Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TIẾP THEO )
Tô Hoài
I. MỤC TIÊU
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( trả lời được các CH trong SGK ).
- HS có năng lực tốt chọn đúng danh hiệu “hiệp sĩ” và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4)
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021 TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( TIẾP THEO ) Tô Hoài I. MỤC TIÊU - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( trả lời được các CH trong SGK ). - HS có năng lực tốt chọn đúng danh hiệu “hiệp sĩ” và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4) Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy chiếu. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền hoa với nội dung: đọc thuộc ít nhất 1 khổ thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Mẹ ốm. - Nhận xét - GV giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) 2. Hình thành kiến thức mới: Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. ? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ? - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: sừng sững, chúa trùm, nặc nô, co rúm, - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. * Dự kiến câu văn khó: Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.// - Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình. - Cho HS đọc phần chú giải trong SGK. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc), yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung - GV bao quát, giúp đỡ HS. - TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp. ? Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? ? Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? ? Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? ? HS có năng lực tốt: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng ? ? Bài tập đọc này có ý nghĩa gì ? - GV nhận xét, chốt nội dung bài. => Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. 3. Thực hành kĩ năng: Luyện đọc diễn cảm: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn2 và đoạn 3. + GV đọc mẫu đoạn 2 và đoạn 3. + Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3. + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3 trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét,tuyên dương. 4. Ứng dụng: - GV nhấn mạnh nội dung bài học: ? Qua bài tập đọc em học được điều gì từ bạn Dế Mèn ? - Em hãy đọc lại câu chuyện theo vai của nhân vật Dế Mèn. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài. - HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. + Bài tập đọc chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu (trận địa mai phục của bọn nhện) + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện) + Đoạn 3 : Phần còn lại (kết cục câu chuyện) - Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó. - Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng. - HS thực hiện. - HS đọc phần chú giải. - 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS thực hiện yêu cầu theo nhóm 4. - Dự kiến ND chia sẻ: + Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc canh gác ,tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. + Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phác ? + Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng. + Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế mèn hành đông mạnh mẽ. - Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài. - HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài. + HS theo dõi. + HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3. - Các nhóm thi đọc với nhau. - HS thực hiện, nêu miêng. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a,b). BT phát triển năng lực HS: bài 4(c,d). Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUÂN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, máy tính 2. Học sinh: SGK, vở viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - TBVN cho HS hát. - GV giới thiệu bài: Tiết 6: Các số có sáu chữ số 2. Hình thành kiến thức mới: a. HĐ 1: Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn. - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK trang 8 và trao đổi với bạn bên cạnh để nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. - Tổ chức cho HS chia sẻ ? Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?) ? Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục?) ? Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?) ? Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?) ? Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?) - Hãy viết số 1 trăm nghìn? ? Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV nhận xét, chốt kiến thức. b. Giới thiệu số có sáu chữ số. * Giới thiệu số 432 516 - GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số. (chuẩn bị sẵn) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, xác định giá trị của từng hàng. ? Có mấy trăm nghìn? ? Có mấy chục nghìn ? ? Có mấy nghìn? ? Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? - Gọi HS lên bảng viết số tương ứng vào bảng số * Giới thiệu cách viết và đọc số 432156 ? Bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị ? Số 432 516 có mấy chữ số? ? Khi viết số này, ta bắt đầu viết từ đâu? - Yêu cầu HS viết vào bảng. - Gọi HS đọc số 432 516. - Yêu cầu HS viết 1 số có 6 chữ số vào nháp. - Gọi 3 HS lên bảng viết và đọc. 3. Thực hành kĩ năng: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bài 1: cá nhân Bài 2: cá nhân Bài 3: cá nhân Bài 4: cá nhân - BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài tập bài 4c, d và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập. => GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm. - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp. Bài 1: - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS cách đọc số, viết số. Bài 2: - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - HS hát. - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài. - HS nhận nhiệm vụ và thực hiện. - HS chia sẻ: + 10 đơn vị bằng 1 chục (1chục bằng 10 đơn vị) + 10 chục bằng 1 trăm (1 trăm bằng 10 chục) + 10 trăm bằng 1 nghìn ( 1 nghìn bằng 10 trăm) + 10 nghìn bằng 1 chục nghìn (1 chục nghìn bằng 10 nghìn) + 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn) - 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000 + Có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1 - HS quan sát bảng - HS thảo luận và trả lời: + có 4 trăm nghìn + Có 3 chục nghìn + Có 2 nghìn + Có 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. - HS viết theo yêu cầu. - HS lên bảng viết 432516 + Có 6 chữ số + Viết từ trái sang phải theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp. - Cả lớp viết vào nháp. - HS đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. - HS viết. - HS thực hiện. - HS nghe, nhận nhiệm vụ. - HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau rồi chia sẻ cách làm. - HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS chia sẻ kết quả: b. Viết số: 523 453 Đọc số: năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba. - Chữa bài. - HS chia sẻ kết quả: - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS cách đọc số, viết số. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS chia sẻ kết quả bài làm của mình. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho cách đọc các số có 6 chữ số. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS chia sẻ kết quả bài làm của mình. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS viết các số có 6 chữ số. * Bài tập phát triển năng lực HS: bài 4c,d. - GV xuống kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ. 4. Ứng dụng: - Cho HS tìm thêm các số có sáu chữ số. - Cho HS tự suy nghĩ và viết ra các số có 6 chữ số rồi đọc cho bố mẹ nghe. - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc kết quả cho bạn cùng bàn nghe. - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu: Viết các số sau: - HS chia sẻ kết quả: a. 63 115 b. 723 936 - Chữa bài. - HS thực hiện. - HS nêu. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TIẾT 1) (Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử - Địa lí lớp 4 tập 1) Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết: trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. * HS có năng lực tốt: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Điều chỉnh: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến tán thành ,phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án tán thành và không tán thành. GDQPAN: Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, NL điều chỉnh hành vi pháp luật, năng lực tự nhận thức hành vi đạo đức, năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức ,pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi dộng: - TBVN cho cả lớp hát. - Giới thiệu bài: Bài 1: Trung thực trong học tập ( tiết 2) 2. Thực hành kĩ năng: Bài 3: - GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó. (GV chia nhóm trên Zoom) a. Em không làm được bài trong giờ kiểm tra ? b. Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ? c. Trong giò kiểm tra bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em ? - Tổ chức cho HS chia sẻ: ? Trung thực trong học tập có lợi gì ? - Nhận xét, chốt. Bài 4: - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để kể những tấm gương trung thực trong học tập mà em biết. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. Bài 5: - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 Xây dựng tiểu phẩm chủ đề “Trung thực trong học tập” - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. 3. Ứng dụng: - Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em? GDQPAN:Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất. - Hãy kể cho các bạn của mình nghe về những người bạn chưa trung thực trong học tập trong lớp và cùng các bạn nhắc nhở và giúp đỡ bạn đó. - HS hát. - Lắng nghe, nhắc lại tên bài. - Thảo luận nhóm 4. + Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt hơn. Em sẽ không chép bài của bạn + Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại + Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và em sẽ không cho bạn chép bài. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm 4. - HS chia sẻ trước lớp. - HS làm việc theo nhóm 4. - HS chia sẻ trước lớp. - HS thực hiện. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021 CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng bài tập 2, bài 3a. * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, phấn màu 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS lên bảng viết một số từ ngũ khó, dễ lẫn khi viết. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài: Nghe viết: Mười năm cõng bạn đi học 2. Hình thành kiến thức mới: - Gọi HS đọc đoạn chính tả. ? Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh? ? Việc làm của Sinh đáng chân trọng ở điểm nào? - Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. ? Hãy nêu cách trình bày bài viết ? 3. Thực hành kĩ năng: a. Viết bài chính tả. - GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày. - GV đọc từng câu cho học sinh viết. - GV đọc cho HS soát bài. - GV nhận xét chung. b. Làm bài tập chính tả. - GV giao nhiệm vụ, cho HS làm bài 2, bài 3a ( cá nhân) vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chưa làm được. - Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3a: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. 4. Ứng dụng: - Cho HS luyện viết một số từ để phân biệt s hoặc x ở các môn học. - Hãy tìm và luyện phát âm những từ ngữ có âm đầu s/x. - HS lên bảng. - Lắng nghe, nhắc lại tên bài. - HS đọc, lớp theo dõi. + Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm + Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. - HS tìm và luyện viết các từ khó: 10 năm, 4 ki-lô-mét ; Chiêm Hoá, Khúc khuỷu, gập ghềnh,liệt + Lùi vào 4 ô để viết tên bài chính tả. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô. - Lắng nghe và theo dõi. - Lắng nghe, viết bài vào vở. - HS đổi vở soát bài, báo lỗi. - Lắng nghe. - HS nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu. - HS chia sẻ kết quả truớc lớp. - HS nêu yêu cầu: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn. - HS chia sẻ kết quả: Đáp án: sau - rằn - chăng - xin - băn - khoăn - sao - xem - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc câu đố suy nghĩ và viết câu trả lời. Đáp án: sáo - Chữa bài. - HS thực hiện. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 7: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số. BT cần làm: bài 1; bài 2 ; bài 3(a,b,c); bài 4(a,b) BT phát triển năng lực HS: bài 3(d,e,g); bài 4(c,d,e). Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên với nội dung: Đọc các số có sáu chữ số. - GV nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu bài: Tiết 7: Luyện tập 2. Thực hành kĩ năng: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Bài 1: cá nhân Bài 2: cá nhân Bài 3: cá nhân Bài 4: cá nhân - BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 3(d,e,g); bài 4(c,d,e )và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập. => GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm. - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp. Bài 1: - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS về đọc ,viết các số có sáu chữ số. Bài 2: - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS về đọc số,giá trị của chữ số. Bài 3 a,b,c: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS viết các số. Bài 4a, b: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. => Củng cố cho HS viết các số có sáu chữ số. * Bài tập phát triển năng lực HS: bài 3(d,e,g); bài 4(c,d,e ) - GV kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ. 3. Ứng dụng: - Cho HS nêu thêm một số VD về các số có sáu chữ số - Cho HS tự suy nghĩ và viết ra các số có sáu chữ số rồi đọc cho bố mẹ nghe. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân. - HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu. - HS nêu yêu cầu của bài: Viết theo mẫu. - HS chia sẻ kết quả: - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu. - HS chia sẻ kết quả: b. 2 453 Chữ số 5 thuộc hàng chục . 65 243 Chữ số 5 thuộc hàng nghìn. 762 543 Chữ số 5 thuộc hàng trăm. 53 620 Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn . - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài: Viết các số: - HS chia sẻ kết quả: a. 4300; b. 24 316; c. 24 301 - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS chia sẻ kết quả: a. 300 000 ; 400 000 ; 500 000 ; 600 000 ; 700 000 ; 800 000 b. 350 000 ; 360 000 ; 370 000 ; 380 000 ; 390 000 ; 400 000 - Chữa bài. - HS thực hiện - HS nêu. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (BT 1) - Năm được cách dụng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). Điều chỉnh: Không làm BT4. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - TBVN cho HS hát. - Giới thiệu bài: MRVT: Nhân hậu - Đoàn kết 2. Thực hành kĩ năng Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS suy nghĩ, tìm từ và viết vào bảng phụ. * GV chia nhóm 4 trên Zoom - Cho HS chia sẻ kết quả làm việc. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trao đổi cặp đôi để làm bài. - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả qua trò chơi Ai nhanh ai đúng. - Nhận xét, chốt kiến thức. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV giao nhiêm vụ: yêu cầu HS suy nghĩ, tự đặt câu rồi đọc cho các bạn trong nhóm nghe để cùng sửa lỗi. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. * BT phát triển năng lực HS: Bài 4 - Yêu cầu HS làm xong trước làm cá nhân thêm bài tập 4. - GV xuống kiểm tra kết quả, hỏi cách làm. 3. Ứng dụng: - Hãy tìm một câu thành ngữ, tục ngữ có nói về Nhân hậu- Đoàn kết - Viết một đoạn văn có sử dụng các từ ngữ nói về Nhân hậu - Đoàn kết. - HS hát. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm việc trong nhóm 4. a. Các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ. Độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm, b. Từ trái nghĩa với “nhân hậu” hoặc “yêu thương”: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cáy độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn, c. Các từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, d. Các từ ngữ trái nghĩa với “đùm bọc” hoặc “giúp đỡ”: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS trao đổi: a. Nhân dân, công nhân, nhân loại. nhân tài. b. Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ - HS chơi trò chơi. - Chữa bài. - HS nêu yêu cầu. - HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ kết quả trong nhóm 4. - HS chia sẻ trước lớp. - HS thực hiện. - HS thực hiện, nêu miệng. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- KHOA HỌC BÀI 2: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (TIẾT 2) (Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Khoa học lớp 4 – Tập 1) Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- Buổi chiều THỂ DỤC TIẾT 1: QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG. TC “THI XẾP HÀNG NHANH” TIẾT 2: ĐỘNG TÁC QUAY SAU, ĐI ĐỀU. TC “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” (GV chuyên) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - TBVN cho HS hát. - Giới thiệu bài. Kể chuyện đã nghe, đã đọc 2. Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc bài thơ. - Gọi HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS: Đọc thầm từng đoạn thơ rồi trả lời câu hỏi: + Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống? + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ? + Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ? + Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì ? + Sau đó, bà lão đã làm gì ? + Câu chuyện kết thúc thế nào ? - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả làm việc. - Nhận xét, chốt kiến thức 3. Thực hành kĩ năng: Hướng dẫn HS kể chuyện ? Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ? - GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - GV cùng HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất. ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Nhận xét, chốt kiến thức. 4. Ứng dụng: - Hãy tìm và đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu. - Em chọn một nhân vật trong truyện rồi kể lại cho người thân nghe câu chuyện đó theo vai của nhân vật em đã chọn. - HS hát. - Lắng nghe, nhắc lại tên bài. - Theo dõi GV kể chuyện. - HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. - HS nhận nhiệm vụ, làm việc cặp đôi - nhóm. - HS chia sẻ kết quả làm việc. - Lắng nghe. + Kể lại câu chuyện bằng lời của em nghĩa là em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. - HS tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm và kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. + Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS thực hiện. Điều chỉnh ......................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH Lâm Thị Mỹ Dạ I . MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung đọc và TLCH của bài Dế Mèn phiêu lưu kí ( tt ). - GV nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu bài: Truyện cổ nước mình 2. Hình thành kiến thức mới: Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài. ? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ? - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: sâu xa, rặng dừa nghiêng soi, truyện cổ, đẽo cày, - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. * Dự kiến câu văn dài: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa Thương người / rồi mới thương ta Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm - Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình. - Cho HS đọc phần chú giải trong SGK. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - GV giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong nhóm 4. - GV bao quát, hỗ trợ HS. - TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp: ? Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? ? Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ? ? Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta? ? Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? ? Bài tập đọc này có ý nghĩa gì ? - GV nhận xét, chốt nội dung bài. => Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. 3. Thực hành kĩ năng: Luyện đọc diễn cảm: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài tập đọc. ? Khi đọc những khổ thơ, cần đọc với giọng như thế nào ? - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 10 dòng thơ đầu và nhẩm học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét,tuyên dương. 4. Ứng dụng: - GV nhấn mạnh nội dung bài học: ? Qua bài tập đọc, ông cha khuyên con cháu điều gì? - Hãy tìm đọc các câu chuyện cổ tích và giới thiệu cho các bạn cùng tìm đọc. - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài. - HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. + Bài tập đọc chia làm 5 đoạn Đoạn 1: 6 dòng đầu Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo Đoạn 3: 4 dòng tiếp theo Đoạn 4: 6 dòng tiếp theo Đoạn 5: 2 dòng cuối - Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó. - Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng. - HS thực hiện. - HS đọc phần chú giải. - HS đọc toàn bài, lớp theo dõi. - HS theo dõi, lắng nghe. - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm. - Dự kiến ND chia sẻ: + Vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa./ Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh,độ lượng, đa tình đa mang./ Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin... + Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ: Tấm cám, Đẽo cày giữa đường. + Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Thạch Sanh,Trầu cau, Sự tích dưa hấu + Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ - Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài. - HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm thi đọc với nhau. - HS nêu miệng: - HS thực hiện. Điều chỉnh ..............................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.docx