Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 2 - Năm học 2012-2013

TẬP ĐỌC

Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( tiếp theo)

(trang 15 -16)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tính cách của từng nhân vật.

- Hiểu các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân.

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK, tranh ảnh về Dế Mèn, Nhà Trò

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 1970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 8 tháng 9 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 6: Các số có sáu chữ số
(trang 8 – 10)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có sáu chữ số.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc và viết số đúng. 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Đố bạn
- Gọi HS lên bảng điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhân xét – ghi điểm HS.
2. Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu số có sáu chữ số
a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu quan hệ liền kề giữa đơn vị các hàng liền kề
b. Giới thiệu hàng trăm nghìn
GV giới thiệu:
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
 1 trăm nghìn viết là 100 000 (có 1 số 1 & sau đó là 5 chữ số 0)
c. Viết & đọc các số có 6 chữ số
- GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn
- Sau đó gắn các tấm 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm: có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, . Bao nhiêu đơn vị? 
- GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516
- Số này gồm có mấy chữ số?
- GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị 
GV hướng dẫn HS viết số & đọc số.
Lưu ý: Trong bài này chưa đề cập đến các số có chữ số 0. 
GV viết số, yêu cầu HS lấy các tấm 100 000, 10 000, ., 1 gắn vào các cột tương ứng trên bảng
* Thực hành
Bài tập 1:
 GV cho HS phân tích mẫu, HS nêu kết quả cần thiết vào ô trống 523453, cả lớp đọc số 523453
Bài tập 2:
HS tự làm sau đó thống nhất kết quả. 
Bài tập 3: 
GV cho HS đọc các số. 
Bài tập 4:
GV cho HS viết các số tương ứng vào vở. 
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS suy nghĩ và rút ra cách đọc số có 6 chữ số.
- 1 HS điều khiển, 2 HS làm bảng lớp (Quang Huy, Mỹ Huyền), cả lớp theo dõi, kiểm tra bài.
- HS nêu.
- HS nhắc lại
- HS xác định
- HS trả lời.
- HS xác định
 HS thực hiện, HS cũng có thể tự nêu số có sáu chữ số sau đó đọc số vừa nêu.
HS làm bài.
HS sửa & thống nhất kết quả.
HS làm bài.
HS làm bài.
HS làm bài.
- HS đọc.
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( tiếp theo)
(trang 15 -16)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài: giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tính cách của từng nhân vật.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK, tranh ảnh về Dế Mèn, Nhà Trò
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Khởi động: Cho cả lớp hát một bài.
* Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc phần 1 bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi:
+ Nêu hoàn cảnh của Nhà Trò.
+ Dế Mèn có thái độ như thế nào khi nghe Nhà Trò kể hoàn cảnh của mình?
+ Nêu nội dung bài.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc
- Mời 1 HS giỏi đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và phân đoạn.
- Thống nhất cách chia đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu).
- Gọi HS đọc phần chú giải, giải nghĩa từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt )
* Tìm hiểu bài
+ Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
- Tìm hiểu đoạn 1(Bốn dòng đầu)
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
+ Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là gì?
Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
- Tìm hiểu đoạn 2 (Sáu dòng tiếp theo)
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?
+ Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
Đoạn 2 cho em biết điều gì?
Tìm hiểu đoạn 3 (Phần còn lại)
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
-Sau những lời đanh thép của Dế Mèn bọn nhện đã hành động như thế nào?
Từ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?
Vậy ý chính của đoạn 3 là gì?
- Học sinh đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.
Võ sĩ nghĩa là gì?
Tráng sĩ là gì?
Chiến sĩ nghĩa là gì?
Hiệp sĩ ?
Dũng sĩ?
Anh dũng?
=> Các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu.
- Nêu ý chính của bài văn.
Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- Giới thiệu đoạn luyện đọc. Yêu cầu HS tìm giọng đọc.
-Đọc mẫu đoạn văn .
+Ta cần nhấn giọng ở những từ nào?
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc
3.Hoạt động nối tiếp
-Tổ chức cho HS đóng vai, dựng lại cảnh Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
- Cả lớp hát.
- 3 HS thực hiện (Quang Khải, Nhật Khang, Gia Khánh)
- 1 HS giỏi đọc bài.
- Đọc thầm, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Bọn nhện hung dữ.
+ Đoạn 2: Tôi cất tiếng . như cái chày giã gạo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.(2 lượt)
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi
+ Ý đoạn 1 : Cảnh mai phục của bọn nhện.
- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận theo nhóm bàn, thực hiện yêu cầu (2 phút)
- Trả lời câu hỏi.
+ Ý chính đoạn 2: Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
- HS đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi.
- Ý chính đoạn 3: Bọn nhện phải tha cho Nhà Trò.
- Nêu ý kiến.
- Ý chính: Bài văn ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp , ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối ,bất hạnh.
- Lắng nghe .
-Theo dõi
-Trả lời câu hỏi
-Gạch chân những từ cần nhấn giọng
-Luyện đọc
-Thi đọc
- Đóng vai
LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
CHÍNH TẢ
Tiết 2: Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học
(trang 16)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s / x, ăn / ăng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập 2b,3b.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Trò chơi: Gọi bạn
- Yêu cầu HS viết lại từ khó trong bài chính tả trước.
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
a) Hướng dẫn HS nghe - viết
* Trao đổi nội dung đoạn văn.
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả cho HS nghe 1 lượt.
+ Bạn Trường Sinh đã làm gì để giúp bạn?
+ Em thấy Trường Sinh là người như thế nào?
* Viết từ khó:
- Yêu cầu HS mở sách đọc thầm đoạn văn, viết từ dễ sai chính tả ra bảng con.
- Lưu ý HS những từ dễ sai, luật chính tả.
* Hướng dẫn HS viết bài
- Đọc cho hoc sinh viết bài
- Đọc lại để HS soát bài
* Chấm, chữa bài.
- Chấm bài (10 bài)
.
b) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 3a: 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thi đua giải đố
- Nhận xét, bổ sung
3. Hoạt động nối tiếp
+ Yêu cầu HS viết lại các từ sai trong bài chính tả.
HS sai 3 lỗi trở lên thì viết lại bài.
- Theo dõi ghi nhớ
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS tìm từ khó, dễ lẫn.
- Luyện viết bảng con: Đoàn Trường Sinh, khúc khuỷu, gập ghềnh 
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài.
- Đọc yêu cầu bài
- Thi đua
Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
HS viết sai dưới 3 lỗi: 	
HS viết sai trên 3 lỗi: 	
HS làm đúng các bài tập:
 ..›&š ..
LỊCH SỬ
Tiết 2: Làm quen với bản đồ (tiếp)
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Biết được trình tự các bước sử dụng bản đồ
- Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước.
- Thực hành xem bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ các song chính Việt Nam
- Lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao
* Kiểm tra bài cũ:
+ Môn Lịch sử và địa lí giúp chúng ta điều gì?
+ Để học tốt môn này, chúng ta phải làm gì?
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
2.1. Cách sử dụng bản đồ
- Bản đồ là gì?
- Bản đồ gồm những yếu tố nào? Những yếu tố đó cho ta biết điều gì?
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Muốn sử dụng bản đồ, ta cần theo những bước nào?
- GV kết luận
2.2. Bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
- Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà tập xem một số loại bản đồ.
- Cả lớp cùng hát
- 2 HS trả lời (Thiên An, Quỳnh Anh)
- Nhận xét, bổ sung.
- 2- 3 HS trả lời.
- Quan sát, đọc tên bản đồ, tỉ lệ, một số kí hiệu trên bản đồ.
- HS trả lời.
- Nhắc lại.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc