Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)

TOÁN – Lớp 4a3

CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ ( Tiết 6)

Ngày dạy: / /

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu bài tập, bảng phụ.

- Bông hoa trắc nghiệm.

III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động mở đầu:

* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức cũ.

* Cách tiến hành:

 

doc 38 trang xuanhoa 03/08/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN – Lớp 4a3
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ ( Tiết 6)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.	
2. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập, bảng phụ.
- Bông hoa trắc nghiệm.
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức cũ.
* Cách tiến hành:
- Trò chơi: Rung chuông vàng
- HSHTT lắng nghe câu hỏi, tính nhanh và chọn đáp án trên bông hoa trắc nghiệm
1.	m : 9 với m = 72	 2. 5000 + 400 + 6 = ?
 a. 8 a. 4560 
 b. 7 b. 5604
 c. 6 c. 546
 d. 5 d. 5406
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét, dẫn nhập vào giới thiệu bài mới: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm quen với các số có sáu chữ số.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS thư giãn và hứng thú hơn trong giờ học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn; hàng trăm nghìn; viết và đọc số có 6 chữ số.
* Cách tiến hành:
a) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
	10 đơn vị= 1 chục
	10 chục = 1 trăm
	10 trăm = 1 nghìn
	10 nghìn = 1 chục nghìn
b) Hàng trăm nghìn 
- GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn; 1 trăm nghìn viết là 100 000.
c) Viết và đọc số có sáu chữ số 
- HSCHT quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn như SGK trang 8.
- GV gắn các thẻ số 100 000, 10 000, 1 000, 100, 10, 1 vào bảng.
- HS đếm các cột và viết số, đọc số.
- GV cho vài ví dụ khác tương tự.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp HS thực hành và viết được theo mẫu, đọc số, viết số có 6 chữ số.
* Phương pháp, kĩ thuật: Mảnh ghép
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.
a/ GV cho HS đọc, viết số 313214, 523453
b/ HS nhìn SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống.
- HS viết số, đọc số. Cả lớp đọc. 
Bài 2: HS điền bảng trang 9 
- GV chia lớp thành 6 nhóm, đưa ra 3 câu hỏi:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận nhóm và trìnhh bày vào phiếu bài tập.
+ Nhóm 1, 4: Hàng ngang thứ hai.
+ Nhóm 2, 5: Hàng ngang thứ ba.
+ Nhóm 3, 6: Hàng ngang thứ tư.
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo số thứ tự ghi trên phiếu bài tập.
- Câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HSHT trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng thực hiện tốt các bài tập.
* Cách tiến hành:
Bài 3: HS đọc số: 96 315, 796 315, 106 315, 106 827. 
- Mỗi HS đọc từng số. 
Bài 4: HS thi viết số
a) Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm.
b) Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc, viết thành thạo các số có 6 chữ số.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
LUYỆN TẬP ( Tiết 7)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số.
2. Năng lực :
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng con, sách, vở
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại cách đọc và viết số có 6 chữ số; giá trị của mỗi chữ số trong số. 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Đọc và viết các số sau:
4 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị.
7 trăm nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 4 đơn vị.
7 trăm nghìn, 2 trăm.
- 3 HS lên bảng làm, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, dẫn nhập vào giới thiệu bài mới: Trong tiết học toán này chúng ta sẽ luyện tập về đọc viết, thứ tự các số có sáu chữ số.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS nhớ được cách đọc, cách viết số có 6 chữ số
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- GV cho hs nêu ví dụ về 1 số có 6 chữ số bất kì
- GV cho hs chơi trò chơi bắn tên 
- HS tham gia viết và đọc 
- Gv nhận xét
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Viết theo mẫu, đọc viết các số, điền số thích hợp vào chỗ chấm.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Cho HSCHT đọc các hàng đã học từ hàng trăm nghìn đến hàng đơn vị .
- GV viết 825 713 lên bảng. 
+ HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào? Đọc số.
+ HS đọc các số: 250 205; 821 007; 234 007; 522 100; 822 010. 
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Viết theo mẫu, đọc viết các số, điền số thích hợp vào chỗ chấm.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.
- HS đọc đề bài. 
- HS tự làm bài,1 HSHT làm bảng phụ, nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Đọc số.	
a) GV cho HS đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620
b) HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số. HSHTT
c) HS ghi vở. 
Bài 3: Viết các số /SGK 
- HS viết bảng con, rồi làm bài vào vở.
Bài 4: Điền số vào các dãy số như:
a) 300 000, 400 000, 500 000, , , 
b) 350 000, 360 000, 370 000, , , 
- HS tự nhận xét qui luật viết tiếp các số trong từng dãy số.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
HÀNG VÀ LỚP( Tiết 8)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
Nhận biết lớp đơn vị gồm 3 hàng, lớp nghìn gồm 3 hàng.
Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để HS thi đua, sách, vở	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- 3 HS lên bảng làm bài tập: đọc – viết STN có đến 6 chữ số, xác định hàng của từng chữ số trong số đó.
- GV nhận xét. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Giới thiệu hàng và lớp.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
+ Hãy nêu tên các hàng đơn vị đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? HSHTT
- GV giới thiệu:
 	- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
 	- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. 
 	- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn:
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
+ Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? HSHT
+ Lớp nghìn gồm mấy hàng đó là những hàng nào? HSCHT
- GV viết 321 vào cột số yêu cầu HS đọc. 
- HS làm tương tự như vậy đối với các số: 654 000, 654 321. 
- HS đọc lại thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Đọc, viết số có 6 chữ số, tìm giá trị của chữ số trong 1 số, phân tích số theo mẫu.
* Phương pháp, kĩ thuật: mảnh ghép
* Cách tiến hành:
Bài 1: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.
- Cho HS quan sát và phân tích mẫu như SGK.
- Cho HS nêu kết quả các phần còn lại. 
Bài 2: Đọc số, viết giá trị của chữ số trong 1 số.
a/ HS đọc các số và chỉ ra chữ số 3 của mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào?
- GV chia lớp thành 5 nhóm.
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận nhóm và trìnhh bày vào phiếu bài tập.
+ Nhóm 1: số 46307
+ Nhóm 2: số 56032
+ Nhóm 3: số 123517
+ Nhóm 4: số 305804
+ Nhóm 5: số 960783
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo số thứ tự ghi trên phiếu bài tập.
- Câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HSHTT trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- GV nhận xét.
b/ GV cho HS nêu mẫu. 
+ Tìm giá trị chữ số 7 trong mỗi số ở bảng (theo mẫu).
=> Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS xác định giá trị các chữ số và thực hiện theo mẫu.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 3: GV cho HS tự làm bài theo mẫu 
52 314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4 
- HS làm các số 503 060; 83 760; 176 091 tương tự.
- HS trình bày vào bảng nhóm
- GV nhận xét
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tiết 9)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức
HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
Phẩm chất
Nghiêm túc trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bảng con, SGK, vở
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- 3 HS lên bảng làm bài tập: đọc – viết STN có đến 6 chữ số, xác định hàng của từng chữ số trong số đó.
- GV nhận xét. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Giới thiệu hàng và lớp.
* Cách tiến hành:
+ Hãy nêu tên các hàng đơn vị đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
- GV giới thiệu:
 	- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
 	- Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. 
 	- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn:
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
+ Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? HSHTT
+ Lớp nghìn gồm mấy hàng đó là những hàng nào? HSHT
- GV viết 321 vào cột số yêu cầu HS đọc. 
- HS làm tương tự như vậy đối với các số: 654 000, 654 321. 
- HS đọc lại thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. HSCHT
3. Hoạt động luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Đọc, viết số có 6 chữ số, tìm giá trị của chữ số trong 1 số, phân tích số theo mẫu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.
- Cho HS quan sát và phân tích mẫu như SGK.
- Cho HS nêu kết quả các phần còn lại. 
Bài 2: Đọc số, viết giá trị của chữ số trong 1 số.
a/ HS đọc các số và chỉ ra chữ số 3 của mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào?
- GV chia lớp thành 5 nhóm.
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- HS thảo luận nhóm và trìnhh bày vào phiếu bài tập.
+ Nhóm 1: số 46307
+ Nhóm 2: số 56032
+ Nhóm 3: số 123517
+ Nhóm 4: số 305804
+ Nhóm 5: số 960783
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới theo số thứ tự ghi trên phiếu bài tập.
- Câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- GV nhận xét.
b/ GV cho HS nêu mẫu. 
+ Tìm giá trị chữ số 7 trong mỗi số ở bảng (theo mẫu).
=> Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: 
* Mục tiêu: HS xác định giá trị các chữ số và thực hiện theo mẫu.
* Cách tiến hành:
Bài 3: GV cho HS tự làm bài theo mẫu 
52 314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4 
- HS làm các số 503 060; 83 760; 176 091 tương tự.
- HSHTT trình bày vào bảng nhóm
- GV nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ...........................................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................
TOÁN – Lớp 4a3
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiết 10)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức
Biết được hàng triệu, chục triệu, trăm triệu của lớp triệu.
Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
Phẩm chất:
Học tập nghiêm túc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài soạn Laptop, đèn chiếu ,thước, SGK, e ke	
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- Nêu các hàng, các lớp đã học?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS biết nêu được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
* Cách tiến hành:
- Nêu lại 2 lớp đã học
- Mỗi lớp có mấy hàng? Nêu tên các hàng của mỗi lớp? (HSHT). 
- HS viết các số: 100, 1000, 10000, 100000. Đọc các số đó?
- GV viết số 1000000, HS đọc->GV giới thiệu mười trăm nghìn gọi là một triệu. 
- HS đếm số chữ số? trong đó có bao nhiêu chữ số 0?
 10 triệu à chục triệu. 
 10 chục triệu à trăm triệu.
- Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
à Lớp triệu gồm 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu và hàng trăm triệu.
- HS nêu lại hàng của các lớp đã học.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố hàng và lớp trong các số có 6 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HSCHT làm miệng theo kiểu truyền điện, đếm từ thấp tới cao và ngược lại.
-GV nhận xét
Bài 2: HS xác định chữ số thiếu rồi viết vào bảng con. HSHTT
-GV nhận xét
Bài 3: HS làm vở, GV chấm.
Ví dụ: Mười lăm nghìn: 15000.
=> Số tròn triệu có 6 chữ số 0, số tròn chục triệu có 7 chữ số 0, số tròn trăm triệu có 8 chữ số 0.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng thực hiện tốt các bài tập.
* Cách tiến hành:
- GV cho hs nêu ví dụ về số thuộc lớp triệu
- GV cho hs chơi trò chơi bắn tên
- HS nêu, nhận xét
- GV nhận xét	 Cá nhân – TT	 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................................... 
.......................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC – Lớp 4a3
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾT 3)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
-Hiểu được ý nghĩa của truyện . Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Tích cực phát biểu xây dựng bài
GD: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn.	
* KNS (40): Thể hiện sự cảm thông
 Xác định giá trị
 Tự nhận thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trong SGK 
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức cũ.
* Cách tiến hành:
- HS đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, dẫn nhập vào giới thiệu bài mới: Trong bài đọc lần trước các con đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện và tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các con học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc lưu loát và nhớ được ý nghĩa của bài thơ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đoạn văn.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc cả bài – Lớp đọc thầm và chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện)
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
+ Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục câu chuyện) 
- Đọc vòng 1: HS làm việc nhóm 3 luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Đọc vòng 2: HS làm việc nhóm 3 luyện đọc ngắt nghỉ đúng kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc vòng 3: HS luyện đọc theo nhóm 3 – GV mời 2 nhóm đọc - Nhận xét. 
- GV đọc mẫu toàn bài - giọng đọc chậm rãi phù hợp với nhân vật.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc đúng các đoạn của bài văn.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn.
* Cách tiến hành:
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1: HS đọc 
- Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? (Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ)
- Em hiểu “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là gì? (Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn; lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự, ngăn nắp, dễ đụng chạm)
- Đoạn 1 ý nói gì? (Trận địa mai phục của bọn nhện)
Đoạn 2: HS đọc 
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (Dế Mèn chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa chùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách)
- Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? (Dế Mèn dùng lời lẽ thách thức “chóp bu bọn này, ta” để ra oai) Thể hiện sự cảm thông
 - Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? (Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo)
- Đoạn này nói lên điều gì? (Dế Mèn ra oai với bọn nhện)
Đoạn 3: HS đọc thầm 
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? (Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà lại cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt, thật đáng xấu hổ, và còn đe dọa chúng) 
- Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? (Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối) Xác định giá trị
- Từ “cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì? (Cảnh bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng)
- Đoạn này nói lên điều gì? (Kết cuộc câu chuyện)
- HS đọc câu hỏi 4 SGK 
- Thảo luận chọn danh hiệu thích hợp nhất đối với hành động của Dế Mèn trong truyện. (Danh hiệu “Hiệp sĩ”)
- Đoạn này ca ngợi ai, về điều gì? (Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn) 
Tự nhận thức về bản thân.
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? (Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối)
- GV ghi nội dung bài lên bảng.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc thành thạo và trả lời tất cả các câu hỏi bài tập đọc.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
* Cách tiến hành:
- 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn, tìm hiểu cách đọc hay.
- HS đọc phân vai. 
- Đọc diễn cảm đoạn văn: Từ trong hốc đá đi không.
+ GV đọc mẫu.
+ HS đọc diễn cảm cá nhân. 
+ HS đọc thi diễn cảm, bình chọn bạn đọc hay. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ...........................................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................. 
CHÍNH TẢ - Lớp 4a3
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC (Tiết 2)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng nội dung bài chính tả.
2. Kĩ năng:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.	
3 . Phẩm chất:
- GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. Làm đúng các bài tập, viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn: s/x , ăng/ ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2 a, hoặc 2b.
- vở chính tả, SGK . 
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HCSHT lên bảng viết, lớp bảng con: con ngan, ngang hàng, man mác, mang lạnh, bàn bạc, cây bàng.
- HS nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS nghe, viết đúng chính tả. 
* Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn văn viết chính tả.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh? HSHTT
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?	HSHT
- HS nêu từ khó, dễ sai chính tả: khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt. Lưu ý tên riêng viết hoa, con số (10 năm, 4 ki-lô-mét)
- HS viết bảng con từ khó.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn trong bài 
* Cách tiến hành: 
- GV đọc HS viết chính tả. 
- GV đọc lại toàn bài - HS soát lỗi (đổi vở cho nhau). 
- GV chấm vài bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt những tiếng có âm đầu (s / x) hoặc vần (ăng / ăn). 
* Cách tiến hành:
Bài 2: HS xác định và điền đúng từ
- 2 HS làm bảng phụ - Lớp làm vào vở. 
- Lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng.
sau – răng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem 
- Một HS đọc truyện vui “Tìm chỗ ngồi”.
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào? 
Bài 3: HSHTT phân tích và giải được các câu đố. 
- GV nêu câu đố a: 
 Để nguyên – tên một loài chim
 Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.
HS tự suy nghĩ độc lập suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe.
- Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
- HS trình bày kết quả, nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra lời giải đúng.
- Câu đố b: 
 Để nguyên – tên một loài chim
 Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.
cũng làm tương tự nhưng sẽ đổi ngược lại là vòng tròn trong ngồi yên, vòng tròn ngoài sẽ chuyển chỗ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................................... 
.......................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN – Lớp 4a3
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC( Tiết 2)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn vè ý nghĩa câu chuyện. Con người cần thương yêu giúp đở lẫn nhau.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Gd hs có ý thức bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên , BVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ Tranh, ảnh hồ Ba Bể.
- Bảng viết sẵn đề bài.
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.
- Nêu ý nghĩa của truyện.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Nắm được nội dung chuyện kể.
* Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm bài thơ. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ.
- HS đọc cả bài - Lớp đọc thầm. Trả lời câu hỏi.
* Đoạn 1 
+ Bà lão nghèo đã làm gì để sinh sống? HSHTT
+ Bà lão làm gì khi bắt được Ốc?
* Đoạn 2:
+ Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
* Đoạn 3: 
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? HSHT
+ Sau đó bà lão đã làm gì? HSCHT
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Biết kể lại được truyện và tìm được ý nghĩa truyện.
* Cách tiến hành:
a/ HS kể lại câu chuyện bằng lời chính mình. 
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? (em đóng vai người kể và kể câu chuyện). 
b/ HS kể theo cặp, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
c/ HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp. 
- GV nhận xét
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS biết yêu thương giữa người với người.
*Cách tiến hành:
- Trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- GV kết luận: Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc.
* Ý nghĩa: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.	
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 .....................................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU – Lớp 4a3
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT (Tiết 3)
Ngày dạy: / / 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm. Nắm được cách dùng các từa ngữ đó.
Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tao từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Nghiêm túc trong học tập, hăng say phát biểu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to kẽ sẵn. Bảng phụ viết các câu thơ, sách, vở
III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại cấu tạo của tiếng, của bộ phận vần.
* Cách tiến hành:
- Hai HS viết bảng con những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: 
+ Có 1 âm (bố, mẹ, chú, dì, cụ, kị )
+ Có 2 âm (bác, thím, anh, em, ông, cậu, cô, ) 
- GV nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: HS hiểu được “nhân hậu, đoàn kết” là gì.
* Cách tiến hành: 
- GV giảng cho HS hiểu rằng nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Đoàn kết là sự gắn bó, thương yêu, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống. 
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Giúp HS mở rộng và hệ thống hóa vốn từ nhân hậu - đoàn kết, nắm được cách dùng các từ ngữ ở trên.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS tìm được các từ ngữ phù hợp với từng ý nghĩa.
- HS đọc yêu cầu toàn bài, trao đổi nhóm làm vào phiếu bài tập. 
- HS ghi kết quả lên bảng, nhận xét, sửa chữa.
a/ Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng thương người, 
b/ Từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: độc ác, hung ác, 
c/ Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cưu mang, cứu giúp, cứu trợ, bảo vệ, HSHT
d/ Từ trái nghĩa đùm bọc hoặc giúp đỡ: ức hiếp, ăn hiếp, bắt nạt, đánh đập, 
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_ban_dep.doc