Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Hiểu các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm

b. Năng lực văn học:

- Hiểu nội dung: Nói lên vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và sự gắn bó của loài hoa với tuổi học trò.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư, thể hiện những thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

 

docx 59 trang xuanhoa 06/08/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Hiểu các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm 
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung: Nói lên vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và sự gắn bó của loài hoa với tuổi học trò.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, suy tư, thể hiện những thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu quý Yêu quý loài hoa phượng – loài hoa gắn liền với tuổi học trò.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học:
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa
+ Giới thiệu bài 
+ Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son 
+ Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc..
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; Hiểu các từ ngữ trong bài
*Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+ Em hiểu màu đỏ rực là màu đỏ như thế nào?
+ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi. Em hiểu phần tử có nghĩa như thế nào?
+ Em hiểu vô tâm nghĩa là gì?
+ Lần 3: Luyện đọc câu dài
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ....khít nhau.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ... bất ngờ vậy?
+ Đoạn 3: còn lại.
* Đọc đúng từ ngữ: đỏ rực, nỗi niềm, chói lọi.
* Chú giải: 
+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
+ Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung.
+ Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý. Lưu ý câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy? (Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò).
"Mỗi hoa chỉ là một phần tử/ ...đến những tán hoa lớn/xòe ra/...khít nhau"//
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+ Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
+ Em hiểu “đỏ rực” nghĩa là như thế nào?
+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
+ HS nêu ý đoạn 1, GV ghi bảng.
*Kết luận: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng 
- HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? Vì sao?
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
+ Ở đoạn 2 tác giả đã sử dụng giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ 2?
+ Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì?
+ Nội dung chính của bài?
*Kết luận: Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi , thân thiết với tuổi học trò.
* Số lượng hoa phượng rất nhiều.
+ Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
* Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng
+ Phượng là loài cây gần gũi thân thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều trên các sân trường. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, 
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người cảm giác vừa buồn, vừa vui, 
+Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.
+ Bình minh của hoa phượng là màu đỏ non...tươi dịu, ...đậm dần, ... hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Hoa phượng là loài hoa đẹp, thân thiết và gần gũi với học sinh.
- Hoà theo dòng thời gian phượng thay đổi sắc màu; càng cuối mùa phượng càng cháy rực hơn
* Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luyện đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
+ Đoạn 1: 
 Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng.
 *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+Bài văn muốn nói lên điều gì?
+ Bài văn thuộc thể loại văn nào? Tả theo trình tự nào?
 +Cây phượng có những ích lợi gì?
+ Cây phượng có nhiều ích lợi như vậy nên chúng ta cần phải làm gì?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Giáo dục HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
- Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của hoa phượng.
- Văn miêu tả cây cối .Tả theo trình tự từng bộ phận của cây...
- Cây phượng trường em cho bóng mát, cảnh quan sân trường thêm đẹp, báo hiệu mùa hè đến 
- Chăm sóc, bảo vệ 
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: Học sinh: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, hai phân số cùng tử số.
- Viết được PS lớn hơn 1, bé hơn 1 với các STN cho trước.
- Biết sắp xếp phân số theo thứ tự bé - lớn.
- Dựa vào tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Rèn kĩ năng thực hiện tính với phân số.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+Nêu cách so sánh phân số với 1?
+ So sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
+Nhắc lại cách quy đồng mẫu số 2 phân số?
- Giới thiệu bài 
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
- Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
- Ta có thể quy đồng mẫu số 2 phân số đó, rồi so sánh các tử số của 2 phân số mới.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
2. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện so sánh phân số
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài, 2 em làm trên bảng lớp.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
+ Vậy có những cách nào để ta so sánh 2 phân số khác mẫu số?
*Kết luận: Ôn lại cách so sánh 2 phân số cùng MS, khác MS, cùng TS, so sánh phân số với 1.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS làm bảng, HS lớp tự làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
+ Thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1?
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: So sánh và xếp thứ tự các phân số theo qui tắc so sánh các phân số có cùng TS.
Bài 1: (>,<,=)
<; <; 
 <1 1 < 
= ; >; 
+ Quy đồng, rút gọn, so sánh tử, so sánh 2 phân số với 1.
Bài 2: Với 2 số TN 3 và 5, hãy viết:
 a. Phân số bé hơn 1: 
b. Phân số lớn hơn 1: 
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn:
a. Vì 5<7<11 nên 
Vậy các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là 
b. Rút gọn các phân số ta có: 
Vì nên 
Các phân số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là 
3. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng rút gọn phân số nhanh
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS lớp tự làm bài, 2 em làm trên bảng lớp, trình bày bài làm
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: Khi TS và MS của 1 phân số tồn tại ở dạng tích các thừa số; có thể rút gọn dần để tính cho thuận tiện hơn.(xét xem tích ở trên và dưới gạch ngang cùng chia hết cho thừa số nào thì thực hiện chia chúng cho thừa số đó trước, sau đó mới thực hiện các phép nhân.)
Bài 4: Tính:
a. 
b. 
Hoặc 
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nhắc lại cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
+ Vậy có những cách nào để ta so sánh 2 phân số khác mẫu số?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
- Ta có thể quy đồng mẫu số 2 phân số đó, rồi so sánh các tử số của 2 phân số mới.
- Quy đồng, rút gọn, so sánh tử, so sánh 2 phân số với 1.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nhớ-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ- tự học 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: lẫn lộn, lén lút, lúc nãy, bão lụt, nóng nực 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài chính tả, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đến chợ với những tâm trạng và dáng vẻ ra sao?
- HS tìm và luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết. 
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
+ Mây trắng đỏ, sương hồng lam ôm ấp mép đồi xanh, ...
+ Cụ già chống gậy lom khom, cô yếm thắm che môi cười....
- Từ khó: sương hồng lam, nhà gianh, nép, lon xon, lom khom, ngộ nghĩnh, 
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh nhớ- viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn thơ, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình. 
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các âm vần dễ lẫn
*Phương pháp: thực hành, 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- HS tự làm/ VBT, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS trình bày bài làm, nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đọc kết quả đúng, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- 1 học sinh đọc lại câu chuyện sau khi đã điền hoàn chỉnh
*Kết luận: câu chuyện muốn nói với chúng ta làm việc gì cũng phải dành công sức, thời gian thì mới mang lại kết quả tốt đẹp được.
Bài 2:
- Thứ tự từ cần điền: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh, bức tranh
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); 
- Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
b. Năng lực văn học: 
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh hay để viết văn. 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực, chủ động trong học tập 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
- Học sinh: vở BT, bút,. ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+ Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người?
+Tìm các từ Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của con người?
+ Đặt một câu có sử dụng từ ngữ thuộc chủ đề "Cái đẹp" ?
- Giới thiệu bài:
+ Kể tên các dấu câu em đã được học?
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về dấu gạch ngang và tác dụng của nó trong câu văn, đoạn văn. 
- Đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫu, thướt tha yểu điệu,..
- Thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân thành, cương trực, dũng cảm, quả cảm,...
VD : Mẹ em rất dịu hiền, đôn hậu.
 Đây là một toà lâu đài có vẻ đẹp cổ kính.
- Dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu tác dụng của dấu gạch ngang
 *Phương pháp: thảo luận nhóm, động não 
*Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm đôi:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. 
- HS tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. GV ghi nhanh lên bảng.
+ Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì?
+ Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ minh họa về việc sử dụng dấu gạch ngang
- HS nói tác dụng của từng dấu gạch ngang trong câu văn bạn dùng.
*Kết luận: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, đánh dấu phần chú thích, các ý trong 1 đoạn liệt kê...
I. Nhận xét:
Bài 1,2: Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang có trong đoạn văn. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
a. - Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu con ông Thư.
b. - Cái đuôi dài- bộ phận....- đã bị 
c. - Trước khi bật quạt...
 - Khi điện đã vào quạt...
 - Hằng năm,...
 - Khi không dùng....
- Đoạn a Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
- Đoạn b Đánh dấu phần chú thích.
- Đoạn c Dùng liệt kê các biện pháp bảo quản quạt điện được bền.
II. Ghi nhớ: ( SGK )
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn
 *Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, 
*Thời gian: 7 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tự làm bài vào VBT, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
*Kết luận: Dấu gạch ngang có 2 tác dụng
Bài 1: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện và nêu tác dụng của mỗi dấu gạch ngang đó:
- Câu 1: đánh dấu phần chú thích trong câu 
( bố Pa- xcan là một viên chức...)
- Câu 2: Đánh dấu phần chú thích trong câu 
( đây là ý nghĩ của Pa- xcan)
- Câu 3: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của Pa- xcan, đánh dấu phần chú thích.
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích
 *Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được dùng có tác dụng gì?
+ Nội dung nói chuyện là gì ?
- HS tự làm bài vào vở, 3 em HS khá, giỏi, trung bình làm bảng phụ.
- Gọi HS trình bày kết quả, nói tác dụng của dấu gạch ngang đã sử dụng..
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, cho từng HS.
*Kết luận : Chú ý viết đúng cấu tạo đoạn văn, dùng từ đặt câu đúng
Bài 2: Viết đoạn văn về cuộc đối thoại trong gia đình em về tình hình học tập của em trong đó có dùng dấu gạch ngang
+ Viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang; thuật lại cuộc nói chuyện giữa em và bố, hoặc mẹ về tình hình học tập của em.
+ Đánh dấu câu hội thoại và đánh dấu phần chú thích.
+ Thuật lại cuộc nói chuyện giữa em và bố, hoặc mẹ về tình hình học tập của em.
VD:
Tối thứ sáu khi cả nhà đang ngồi xem ti vi. Bố tôi hỏi:
- Tuần này con học hành thế nào?
Tôi sung sướng trả lời bố:
- Thưa bố! Cô giáo khen con đã tiến bộ nhiều. Con được 6 điểm 10 đấy bố ạ!
- Con gái bố giỏi quá- Bố tôi sung sướng thốt lên.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
+Dấu gạch ngang có tác dụng gì? Thường dùng nó khi nào?
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật khi đối thoại, phần chú thích trong câu, các ý trong 1đoạn liệt kê. Ta thường dùng dấu gạch ngang để viết đoạn hội thoại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 124)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: Học sinh: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Củng cố về dấu hiệu chia hết 
- Khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số với 1. 
- Thực hiện các phép tính nhân, cộng, trừ các số có năm, sáu chữ số; phép chia cho số có ba chữ số.
- Giải bài tập liên quan đến hình bình hành, hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng tính toán, vận dụng kiến thức đã học giải bài tập.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Hoàn thành các bài tập
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tự giác, tập trung trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
 - HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (3p)
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện:
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.
+ Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
- Dẫn vào bài mới
2. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh củng cố:
 - Dấu hiệu chia hết 
- Khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số với 1. 
- Thực hiện các phép tính nhân, cộng, trừ các số có năm, sáu chữ số; phép chia cho số có ba chữ số.
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu 
*Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
+ HS đọc bài làm trước lớp 
+Giải thích rõ cách làm ( VD: Vì sao 756 chia hết cho 9?), 
+ nhận xét, kết luận bài làm đúng.
+ Đổi chéo bài kiểm tra.
+ HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài cá nhân vào vở.
- Chữa bài : 
+ HS trình bày, 
+ Vì sao viết được phân số chỉ số phần HS trai trong số HS gái của lớp đó là ?
+ nhận xét đ/s, 
+ thống nhất, chốt bài làm đúng.
+ GV chấm nhanh bài cho HS
*Kết luận : Bài tập 2 củng cố cho các em khái niệm ban đầu về phân số.
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS lớp tự làm bài, 1 em làm trên bảng lớp,
 - Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: rút gọn phân số để so sánh, có thể không cần rút gọn đến tối giản.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu BT.
- 1 HS lên bảng, HS lớp tự làm bài vào vở.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: Muốn xếp các phân số theo thứ tự xác định trước hết ta cần so sánh các phân số .
Bài 1: Tìm chữ số thích hợp điền vào ô trống, sao cho:
a.752 (hoặc 4,6,8): chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b. 750 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
Số 750 chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 7+5=12, 12 chia hết cho 3.
c. 756 chia hết cho 9 
Số 756 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là số 6; chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 3.
Bài 2.
 Tổng số HS của lớp đó là:
 14 + 17 = 31 (HS)
a.Số HS trai bằng HS cả lớp
b. Số HS gái bằng HS cả lớp
Bài 3 
Rút gọn các phân số đã cho ta có:
- Vậy các phân số bằng 
Là: 
Bài 4 
*Rút gọn các phân số đã cho ta có:
* Quy đồng mẫu số các phân số 
Ta có 
Vậy các phân số đã cho viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: 
3. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh giải bài tập liên quan đến hình bình hành, hình chữ nhật.
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán, GV vẽ hình lên bảng
- 1 HS làm bảng, HS lớp tự làm bài.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành.
*Kết luận: Diện tích hình bình hành = độ dài đáy x chiều cao
Bài 5
a. Cạnh AB song song với cạnh DC vì chúng thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (1).
Cạnh AD song song với cạnh BC vì chúng thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (2).
Vậy tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện song song.
b. Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD ta có: 
AB = 4 cm; DA = 3 cm
CD = 4 cm; BC = 3 cm
Tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c. Diện tích hình bình hành ABCD là:
 4 x 2 = 8 (cm2)
 Đáp số: 8 cm2
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
+ Hình bình hành, hình chữ nhật có đặc điểm gì ?
+ Nêu cách tính diện tích hình bình hành.
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể, bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
b. Năng lực văn học: 
Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh thương yêu, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn quý mến bạn bè xung quanh, nhận ra cái đẹp riêng trong mỗi bạn.
3. Nội dung tích hợp: 
+ GD tư tưởng Hồ Chí Minh: 
- HS kể được những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác với thiếu nhi: Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn,...
- Từ đó GDHS học tập tình yêu thương bao la đối với mọi người của Bác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (5 phút )
- Học sinh thi kể câu chuyện “ Con vịt xấu xí”
+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài
- Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm khuôn mẫu khi đánh giá người khác.
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác 
*Phương pháp: vấn đáp, làm mẫu 
*Thời gian: 7 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Gọi HS đọc đề bài- GV ghi bảng.
- GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng của đề bài.
- Gọi HS nối tiếp đọc gợi ý SGK.
- Hướng dẫn quan sát tranh minh hoạ và nêu tên truyện tương ứng.
+ Đã nghe, đã đọc những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp?
+ Những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác?
+ Những câu chuyện ngoài SGK ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh, giữa cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác?
+ Những câu chuyện về nhân cách cao đẹp của Bác Hồ?
+ Em sẽ kể câu chuyện nào? Hãy giới thiệu về câu chuyện đó.
- Treo phiếu ghi vắn tắt dàn ý kể chuyện.
- Gọi HS đọc dàn ý.
*Kết luận: Chú ý kể chuyện phối hợp cử chỉ, giọng điệu
1. Hướng dẫn kể chuyện:
Đề bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
+ Chim hoạ mi, Cô bé lọ lem, Nàng công chúa và hạt đậu,
 + Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Gà Trống và Cáo, 
+ Sọ dừa, Thạch Sanh,...
- Thư của chú Nguyễn, Quả táo của Bác Hồ, Ai ngoan sẽ được thưởng, Bác cũng phải xuất trình giấy tờ ...
- Dàn ý:
+ Giới thiệu tên truyện.
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Trao đổi nội dung, ý nghĩa truyện.
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: HS kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm:
- Kể theo cặp và trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện và tính cách nhân vật.
*Hoạt động cả lớp:
- GV và HS xây dựng tiêu chí đánh giá
- 5- 7 em thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, bình chọn người kể hay nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay nhất.
2. HS thực hành kể chuyện:
3. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện;
Tiêu chí đánh giá:
+ Câu chuyện ngoài SGK
+ cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện
+ Trả lời được các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng kiến thức về ý nghĩa nội dung câu chuyện
*Phương pháp: trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Gv gợi mở: 
+Những câu chuyện vừa kể muốn nói với em điều gì?
+ Qua những câu chuyện các bạn kể về Bác Hồ, em học được điều gì?
- Học sinh trình bày 1 phút trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: giáo dục tình yêu thương con người, yêu quý, trân trọng cái đẹp.
- Phải biết trân trọng cái đẹp cả thể chất lẫn tâm hồn, đấu tranh chống lại cái xấu....
5. Củng c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.docx