Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

ĂNG – CO – VÁT.

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII - mười hai)

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

- GD HS nhận biết được công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn; thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.

II. Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.

 

doc 30 trang xuanhoa 05/08/2022 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 31
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Đồ dùng
2
15/4
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Tập trung toàn trường
Ăng - co Vát
Thực hành (TT)
Nghe– viết: Nghe lời chim nói
Bảng phụ
Thước
Bảng phụ
3
16/4
1
2
3
Toán 
Luyện từ &câu
Kể chuyện 
Ôn tập về số tự nhiên
Thêm trạng ngữ cho câu
Luyện tập về câu cảm.
Bảng phụ
Bảng phụ
4
17/4
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Thể dục
Con chuồn chuồn nước
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
Bài 61
Bảng phụ
Tranh
Còi
5
18/4
1
2
3
Toán
Luyện từ &câu
Thể dục
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Bài 62
Còi
1
3
Tập làm văn
Tự học
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả......
HD học sinh làm BT
Tranh
6
19/4
1
3
Toán
Sinh hoạt
Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Sinh hoạt lớp
 Thứ Hai, ngày 15 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC
ĂNG – CO – VÁT.
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII - mười hai)
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. 
- GD HS nhận biết được công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn; thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: (5ph)
- Gọi 3 HS học thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét.
2. Bài mới (35 ph)
a. Giới thiệu bài: (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài (20 ph)
* Luyện đọc: Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn: Bài văn chia làm 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: Ăng-co-vát, Cam-pu-chia, kiến trúc, XII 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: kiến trúc, điêu khắc, kì thú, muỗm, thâm niên.
- GV giúp HS đọc đúng các đoạn trong bài.
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
c. Tìm hiểu bài: (10 ph)
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài.
H: Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
Giảng từ: kiến trúc
- HD HS nêu ý1.
- Yêu cầu 1 HS đọc to đoạn 2.
H: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
H: Du khách cảm thấy nhu thế nào khi thăm Ăng - co - vát? Tại sao lại như vậy?
Giảng từ: kì thú, nghệ thuật chàm khắc
- Hướng dẫn HS nêu ý2
- Yêu cầu 1 HS đọc to đoạn 3
H: Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào?
H: Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?
- Giảng từ: uy nghi, cổ kính.
- Hướng dẫn HS nêu ý 3.
H: Bài văn ca ngợi điều gì? (HS khá giỏi)
- GV ghi nội dung chính lên bảng, yêu cầu HS nhắc lại ND chính của bài.
*GV: Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn; vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
* Đọc diễn cảm. (10 ph)
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc cả bài.
- Treo bảng phụ, tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn "Khu đền chính... xây gạch vỡ”.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò. (3 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
*GDBVMT: Ăng-coVát là một công trình kiến trúc tuyệt diệu của đất nước Cam-pu- chia, chúng ta cần có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
+ Đ1: Ăng - co - vát ... đầu thế kỷ XII.
+ Đ2: Khu đền chính xây gạch vữa.
+ Đ3: Toàn bộ khu đền... từ các ngách.
- HS lần lượt đọc tiếp nối đoạn:
- HS luyện đọc từ khó.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. Lớp đọc thầm.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- HS theo dõi đọc mẫu.
- HS đọc thầm toàn bài
+ Ăng - co - vát xây dựng ở Căm pu chia từ đầu thế kỷ XII.
Ý1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng-co-vát.
- 1 HS đọc to đoạn 2.
+ Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Vì nét kiến trúc ở đây rất độc đáo và có từ lâu đời.
Ý 2: Đền Ăng - co - vát được xây dựng rất to đẹp.
- 1 HS đọc to đoạn 3.
+ Vào lúc hoàng hôn.
+ Ăng - co - vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đèn. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn. Ngọn đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
- Ý 3: Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoàng hôn.
+ Nội dung chính: Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng - co - vát, một công trình kiến trúc và điều khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm pu chia.
- 2-3 HS nhắc lại ND chính của bài.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- N2: Luyện đọc diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm. 
- Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
TOÁN
THỰC HÀNH (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, bút chì.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: (5 ph)
Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS.
2. Bài mới (35 ph)
*Giới thiệu bài : (Ghi mục bài lên bảng)
a. Ví dụ: GV nêu ví dụ trong SGK: một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400.
H: Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?
H: Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- GV yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
H: Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ: 1 : 400 dài bao nhiêu bao nhiêu cm?
H: Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
- GV bổ sung hoàn chỉnh.
b. HD vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
- GV HD cách vẽ: 
+ Chọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với số vạch chỉ 5 cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400
c. Thực hành.
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50.
- Cho HS vẽ vào nháp
- GV kiểm tra chung, nhận xét.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
H: Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chúng ta phải tính được gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5 ph)	
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
+ Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
+ Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
- HS tính và báo cáo kết quả trước lớp:
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
+ Dài 5 cm.
- 1HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào nháp.
- HS nêu: 3 m
- HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
- Chiều dài bảng lớp là 3 m
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là: 300 : 50 = 6 (cm)
- HS thực hành vẽ vào nháp.
- HS đọc đề bài.
+ Phải tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ.
- HS thực hành tính chiều rộng, chiều dài thu nhỏ của nền lớp học và vẽ:
8 m = 800 cm; 6 m = 600 cm
Chiều dài lớp học thu nhỏ là:
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng lớp học thu nhỏ:
600 : 200 = 3 (cm)
- HS tự học bài ở nhà.
CHÍNH TẢ: (Nghe – viết)
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài thơ “Nghe lời chim hót”; Biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ ( BT2a, 3b)
- Giáo dục HS ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ chép BT3.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- GV gọi HS lên bảng viết 1 số từ sau: ra lệnh, ra vào, ra mắt, gia đình, tham gia.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD nghe - viết chính tả. (15 ph)
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc bài thơ.
H: Loài chim nói về điều gì?
H: Qua lời nói của loài chim, giúp em hiểu được điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính 
c) Viết chính tả.
- GV theo dõi giúp đỡ HS để các em viết đúng đoạn thơ.
d) Thu, chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập. (15 ph)
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Phát bút dạ cho từng nhóm.
- Kết luận những từ đúng:
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 em làm bảng phụ viết sẵn HS dùng bút chì gạch chân những từ không thích hợp.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
b) Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng có màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 5 em lần lượt lên bảng viết; HS khác viết vào giấy nháp. 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi, 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thủy điện.
+ Phải biết yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
- HS viết: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết,...
- HS viết bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 3 nhóm hoạt động. Đại diện nhóm báo cáo.
a)Trường hợp chỉ viết với l không viết với n: Là, làm, lận, lẽ, lẻn, lề, lí, liếc, lim, liếm, loáng, loạng, loắt, lũy, lươn,..
*Trường hợp chỉ viết với n, không viết với l: Này, nằm, nắn, nấu, nêm, nếm, nệm, nện, nín, nượp, nỏ, nước, nống, nấy, nến
- 1 em đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. 1 em làm bảng phụ. HS khác dùng bút chì tự làm bài vào vở BT
- Luyện viết ở nhà.
Thứ Ba, ngày 16 tháng 4 năm 2019
TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh: Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số này.
- GD học sinh cẩn thận khi tính toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới. (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
2. Hướng dẫn ôn tập: (30 ph)
Bài 1: GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT 1 và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV giúp HS hoàn thành BT
- HD chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV HD mẫu (như SGK)
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3a:- HS đọc yêu cầu.
H: chúng ta đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có những hàng nào?
a) GV yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
b) GV yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ giá trị của chữ số 3 trong mỗi số. (HSKG làm vào vở).
Bài 4: - Yêu cầu HS hoạt động cặp.
a)Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị? Cho ví dụ minh họa.
b) Số tự nhiên bé nhất là số nào? Vì sao?
c) Có số tự nhiên nào lớn nhất không? Vì sao?
Bài 5: (HS NK làm thêm)
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố dặn dò. (5ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc, viết và nêu cấu tạo thập phân của một số các số tự nhiên.
- 1 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi cách làm
- HS tự làm bài – 2HS lên bảng làm
+ Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
+ Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- 4 HS nối tiếp nhau thực hiện yêu cầu, mỗi HS đọc 1 số. Ví dụ: 
+ 67358 : Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.
- Mỗi HS đọc và nêu về 1 số. Ví dụ:
+ 1379: Một nghìn ba trăm bảy mươi chín; Giá trị của chữ số 3 là 300 vì nó ở hàng trăm lớp đơn vị.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi thảo lụân:
a) Hơn kém nhau 1 đơn vị. Ví dụ: 231 và 232 là 2 số tự nhiên liên tiếp, 231 kém 232 một đơn vị và 232 hơn 231 là 1 đơn vị.
b) Số tự nhiên bé nhất là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn 0.
c) Không có số tự nhiên lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài nữa.
- HS tự làm bài – 3HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là trạng ngữ.
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được một đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
H: Câu cảm là gì? Cho ví dụ?
H: Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm?
- GV nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
2. Phần nhận xét: (15 ph)
Bài 1: Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng bài tập.
H: Em hãy đọc phần in nghiêng trong câu?
H: Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?
H: Em hãy đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng?
- GV ghi nhanh các câu HS vừa đặt lên bảng.
H: Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu?
H: Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng?
H: Khi thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không? 
- GVKL: Các phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian nơi chốn, nguyên nhân, mục đích... của sự việc nêu trong câu.
H:Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
H: Vị ngữ có vị trí ở đâu trong câu?
3. Ghi nhớ: (SGK).
4. Luyện tập. (15 ph)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- GV nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ.
- GV giúp đỡ HS làm bài.
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng ba lượt.
H: Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu?
- GV nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS.
* VD: Mùa hè năm ngoái, em được bố mẹ cho em đi Sa Pa. ở đây phong cảnh thật đẹp, khí hậu mát mẻ. Sáng sớm, sương trắng viền quanh núi, bà con dân bản đi chợ rất đông vui với đủ màu sắc sặc sỡ của trang phục.
C. Củng cố, dặn dò. (5 ph)
H: Trạng ngữ là gì? Cho ví dụ?
H: Nêu ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời, nêu VD.
- 1HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp, cả lớp theo dõi SGK.
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này.
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi giúp em hiểu nguyên nhân vì sao I-ren trở thành nhà khoa học lớn hơn và sau này giúp các em xác định được thời gian I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Tiếp nối nhau đặt câu:
+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
+ Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
+ Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
- Tiếp nối nhau đặt câu.
+ Sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Không thay đổi.
- HS lắng nghe.
+ Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
+ Đầu câu, cuối câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ.
- 5 em đọc mục ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- 1 em làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
- HS dùng bút chì làm. Nhận xét bài ở bảng lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau trình bày 
a) Trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
c) Trạng ngữ chỉ thời gian, kết quả, thời gian.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự viết bài sau đó đổi vở cho nhau để chữa bài.
- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- 2-3 HS trả lời
- Chuẩn bị bài sau
KỂ CHUYỆN:(Giảm tải)
Thay bài : Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ CÂU CẢM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về câu cảm.
- Biết chuyển một số câu kể thành câu cảm; Đặt được một số câu cảm.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
H: Câu cảm dùng để làm gì?
- GV nhận xét, KL.
B. Bài mới. (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập. (30 ph)
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
+ Bạn Thương học giỏi.
+ Trời nắng.
+ Bạn Anh chăm chỉ.
+ Bạn Linh viết chữ đẹp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét chung.
Bài 2: Đặt câu cảm phù hợp các tình huống sau:
+ Sau một thời gian luyện chữ viết, cả lớp hầu như chưa có ai tiến bộ, riêng bạn Anh và bạn Linh chữa viết đẹp hẳn lên và được tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp huyện. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.
+ Hôm nay, em đến lớp như mọi ngày, thầy bước vào lớp và chúc mừng sinh nhật em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, khen các em có câu hay.
Bài 3: Những câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì?
+ Ồ, bạn Thương tiếp thu bài nhanh quá!
+ Ồ, trời mưa rồi kìa!
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, KL câu trả lời đúng
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời (Theo mục “ghi nhớ”).
- HS lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm vào VBT- nối tiếp nhau đọc câu.
+ Chà, bạn Thương học giỏi thật!
+ Ôi, trời nắng quá!
+ Bạn Anh chăm chỉ quá!
+ Chà, bạn Linh viết chữ đẹp thật.
- HS đọc yêu cầu.
- HS TB trở lên làm bài vào vở.
- HS đọc câu mình đặt.
+ Chà, hai bạn viết chữ đẹp quá!
+ Ôi, thầy cũng nhớ đến ngày sinh của em kìa!
- HS nêu yêu cầu.
- HSKG nối tiếp nhau nêu ý kiến.
Chuẩn bị bài sau.
Thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: thuỷ tinh, thon vàng, nhỏ xíu, mênh mông, lặng sóng, rung rinh.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của quê hương.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:Gọi HS đọc bài Ăng- co Vát và trả lời câu hỏi SGK. Nêu nội dung chính.
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:(Ghi mục bài lên bảng)
b. HD luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn, yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn (3 lượt).
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: khẽ rung rung, long lanh, ngược xuôi 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
H: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
H: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Giảng từ: thuỷ tinh, thon vàng, nhỏ xíu 
H: Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H: Cách miêu tả chú chuồn bay có gì hay?
H: Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
- Giảng từ: mênh mông, lặng sóng, rung rinh.
H: Đoạn 2 cho em biết điều gì?
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV chốt ND bài
d. HD đọc diễn cảm.
-Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn. Cả lớp đọc thầm tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc và đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc.
+ GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
H: Qua bài học, em có yêu quê hương, đất nước của chúng ta không? Tại sao?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, xem trước bài Vương quốc vắng nụ cười.
- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
- 1HS đọc.
+Đ1: Ôi chao!.. phân vân
+Đ2: Rồi đột nhiên... cao vút.
- HS luyện đọc từ khó 
- 2 em ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 2 em đọc.
- HS theo dõi.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận trả lời.
+ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt long lanh như thủy tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
+ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thủy tinh. Đây là những hình ảnh đẹp, cách so sánh chân thực, sinh động cho em hình dung ra đôi cánh và cặp mắt của chú chuồn chuồn.
+Em thích hình ảnh: thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của ánh mùa thu. Hình ảnh so sánh giúp em hình dung ra chú chuồn chuồn này màu vàng nhạt, chú nhỏ xíu và rất đáng yêu.
- Ý1: Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
- 1HS đọc to- Lớp đọc thầm.
+ Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
+ Những câu văn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả: Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng, lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Ý2: Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê.
+ Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của quê hương.
- 2HS đọc. Cả lớp đọc thầm, tìm giọng đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc)
+ Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
+ 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm. 
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS tự trả lời
- Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- So sánh được các số có đến 6 chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra. (5 Ph)
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (35 ph)
1. Giới thiệu bài:
(Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập: (30 ph)
Bài 1: (Dòng 1, 2)- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài (HS NK hoàn thành cả BT1)
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành BT
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
- HSNK nêu kết quả dòng 3:
Bài 2:- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 em làm bảng phụ
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành BT
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 3: 
(Thực hiện tương tự bài 2)
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- Điền dấu lớn hoặc dấu bé, dấu bằng thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp 
- HS nhận xét bài trên bảng.
 989 < 1321	 34579 < 34601
 27105 > 7985	 150482 > 150459
 8300 : 10 = 830	 72600 = 726 x 100
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm vào bảng phụ. HS làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a) 999, 7426, 7624, 7642
b)1853, 3158, 3190, 3518
Kq: 
a) 10261, 1590, 1567, 897
b) 4270, 2518, 2490, 2476
- Chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT.
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2).
- Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
- GD học sinh biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng:
- Tranh một số con vật
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: (5 Ph)
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng; đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
- GV nhận xét.
2. Bài mới (35 ph)
a. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
b. Hướng dẫn làm bài tập. (35 ph)
Bài 1, 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS mở VBT, gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật.
- GV viết lên bảng 2 cột: các bộ phận và từ ngữ miêu tả.
- Gọi HS nêu những bộ phận được miêu tả và những từ ngữ miêu tả bộ phận đó. GV ghi nhanh lên bảng.
CÁC BỘ PHẬN
Hai tai -
Hai lỗ mũi -
Hai hàm răng -
Bờm -
Ngực -
Bốn chân -
Cái đuôi -
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và bài mẫu trong SGK. (GV treo tranh một số vật nuôi cho HS quan sát làm bài)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (5 ph)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành đoạn văn tả các bộ phận của con vật và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc - Lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Học sinh tự làm bài.
- 7 HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nêu 1 bộ phận.
TỪ NGỮ MIÊU TẢ
- To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
- Ươn ướt, động đậy
- Trắng muốt
- Được cắt rất phẳng
- Nở
- Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất
- Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
- 3 học sinh đọc thành tiếng.
- HS tự làm vào vở (HSKG viết thành đoạn văn).
- 2-3 HS đọc đoạn văn.
VD: Nhà bà em có chú chó tuyệt đẹp. Thân chú khoác chiếc áo màu trắng, điểm thêm những đốm màu nâu rất duyên dáng. Đầu chú như quả đu đủ nhỏ. Hai con mắt tròn xoe, đen láy, rất tinh nhanh, mũi chú đen bóng lúc nào cũng ươn ướt nước. Lưỡi chú vắt sang một bên, màu đỏ hồng, để lộ mấy cái răng nanh nhỏ, nhọn trắng tinh ở hai bên khóe miệng. Đuôi chú có lông dày, lúc nào cũng rung rung thật ngộ nghĩnh.
- Chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC
MÔN TỰ CHỌN - NHẢY DÂY TẬP THỂ.
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, Chuyền cầu theo nhóm hai người.
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích – ném bóng (không có bóng và có bóng)
- Bước đầu biết cách nhảy dây tập thể, biết phối hợp với bạn để nhảy dây.
- Trò chơi “Kiệu người”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, dây nhảy tập thể.
III. Tiến trình thực hiện: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
 1p
 1p
 250m
 10 lần
2lx8nh 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
2. Cơ bản:
- Đá cầu.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
+ Thi tâng cầu bàng đùi.
- Ném bóng.
Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích.
- Nhảy dây tập thể.
GV cùng HS nhắc lại cách nhảy, sau đó chia tổ để HS tự điều khiển tập luyện.
GV giúp đỡ và nhắc HS tuân thủ kỉ luật để bảo đẩm an toàn.
- Trò chơi"Kiệu người".
GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, rồi HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.GV chú ý nhắc nhở đảm bảo tính kỉ luật, an toàn. 
 9-11p
 4-5p
 4-5p
 7-9p
 7-9p
4-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
3. Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"Chim bay cò bay".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết qả gời học, về nhà ôn đá cầu cá nhân.
 1-2p
 1p
 1-2p
 1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
Thứ Năm, ngày 18 tháng 4 năm 2019
TOÁN	
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải các BT có liên quan đến dấu hiệu chia hết. BTCL:1, 2, 3.
- GD học sinh cẩn thận khi tính toán
II. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Ôn tập về STN.
- 2 HS đồng thời làm biến đổi bài 2, 5/161
- GV nhận xét.
2. Bài mới: (35 ph)
Giới thiệu bài: Ôn tập về số tự nhiên
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập.
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và giải các BT có liên quan đến dấu hiệu chia hết.
Cách tiến hành:
Bài 1: 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS làm bài.
- GV giúp HS hoàn thành BT
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2: 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- Số cần phải tìm phải thoả mãn những ĐK nào?
- HS làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- Số x phải tìm phải thoả mãn những ĐK nào?
3. Củng cố- Dặn dò: (2 ph)
- Chuẩn bị: Ôn tập về phép tính với STN.
- Tổng kết giờ học.
- 2 HS lên bảng làm.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- 4HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời ở đâu?).
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1- Mục III).
- Bước đầu biết thêm trang ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2)
- Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ chép BT3 phần luyện tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- H: Trạng ngữ là gì?
- Gọi HS đọc đoạn văn ngắn về một lần em được đi chơi xa, trong đó có dùng trạng ngữ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới (35 ph)
a. Giới thiệu bài:(Ghi mục bài lên bảng)
b. Tìm hiểu bài (15 ph)
Bài 1: Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập. 
- GV yêu cầu HS gạch dưới trạng ngữ.
- GV nhận xét, kết luận
a)Trước nhà, mấy cây hoa giấy/ nở tưng bừng. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn)
b)Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn)
Bài 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_chuan_kien_t.doc