Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, 30 - Năm 2022 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, 30 - Năm 2022 (Bản mới)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai đoạn cuối bài).

- Rèn kĩ năng đọc, nghe và nói.

- HS thể hiện sự ngưỡng mộ và niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, của Sa Pa.

II. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Yêu cầu HS đọc lại bài Con sẻ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét.

 

doc 87 trang xuanhoa 10/08/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 29, 30 - Năm 2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 57
Ngày dạy: 01/4/2019
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai đoạn cuối bài).
- Rèn kĩ năng đọc, nghe và nói.
- HS thể hiện sự ngưỡng mộ và niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, của Sa Pa.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS đọc lại bài Con sẻ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: GV treo tranh và giới thiệu.
b) Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
 -GV chia bài làm 3 đoạn, cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- GV kết hợp nhắc nhở nếu có HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, cho HS luyện đọc một số từ khó và giải nghĩa một số từ ngữ chú giải trong SGK. GV đọc mẫu.
 c) Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1: Cho HS đọc.
 -Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1.
Đoạn 2: Cho HS đọc đoạn 2.
 -Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
Đoạn 3: Cho HS đọc đoạn 3
- Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa?
-Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên?
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
d) Đọc diễn cảm: 
-Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm.
 -GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
 -Cho HS nhẩm học thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng.
-HS quan sát và lắng nghe.
-1 HS đọc toàn bài.
-3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn theo trình tự (3 lượt).
-HS theo dõi.
- Du khách đi lên Sa Pa như đia trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ màu sắc.
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất đẹp: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh những cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
- Tác giả ngưỡng mộ, hao hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi Sa Pa là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
-3 HS nối tiếp đọc bài.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
-HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa học. 
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc long hai đoạn cuối bài.
- Xem trước nội dung bài Trăng ơi từ đâu đến ?
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 28/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 141
Ngày dạy: 01/4/2019
MÔN: TOÁN 
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số của hai đại lượng và tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
 - Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Bảng phụ cho HS làm BT.
 - Học sinh: Bảng con, phấn, thước kẻ, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm lại các bài tập của tiết Luyện tập.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con.
 -GV nhận xét bài HS làm trên bảng con và chữa bài của HS trên bảng lớp.
 Bài 3
 -Gọi HS đọc đề bài toán.
 -Hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+Nêu các bước giải
-Yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài, nhận xét.
Bài 4
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 -Nhận xét bài làm của HS.
-HS lắng nghe. 
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
a) 	b) 	
c) = 4	d) 
-HS nhìn bảng phụ và nêu yêu cầu của bài tập.
- Tìm hai số khi biết tỏng và tỉ số của hai số đó.
- Các bước giải:
+ Xác định tỉ số
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm mỗi số
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080: 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
Đáp số: 135 ; 945
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
-HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125: 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: 50m ; 75m
4. Củng cố: 
 - HS thi làm một số bài tập do GV chọn để đánh giá việc học tập qua tiết dạy.
 - GV tổng kết giờ học, tuyên dương HS có cố gắng.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 28/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 29
Ngày dạy: 01/4/2019
MÔN: KỸ THUẬT 
BÀI: LẮP XE NÔI 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Chọn đúng,đủ số lượng các chi tiết đế lắp xe nôi. 
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
Với HS khéo tay: 
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn 
Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát nhận xét mẫu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận của cái nôi sau đó trả lời câu hỏi.
+ Để lắp được cái nôi cần bao nhiêu bộ phận?.
+ Hãy nêu tác dụng của xe nôi?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kĩ thuật.
- Hướng dẫn học sinh chọn đúng, đủ các chi tiết vào nắp hộp.
- GV Lắp từng bộ phận.
+ Em chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu để lắp tay kéo?
- GV hướng dẫn lắp giá đỡ trục bánh xe. 
* Lắp thanh đỡ – giá đở trục bánh xe.
- GV hướng dẫn học sinh quan sát.
- Chữ u dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy tính từ phải sang trái.
- GV nhận xét.
* Lắp thành và mui xe.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 sau đó giáo viên hướng dẫn lắp như SGK.
* Lắp trục bánh xe: 
- Cho học sinh tự quan sát nêu lên thứ tự lắp các chi tiết.
* Lắp ráp xe nôi.
- Gọi 2 hs nêu lại quy trình lắ ráp.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh ráp và kiểm tra sự chuyện động của xe.
* Cho học sinh tháo rời các chi tiết theo thư tự.
- HS nhắc lại tựa
- Lớp quan sát nhận xét.
- Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- HS nêu: Dùng để cho em bé nằm hoặc ngồi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi.
- HS quan sát
- HS nêu: để lắp tay kéo ta chọn 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ u dài.
- HS quan sát và lắp, cả lớp theo dõi
- HS quan sát và thực hiện lắp theo.
- Hàng thứ 3, hàng thứ 10.
- Lớp nhận xét
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Lớp tiến hành lắp ráp.
- HS tháo để vào hộp.
4. Củng cố:
- Nhận xét về thái độ học tập, mức độ hiểu bài của HS.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và hoàn chỉnh xe.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 28/3/2019
TUẦN: 29
TIẾT: 29
Ngày dạy: 01/4/2019
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật; phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
- Văn hóa giao thông: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. 
- Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ các bài tập SGK. Một số biển báo giao thông.
 - Học sinh: Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: 
 -Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 -GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 -GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 -GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: 
 -Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42).
 -GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 -1 HS đọc lần lượt các tình huống.
 -GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
 GV kết luận: Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
*Hoạt động 3: 
 -Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 -GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
 -GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung:
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. 
-HS tham gia trò chơi.
-Chia thành 3 nhóm cùng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe. 
-HS TL, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai).
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh lắng nghe. 
-Đọc yêu cầu đề bài.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- Học sinh lắng nghe. 
4. Củng cố: 
 - Yêu cầu học sinh nêu Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.
 - Giáo dục HS cùng vận động mọi người chấp hành tốt Luật giao thông.
5. Dặn dò: 
 - Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ. 
- Chuẩn bị bài tiết sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 28/3/2019
Tuần: 29
Tiết: 29
Ngày dạy: 01/4/2019
Môn: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Bài: TRÒ CHƠI DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
- Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới.
- Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp hoặc khối lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một bản đồ thế giới khổ lớn, trên đó tên các quốc gia và thủ đô của các quốc gia đó bị che khuất.
- Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia.
- Phần thưởng dành cho người chơi có số điểm cao nhất.
II/-NỘI DUNG SINH HOẠT:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Ghi chú
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS.
- Giáo viên yêu cầu cử các đội tham gia và giao tài liệu tham khảo cho các thành viên tìm hiểu.
Bước 2: Tiến hành chơi
- MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. Trên mỗi chiếc thăm đã có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút chuẩn bị phải:
+ Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới (gắn tên quốc gia trên bản đồ) – 10 điểm.
+ Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó – 10 điểm.
+ Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia đó – 10 điểm.
+ Kể được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó – 10 điểm.
- Ban giám khảo cho điểm từng đội chơi.
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng
- Công bố kết quả cuộc chơi.
- Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng số điểm cao nhất.
- Học sinh lắng nghe để nắm được kế hoạch và thể lệ cuộc chơi.
- Mỗi tổ cử ra một đội chơi gồm 3 HS. Mỗi lượt chơi chỉ nên gồm 3 – 4 đội chơi.
- Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham khảo về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới.
- Các đội chơi thảo luận chuẩn bị.
- Lần lượt từng đội chơi trình bày
- Học sinh lắng nghe và tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Đại diện các nhóm lên nhận phần thưởng.
4.Củng cố 
 - Giáo viên nhận xét tiết học và tuyên dương các học sinh tích cực sưu tầm thơ.
5. Dặn dò
 -Đóng các bài thơ của lớp thành tập san.
 -Về nhà sưu tầm thêm thơ và chuẩn bị bài tiết sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 29/3/2019
TUẦN: 29
TIẾT: 142
Ngày dạy: 02/4/2019
MÔN: TOÁN 
BÀI: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
 - Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Bảng phụ cho HS làm BT.
 - Học sinh: Bảng con, phấn, thước kẻ, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm lại Bài tập 5 trang 149. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b) Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 ô Bài toán 1 
 -GV nêu đề toán: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. Hỏi: 
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 -Nêu: Đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
 -Yêu cầu HS cả lớp dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn chúng bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 -Yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên sơ đồ.
 -GV kết luận về sơ đồ đúng.
 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ và tìm cách giải.
 -Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán, nhắc HS khi trình bày có thể gộp bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé với nhau.
 ô Bài toán 2 
 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
 -Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán.
 -Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán trên.
 -Yêu cầu HS nhận xét sơ đồ bạn vẽ trên bảng lớp, sau đó kết luận về sơ đồ đúng.
 -Hướng dẫn HS giải bài toán.
 -Yêu cầu HS trình bày bài toán.
 -Nhận xét cách trình bày của HS.
 ôKết luận: GV nêu lại các bước giải, sau đó nêu: Khi trình bày lời giải, chúng ta có thể gộp bước tìm giá trị của một phần với bước tìm các số.
 c) Luyện tập – Thực hành 
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết?
 -Yêu cầu HS làm bài. 
 -GV chữa bài.
-HS lắng nghe. 
-HS nghe và nêu lại bài toán.
-HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS phát biểu ý kiến và vẽ sơ đồ.
-HS biểu thị hiệu của hai số vào sơ đồ.
-HS đọc sơ đồ, nghe GV hướng dẫn để tìm ra cách giải.
 -HS trình bày lời giải bài toán.
-1 HS đọc, lớp đọc trong SGK.
-Nghe và trả lời câu hỏi GV nêu.
-1 HS vẽ trên bảng lớp, HS cả lớp vẽ ra giấy nháp.
-Nhận xét sơ đồ, tìm sơ đồ đúng nhất theo hướng dẫn của GV.
-HS nghe GV hướng dẫn.
-HS trình bày bài vào nháp.
-HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc bài trong SGK.
-HS trả lời.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Số bé là:
123: 3 x 2 = 82
Số lớn là:
123 + 82 = 205
Đáp số: 82 ; 205
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 29/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 29
Ngày dạy: 02/4/2019
MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
BÀI: AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4 ?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. 
 - Làm đúng Bài tập 3 (kết hợp đọc lại mẫu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập), hoặc Bài tập chính tả phương ngữ 2a)
- Rèn kĩ năng viết, nghe và đọc. 
 - HS có thái độ cảm nhận sự đóng góp cho khoa học của người xưa.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Ba bốn tờ phiếu khổ rộng để viết bài tập 2, bài tập 3.
 - Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
 b) Nghe - viết:
 -Hướng dẫn chính tả:
 -GV đọc bài chính tả một lượt.
 -Cho HS đọc thầm lại bài CT.
 -Cho HS luyện các từ ngữ sau: A-rập, Bát -đa, Ấn Độ, quốc vương, truyền bá.
 -GV giới thiệu nội dung bài CT: Bài chính tả giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4 không phải do người A-rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4 
-GV đọc cho HS viết chính tả:
 -GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
 -GV đọc lại một lần cho HS soát bài.
 -Chấm, chữa bài:
 -Chấm 5 đến 7 bài. Nhận xét chung.
 c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
-Bài tập 2: a) Ghép các âm tr/ch với vần 
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc và cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 - Âm tr, ch có ghép được với tất cả các vần đã cho.
 -GV nhận xét - Khẳng định các câu HS đặt đúng.
 b) Ghép vần êt, êch với âm đầu. Cách làm như câu a.
-Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 -GV giao việc. Cho HS làm bài. GV gắn lên bảng lớp 3 tờ giấy đã viết sẵn BT.
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS viết ra giấy nháp hoặc bảng con.
-Lắng nghe.
-HS gấp SGK.
-HS viết chính tả.
-HS soát bài.
-HS đổi tập cho nhau sửa lỗi, ghi lỗi ra bên lề.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-3 HS lên bảng điền vào chỗ trống, HS còn lại làm vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa được ôn.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện vui Trí nhớ tốt cho người thân nghe.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 29/4/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 57
Ngày dạy: 02/4/2019
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MRVT: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (Bài tập 1, Bài tập 2); bước đầu hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ ở Bài tập 3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong Bài tập 4.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói – viết), đọc cho học sinh.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Một số tờ giấy để học sinh làm bài tập 1.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu bài học – Ghi tựa.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
-Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
 -GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
 -Cho HS trình bày ý kiến.
 -GV nhận xét - chốt lại ý đúng: Ý b
-Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như BT1. Lời giải đúng: Ý c
-Bài tập 3: 
 -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 -Cho HS làm bài. Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nghĩa là: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
 -Bài tập 4: 
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc: Chia lớp thành các nhóm - Lập tổ trọng tài - Nêu yêu cầu BT - Phát giấy cho các nhóm.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS thi trả lời nhanh: GV cho 2 nhóm thi trả lời nhanh – mẫu, sau đó, các nhóm khác làm tương tự.
 -Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
 -GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng.
-Thiên nhiên, đất nước ta rất tươi đẹp, do đó các em cần có ý thức bảo vệ môi trường.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Một số HS lần lượt phát biểu. Lớp nhận xét.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ - tìm câu trả lời.
-HS trả lời. Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào giấy.
-Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d. Nhóm 2 trả lời.
-Nhóm 2 đọc 4 câu hỏi e, g, h, i. Nhóm 1 trả lời.
-Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng.
-Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe. 
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ ở BT4 và chuẩn bị bài tiết sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 30/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 58
Ngày dạy: 03/4/2019
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài).
- Rèn kĩ năng đọc, nghe và nói.
 - HS cảm nhận sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 học sinh đọc bài Đường đi Sa Pa, trả lời câu hỏi 3 trong sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài:
 - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu.
 b) Luyện đọc: 
 -Gọi HS đọc toàn bài.
 -Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ (3 lượt). GV kết hợp nhắc nhở nếu có HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, cho HS luyện đọc một số từ khó và giải nghĩa một số từ ngữ chú giải trong SGK. GV đọc mẫu.
 c) Tìm hiểu bài:
 - Hai khổ thơ đầu: Cho HS đọc 2 khổ thơ.
- Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- 4 khổ tiếp theo: Cho HS đọc 4 khổ thơ.
- Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?
-Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
 d) Đọc diễn cảm: 
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV hướng dẫn HS luyện tập đọc 3 khổ thơ đầu.
 -Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
 -Cho HS thi đọc thuộc lòng.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc toàn bài.
-HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ (3 lượt).
-HS theo dõi GV đọc mẫu.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá
- Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ từ biển xanh vì trăng trò như mắt cá không bao giờ chớp mi.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – những đồ chơi, sự vật gần gủi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những người thân thiết nhất là mẹ, là chú bộ đội hành quân bảo vệ quê hương.
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước.
-3 HS đọc tiếp nối 6 khổ thơ.
-HS đọc 3 khổ thơ đầu.
-HS nhẩm đọc thuộc lòng.
-Thi đọc thuộc cả bài thơ.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
 - Dặn HS về nhà tìm một tin trên báo Nhi đồng hoặc báo Thiếu niên tiền phong.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 30/3/2019
TUẦN: 29
TIẾT: 143
Ngày dạy: 03/4/2019
MÔN: TOÁN 
BÀI: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
 - Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập.
 - Học sinh: Bảng con, phấn, thước kẻ, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV yêu cầu HS nêu lại các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó, chữa bài, nhận xét.
Bài 2
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách vẽ sơ đồ của mình. GV nhận xét. 
-HS lắng nghe. 
-HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp cho HS cả lớp theo dõi và chữa bài.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
8 – 3 = 5 (phần)
Số bé là:
85: 5 x 3 = 51
Số lớn là:
85 + 51 = 136
Đáp số: 51 ; 136
-1 HS đọc, lớp đọc đề bài trong sách giáo khoa.
-HS trình bày lời giải bài toán.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là:
250: 2 x 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là:
625 – 250 = 375 (bóng)
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng
Đèn trắng: 375 bóng
4. Củng cố: 
 - HS thi làm một số bài tập do GV chọn để đánh giá việc học tập qua tiết dạy.
 - GV tổng kết giờ học, tuyên dương học sinh có cố gắng.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 30/3/2019
TUẦN: 29
TIẾT: 57
Ngày dạy: 03/4/2019
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
- Rèn kĩ năng nghe, nói, viết và đọc.
 - HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em thích.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
 - Bảng lớp chép sẵn đề bài và dàn ý.
 - Tranh ảnh một số loài cây.
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lần lượt đọc đoạn kết bài kiểu mở rộng đã viết ở tiết TLV trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: Trong các tiết TLV trước, các em đã được luyện viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối.
 b) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập:
 -Cho HS đọc đề bài trong sách giáo khoa.
 -GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp.
 Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Sự yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống là góp phần bảo vệ môi trường.
 -GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp, giới thiệu lướt qua từng tranh.
 -Cho HS nói về cây mà em sẽ chọn tả.
 -Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
 -GV nhắc HS: Các em cần viết nhanh ra giấy nháp dàn ý để tránh bỏ sót các ý khi làm bài.
 c) HS viết bài:
 -Cho HS viết bài.
 -Cho HS đọc bài viết trước lớp.
 -GV nhận xét và khen ngợi những HS viết hay.
- Học sinh lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-Quan sát và lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
-HS quan sát và lắng nghe GV nói.
-HS lần lượt nói tên cây sẽ tả.
-4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý.
-Lắng nghe. 
-Viết ra giấy nháp à viết vào vở.
-Một số HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố: 
 - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 30/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 29
Ngày dạy: 03/4/2019
MÔN: KỂ CHUYỆN
BÀI: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (sách giáo khoa), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (Bài tập 1).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (Bài tập 2).
- Rèn kĩ năng nói, nghe và đọc.
 - HS có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
 b) GV kể lần chuyện:
-GV kể lần 1 (không chỉ tranh).
-Kể lần 2 kết hợp với chỉ tranh.
 c) Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Cho HS đọc yêu cầu của Bài tập 1, bài tập 2.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm.
- Cho HS thi kể.
-GV nhận xét - bình chọn HS kể hay nhất.
 -GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng 
- Những nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng là động lực giúp các em có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe GV kể.
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Mỗi nhóm 3 HS, mỗi HS kể theo 2 tranh. Sau đó mỗi em kể cả chuyện trong nhóm.
-5 HS lên thi kể từng đoạn.
-2 HS lên thi kể cả câu chuyện. Sau khi kể xong, HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
4. Củng cố: 
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
 - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị nội dung bài Kể chuyện tuần 30.
v Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn: 30/3/2019
TUẦN: 29 
TIẾT: 57
Ngày dạy: 03/4/2019
MÔN: KHOA HỌC
BÀI: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu 
 Giúp HS:
 - Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.
 - Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
 - Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.
II.Đồ dùng dạy học 
 - HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
 - GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.
 - Phiếu học tập theo nhóm.
II.Các hoạt động 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_29_30_nam_2022_ban_moi.doc