , 7 nghìn, 5 đơn vị. Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi 8 004 090 Tám triệu, 4 nghìn, 9 chục. *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu bài tập, +Viết theo mẫu. + Đọc số, viết số và nêu cấu tạo thập phân của một số tự nhiên - 1 HS giải thích mẫu. - HS tự làm bài, 1 HS lên bảng. - Chữa bài: + Đọc bài làm + Vì sao số 190 909 là số có 6 chữ số mà em viết thành tổng của 4 số hạng? + Nhận xét đ/s, + Kết luận kết quả. + Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài. *Kết luận: Lưu ý khi viết các em viết tách ra một chút theo từng lớp để dễ đọc. Bài 2/160: Viết mỗi số sau thành tổng: 1763; 5794; 20 292; 190 909 Mẫu: 1763 = 1000 + 700 + 60 + 3 5794 = 5000 + 700 + 90 + 4 20 292 = 20000 + 200 + 90 + 2 190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9 + Vì ở hàng chục lớp đơn vị có giá trị là 0. Ở hàng nghìn lớp nghìn cũng có giá trị là 0.... *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu bài. - Chữa bài: + Đọc bài làm + Nhận xét đ/s, + Kết luận kết quả. + 1 HS đọc, cả lớp soát bài +Em đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào? *Kết luận: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó. Bài 3/160 : Đọc các số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào: 67 358; 851 904; 3 205 700; 195 080 126 - Số 67 358, chữ số 5 ở hàng chục, lớp đơn vị - Số 851 904 chữ số 5 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn. - Số 3 205 700 chữ số5 ở hàng nghìn, lớp nghìn - Số 195 080 126 chữ số 5 ở hàng triệu, lớp triệu *Hoạt động cặp đôi: - HS nêu yêu cầu BT. Yêu cầu HS theo nhóm làm bài - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, giải thích vì sao. - Nhận xét đúng sai, thống nhất kết quả. *Kết luận: Quan hệ giữa hai số tự nhiên liên tiếp, số tự nhiên bé nhất và lớn nhất trong dãy số tự nhiên. Bài 4/160: a. Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị. b. số tự nhiên bé nhất là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0. c. Không có số tự nhiên lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi. 3. Hoạt động vận dụng: *Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức về dãy số liên tiếp *Phương pháp: trò chơi *Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc đề bài tập, - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Tiếp sức » - Nhận xét, thống nhất kết quả. +Hai số chẵn liên tiếp hơn ( hoặc kém) nhau mấy đơn vị? +Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị? +Tất cả các số chẵn đều chia hết cho mấy? *Kết luận: Nhận diện các dãy số liên tiếp Bài 5/160: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có: a. Ba số tự nhiên liên tiếp: 67, 68, 69 b. Ba số chẵn liên tiếp: 8, 10, 12 c. Ba số lẻ liên tiếp: 51, 53, 55 4. Củng cố, dặn dò: (3 phút) +Trong số tự nhiên mỗi lớp có mấy hàng? +Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu? +Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên? - Nhận xét tiết học, - Chuẩn bị bài sau. - Mỗi lớp có 3 hàng. - Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi. Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Không dạy. Thay thế bằng bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về tấm gương nghèo, luôn dũng cảm vượt qua khó khăn trong cuộc sống và học tập I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Dựa vào lời kể của giáo viên hoặc bạn, kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tấm gương nghèo dũng cảm, luôn vượt khó trong học tập - Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Rèn kỹ năng nghe: nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. b. Năng lực văn học: - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). 1.2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng học sinh dũng cảm vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK, sách truyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Khởi động: (5 phút ) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Bắn tên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc