Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015

Hoạt động dạy

1. Kiểm tra bài cũ

2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.

*GV cho HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê sau đó giới thiệu.

* Hoạt động 1: Luyện đọc

+ GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt). GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

+ Chú ý

- Dù sao trái đất vẫn quay! (Thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê ).

+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải.

+ Cho HS luyện đọc theo cặp.

+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.

* GV đọc mẫu.

 

doc 34 trang xuanhoa 10/08/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (tr.139)
I/ Mục tiêu:
-Rút gọn được phân số 
-Nhận biết được phân số bằng nhau
-Biết giải tốn cĩ lời văn liên quan đến phân số
 * Lưu ý : Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học: sgk
III/ Hoạt động dạy–học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm luyện tập.
Bài 1:
-1 HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 1.
-Gv gọi hs lên bảng làm.
-Gv nhận xét chữa bài
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS đọc đề bài 2.
+ GV đọc từng câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
H: 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp? Vì sao?
H: 3 tổ có bao nhiêu HS?
+ Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc đề bài 3.
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ GV chữa bài của HS trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và giao bài làm thêm về nhà.
+ HS lắng nghe 
-1 HS đọc nội dung yêu cầu bài tập 1.
-HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập rồi nhận xét bài trên bảng.
a, = = ; = = 
 = = ; = = 
b, = = ; = = 
+ HS nhận xét và sửa bài.
+ 1 HS đọc BT2.
+ 3 tổ chiếm số HS cả lớp. Vì số HS cả lớp chia đều thành 4 tổ, nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, 3 tổ chiếm 3 phần như thế.
Ba tổ HS là:
32 X = 24 (học sinh)
+ HS đổi chéo vở kiểm tra bài.
+HS đọc đề bài 3.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giài vào vở, nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Anh Hải đã đi đoạn đường dài là:
 15 x = 10 ( km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi là:
 15 – 10 = 5 ( km)
 Đáp số: 5 km.
+ HS nhận xét và sửa bài.
+ HS lắng nghe 
Tập đọc
	DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY	
I/ Mục tiêu:
-Đọc đúng các tên rêng nước ngồi, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm
-Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học
-HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi
II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ trái đất trong hệ mặt trời.Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
*GV cho HS quan sát chân dung 2 nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê sau đó giới thiệu.
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt). GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Chú ý 
- Dù sao trái đất vẫn quay! (Thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga-li-lê ).
+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
 1.Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
2.1.Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
2.2. Vì sao toà án lúc ấy lại sử phạt ông?
3.Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu đại ý?
*Đại ý: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Chưa đấy một thế kỉ sau ông đã bực tức nói to.
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn đoạn luyện đọc.
+ Gọi HS đọc, lớp nhận xét tìm giọng đọc hay.
+ GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Con sẻ”û.
+ HS lắng nghe và nhắc lại bài.
+ HS lắng nghe 
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
* Đoạn 1: Từ đầu Chúa trời.
* Đoạn 2: Tiếp bảy chục tuổi.
* Đạon 3: Còn lại.
+ 1 HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+HS trả lời câu hỏi.
1.Thời đó, người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó..Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là hành tinh quay chung quanh mặt trời.
2.1.Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng k/học của Cô-péc-ních.
2.2.Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời.
3.Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điêm của Giáo hội lúc bấy giờ ....
+ Vài HS nêu.
+ Lớp lắng nghe.
+ 3 HS đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Mỗi nhóm 1 HS lên thi đọc diễn cảm.
+ Lớp lắng nghe.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (Giảm tải)
I. Mục tiêu:
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nĩi về lịng dũng cảm, theo gợi ý SGK
-Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-HS khá, giỏi kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
*GD KNS: Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Tự nhận thức, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Kiểm tra: 
2 .Bài mới: GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn kể chuyện
a)Tìm hiểu đề.
- Gọi Hs đọc đề.
- Phân tích đề, gạch chân các từ ngữ : lòng dũng cảm,chứng kiến hoặc tham gia.
- GV gợi ý cho HS kể chuyện mà nhân vật chính là một người có lòng dũng cảm. Khi sự việc xảy ra, em là người tận mắt chứng kiến hoặc chính em tham gia vào việc làm đó.
- Gọi HS đọc phần gợi ý của bài.
- Gọi HS mô tả lại những gì diễn ra trong hai bức tranh minh hoạ.
- Treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý 2 trên bảng.
-GV yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể (có thể là câu chuyện em được thấy trên ti vi hoặc phim ảnh).
b) Kể chuyện trong nhóm.
- Chia HS thành các nhóm mỗi nhóm 4 em, yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gợi ý cho HS những câu hỏi.
+ HS lắng nghe 
- 1 em đọc đề bài, cả lớp gạch chân yêu cầu chính.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc nối tiếp phần gợi ý SGK.
2em mô tả bằng lời của mình. VD:
+ Các chú bộ độ, công an đang dũng cảm vật lộn với dòng nước lũ để cứu người, cứu tài sản của dân. Các chú không hề sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình. Các chú là những con người dũng cảm.
+ Bạn nhỏ trèo cây hái trộm quả của gia đình bà An. Bạn nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi bà. Bạn là người dũng cảm biết nhận lỗi của mình.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 3 – 5 em tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- Hs kể trong nhóm và trao đổi nhau về ý nghĩa câu chuyện, ý nghĩa hành động của nhân vật trong truyện.
HS nghe kể hỏi:
-Bạn cảm thấy thế nào khi tận mắt chứng kiến việc làm của chú(anh, chị..) ấy? 
-Theo bạn nếu không có chu ù(anh, chị..) ấy thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-Việc làm của chú (anh, chị..) ấy có ý nghĩa gì?
c) Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV ghi nhanh tên HS, nội dung truyện.
- Khuyến khích HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa truyện để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học.
-Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
- Nhận xét 
3.Củng cố–dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà em được nghe các bạn kể và chuẩn bị bài sau.
- 5 – 7 em thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đó.
- HS cả lớp cùng bình chọn. Nhận xét nội dung truyện và cách kể chuyện của bạn.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện.
Khoa học
CÁC NGUỒN NHIỆT
I/ Mục tiêu:
 -Kể tên và nêu được vai trị của một số nguồn nhiệt 
 -Thực hiện được một số biện pháp an tồn, tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt trong sinh hoạt
 -HS khá, giỏi nêu được một số ví dụ về biện pháp an tồn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
*GD KNS: Kĩ năng xđ giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguồn nhiệt. Kĩ năng nêu vấn đề liên quan tới sử dụng năng lượng chất đốt và ơ nhiễm mơi trường.
*GD SDNLTK&HQ: Hs biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.
*GD BVTNMT Biển Đảo: Giáo dục tài nguyên biển: muối biển
II/ Đồ dùng dạy học: Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
H: Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào?
Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng 
+ Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Em biết những vật nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh?
H: Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
H: Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?
H: Khi ga hay củi bị cháy hết thì có nguồn nhiệt nữa hay không?
* Kết luận: SGK.
 Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
H: Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?
H: Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác?
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu các nhóm ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
+ Nhận xét kết luận về phiếu đúng.
+ HS lắng nghe và trả lời.
- Khi có vật toả nhiệt và vật thu nhiệt.
+ HS thảo luận cặp đôi.
+ Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Nguồn nhiệt mặt trời, ngọn lửa bếp ga, củi, lò sưởi điện, bàn là điện, bóng đèn đang sáng.
- HS lần lượt nêu vai trò của từng nguồn nhiệt.
+ HS nêu 
+ HS nêu 
+ HS lắng nghe 
+ HS nêu lần lượt các nguồn nhiệt mà gia đình đang sử dụng.
+ Lò nung gạch, lò nung đồ gốm.
+Các nhóm thảo luận, hoàn thành nội dung.
+ Đại diện 2 nhóm lên dán phiếu và đọc kết quả của nhóm mình, nhóm khác bổ sung cho hoàn thiện.
+ HS lắng nghe 
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
- Bị cảm nắng.
- Đội mũ, đeo kính khi ra đường, không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa.
- Bị bỏng do chơi đùa gần vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi.
- Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp than, bếp điện đang sử dụng.
- Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
- Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
- Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi.
- Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để nồi quá to.
- Để lửa vừa phải.
H: Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt?
H: Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác?
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ H: Nguồn nhiệt là gì? Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt?
+ GV nhận xét tiết học, dặn hs học bài và chuẩn bị bài sau.
+ HS suy nghĩ trả lời theo ý hiểu của mình.
+ Vài HS trả lời.
+ Vài HS trả lời
+ HS lắng nghe và thực hiện.
THỂ DỤC
Bài 53: - NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
 TRÒ CHƠI “ DẪN BÓNG”
A. Mục tiêu- yêu cầu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay ( di chuyển và dùng sức tung bóng đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn)
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết cách thực hiện tâng cầu bằng đuồi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cuối người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua chân
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B. Dụng cu- Địa điểm tậpï: 
- Chuẩn bị : 2 còi, các dụng cụ phục vụ trò chơi : bóng nhỏ, dây
- Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện..
PHẦN NỘI DUNG
ĐLVĐ
YÊU CẦU KỸ THUẬT
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỞ ĐẦU:
6-10’
 1. Nhận lớp:
-Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số HS 
- Lớp tập trung 4 hàng dọc phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
 2. Kiểm tra bài cũ:
Di chuyển tung, bắt bóng, nhảy dây
Kiểm tra 2- 4 HS
 3. Phổ biến bài mới:
 Phổ biến nội dung: 
- Nhảy dây, di chuyển tung và bắt bóng. Trò chơi: “ Dẫn bóng”
 -Hs thực hiện 
 4. Khởi động:
3’-4’
 - Chung:
1-2’
- Ôn các đôïng tác tay, chân, lườn, bụng và phối hợp của bài TDPTC
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 
Đội hình 4 hàng ngang
-Hs thực hiện 
 - Chuyên môn:
2-3’
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
Đội hình vòng tròn-Hs thực hiện 
II. CƠ BẢN:
18-22’
 1. Nội dung:
5-6’
* Trò chơi vận động “ Dẫn bóng”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi vfa làm mẫu. Cho HS chơi thử, xen kẽ, GV nhận xét, giải thích thêm cách chơi. HS chơi chính thức ( Do GV hoặc cán sự lớp điều khiển
- Ôn di chuyển tung( chuyền) và bắt bóng. Từ đội hình chơi trò chơi, Gv cho HS chuyển thành đội hình hàng dọc ( như tiết 52) để tập dưới hình thức thi xem tổ nào có nhiều người tung( chuyền) và bắt bóng giỏi
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Tập cá nhân theo tổ 
III.KẾT THÚC:
4- 6’
 1. Nhận xét :
1-2’
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét và ĐG KQ giờ học và giao bài tập về nhà 
HS tập hợp hàng ngang
-Hs lắng nghe
 2. Hồi tĩnh:
1-2’
- Đi đều vỗ tay, hát. Thực hiện một số động tác hồi tĩnh. 
-Hs thực hiện 
 3. Xuống lớp:
1’
GV hô “ THỂ DỤC” 
Lớp tập trung thành 4 hàng ngang. Cả lớp hô “ KHỎE”
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:.......................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
 I/ Mục tiêu:Viết được bài văn hồn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK; bài 
 viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diển đạt thành câu, lời tả tự nhiên rõ ý.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về một số loài cây .
III/ Các hoạt động dạy học :
1 /Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em đọc dàn bài miêu tà cây cối . GV nhận xét
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2/ Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề bài 
a)Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết .
H: Một bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần là những phần nào ?
H: Có mấy cách kết bài đó là những cách nào ?
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài :
GV sử dụng 4 đề gợi ý trong sách để HS lựa chọn 
GV ghi đề lên bảng. Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
Đề 1 :Tả một cây có bóng mát .
Đề 2:Tả một cây ăn quả .
Đề 3:Tả một cây hoa .
Đề 4:Tả một luống rau hoặc vườn rau .
-GV theo dõi học sinh làm bài .
-GV thu bài chấm 
 IV/Củng cố–dặn dò: GV nhận xét tiết học. Về học ôn lại dàn bài tả cây cối.
-HS nhắc đề bài .
Một bài văn tả cây cối gồm ba phần: 
Mở bài; thân bài; kết luận.
- Có 2 cách kết bài là: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng 
-2 HS đọc đề bài .
-HS đọc đề và chọn đề. HS suy nghĩ làm bài .
-Hs nộp bài.
- HS lắng nghe
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2
(Đề do trường đưa ra)
...............................................
.......................................................................
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được vị trí về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt độngnhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với với khả năng và vận động bạn bè, gia đỉnh cùng tham gia.
 *Lưu ý : Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
II/ Đồ dùng dạy học: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân đạo.
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : hát
2- Bài cũ: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhĩm (Bài tập 4: SGK )
+ GV nêu yêu cầu bài tập 
+ HS thảo luận nhóm
+ Đại diện nhóm trình bày 
+ GV kết luận:
 -Câu b, c, đ là việc làm nhân đạo 
 -Câu a, d không phải là hoạt động nhân đạo	
*Kết luận: Có rất nhiều cách thể hiện tình nhân đạo của các em tới người gặp hoàn cảnh khó khăn như: Góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo.
+ HS lắng nghe 
+ HS thảo luận nhóm
+ Đại diện nhóm trình bày 
+Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
+ HS lắng nghe 
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Bài tập 2 SGK)
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, hãy tỏ ý kiến và giải thích lí do về các ý kiến được đưa ra dưới đây :
a.Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b.Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c.Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d.Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
đ.Hiến máu tại các bệnh viện.
+ HS lần lượt trình bày.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
*GV kết luận: Như vậy, có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tới những ngườigặp hoàn cảnh khó khăn như : góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo 
Hoạt động 3: Thaeo luận nhĩm (Bài tập 5 SGK)
- Yêu cầu thảo luận nhĩm
+ HS lần lượt trình bày.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Kết luận chung: Gv cho 1-2 em đọc phần ghi nhớ trong SGK
3. Củng cố, dặn dò: 
H: Hiện nay nhiều nơi có hoạt động nhân đạo nào?
+ GV nhận xét tiết học. Dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
+ HS thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ HS lần lượt trình bày.
+ HS lắng nghe.
+ HS lắng nghe.
+Hs thảo luận nhĩm
+ HS lần lượt trình bày.
+ HS lắng nghe.
+1-2 em đọc phần ghi nhớ trong SGK
- “Xoa dịu nỗi đau da cam”, “Quỹ tấm lòng vàng”, “Quỹ trẻ em nghèo vượt khó”.
+ HS lắng nghe, thực hiện. 
RÚT KINH NGHIỆM TRONG NGÀY:.......................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015
Tập đọc
CON SẺ
I.Mục tiêu
-Biết đọc một đoạn diễn cảm trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm
-Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
-HS khá, giỏi trả lời được các câu hỏi
II. Đồ dùng dạy học: Ảnh minh hoạ bài thơ trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ. 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài(3 lượt).
+ GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS phát âm chưa đúng, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn
+ Gọi 1HS đọc.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Hoạt đôïng 2: Tìm hiểu bài
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn đầu, trao đổi và trả lời câu hỏi.
1.Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em , nó định làm gì?
2.Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó phải dừng lại?
3.Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
4.Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
+ Gọi HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
+ GV giới thiệu đoạn cần luyện đọc :đoạn 2 và 3
 + Yêu cầu HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét 
3-Củng cố, dặn dò:
 H. Theo em, câu chuyện Con sẻ ca ngợi điều gì?
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài, chuẩn bị bài tiết sau.
+ HS lắng nghe.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ .
+ HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm bàn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm.
1.Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến tới gần sẻ non.
2.Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
3.Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con 
-Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục.
-HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
- HS lắng nghe.
- Luyện đọc trong nhóm 
- HS thi đọc hay
- HS lắng nghe.
- HS nêu 
- HS lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu:
 -Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến
 -Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1 muc III); bước đầu biết đặt câu khiến nĩi với anh, bạn, thầy cơ (BT3)
 -HS khá, giỏi tìm thêm được các câu khiến trong SGK(BT2)
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng lớp viết sãn 2 câu văn bài tập 1 phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1,2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
- Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
- Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập3.
- Yêu cầu 2 em viết trên bảng lớp, HS dưới lớp tập nói. GV sửa cách dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét chung.
+ Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
Kết luận: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến hay câu cầu khiến. Cuối câu thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
* Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gọi Hs đăït câu khiến để minh hoạ cho ghi nhớ, GV sửa lỗi dùng từ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
-GV gợi ý: 
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét khen ngợi các nhóm tìm đúng và nhanh.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Gợi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, với thầy cô giáo là bậc trên.
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV sửa lỗi cho từng HS.
- GV nhận xét bài làm của HS.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn Hs về nhà học bài và viết một đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến và chuẩn bị bài sau. 
+ HS lắng nghe 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm gạch chân yêu cầu chính.
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
- là lời nói của Gióng nhờ mẹ mời sứ giả vào.
- dấu chấm than.
- 1em đocï BT3
- 2 em lên bảng làm bài.
- 3 – 5 cặp đứng tại chỗ đóng vai. Một em đóng vai mượn vở, 1 em cho mượn vở.
-HS nhận xét 
+ HS lắng nghe 
- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
+ HS lắng nghe 
- 2 – 3 em đọc, lớp đoc thầm SGK.
- 3 – 5 em nối tiếp đọc câu của mình trước lớp.
-HS đọc yêu cầu BT1
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp gạch chân bút chì vào SGK.
- Chữa bài (nếu sai).
- 1 em đọc yêu cầu BT2.
- Hoạt động nhóm 4 em.
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc BT3.
-HS cùng nói câu khiến, sửa chữa cho nhau trong nhóm 2 em.
- HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt:
+ Cho mình mượn bạn cái bút chì đi!
+ Bạn đi nhanh lên!
+ Anh sửa cho em cái bút với!
+ Chị giảng giúp em bài toán này nhé!
+ HS lắng nghe 
+ HS lắng nghe 
Toán
HÍNH THOI
I/Mục tiêu :
-Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nĩ
* Lưu ý : Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2.
II/ Chuẩn bị đồ dùng: Giấy kẻ ô li, thước thẳng, ê ke, kéo. 4 thanh nhựa bằng nhau và các ốc vít trong bộ lắp ghép. Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ : 
2 / Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề bài .
H:Hãy kể tên các hình mà em biết .
Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một hình mới, đó là hình thoi .
a)Hoạt động 1: Giới thiệu hình thoi.
Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép để lắp ghép 1 hình vuông .
GV cũng lắp 1 hình vuông. GV vẽ hình vuông trên bảng .
GV xô lệch mô hình của mình để tạo thành hình thoi và yêu cầu cả lớp làm theo.
GV giới thiệu hình vừa tạo được từ mô hình gọi là hình thoi .
Yêu cầu HS đặt mô hình thoi lên giấy và vẽ theo mô hình đó .
b) Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi .
GV yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng .
H: Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD ?
H: Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi ?
*GV kết luận: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau c) Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV treo bảng phụ có vẽ các hình như trong sách, yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi BT1.
H: Hình nào là hình thoi ?
H: Hình nào là hình chữ nhật ?
-GV nhận xét
Bài 2: 
- Gäi HS nªu yªu cÇu cđa bµi 2.
-GV vẽ hình thoi lên bảng yêu cầu HS quan sát .
+Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD .
+Nối Bvới D ta được đường chéo BD của hình thoi .
-Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O .
H: Hãy dùng thước kiểm tra hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không ?
-Yêu cầu HS nhắc lại .
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài, làm bài luyện thêm .
- HS lắng nghe 
-HS kể tên các hình: Hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông 
-HS cả lớp thực hành ghép hình vuông .
-HS thực hành vẽ hình vuông trên giấy
- HS lắng nghe, quan sát
-HS đặt mô hình thoi lên giấy và vẽ theo mô hình đó .
-HS quan sát hình thoi ABCD 
_Cạnh AB song song với cạnh DC. Cạnh BC song song với cạnh AD .
+Các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau .
-HS nhắc lại đặc điểm của hình thoi .
-HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi BT1.
+ Hình 1, hình 3 là hình thoi .
+ Hình 2 hình chữ nhật .
- HS lắng nghe, sửa bài.
-HS nªu yªu cÇu cđa bµi 2.
-HS quan sát .
-HS theo dõi .
+Hs trả lời.
-Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS lắng nghe
LỊCH SỬ
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. Mục tiêu: 
-Miêu tả những nét cụ thể sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời này rất phát triển.
-Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh ảnh về các thành thị này.
-HS khá, giỏi trả lời các câu hỏi 
II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu học tập cho HS. Bản đồ Việt Nam. Các hình minhhoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – ba thành thị lớn thế kỉ XVI – XVII.
- Tổ chức cho Hs làm việc với phiếu bài tập.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
- Theo dõi và giúp đỡ những Hs gặp khó khăn.
- Yêu cầu một số em đại diện báo cáo kết quả làm việc.
- Tổ chức cho Hs thi mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII.
- GV và Hs cả lớp bình chọn bạn mô tả hay nhất.
- Thảo luận trong nhóm 4 em.
- Nhận phiếu.
- Đọc SGK và hoàn thành phiếu theo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2014_2015.doc