Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Năm 2022 (Bản mới)
THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. Trả lời được các câu hỏi 2; 3; 4 trong SGK.
* GDKNS: - Ra quyết định ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm.
- BVMTBĐ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung của đoạn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to nếu có).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 26 - Năm 2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng TIẾT 1 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. - Bài tập 1; 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:2-3’ Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào? 3. Bài mới:30-32’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Baì 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con - Gọi HS làm gv củng cố cách thực hiện Bài 2: - Gọi 1 em đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi 2 em trình bày 4. Củng cố:2-3’ - Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào ? 5. Nhận xét - Dặn dò:1-21’ - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà học bài và làm bài + 2 HS trả lời - Lắng nghe - 1 HS đọc - HS tự làm a) : = = ; : = = : = = b) : = = ; : = = : = = 2 - 1 HS đọc - HS tự làm bài - 2 HS nhắc lại TIẾT 2 TẬP ĐỌC THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. Trả lời được các câu hỏi 2; 3; 4 trong SGK. * GDKNS: - Ra quyết định ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm. - BVMTBĐ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung của đoạn cần luyện đọc. - Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét 3. Bài mới:30-32’ a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 1 HS đọc cả bài - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV sữa lỗi phát âm và giọng đọc cho từng HS ( nếu có ) - Gọi HS đọc kết hợp giải nghĩa từ - Gọi 1 HS đọc cả bài - GV đọc mẫu * Tìm hiểu bài: - Y/cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - BVMTBĐ + Cuộc chiến đấu giữa con nguời với cơn bãa biển đuợc miêu tả theo trình tự như thế nào? - Y/c HS đọc thầm đoạn 1 suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? + Em hiểu con ‘Mập” là gì? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. - Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ? + Em hiêủ "cây vẹt” là cây như thế nào ? + Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? + Nội dung đoạn 1 và 2 cho biết điều gì ? - Y/c đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. * GDKNS: - Ra quyết định ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm. - Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? - Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ? * Đọc diễn cảm: - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - Chiếu bảng phụ treo đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cả câu chuyện. - Nhận xét về giọng đọc HS. - Tổ chức cho HS đọc toàn bài. - Nhận xét. 4. Củng cố: 2-3’ - Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì? 5. Nhận xét – dặn dò 1-2’ - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài. - Ba em đọc và trả lời nội dung bài. - Lắng nghe - 3 HS nôí tiếp đọc từng doạn + Đoạn 1: Từ đầu ..đến nhỏ bé. + Đoạn 2: tiếp theo. ..chống giữ. + Đoạn 3: Còn lại. - 1 HS - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm + Cuộc chiến đấu đuợc miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (đoạn 1) Biển tấn công (đoạn 2) Ngưòi thắng biển (đoạn 3) + HS đọc thầm và nối tiếp nhau phát biểu: - Những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh-nước biển càng dữ-biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé + Mập là cá mập + Sự hung hãn thô bạo của cơn bão biển. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm + Cây vẹt: sống ở rừng nước mặn lá dài và nhẵn. + Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: như con mập đớp con cá chim – như một đàn cá vôi lớn. Biện pháp nhân hoá: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh; biển, gió giận dữ, điên cuồng. + Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ. + Nói lên sự tấn công của biển đối với con đê. - 1 HS đọc. - Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác hai vai thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn sóng nước mặn-Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống, những cánh tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cột tre đóng chắc, dẽo như chão- đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. - Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần và sức mạnh của con người đã thắng biển. - 3 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - 3 đến 5 HS đọc diễn cảm. - 3 HS đọc cả bài. - Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. - Hs nêu TIẾT 3 ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia. * GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. *GDQVBPCTE II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nhắc lại ghi nhớ của bài: “Giữ gìn các công trình công cộng” + Nêu các tấm gương, các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. - GV nhận xét. 3. Bài mới 25-28’ a. Giới thiệu bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo” b. Nội dung: ØHoạt động 1: Trao đổi thông tin Hs đoc (thông tin- SGK/37- 38) + Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra? + Em có thể làm gì để giúp đỡ họ? - GV kết luận: * GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. ØHoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38) - GV giao cho từng HS thảo luận bài tập 1. Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao? ØHoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 3- SGK/39) - GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3. Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng? a. Tham gia vào các hoạt động nhân đạo là việc làm cao cả. b. Chỉ cần tham gia vào những hoạt động nhân đạo do nhà trường tổ chức. c. Điều quan trọng nhất khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo là để mọi người khỏi chê mình ích kỉ. d. Cần giúp đỡ nhân đạo không những chỉ với những người ở địa phương mình mà còn cả với những người ở địa phương khác, nước khác. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: Ý kiến a: đúng Ý kiến b: sai Ý kiến c: sai Ý kiến d: đúng 4. Củng cố 2-3’ -*GDQVBPCTE: GV gt về điều 21 Luật Bảo vệ, chăm sóc và gd trẻ em: Trẻ em có bổn phận giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình. Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo nào đó, ví dụ như: quyên góp tiền giúp đỡ bạn HS trong lớp, trong trường bị tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn; Quyên góp giúp đỡ theo địa chỉ từ thiện đăng trên báo chí 5. Nhận xét – dặn dò: 1-2’ - Nhận xét tiết học - HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện trình bày; Cả lớp trao đổi, tranh luận. - HS nêu các biện pháp giúp đỡ. - HS lắng nghe. - Đại diện lớp trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS biểu lộ thái độ theo quy ước như các tiết học trước. - HS giải thích lựa chọn của mình. - HS lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện. TIẾT 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. Mục tiêu: - Nhận biết đđược câu kể Ai là gì? Trong đđoạn văn, dụng củanêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (BT2); viết đđược đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? ( BT3). II. Đồ dùng dạy học: - 1 tờ giấy khổ to viết lời giải ở BT1. - 4 băng giấy - mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? ở bài tập 1. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” - Nhận xét 3. Bài mới:30-32’ a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - GVgợi ý HS - Gọi HS đọc bài làm. - GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và khen HS viết tốt. 4. Củng cố:2-3’ - Trong câu kể Ai là gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì ? 5. Nhận xét – dặn dò: 1-2’ - Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? - 3 HS thực hiện tìm 3 - 4 từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm” - 2 HS đứng tại chỗ đọc. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi, thảo luận cặp đôi. + Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên - Có tác dụng câu giới thiệu. + Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. - Có tác dụng nêu nhận định. + Ông Năm là dân cư ngụ của làng này. - Có tác dụng giới thiệu. + Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. - Có tác dụng nêu nhận định. - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK. + Nguyễn Tri Phương/là người Thừa Thiên. CN VN Cả hai ông / đều không phải là người Hà Nội. CN VN + Ông Năm / là dân cư ngụ của làng này. CN VN + Cần trục / là cánh tay kì diệu của các CN VN chú công nhân. - 1 HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau đọc bài làm: - Khi chúng tôi đến, Lan nằm trong nhà, bố mẹ Lan mở cửa để đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt cả lớp, tôi nói với hai bác: - Thưa hai bác, hôm nay nghe tin Lan ốm, chúng cháu đến thăm Lan. Cháu giới thiệu với hai bác (chỉ lần lượt vào từng bạn): Đây là bạn Hiên. Bạn Hiên là lớp trưởng lớp cháu. Đây là bạn Hương. Hương là học sinh giỏi toán nhất lớp cháu. Còn cháu là bạn thân của Hà. Cháu tên là Như ạ. + Từng cặp HS đổi tập sửa lỗi cho nhau. - HS nhắc lại. Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng TIẾT 1 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - Y/C 2 em làm bài tập: ; 3. Bài mới: 30-32’ a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 em nêu đề bài . - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 4 HS trình bày giải bài - Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn. GV Củng cố cách nhân chia phân số Bài 2: - Gọi 1 em nêu đề bài. - GV hướng dẫn học sinh tính và trình bày theo kiểu viết gọn chẳng hạn: - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3: HS lên bảng làm bài - Gọi 1 em nêu đề bài. - GV hướng dẫn học sinh tính và trình bày theo kiểu viết gọn chẳng hạn: - Yêu cầu HS tự làm bài. GV củng cố cách nhân chia - 4. Củng cố:2-3’ - Nêu cách nhân một tổng với một số, nhân một hiệu với một số. 5. Nhận xét – dặn dò: 1-2’ - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 2 HS - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS tự thực hiện vào vở. - 4 HS lên trình bày làm bài . a) : = x = b) c) d) - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. a) 3 : = b) 4 : c) 5 : ( b) Caùch 1: ( Caùch 2: ( - 2 HS nhắc lại. TIẾT 2 CHÍNH TẢ THẮNG BIỂN I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng BTCT phương ngữ. -GDMT: GDHS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra ra để bảo vệ cuộc sống con người. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:2-3’ - Gv đọc cho 3 HS viết . Cả lớp viết vào vở nháp. - ráo riết, cao ráo, khô ráo, rì rào, râm ran, rộn ràng, rên rỉ, rầu rầu,... 3. Bài mới:30-32’ a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn viết chính tả: - Gọi HS đọc bài : Thắng biển - GDMT. - Hỏi: + Đoạn này nói lên điều gì ? - Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - GV y/cầu HS nghe GV đọc để viết vào vở đoạn trích trong bài “Thắng biển” - Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - GV trình bày phiếu đã viết sẵn yêu cầu bài tập lên bảng. - GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2. - Yêu cầu lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở BTTV. - Yêu cầu HS nào làm xong thì TRÌNH BÀY - Yêu cầu HS nhận xét bổ sung bài bạn. - GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng. 4. Củng cố:2-3’ - Đọc lại bài viết 5. Nhận xét – dặn dò1-2’ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Hs lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. + Đoạn văn nói về sự hung hãn dữ dội của biển cả, tinh thần dũng cảm chống lại sóng, gió của con người. Các từ: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điền cuồng,... - Nghe và viết bài vào vở. - HS đọc soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập. - 1 HS đọc thành tiếng. - Quan sát, lắng nghe GV giải thích. - Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi câu rồi ghi vào vở BTTV. - 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: - Thứ tự các từ có vần viết với in / inh là cần điền là: b/ lung linh, giữ gìn, bĩnh tĩnh, nhường nhịn, rung rinh, thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh. - Hs đọc TIẾT 3 KHOA HỌC NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT) I/ Mục tiêu: - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. II/ Đồ dùng dạy- học: - Một số loại nhiệt kế, phích đựng nước sôi, 4 cái chậu nhỏ. - Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3-4’ - Muốn đo nhiệt độ của vật người ta dùng dụng cụ gì ? Có những loại nhiệt kế nào ? - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ? - Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh ? - Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt độ khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể người ? - GV nhận xét. 3. Bài mới:25-28’ a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiêt - GV nêu thí nghiệm: - Chúng ta có 1 chậu nước và 1 cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. - Yêu cầu HS dự đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào ? - GV nêu: Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm. - Y/cầu HS làm thí nghiệm theo đo và ghi nhiệt độ cốc nước của chậu nước, trước và sau khi đặt cốc nước rồi so sánh nhiệt độ và cử đại diện trả lời - Hỏi: - Vì sao mức nóng của cốc nước và chậu nước có sự thay đổi ? * GV: Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau. + Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật có thể nóng lên hoặc lạnh đi ? + Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? Vật nào là vật toả nhiệt ? + Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ? + GV kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt hay chính là đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn. - Trong thí nghiệm các em vừa làm vật nóng hơn (cốc nước) đã truyền nhiệt sang vật lạnh hơn (chậu nước) Khi đó cốc nước toả nhiệt nên đã lạnh đi còn chậu nước thu nhiệt nên đã nóng lên. - Y/c HS đọc mục bạn cần biết tr.102 SGK * Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm - GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện - Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh. Sau mỗi lần đặt đều phải đo và ghi lại mức nước trong lọ xem có gì thay đổi hay không. - Gọi HS trình bày. Các hs khác bổ sung (nếu có) - GV hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào chậu nước ấm và ghi lại mức chất lỏng trong nhiệt kế. Sau đó nhúng bầu nhiệt kế vào chậu nước lạnh và ghi lại mức chất lỏng trong nhiệt kế - Hỏi: + Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế ? - Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng có trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các chậu nước nóng và lạnh khác nhau ? - Chất lỏng sẽ thay đổi như thế nào khi nóng lên hoặc lạnh đi ? + Dựa vào mức chất lỏng trong nhiệt kế ta biết được điều gì ? + GV kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt của vật. * Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi - Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ? - Tại sao khi bị sốt người ta lại dùng nước đá để chườm lên trán ? - Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, trong khi đang khát nước. Em sẽ làm thế nào để có nước nguội để uống nhanh ? + Nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt và biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế. 4. Củng cố:2-3’ - Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật có thể nóng lên hoặc lạnh đi 5. Nhận xét - dặn dò1-2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn Hs chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe - Lắng nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm. - Dự đoán theo suy nghĩ của mình. - HS thực hành làm thí nghiệm và thống nhất ghi vào giấy. - Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi ngược lại nhiệt độ của chậu nước lại tăng lên. - Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng sang chậu nước lạnh. + Các vật nóng lên: - Rót nước sôi vào cốc, khi cầm tay vào cốc ta thấy nóng tay, - Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên khi ta cầm vào thì thấy nóng tay + Các vật lạnh đi: - Để rau củ, quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy các loại này đều bị lạnh; bỏ đá vào cốc ta thấy cốc lạnh, .. . - 3 HS đọc. + 2 HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV - Lớp tiến hành làm . + Lắng nghe. - Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nuớc đánh dấu ban đầu. - Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. - Khi nhúng bầu nhiệt kế vào chậu nước ấm ta thấy mực chất lỏng trong ống nhiệt kế tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào chậu nước lạnh ta thấy mực chất lỏng trong ống nhiệt kế giảm xuống. + Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào các chậu nước có nhiệt độ khác nhau. + Khi dùng ống nhiệt kế để đo các vật có nhiệt độ khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. + Dựa vào mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt của vật đó. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày: - Khi đun nước ta không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao sẽ nở ra. Nếu nước quá đầy ấm thì khi sôi nước sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện. - Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể con người trên 370c có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ của cơ thể ta dùng túi nước đá chườm lên trán. Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể làm cho cơ thể giảm nhiệt. - Rót nước vào cốc rồi cho đá vào. - Rót nước sôi vào cốc sau đó cho cốc nước sôi vào trong chậu đá. - Nhận xét bổ sung ý kiến bạn. - Thực hiện theo yêu cầu. TIẾT 4 ĐỊA LÍ ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết: Chỉ hoặc điền đúng được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, ĐB NB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên BĐ, lược đồ VN. - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ . - Chỉ trên BĐ vị trí thủ đô Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này. - HS Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, Đất đai. II. Đồ dùng dạy - học: - BĐ Địa lí tự nhiên, BĐ hành chính VN. - Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Thành phố Cần Thơ. - Gọi 2 HS trả lời trước lớp. + Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Ôn tập. HĐ 1: Hoạt động cả lớp. Câu 1: - Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ. - Yêu cầu HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ. - Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. HĐ 2: Hoạt động nhóm. Câu 2: - Cho HS đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào VBT *Phần nêu sự khác nhau về thiên nhiên (về khí hậu, đất đai) Đặc điểm thiên nhiên Giống nhau Khác nhau Đồng Bằng Bắc Bộ Đồng Bằng Nam Bộ Địa hình Tương đối bằng phẳng Tương đối cao Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước Sông ngòi Nhiều sông ngòi gây ngập lụt Có hệ thống đê chạy dọc 2 bên bờ sông Không có hệ thống đê ven sông Đất đai Đất phù sa màu mỡ Đất không được bồi đắp thêm . Đất được bồi đắp thêm Khí hậu Khí hậu nóng ấm Có 4 mùa trong năm Có 2 mùa trong năm - GV nhận xét, đánh giá. HĐ 3: Hoạt động cá nhân. Câu 3: - Yêu cầu HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao? a) ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta . b) ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước. c) TP HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước. d) TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: - Gọi 2 HS nêu lại nội dung học tập. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - HS hát 2 HS trả lời trước lớp. +... - HS nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại tên bài. 2 HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ. - HS nêu tên địa danh. - Cả lớp nhận xét, bổ sung vào lược đồ. - HS trình bày kết quả. - HS nhận xét, bổ sung. - HS điền kết quả vào VBT. - Đại điện trình bày trước lớp - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc và trả lời. a) Sai. b) Đúng. c) Sai. d) Đúng. - HS nhận xét, bổ sung. 2 HS nêu lại nội dung học tập. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021 Buổi sáng TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên. - Biết tìm phân số của một số. (Bài 1 a, b; 2 a, b; 4.) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:2-3’ Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: - Muốn nhân một tổng với một số ta làm như thế nào ? - Muốn nhân một hiệu với một số ta làm như thế nào? 3. Bài mới: 30-32’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 em nêu đề bài. - Nhắc HS tính rồi rút gọn kết quả theo một trong hai cách. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi 3 HS giải bài. Bài 2: - Gọi 1 em nêu đề bài. - GV hướng dẫn mẫu. HS làm bảng con. *Bài 3: HSTC Gọi 1 em nêu đề bài. - Nhắc HS tính rồi rút gọn kết quả theo một trong hai cách. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi 3 HS giải bài. Bài 4: - Gọi 1 em nêu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi 1em giải bài 4. Củng cố:2-3’ - Muốn thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc đơn nhưng có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm như thế nào? 5. Nhận xét - Dặn dò:1-2’ - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài. - Hs trả lời - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 3 HS lên làm bài . a/ ; b/ ; - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. a/ ; b/ ; a) b) - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 2 HS nhắc lại. TIẾT 2 TẬP ĐỌC GA- VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn truyện. - Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. * GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có ). - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. Họat động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 trong bài “Thắng biển” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 3. Bài mới:30-32’ a. Giới thiệu bài: - Cho Hs quan sát tranh minh hoạ và miêu tả những gì thể hiện trong bức tranh. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài - Y/c 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc). - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Gọi HS đọc toàn bài. - Lưu ý Hs ngắt hơi đúng ở các cụm từ. - GV đọc mẫu. * Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc 6 dòng đầu trao đổi và trả lời câu hỏi. * GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm + Ga - vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 2 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi. + Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga - vrốt ? + Em hiểu trò ú tim có nghĩa là gì ? + Đoạn này có nội dung chính là gì? - Yêu cầu 1 HS đoạn 3 của bài trao đổi và trả lời câu hỏi. + Vì sao tác giả lại gọi Ga - vrốt là một thiên thần ? + Qua nhân vật Ga - vrốt em có cảm nghĩ gì về nhân vật này ? * Đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc theo kiểu phân vai theo nhân vật trong truyện Người dẫn chuyện, Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc - phây - rắc. - Giới thiệu các câu cần luyện đọc diễn cảm. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn. - Nhận xét từng HS. 4. Củng cố:2-3’ - ND của bài này nói lên điều gì? - Hỏi: Bài văn này cho chúng ta biết điều gì? 5. Nhận xét – dặn dò: 1-2’ - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. - HS thực hiện yêu cầu. - Tranh vẽ một em thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay. Những tiếng bom rơi, đạn nổ bên tai không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt chú bé. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: + Đoạn 1: Ăng - giôn - ra nói: đến chết gần chiến luỹ. + Đoạn 2: Cậu làm trò gì đấy đến Ga - vrốt + Đoạn 3: Ngoài đường ... đến một cách thật ghê rợn. - 1 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Cho biết tinh thần gan dạ dũng cảm của Ga - vrốt. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. - Ú tim: là trò chơi trốn tìm của trẻ em. + Sự gan dạ của Ga - vrốt ngoài chiến luỹ. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp. + Vì thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn lúc hiện trong làn khói đạn như thiên thần. + Ga - vrốt là một cậu bé anh hùng. - 4 HS tiếp nối nhau đọc theo hình thức phân vai. - Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn) - HS luyện đọc trong nhóm 2 HS. + Tiếp nối đọc từng đoạn theo hình thức phân vai. - 2 đến 3 HS đọc đọc diễn cảm cả bài. - Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-v rốt. - Hs nêu TIẾT 3 LỊCH SỬ CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong. + Từ thế kỉ XVI , các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định:1-2’ 2. Kiểm tra bài cũ:3-4’ - GV cho HS đọc bài “Trịnh – Nguyễn phân tranh” - Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì ? 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phát triển bài : * Hoạt độngcả lớp: - GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII lên bảng và giới thiệu. - GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay. - GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII. - GV yêu cầu HS dựa vào vở bài tập và bản đồ VN thảo luận nhóm: Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến ĐB sông cửu Long. - GV kết luận: Trước thế kỉ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam ,đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn.Từ cuối thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng. *Hoạt động cá nhân: - GV đặt câu hỏi: Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì ? - GV :Kết quả là xây dựng cuộc sống hò
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_26_nam_2022_ban_moi.docx