Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.153)

I. Mục tiêu:

-Thực hiện được các phép tính về phân số

-Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành

-Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng (hiệu) hai số đó. HS khá, giỏi làm thêm bài GV yêu cầu.

II. Phương tiện dạy học; sgk

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 38 trang xuanhoa 10/08/2022 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.153)
I. Mục tiêu:
-Thực hiện được các phép tính về phân số 
-Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành
-Giải được bài tốn liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng (hiệu) hai số đĩ. HS khá, giỏi làm thêm bài GV yêu cầu.
II. Phương tiện dạy học; sgk
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ GV chữa bài trên bảng. Nhận xét.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài 2.
H: Muốn tính diện tích hình bình hành làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS làm bài
+ GV chữa bài và hỏi thêm về cách tính giá trị phân số của một số.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc bài toán 3.
H: Bài toán thuộc dạng nào? Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ GV thu một số bài chấm và nhận xét sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn kĩ chương phân số đã học.
-.Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc BT1.
+ HS làm bài.
+ Lần lượt HS lên bảng làm 
a, 
b, 
c, 
d, 
e, 
-Hs sửa bài.
+ 1 HS đọc BT2.
+ HS trả lời.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét. 
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành:
18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành:
18 x 10 = 180 ( cm2)
Đáp số: 180 cm2
+ 1 HS đọc Bt3.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 5 = 7 ( phần)
Số ô tô trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 ( ô tô)
Đáp số: 45 ô tô.
-Hs sửa bài.
+ HS lắng nghe và thưc hiện.
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào ca ngợi
-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đồn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khĩ khăn, hi sinh, mất mát để hồn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
*KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng.
*GD TNMT Biển Đảo: Giúp hs hiểu thêm về các đại dương thế giới; biết biển là đường giao thơng quan trọng.
II.Phương tiện dạy học: Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, bản đồ thế giới. Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
+ GV cho HS quan sát ảnh chân dung Ma-gien-lăng và giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS đọc chưa đúng.
+Gọi HS đọc phần chú giải tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
* Tìm hiểu bài: 
+Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
H: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
H: Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương? 
*GV:Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma- gien- lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Nam Mĩ, đi qua 1 eo biển là đến 1 đại dương mêng mông, sóng yên, biển lặng hiền hoà nên ông đặt tên cho nó là Thái Bình Dương. Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương này có tên là eo biển Ma-gien-lăng.
H: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
H: Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
H: Hạm đội của Ma-gien- lăng đã theo hành trình nào?
H: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì?
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì vầ các nhà thám hiểm?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
+ GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
+ GV Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
H: Muốn tìm hiểu khám phá thế giới chúng ta phải làm gì?
+ GV nhận xét tiết học.
+ HS quan sát tranh, ảnh.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc nối tiếp.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS trao đổi, nối tiếp trả lời.
- Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Vì ông thấy nơi đây sóng biển yên lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Lớp lắng nghe.
- Hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma-tan và Ma-gien-lăng đã chết.
- Đoàn thám hiểm có 5 chiếc thuyền thì mất 4 chiếc, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Ma-gien-lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn 1 chiếc thuyền và 18 thuỷ thủ sống sót.
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình châu Aâu–Đại Tây Dương–châu Mĩ–Thái Bình Dương-Châu Á – Ấn Độ Dương– Châu Phi.
- Đoàn thám hiểm khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. 
-Hs trả lời.
+ 3 HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Gọi 1 HS đọc, nhận xét.
-Hs chú ý lắng nghe.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc. Lớp nhận xét. 
-Hs chú ý lắng nghe.
-Hs trả lời.
-Hs chú ý lắng nghe.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe,đã đọc nĩi về du lịch ,thám hiểm. Hiểu ND chính của câu chuyện đã kể và biết trao đổi về nội dung ,ý nghĩa của câu chuyện. HS khá, giỏi kể được câu cuyện ngồi SGK
*GD BVMT: Qua câu chuyện mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, mơi trường sống của các nước trên thế giới.
II.Phương tiện dạy học:- Sưu tầm một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm: truyện danh nhân, truyện thám hiểm, truyện thiếu nhi. Bảng lớp viết đề bài. Dàn ý kể chuyện(dùng cho nhóm)
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
1 .Kiểm tra: 
2 .Bài mới: GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn kể chuyện
a)Tìm hiểu đề..
- Gọi Hs đọc đề.
- Phân tích đề, gạch chân các từ ngữ : được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm.
- Gọi HS đọc phần gợi ý của bài.
*Các em đã được nghe ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại những câu chuyện về du lịch hay thám hiểm hoặc tự mình đọc trên báo, truyện hoặc xem ti vi. Bây giờ các em hãy giới thiệu với mọi người câu chuyện mình định kể. Đây có thể là câu chuyện có thật hoặc câu chuyện khoa học viễn tưởng. Bạn nào kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm 1 điểm. Các em hãy giới thiệu các câu chuyện đó có tên là gì hoặc kể về ai? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai hoặc đọc, xem truyện đó ở đâu?
b) Kể chuyện trong nhóm:
- Chia HS thành các nhóm mỗi nhóm 4 em, yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
-Gọi 2 em đọc dàn ý kể chuyện.
-GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn HS trao đổi, giúp đỡ bạn.
- Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ Nội dung truyện có hay không? Truyện ngoài SGK hay trong SGK? Truyện có mới không? 
+ Kể chuyện đã biết phối hợp cử chỉ, lời nói, điệu bộ hay chưa?
+ Có hiểu câu chuyện mình kể hay không?
 c) Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn những câu hỏi về nội dung truyện, ý nghiã hay tình tiết trong truyện để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
-GV tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Nhận xét từng HS.
3.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà em được nghe các bạn kể và chuẩn bị bài sau.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp gạch chân yêu cầu chính.
- 2 em đọc nối tiếp phần gợi ý SGK.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện mình định kể. Ví dụ:
 Em kể chuyện Rô-bi-sơn ở đảo hoang mà em đã được đọc trong tập truyện thiếu nhi
 Em kể chuyện Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoi-ơ của nhà văn Mác Tuên mà em đã được nghe anh trai em kể.
 Em kể chuyện về những nhà leo núi đã chinh phục đỉnh E-vơ-nét. Truyện này em đọc trong báo Thiếu niên Tiền phong.
 Em kể chuyện thám hiểm vịnh ngọc trai cùng thuyền trưởng Nê-mô. Truyện này em đọc trong tập truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển.
 Em kể đoạn trích Dế mèn ngao du thiên hạ cùng Dế trũi trong tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài .. 
-HS thành các nhóm mỗi nhóm 4 em
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Hs kể trong nhóm và trao đổi nhau về ý nghĩa câu chuyện, ý nghĩa việc làm, suy nghĩ của nhân vật trong truyện.
- 5 – 7 em thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đó.
HS cả lớp cùng bình chọn.
+ Lớp lắng nghe.
+ Lớp lắng nghe.
Khoa học
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu:
-Biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật cĩ nhu cầu về chất khống khác nhau. HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi.
II.Phương tiện dạy học: Hình minh hoạ SGK. Tranh ảnh, bao bì các loại phân bón.
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Vai trò của cất khoáng đối với đời sống thực vật 
H: Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của cây?
H: Khi trồng cây, người ta có phải bón phân thêm cho cây không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì?
H: Em biết những loại phân nào thường dùng để bón cho cây?
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua / 118 trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào? Giải thích?
H: Quan sát kĩ cây a và b em có nhận xét gì?
*GV: Trong quá trình sống, nếu không cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Ni-tơ là chất khoáng qua trọng mà cây cần nhiều.
*Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thưc vật 
+GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết/ 119 SGK.
H: Những loại cây nào cần cung cấp nhiều ni-tơ hơn?
H: Những cây nào cần được cung cấp nhiều Phốt pho hơn?
H: Những cây nào cần được cung cấp nhiều Kali hơn?
H: Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khóang của cây?
H: Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân?
H: Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt?
*GV kết luận: Mỗi loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
*Ví dụ: Đối với cây ăn quả, bón phân vào lúc cây đâm cành hay sắp ra hoa vì ở giai đoạn này câu cần được cung cấp nhiếu chất khoáng.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
-Có: Mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác động vật chết, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
-Có, vì chất khoáng trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
-Phân đạm, lân, ka-li, vô cơ, phân bắc, phân xanh 
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Cây a phát triển tốt nhất cây đuợc bón đầy đủ các chất khoáng.
- Cây b phát triển kém nhất thiếu ni-tơ.
- Cây c phát triển chậm thiếu ka-li.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc.
- Cây lúa, cà chua, đay, rau muống, dền, bắp cải cần nhiều ni-tơ.
- Cây lúa, cà chua cần nhiều phốt pho.
- Câu cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ cần nhiều Kali hơn.
- Mỗi loại cây khác nhau có nhu cầu về chất khoáng khác nhau 
- Giai đoạn vào hạt không nên bón nhiều đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt, than nặng gặp gió to dễ bị đổ, lúa lốp.
-Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa. 
- HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe
THỂ DỤC
Tên bài dạy 59 : KIỂM TRA NHẢY DÂY
A. Mục tiêu- yêu cầu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị ngăm đích- ném bóng ( không có bóng và có bóng)
- Thực hiện được động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
* Lưu ý : động tác nhảy dây nhẹ nhàng số lần nhảy càng nhiều, càn tốt
B.Dụng cu- Địa điểm tậpï: Chuẩn bị : mỗi HS 1 dây
PHẦN NỘI DUNG
ĐLVĐ
YÊU CẦU KỸ THUẬT
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỞ ĐẦU:
6-10’
 1. Nhận lớp:
-Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp tập trung 4 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
 2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2- 4 HS
 3. Phổ biến bài mới:
 Phổ biến nội dung: 
Kiểm tra nhảy dây
 -Hs thực hiện 
 4. Khởi động:
3’-4’
 - Chung:
1-2’
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc
Đội hình 4 hàng ngang
-Hs thực hiện 
 - Chuyên môn:
2-3’
- Ôn các đôïng tác của bài thể dục PTC.
- Ôn nhảy dây
Đội hình hàng ngang
-Hs thực hiện 
II. CƠ BẢN:
18-22’
 1. Nội dung:
5-6’
* Nội dung kiểm tra
* Tổ chức và phương pháp kiểm tra
* Cách đánh giá 
- Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước ,chân sau
- Kiểm tra thành nhiều đợt 3-5 HS. Mỗi HS được nhảy thử 1-2 lần và 1 lần chính thức tính điểm. GV cử 3-5 HS làm nhiệm vụ đếm số lần bạn nhảy được. Những HS đến lượt kiểm tra cầm dây tiến lên và đứng vào vị trí quy dịnh, thực hiện tư thế chuẩn bị. Khi có lệnh của GV, các em bắt đầu nhảy, khi bị dây vướng chân, thì dừng lại. GV quan sát cách thực hiện động tác của từng HS cùng với kết quả số lần nhảy được của HS để dánh giá xếp loại.
- Như SGV – trang .142
 2. Trò chơi:
4-5’
Gv tổ chức cho hs chơi trị chơi
-Hs thực hiện 
III.KẾT THÚC:
4- 6’
 1. Nhận xét :
1-2’
- GV nhận xét và công bố kết qủa kiểm tra, tuyên dương, nhắc nhở một số HS và giao bài tập về nhà 
HS tập hợp hàng ngang
 2. Hồi tĩnh:
1-2’
- Thực hiện một số động tác hồi tĩnh. 
-Hs thực hiện 
 3. Xuống lớp:
1’
GV hô “ THỂ DỤC” 
Lớp tập trung thành 4 hàng ngang.Cả lớp hô “ KHỎE”
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:.......................................................................................
......................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2015
Tập làm văn
 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT 
I. Mục tiêu: 
-Nêu được nhận xết về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1,2); bước đầu biết quan sát con vật để chọn lọc các chi tiết về ngoại hình, hoạt động để tìm từ ngữ để miêu tả con vật. Hs khá, giỏi viết được bài văn ở BT3.
II. Phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ đàn ngan trong sách phóng to. Bảng phụ viết sẵn bài văn đàn ngan mới nở . Tranh ảnh về các con vật .
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
2.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề bài 
a)Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết 
H:Bài văn miêu tả con vật thường gồm mấy phần ?Nêu nội dung của từng phần ? phần nào ?
Gọi 2-3 em nhắc lại .
b)Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1;2
+Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
+Yêu cầu các nhóm đại diện trả lời câu hỏi.
+ GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng.
H:Tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng ?
Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay ?
-Yêu cầu HS ghi lại những từ ngư , hình ảnh em thích vào vở .
Kết luận: Để miêu tả một con vật sinh động, chúng ta cần quan sát thật kĩ hình dáng, các bộ phận nổi bật 
Bài tập 3: Gọi 3 em đọc đề, GV gạch dưới từ quan trọng .
H: Khi tả hình dáng của con chó hoặc con mèo ,em cần tả những bộ phận nào ?
-Yêu cầu HS ghi lại những gì quan sát được theo trình tự hợp lí .
-Yêu cầu HS đọc kết quả quan sát GV ghi lên bảng phụ đã kẻ sẵn .
Bài 4: 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập4 
 -HS quan sát và nêu các hoạt động của con mèo hoặc con chó 
-Gọi HS đọc lại các từ ngữ trên .
3.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.Về nhà hoàn thành bài tả con mèo hoặc con chó .
- Bài văn miêu tả con vật thường gồm 3 phần : Mở bài; thân bài; kết luận.
 Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả .
 Thân bài: Tả hình dáng .
-Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật .
Kết luận : Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật . 
-2-3 em nhắc lại .
+ 2 HS đọc.
+ HS thảo luận nhóm. 
+ Đại diện trình bày.
+Tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận: hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân .
- Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng một tí .
- Bộ lông 
-Đôi mắt 
- Cái mỏ 
-Cái đầu .
-Hai cái chân 
-HS ghi lại những từ ngữ ,hình ảnh em thích vào vở .
-Hs lắng nghe
-3 em đọc đề bài: Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo ( hoặc con chó ) của nhà em hoặc của hàng xóm .
-Quan sát và tả: Bộ lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt bộ ria, bốn chân, cái đuôi .
-HS đọc kết quả quan sát GV ghi lên bảng phụ đã kẻ sẵn .
-HS đọc yêu cầu của đề 4.
-HS quan sát và nêu các hoạt động của con mèo hoặc con chó 
+ Hoạt động của con chó :
-Mỗi lần em về là nó vẫy đuôi mừng rối rít .
-Nhảy chồm lên em ,
-Chạy rất nhanh đuổi gà đuổi vịt .
Đi rón rén nhẹ nhàng 
Nằm im mắt lim dim như ngủ .
-Ăn rất nhanh ,vừa ăn vừa gầm gừ như sợ mất phần .
+ Hoạt động của con mèo:.
-Luôn quấn quýt bên người 
- Nũng nịu dụi đầu vào chân em như đòi bế .
-Ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, từ ngoài vào trong .
- Bước đi nhẹ nhàng, rón rén .
-Nằm im thin thít rình chuột .
Vờn con chuột đến chết mới nhai ngấu nghiến .
- Nằm dài sưởi nắng hay lấy tay rửa mặt - HS đọc lại các từ ngữ trên .
+ HS lắng nghe
TOÁN
TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tr.154)
I/ Mục tiêu: 
-Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và biểu hiện tỉ lệ bản đồ là gì
-HS khá, giỏi làm thêm bài GV yêu cầu.
II/ Phương tiện dạy học: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tình, thành phố (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới)(nếu cĩ)
III/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Giới thiệu tỉ lệ bản đồ.
- GV treo bản đồ đã chuẩn bị, yêu cầu HS tìm, đọc các tỉ lệ bản đồ
- GV kết luận: Các tỉ lệ 1:10 000 000; 1: 500 000; ghi trên bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nuớc Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000cm hay 100km trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là một đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...)và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng 10 000 000 đơn vị đo độ dài đo ùù(10000000cm, 10 000 000dm, 10 000 000m )
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 1.
- GV hỏi:
+ Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
* GV hỏi thêm:
- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
- Trên bản đồ tỉ lệ 1: 10 000, dộ dài 1m ứng với độ dài thật là bao nhiêu?
Bài 2:
- GV yêu cầu BT2 HS tự làm bài.
- GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét.
- HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- 1 em đọc BT1, cả lớp theo dõi SGK.
- Tỉ lệ 1: 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm.
- Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000cm.
- Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là 1000m.
- Tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 500mm.
- Tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 5000mm.
- Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 10000mm.
- 1 em lên bảng làm BT2, cả lớp làm vào vở.
- Theo dõi GV chữa bài.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1000
1 : 300
1 : 10 000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ 
1cm
1dm
1mm
1m
Độ dài thật
1000cm
300dm
10 000mm
500m
- GV nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò: GV tổng kết tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực trong giờ học, nhắc nhở các HS còn chưa chú ý. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Hs chú ý lắng nghe.
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường và trách nhiệm bảo vệ mơi trường
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ mơi trường 
-Tham gia bảo vệ mơi trường, ở nhà, ở trường học và nơi cơng cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*KNS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường. Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin liên quan đến ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động bảo vệ mơi trường. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
*GD TNMT Biển Đảo: Bảo vệ mơi trường, sống thân thiện với mơi trường biển, hải đảo. Đồng tinhg ủng hộ những hàng vi bảo vệ mơi trường vùng biển, hải dảo.
*GD SDNLTK&HQ: Bảo vệ mơi trường là giữ cho mơi trường trong lành, sống thân thiện với mơi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ mơi trường là gĩp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
*GD BVMT: Giáo dục hs cĩ trách nhiệm tham gia BVMT. Những việc hs cần làm để BVMT ở nhà, lớp, trường học và nơi cơng cộng. 
*GD học tập và làm theo tấm gương ĐĐ HCM: Cần, kiệm, liêm, chính
II. Phương tiện dạy học: Nội dung mọt số thông tin về môi trường Việt Nam, thế giới.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
H: Hãy nhìn quanh lớp và cho biết, hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào?
H: Theo em, những rác đó do đâu mà có? 
+ Yêu cầu HS nhặt rác xung quanh mình.
* Hoạt động 2: Trao đổi thông tin 
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin ghi chép được từ môi trường.
+ Gọi HS đọc thông tin SGK.
H: Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường chúng ta đang sống?
H:Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do nguyên nhân nào? 
*GV kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lí.
* Hoạt động 3: Đề xuất ý kiến
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Nếu thì”
+ Chia lớp thành 2 dãy.
 * Dãy 1: Nếu chặt phá rừng bừa bãi.
* Dãy 2: Thì sẽ làm xói mòn đất gây lũ, lụt.
H: Để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường, chúng ta và có thể làm được những gì?
*GV kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
3, Củng cố, dặn dò:+ Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
-HS quan sát và trả lời.
-Do một số bạn vứt ra, gió thổi từ ngoài vào. 
- Lần lượt HS đọc.
- 2 HS đọc.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm: ô nhiễm nước, đất bị hoang hoá, cằn cỗi 
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ HS lắng nghe.
+ HS lắng nghe luật chơi.
+ HS tiến hành chơi.
-Không chặt cây, phá rừng bừa bãi, không vứt rác bừa bãi.
- Hạn chế xả khói và chất thải, xây dựng hệ thống lọc nước. 
+ HS lắng nghe 
+ 2 HS đọc.
+ Lớp lắng nghe và thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:......................................................................................
.....................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2015
TẬP ĐỌC
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I.Mục tiêu: 
-Bước đầu biết đọc diễn cảm trong bài với giọng vui ,tình cảm 
-Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
II. Phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 118. SGK. Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc
IIICác hoạt động dạy học .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt).
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS phát âm chưa đúng.
+ Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , ngạc nhiên; .
*Hoạt đôïng 2: Tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu HS thầm bài thơ , trao đổi và trả lời câu hỏi.
H:Vì sao tác giả nói là sông điệu?
H.Màu sắc của sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
H. Cách nói “ Dòng sông mặc áo “ có gì hay?
H. Em thích hình ảnh nào trong bài ? vì sao?
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
+ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc.
+ GV giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc : đoạn cuối.
+ Gọi 1 HS đọc 
+ Yêu cầu HS luyện đọc
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm , đọc thuộc lòng.
+ Nhận xét
3-Củng cố, dặn dò: .
H. Hãy nêu ý ngiã của bài?
+GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài thơ
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu
+ Đoạn 2: 6 dòng còn lại.
- 1 HS đọc chú giải, lớp theo dõi.
- HS luyện đọc trong nhóm bàn.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
-HS đọc thầm , trao đổi và trả lời.
- Vì sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay đổi màu áo.
-Nắng lên- áo lụa đào thướt tha; Trưa – xanh như mới may; Chiều tối- màu áo hây hây ráng vàng; Sáng ra- lại mặc áo hoa .
-Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người,
-HS có thể thích các hình ảnh khác nhau 
- 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi tìm ra cách đọc.
- HS chú y ùtheo dõi
- 1 HS đọc , lớp theo dõi , nhận xét.
-Luyện đọc trong nhóm 
- HS thi đọc.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.Mục tiêu:
-Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1,2) bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm để viết đoạn văn nĩi về du lịch,thám hiểm
-HS khá, giỏi viết được đoạn văn nĩi về du lịch ,thám hiểm
II. Phương tiện dạy học: Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:Giới thiệu bài – ghi bảng
HĐ 1:Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cho HS hoạt động nhóm 4 em.
- Phát giấy, bút cho từng nhóm.
- Chữa bài.
- Yêu cầu các nhóm dán bài làm lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu để được 1 phiếu đầy đủ nhất.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập2.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ. Cho HS thảo luận trong tổ.
- GV nêu luật chơi.
- Cho HS thi tìm từ.
- Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung.
- Gọi Hs đọc lại các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 em tạo thành nhóm, trao đổi thảo luận và hoàn thành bài.
- Dán phiếu, đọc bổ sung.
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao 
b. Phương tiện giao thông và

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2014_2015.doc