Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

SẦU RIÊNG.

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vảy cá, giữa lủng lẳng, khẳng khiu, cành ngang, chiều quằn, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi

- Những từ ngữ mới trong bài: Mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê,

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

- GD học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi đoạn “Sầu riêng là đến kì lạ”, Tranh

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 32 trang xuanhoa 05/08/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 22
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Đồ dùng
2
11/2
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Tập trung toàn trường
Sầu riêng
Luyện tập chung
Nghe viết: Sầu riêng
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
3
12/2
1
2
3
Toán 
Luyện từ &câu
Kể chuyện 
So sánh hai phân số cùng mẫu số
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Con vịt xấu xí
Bảng phụ
Tranh
4
13/2
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Thể dục
Chợ tết
Luyện tập
Luyện tập quan sát cây cối
Bài 45
Bảng phụ
Tranh
Còi
5
14/2
1
2
3
Toán
Luyện từ &câu
Thể dục
So sánh hai phân số khác mẫu số
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp 
Bài 45
Dây, còi
1
3
Tập làm văn
Tự học
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
HD học sinh làm BT
6
15/2
1
3
Toán
Sinh hoạt
Luyện tập
Sinh hoạt lớp tuần 22
 Thứ Hai, ngày 11 tháng 2 năm 2019
TẬP ĐỌC
SẦU RIÊNG.
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vảy cá, giữa lủng lẳng, khẳng khiu, cành ngang, chiều quằn, ...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi
- Những từ ngữ mới trong bài: Mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê, 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
- GD học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đoạn “Sầu riêng là đến kì lạ”, Tranh
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới (30 ph)
1. Giới thiệu bài. (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
2. Luyện đọc: (10 ph)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: Ba đoạn:
+ Đ1: Sầu riêng là loại ... đến kỳ lạ.
+ Đ2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta.
+ Đ3: Phần còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ dễ đọc sai: cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vảy cá, giữa lủng lẳng, khẳng khiu, cành ngang, chiều quằn, ...
- GV giúp HS KK đọc đúng các từ khó và đọc trôi chảy toàn bài.
+ Hiểu nghĩa các từ mới: Mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê, 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3. Tìm hiểu bài: (10 ph)
- Gọi HS đọc thầm toàn bài
H: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
H: Dựa vào bài văn em hãy miêu tả nét đặc sắc của: 
+ Hoa sầu riêng?
+ Quả sầu riêng?
+ Dáng cây sầu riêng?
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng.
GV: Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng chín, đó là cách tương phản mà không phải bất kì ngòi bút nào cũng thể hiện được.
H: Theo em “quyến rũ” có nghĩa là gì?
H:“Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào để thay thế từ: “quyến rũ”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- Yêu cầu học sinh trao đổi tìm ý chính của từng đoạn.
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
- Gọi HS nhắc lại.
4.Đọc diễn cảm. (10 ph)
- HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to - Lớp đọc thầm.
- HS theo dõi
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
- HS luyện đọc từ ngữ theo sự HD của GV.
- HS nêu (SGK)
- HS theo dõi
- 1HS đọc to – lớp đọc thầm.
+ Đặc sản của miền Nam.
- Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
- Lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
- Thân khẳng, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
- Tả rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê của trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
- HS lắng nghe.
+ Làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.
+ Các từ: “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc. Mỗi học sinh đọc một câu:
+ Sầu riêng là loại trái cây quí của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
Đoạn 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng
Đoạn 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
Đoạn 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về khái niệm phân số.
- Rèn kỹ năng rút gọn phân số, qui đồng mẫu số các phân số.
- GD học sinh tính cần thận khi tính toán.
- BTCL: 1, 2, 3 (a, b, c)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
H: Nêu cách qui đồng mẫu số 2 phân số.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới. (30 ph)
1. Giới thiệu bài: (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập. (30 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV hướng dẫn HS cách rút gọn phân số.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS rút gọn các phân số để tìm phân số bằng phân số .
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (HS NK làm thêm d)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV hướng dẫn HS cách quy đồng mẫu số các phân số
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4:(HS NK làm)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu các phân số chỉ số phần đã tô màu, sau đó trả lời câu hỏi của bài.
C. Cũng cố dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- 4HS lên bảng làm, mỗi nhóm rút gọn 1 phân số vào nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: = = ; = = ;
 = = ; = = .
- HS đọc nội dung bài tập.
- 3HS lên bảng, lớp làm nháp mỗi nhóm rút gọn 1 phân số.
- HS nhận xét bài rút gọn trên bảng.
Kq: = = ; = = ; 
 = = Vậy: Phân số và bằng phân số .
- HS nêu yêu cầu.
- 3 nhóm HS tự làm bài: Nhóm 1: câu a và câu d; Nhóm 2: câu b và câu d; Nhóm 3: câu c và câu d.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: a, = = ; = = .
b, = = ; = = .
c, = = ; = = .
d, = = ; = = và 
- HS nêu yêu cầu.
Kq: Câu b
- HS tự học bài ở nhà.
CHÍNH TẢ:(Nghe – viết)
SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng, đẹp đoạn từ “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... tháng năm ta” trong bài Sầu riêng.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n, hoặc ut/uc
- GD học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ chép BT2b.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
Giáo viên đọc các từ ngữ cho học sinh viết: Lẩn trốn, lẫn lộn, ngã ngửa, ngả nghiêng, lã chã, giò chả.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (30 ph)
1. Giới thiệu bài:(Ghi mục bài lên bảng)
2. HD nghe - viết chính tả. (20 ph)
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
H: Đoạn văn miêu tả gì?
H: Những từ ngữ nào cho biết hoa sầu riêng rất đặc sắc?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- GV đọc học sinh viết các từ khó đó.
c. Viết chính tả:
- GV lưu ý học sinh trình bày đoạn văn.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV giúp HS KK viết đúng đoạn văn theo thời gian quy định.
- GV đọc bài cho HS soát bài.
d. Chấm chữa lỗi chính tả.
3. HD làm bài tập. (10 ph)
Bài 2b: GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS TB trở lên tự làm bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ đoạn văn.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lần lượt viết.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm theo.
+ Tả hoa sầu riêng.
+ Hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ li ti như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti.
- Trổ, cuối năm, tỏa khắp khu vườn, giống cánh sen con lác đác vài nhụy li ti, cuống, lủng lẳng, ...
- HS viết trên vở nháp.
- Nghe - viết chính tả.
- HS soát bài.
- Một HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây hồ lăn tăn.
- HS đọc nội dung yêu cầu bài.
- HS cá nhân làm bài vào VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
+ nắng - trúc -` cúc - lóng lánh - nên - vút - náo nức.
- HS luyện viết bài ở nhà.
 Thứ Ba, ngày 12 tháng 2 năm 2019
TOÁN
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh: Biết so sánh 2 phân số có cùng mẫu số
- Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn 1 hoặc lớn hơn 1.
- GD học sinh cẩn thận khi tính toán
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Gọi HS lên rút gọn phân số: 
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới: (30 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng).
2. HD so sánh 2 phân số cùng mẫu số: (12 ph)
a) Ví dụ
- GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học SGK lên bảng. Lấy đoạn thẳng AC= AB và AD = AB.
H: Độ dài của đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn AB?
H: Độ dài của đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn AB?
H: Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD.
H: Hãy so sánh độ dài AB và AB
H: Hãy so sánh và 
b) Nhận xét
H: Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của 2 phân số và ?
H: Vậy muốn so sánh 2 phân số cùng MS ta chỉ việc làm thế nào?
- GV yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh 2 phân số cùng MS.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (17 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD HS chữa bài, yêu cầu giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2: a, GV hướng dẫn phần nhận xét (theo SGK)
b, Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS nêu miệng kết quả, giải thích.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV giải thích cách làm.
- GV yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, Chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- GV hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Học sinh quan sát hình vẽ.
+ độ dài đoạn thẳng AB.
+ độ dài đoạn thẳng AB.
+ AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD.
+ AB < AB.
+ < 
+ Mẫu số bằng nhau, tử số không bằng nhau, PS có tử số bé hơn PS 
+ So sánh tử số: Tử số của phân số nào lớn hơn thì lớn hơn; Phân số có tử số bé hơn thì bé hơn.
- 1 HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm vào bảng phụ. Lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kết quả:
a, ; c, >; d, <
- HS theo dõi, nêu nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả và giải thích trước lớp.
 1
 > 1; = 1 ; > 1
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS thảo luận trao đổi làm bài.
- HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng.
; ; ; 
- HS tự học bài ở nhà.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?
- Viết đoạn văn tả về một loại trái cây trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ chép BT1 (Phần nhận xét và phần luyện tập).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
Yêu cầu mỗi học sinh đặt 1 câu kể Ai thế nào? Xác định CN và VN?
- GV nhận xét.
B. Bài mới. (30 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. Phần nhận xét: (15 ph)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào?
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài (HS KK xác định CN, VN của 1 đến 2 câu).
- HD chữa bài; nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận.
H: Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị ý gì?
H: Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?
- Giáo viên kết luận: Chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ, chủ ngữ do các danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
3. Phần ghi nhớ:
4. Phần luyện tập (15 ph)
Bài 1:Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn.
- GV giúp HS KK xác định câu kể Ai thế nào trong đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được bằng cách: gạch // để phân biệt giữa chủ ngữ với vị ngữ; gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ.
- Gọi HS nhận xét chữa bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
H: Câu “Ôi chao ... đẹp làm sao” là kiểu câu gì?
H: Câu “Chú đậu ... mặt hồ” là kiểu câu gì?
- Lưu ý HS: Câu “Cái đầu tròn ... thủy tinh” thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? và nó có 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ đặt song song với nhau. Đó là kiểu câu ghép các em sẽ học sau.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV gợi ý cho HS cách viết
- Gọi HS chữa bài.
- Giáo viên nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài: Các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn:
+ Hà Nội tưng bừng màu cờ đỏ.
+ Cả 1 vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
+ Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rõ.
- 1 HS đọc thành tiếng: xác định CN của những câu vừa tìm được.
- 1 em lên bảng. Học sinh dưới lớp làm vào VBT.
+ Hà Nội// từng bừng màu đỏ
+ Cả một vùng trời // bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già // vẻ mặt nghiêm trang
+ Những cô gái thủ đô // hớn hở, áo màu rực rỡ.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp. Học sinh cả lớp đọc thầm SGK.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Đều là các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
+ Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- Vài em nhắc lại.
- 2 - 3 em đọc “Ghi nhớ”.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp đọc thầm SGK.
- HS làm trong VBT và nêu miệng kết quả.
+ Màu vàng trên lưng chú lấp lánh; Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài trong VBT (HS yếu xác định CN, VN của hai đến ba câu).
- HS nhận xét, bổ sung.
+ Màu vàng trên lưng chú// lấp lánh; Bốn cái cánh// mỏng như giấy bóng; Cái đầu// tròn và hai con mắt// long lanh như thủy tinh; Thân chú// nhỏ và thon vàng như vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh// khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- Là câu cảm.
- Là câu ai làm gì?
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS cá nhân làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
Ví dụ: Em rất thích quả dưa hấu. Hình dáng thon dài trông thật đẹp. Vỏ ngoài xanh mướt, nhẵn bóng. Bên trong, ruột đỏ như son, hạt đen như hạt na. Dưa hấu ngọt lịm.
KỂ CHUYỆN
CON VỊT XẤU XÍ
I. Mục tiêu:
- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn (HS khá kể toàn bộ câu chuyện) câu chuyện Con Vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
+ GDMT: Giáo dục HS yêu quý loài vật.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
Gọi 2 em kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (5 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
H: Em đã đọc những câu chuyện nào của nhà văn An - đéc - xen?
- GV: Nhà văn An - đéc - xen là người Đan Mạch. Ông nổi tiếng với những truyện viết cho thiếu nhi. Các em cùng theo dõi cô kể câu chuyện Con vịt xấu xí.
2. Hướng dẫn kể chuyện: (7 ph)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- Giáo viên kể lần 1
- Giáo viên kể lần 2 (kể theo tranh)
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh họa để trả lời câu hỏi.
H: Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh nào?
H: Thiên nga cảm thấy như thế nào khi ở lại cùng đàn vịt ? Vì sao nói lại cảm giác như vậy ? 
H: Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón?
H: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Nhắc các em HS cần yêu quý các loài vật 
quanh ta, không vội đánh giá 1 con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. (GDBVMT)
3. Hướng dẫn sắp xếp lại thứ tự tranh minh họa: (10 ph)
- Treo tranh minh họa theo thứ tự trong SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
- Gọi HS trình bày cách sắp xếp của mình.
- GV nghe HS nêu nội dung của từng bức tranh và viết xuống dưới mỗi bức tranh.
4. Hướng dẫn kể từng đoạn: (10 ph)
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- GV khuyến khích HS tham gia kể trong nhóm.
+ Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?
5. Kể toàn bộ câu chuyện: (10 ph)
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
- Giáo viên theo dõi nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố, dăn dò: (2 ph)
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh đứng tại chỗ kể chuyện. Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau trả lời: Cô bé bán diêm; Chú lính chì dũng cảm; Nữ chúa tuyết; Cô bé chăn cừu và chú thợ nạo ống khói; Giấc mơ cuối cùng của cây sồi...
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời.
+ Vì nó còn quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương Nam tránh rét được.
+ Thiên Nga cảm thấy buồn vì nó không có ai làm bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn, đàn vịt con thì chằng chọc, hắt hủi nó. Trong mắt vịt con nó là con vịt xấu xí, vô tích sự.
+ Nó vô cùng vui sướng. Nó quên hết mọi chuyện buồn đã qua. Nó cảm ơn vịt mẹ và lưu luyến chia tay với đàn vịt con.
+ Câu chuyện kết thúc khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con nhận ra lỗi lầm của mình.
- Quay mặt 2 bàn lại và thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên sắp xếp lại tranh và trình bày.
- Học sinh theo dõi.
+ Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.
+ Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con.
+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.
+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.
- HS kể theo HD của GV
- HS nêu
- HS thi kể trước lớp.
- HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Thứ Tư, ngày 13 tháng 2 năm 2019
TẬP ĐỌC
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ôm ấp, nhà gianh, vỏ biếc, lon xon, yếm thắm, trắng rỏ, giọt sữa, 
- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền Trung có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
- Trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích.
*GDMT: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết câu thơ 5 đến câu thơ 12.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung.
- Nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. Luyện đọc: (10 ph)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn chia đoạn để HS đọc nối tiếp.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp HD HS:
- GV giúp HS đọc trôi chảy các đoạn trong bài.
+ Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: ôm ấp, nhà gianh, vỏ biếc, lon xon, yếm thắm, trắng rỏ, giọt sữa, 
+ Hiểu một số từ mới trong bài: ấp, the, đồi thoa son, 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3. Tìm hiểu bài: (10 ph)
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài
H: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
H: Mỗi người đi chợ tết ở những dáng vẻ ra sao?
H: Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
H: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
H: Các màu hồng, đỏ, tía, thắm, son có cùng gam màu gì? Dùng các màu như vậy nhằm mục đích gì?
- HD nêu nội dung bài.
- GV bổ sung, ghi bảng: Bài thơ cho ta cảm nhận được một bức tranh chợ tết ở miền trung du giàu màu sắc, âm thanh và vô cùng sinh động. Qua đây ta thấy cảnh sinh hoạt của người dân quê rất vui vẻ, đầm ấm.
4. Đọc diễn cảm, HTL bài thơ. (10 ph)
- Y/c HS nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài.
- Treo bảng phụ, cho HS luyện đọc diễn cảm các câu thơ từ câu 5 đến câu 12.
- GV giúp HS kk luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích.
- GV tuyên dương những em đọc tốt.
C. Củng cố dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to - Lớp đọc thầm.
- Ba đoạn:
+ Đ1: 5 dòng thơ đầu.
+ Đ2: 5 dòng thơ tiếp theo.
+ Đ3: 6 dòng thơ cuối.
- Từng tốp 3HS luyện đọc.
- HS luyện đọc từ ngữ theo sự HD của GV.
- HS nêu (SGK)
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm
+ Rất đẹp: mặt trời ló ra sau đỉnh núi, sương chưa tan, núi uốn mình, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm bên ruộng lúa.
+ Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon. Các cụ già chống gậy bước lom khom. Cô giáo mặc áo yếm đỏ che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm mẹ. Hai người gánh lợn, theo sau là con bò vàng ngộ nghĩnh.
+ Người dân đi chợ tết đều rất vui vẻ. Họ tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Cùng gam màu đỏ. 
+ Để miêu tả thấy được phiên chợ tết rất đông vui, nhộn nhịp, đủ sắc màu.
- Học sinh phát biểu. 
- HS nhắc lại nhiều lần.
- 3HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm đọc thuộc và thi đọc trước lớp.
- HS luyện đọc bài ở nhà.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về so sánh 2 phân số có cùng MS, so sánh phân số với 1
- Thực hành sắp xếp ba phân số có cùng MS theo thứ tự từ bé đến lớn.
- BTCL: 1, 2 (5 ý cuối), 3 (a, c)
- GD học sinh tính cẩn thận khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập: (30 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- HD chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
H: Phân số như thế nào thì lớn (bằng, bé) hơn 1?
- Yêu cầu HS trao đổi và nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu HS tự làm bài, mỗi nhóm làm hai câu (HS kk làm một câu).
- HD chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
KQ: a, > ; b, < 
 c, 
- 1HS nêu yêu cầu.
+ Phân số có tử số lớn (bằng, bé) hơn mẫu số thì phân số đó lớn (bằng, bé) hơn 1.
- HS Trao đổi, nêu kết quả.
 1; > 1;
 1
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, < < b, < < ;
c, < < d, < < .
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI.
I. Mục tiêu:
 - Biết cách quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát cây cối. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả một cái cây.
 - Quan sát và ghi lại được kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
 - GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Y/C HS đọc lại dàn ý bài tả cây cam.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (30 ph)
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 2 học sinh.
+ Đọc lại các bài văn trong SGK: Bãi ngô trang 30, Cây gạo trang 32, Sầu riêng trang 34.
+ Trao đổi, trả lời miệng câu hỏi.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng. 
GVKL: Khi quan sát 1 cái cây để tả, ta có thể quan sát từng bộ phận của cây hoặc quan sát từng thời kì phát triển của cây.
H: Tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan?
- Yêu cầu HS tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong từng bài.
- Yêu cầu học sinh tìm hình ảnh so sánh.
- Giáo viên nhận xét và kết luận
H: Theo em, trong văn miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cái cây cụ thể.
H: Theo em, tả 1 loài cây và 1 cái cây có gì giống và khác nhau?
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên ghi nhanh các tiêu chí đánh giá trên bảng.
+ Cây đó có thật trong thực tế quan sát không?
+ Cái cây bạn quan sát có gì khác với các cây cùng loài?
+ Tình cảm của bạn đối với cây đó như thế nào? (GV liên hệ bảo vệ môi trường)
- Gọi HS đọc bài làm của mình
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Đọc lại dàn bài
- Về nhà lập dàn ý chi tiết miêu tả 1 cái cây cụ thể và quan sát thật kĩ 1 bộ phận của cây.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đứng lên đọc.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
+ Mỗi nhóm trả lời 1 câu 
Câu trả lời đúng:
a) Trình tự quan sát:
+ Sầu riêng: tả từng bộ phận của cây.
+ Bãi ngô: tả theo từng thời kì phát triển của cây.
+ Cây gạo: tả theo từng thời kì phát triển của cây.
- HS lắng nghe
+ Tác giả quan sát bằng những giác quan: Sầu riêng: mắt, mũi, lưỡi; Bãi ngô: Mắt, tai; Cây gạo: Mắt, tai
- Mỗi học sinh nói về 1 bài.
- Học sinh tìm.
+ Tả 1 loài cây: Sầu riêng và bài Bãi ngô; Tả 1 cái cây cụ thể: bài cây gạo.
+ Giống: Điều quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động, chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu ta

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_chuan_kien_t.doc