Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Bản đẹp)

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt) (Tiết 11)

Ngày dạy: / /

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đọc, biết viết các số đến lớp triệu.

- Củng cố thêm hàng và lớp.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bảng phụ, phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động mở đầu: Khởi động

* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại hàng triệu, chục triệu, trăm triệu và lớp triệu. HS hứng thú với bài học mới.

 

doc 48 trang xuanhoa 03/08/2022 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN – Lớp 4a3
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tt) (Tiết 11)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết đọc, biết viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm hàng và lớp.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ, phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động 
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại hàng triệu, chục triệu, trăm triệu và lớp triệu. HS hứng thú với bài học mới.
* Cách tiến hành:
- GV viết lên bảng: 875 000 000. Yêu cầu HS đọc số, nêu tên các hàng trong từng lớp.
+ 1 HS đọc số, phân tích các hàng.
- GV viết: Chín trăm linh bốn triệu.
+ Cả lớp viết số vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ được biết đọc, viết các số đến lớp triệu. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Hướng dẫn cách đọc và viết số đến lớp triệu; giúp HS đọc và viết đúng các số đến lớp triệu
* Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị.
- HS quan sát, đọc nội dung các cột trong bảng. HSCHT
- GV vừa viết bảng trên vừa giới thiệu: Cô có một số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
Bạn nào có thể lên bảng viết số?
- GV: Bạn nào có thể đọc số trên.
- 1HS viết lại các số đã cho trong bảng ra bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: 
 342 157 413
- Nêu lại cách đọc số? HSHTT
+ Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/sai.
- GV hướng dẫn cách đọc số:
+ Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp: lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp.
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
- GV yêu cầu HS đọc lại số trên
+ Cả lớp đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
- GV viết thêm một vài số khác để HS đọc. 
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS ôn lại cách đọc và viết số có nhiều chữ số, hàng và lớp 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: 
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân , viết các số tương ứng vào vở và đọc số đó.
- HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở nháp
32 000 000 	843 291 712
352 516 000 	308 150 705
32 516 497 	700 000 231
- GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
- HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài, nhận xét.
- Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
- Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số.
- GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
Bài 2: GV viết các số lên bảng.
- 1 HSCHT đọc đề bài: Đọc các số sau
- Gọi HS nối tiếp đọc các số.
- Nhận xét.
Bài 3: GV đọc từng số cho HS viết 
- 1 HS đọc đề bài : Viết các số sau
- 2 HS lên bảng viết số, lớp viết vào vở
a.10 250 214 b.253 564 888 	c. 400 036 105 d. 700 000 231
- GV nhận xét – Tuyên dương
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài
*Cách tiến hành: 
- Nhắc lại các lớp, các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nhận xét.
Bài làm thêm:
Bài 1: Nối số với số chữ số 0 ở tận cùng của số đó (theo mẫu):
Số
Tận cùng
1 triệu
3 chữ số 0
1 nghìn
8 chữ số 0
1 trăm triệu
6 chữ số 0
1 chục nghìn
4 chữ số 0
1 tỉ
7 chữ số 0
1 chục triệu
5 chữ số 0
1 trăm nghìn
9 chữ số 0
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................................
TOÁN- LỚp 4a3 
LUYỆN TẬP (Tiết 12)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu 
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra lại kiến thức cũ của HS.
* Cách tiến hành:
Trò chơi: Hái táo
- Gọi HS lên hái quả táo mình thích, đọc và trả lời câu hỏi sau quả táo:
1) Viết số: Tám trăm linh năm triệu không nghìn không trăm linh sáu (cá nhân).
+ 3 HS lên hái táo và trả lời. 
2) Đọc số: 123 456 789 9 (cá nhân)
3) Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 23698, 46079, 460798, 23998 (Cả lớp làm).
+ Cả lớp làm bảng con câu 3.
- GV nhận xét..
* Bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong tiết toán này các em sẽ được củng cố đọc số, viết số đến lớp triệu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức về hàng và lớp
* Cách tiến hành: 
- Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Hàng trăm có mấy chữ số?
+ Hàng chục triệu có mấy chữ số?
+ Hàng triệu có mấy chữ số?
- GV chọn 1 số bất kì, hỏi về giá trị của một chữ số trong số đó.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu.
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS lên bảng viết số.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nối tiếp đọc các số đã cho.
+ 1HS đọc 
+ Làm việc theo cặp (1HS đọc, 1HS khác viết số)
+ 2 HS viết số. Cả lớp đọc số.
- GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng, lớp của số:
+ Số 8 500 658 gồm mấy triệu, mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS nối tiếp, mỗi em đọc 1 số.
- GV nhận xét.
Số 8 500 658 gồm 8 triệu, 5 trăm nghìn, 6 trăm, 5 chục, 8 đơn vị...
Bài 3: 
- GV đọc từng số.
- Cho HS viết vào bảng con, 2 HS lên bảng.
- GV nhận xét.
- 1HS đọc đề bài.
- HS viết.
a. 613 000 000 b. 131 405 000	 c. 512 326 103 d. 86 004 702 e.800 004 720
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS củng cố kĩ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp. 
* Cách tiến hành: 
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi: 
- Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào? hàng nghìn, lớp nghìn.
- Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu?
+ 1HS đọc đề bài.
+ HS lên bảng làm bài.
- GV: Là 5000.
- Giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu? Vì sao? HSHT
- Giá trị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu? Vì sao? HSCHT
- Gọi 1 số HS nêu miệng kết quả.
- GV: Nhận xét.
Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn nên có giá trị là 5000.
Chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn nên có giá trị là 500 000.
Chữ số 5 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị nên có giá trị là 500.
- GV nhận xét – Tuyên dương 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP (Tiết 13)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 HS củng cố về:
- Cách đọc, viết số đến lớp triệu.
- Thứ tự các số.
2. Kỹ năng: Nhận biết giá trị của từng dãy số theo hàng và lớp.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-SGK, Phiếu bài tập, bảng con
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của HS.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và viết các số sau:
Cá nhân Cả lớp
504 870 001 Ba trăm hai mươi bảy triệu không trăm linh một nghìn. 
- GV nhận xét. Nhận xét chung 
* Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ được luyện tập cách đọc số, viết số đến lớp triệu, nhận biết được giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp tỉ.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về hàng và lớp.
* Cách tiến hành:
- Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Hàng trăm có mấy chữ số?
+ Hàng chục triệu có mấy chữ số?
+ Hàng triệu có mấy chữ số?
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
3.1 Đọc số
* Mục tiêu: HS củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu, nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
* Cách tiến hành: 
Bài 1
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc từng số. HSCHT
- Yêu cầu HS nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số.
- Hướng dẫn: Chữ số 3 thuộc hàng nào, lớp nào?
- HS đọc (cá nhân -> cả lớp)
- HS trả lời:
+ Chữ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu. HSHT
- Chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
+ Chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu.
- Gọi HS nêu giá trị của chữ số 3, chữ số 5 trong mỗi số. HSHTT
+ Giá trị của chữ số 3 trong số 35 627 449 là: 30 000 000.
+ Giá trị của chữ số 5 trong số 35 627 449 là: 5 000 000.
- GV nhận xét. 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Yêu cầu chúng ta viết số.
- GV yêu cầu HS tự viết số.
+ 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
3.2 Bảng thống kê
* Mục tiêu: HS củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu. 
* Cách tiến hành: 
Bài 3
- GV treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
+ Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999.
- Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê.
- HS tiếp nối nhau nêu.
a) Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ; Nước có dân ít nhất là Lào.
b) Tên các nước theo thứ tự dân số tăng dần là Lào, Cămpuchia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ấn Độ.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. 
+ Hướng dẫn HS: Để trả lời các câu hỏi chúng ta cần so sánh số dân của các nước được thống kê với nhau.
3.3 Giới thiệu tỉ số
* Mục tiêu: HS làm quen các số đến lớp tỉ.
* Cách tiến hành:
Bài 4 
- GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?
- 2 HSCHT lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc số: 1 tỉ.
- GV thống nhất cách viết đúng là : 
 1 000 000 000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ.
- GV: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
+ Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
+ 3 đến 4 HS lên bảng viết.
- Bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ?
- GV thống nhất cách viết đúng, sau đó cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
- 3 tỉ là mấy nghìn triệu? 
+ 3 tỉ là 3000 triệu. HSHT
- 10 tỉ là mấy nghìn triệu?
+ 10 tỉ là 10000 triệu.
- GV hỏi: Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
+ 10 tỉ có 11 chữ số, trong đó có 1 chữ số 1 và 10 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- GV viết lên bảng số 315000000000 và hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu?
- Vậy là bao nhiêu tỉ?
- Là ba trăm mười lăm nghìn triệu.
- Là ba trăm mười lăm nghìn tỉ.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để đọc bản đồ về dân số.
* Cách tiến hành:
Bài 5:
- GV trình chiếu bản đồ dân số của một số tỉnh ở VN.
- HS quan sát và đọc số dân của các tỉnh , thành phố đó.
- Nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
DÃY SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 14)
Ngày dạy: / / 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động mở đầu: 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS lên bảng viết và đọc số sau:
Cá nhân Cả lớp
20 tỉ Ba chục triệu, hai trăm nghìn, bảy nghìn, bốn trăm và tám đơn vị.
+ 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
+ Cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét HS.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS ôn lại kiến thức cũ và hứng thú với bài học mới. 
* Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
2.1 Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên
* Mục tiêu: HS nhận biết được số tự nhiên, dãy số tự nhiên.
* Cách tiến hành:	
- GV: Em hãy kể một vài số đã học. 
+ HS: 2 đến 3 HS kể. Ví dụ: 5, 8, 10, 11, 35, 237, 
(GV ghi các số HS kể là số tự nhiên lên bảng, các số không phải là số tự nhiên thì ghi riêng ra một góc bảng.)
- GV giới thiệu: Các số 5, 8, 10, 11, 35, 237, được gọi là các số tự nhiên.
- GV: Em hãy kể thêm một số các số tự nhiên khác.
(HS kể)
- GV: Bạn nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0? HSCHT
+ HS: 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- GV hỏi lại: Dãy số trên là dãy các số gì? Được sắp xếp theo thứ tự nào? HSHT
- Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
- GV giới thiệu: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên.
- GV viết lên bảng một số dãy số và yêu cầu HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên. HSCHT
- 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm (.) thể hiện số 6 là số cuối cùng trong dãy số. Dãy số này thiếu các số tự nhiên lớn hơn 6. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
- 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 
+ Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số ở giữa 5 và 10, ở giữa 10 và 15, ở giữa 15 và 20, ở giữa 25 và 30, 
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 
+ Là dãy số tự nhiên, dấu ba chấm để chỉ các số lớn hơn 10.
- GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên.
+ HS quan sát hình.
- GV hỏi: Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
+ HS: Số 0.
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì? HSHT
+ Ứng với một số tự nhiên.
- Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào?
+ Số bé đứng trước, số bé đứng sau.
- Cuối tia số có dấu gì ? Thể hiện điều gì? HSCHT
+ Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
- GV cho HS vẽ tia số. Nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau.
2.2 Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
* Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên:
- HS: Trả lời câu hỏi của GV.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào? 
- Số 1.
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0?
- Đứng liền sau số 0.
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 1?
- Số 2, số 2 là số liền sau của số 1.
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100?
- Số 101 là số liền sau của số 100.
- GV giới thiệu: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất. 
- GV hỏi:
+ Khi bớt 1 ở 5 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 5?
- Được 4 đứng liền trước 5 trong dãy số tự nhiên.
+ Khi bớt 1 ở 4 ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 4? 
- Số 3, là số liền trước 4 trong dãy số tự nhiên.
+ Khi bớt 1 ở 100 ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100?
- Số 99, là số đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên.
+ Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào?
- Ta được số liền trước của số đó.
+ Có bớt 1 ở 0 được không?
- Không.
+ Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có số liền trước không?
- Số 0 không có số liền trước.
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không?
- Không có.
- GV: Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không
có số tự nhiên liền trước. GV hỏi tiếp:
+ 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị?
- 7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị.
+ 1000 hơn 999 mấy đơn vị ? 999 kém 1000 mấy đơn vị? HSHT
- 1000 hơn 999 là 1 đơn vị, 999 kém 1000 là 1 đơn vị.
+ Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Biết được dãy số tự nhiên, nắm được đặc điểm của số tự nhiên.
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức vừa học qua các bài tập
* Cách tiến hành:
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
+ HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào? HSCHT
+ Ta lấy số đó cộng thêm 1.
- GV cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào? Ta lấy số đó trừ đi 1. HSHT
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài
- GV: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. HSHTT
Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
+ HS điền số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Một HS nêu đặc điểm của dãy số trước lớp:
a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909.
b) Dãy các số chẵn.
c) Dãy các số lẻ.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: Áp dụng kiến thức làm các bài tập thành thạo.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học 	
* Cách tiến hành:
Bài làm thêm:
- Viết 3 số tự nhiên liên tiếp mà tổng các số bằng 12
- Viết 4 số tự nhiên liên tiếp theo thứ tự từ lớn đến bé mà tổng các số bằng 10.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN (Tiết 15)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về.
- Đặc điểm của hệ thập phân.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng nhóm, phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của HS.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết dãy số tự nhiên.
- Gọi HS nêu các đặc điểm của dãy số tự nhiên.
+ Cả lớp viết bảng con.
+ 2 HS nêu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV nhận xét HS.
* Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giờ toán hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của hệ thập phân và cách viết số trong hệ thập phân.
* Cách tiến hành: 
a. Đặc điểm của hệ thập phân:
- GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .
 10 đơn vị = chục
 10 chục = trăm
 10 trăm = nghìn
 nghìn = Trăm nghìn
 10 chục nghìn = trăm nghìn
+ 1 HS lên bảng điền.
+ Cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó?
+ Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
+ Vài HS nhắc lại kết luận.
b. Cách viết số trong hệ thập phân:
- GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào?
- Có 10 chữ số. Đó là các số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín. HSCHT
+ Hai nghìn không trăm linh năm.
+ Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
+ HS nghe GV đọc số và viết theo.
+ 1 HS lên bảng viết. HSHT
+ Cả lớp viết vào giấy nháp. (999, 2005, 685402793)
- GV giới thiệu: như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên.
- Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
- 9 đơn vị, 9 chục và 9 trăm. HSCHT
- GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- GV đọc số, yêu cầu HS viết số rồi nêu số đó gồm gì? Sau đó đổi lại, GV viết số, HS đọc số và GV nêu cấu tạo số, HS viết và đọc số.
+ 1 HS đọc
+ 3 HS lên bảng viết. HS cả lớp làm bài vào bảng con.
- Nhận xét
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV viết số 387 lên bảng và hướng dẫn HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó.
+ 387 = 300 + 80 + 7
- GV nhận xét 
Bài 3
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?
- GV viết số 45 lên bảng và hỏi: nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- 2 HS trả lời
- Trong số 45, giá trị của chữ số 5 là 5 đơn vị, vì chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. HSHTT
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài.
* Cách tiến hành:
- GV viết số 23078, hỏi HS số đó gồm có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- GV nhận xét 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ...........................................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3 
THƯ THĂM BẠN (Tiết 5)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 3. Phẩm chất: 
- HS tích cực phát biểu
*GD: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người, để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
- KNS (40):
 + Giao tiếp, ứng xử lịch sự trong giao tiếp
 + Thể hiện sự cảm thông
 + Xác định giá trị
 + Tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài cũ.
* Cách tiến hành:
- Trò chơi: Bắn tên
Câu 1: Em hãy đọc đoạn 1 trong bài Truyện cổ nước mình.
Câu 2: Bài thơ “Truyện cổ nước mình” gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? (Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường)
- GV gọi HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
* Bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong tiết tập đọc này các em sẽ tìm hiểu về nội dung bài tập đọc “Thư thăm bạn”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. 
* Cách tiến hành:
Gọi HSHTT đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (lần 1), GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 2), GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Hi sinh, quyên góp, khắc phục.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc toàn bài: đọc với giọng trầm, buồn, thể hiện sự chia sẻ chân thành. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất mát: 
“ mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . Mình gởi bức thư này chia buồn với bạn ” 
Nhấn giọng ở những từ ngữ: xúc động, chia buồn, xả thân, tự hào, vượt qua , 
* Chuyển ý: Để giúp các em hiểu rõ hơn về sự mất mát, cũng như sự chia sẻ đối với người dân ở vùng bị lũ lụt, chúng ta qua phần tìm hiểu bài.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ nội dung bài. 
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HSCHT đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? (Bạn Lương không biết bạn Hồng . Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong)
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với Hồng) .
- Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì? (Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi)
- Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Đoạn 1 cho em biết nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng.) HSHT
 * Chuyển ý: Trước sự mất mát to lớn của Hồng, bạn Lương sẽ nói gì với Hồng? Các em tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
- Những câu nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy Lương rất thông cảm với bạn Hồng? 
(Hôm nay , đọc báo Thiếu niên khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi)
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? (Chắc là Hồng dòng nước lũ; Mình tin nỗi đau này; Bên cạnh Hồng như mình)
- Nội dung đoạn 2 là gì? (Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng.)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Ở nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt?
(Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi bị lũ lụt.)
- Ý chính của đoạn 3 là gì? (Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.)
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi: Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều gì?(Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ , họ tên người viết thư) HSHTT
- Nội dung của bài thơ.
+ Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống. 
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật.
* Cách tiến hành:	
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư.
- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn.
+ Đoạn 1, 2: giọng trầm, buồn. 
+ Đoạn 3: giọng trầm buồn, chia sẻ.
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn.
- Gọi HSHTTđọc toàn bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ...........................................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ - Lớp 4a3
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Tiết 3)
Ngày dạy: / / 
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và khổ thơ.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
 - GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch, h, ngã/ hỏi)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ, phiếu bài tập
III.CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3.doc