Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra kĩ năng đọc

- Hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 80 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- GD học sinh thức tự giác trong học tập

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường)

- Bảng phụ kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 25 trang xuanhoa 05/08/2022 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 18
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Đồ dùng
2
31/12
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng Việt
Toán
Tiếng Việt
Tập trung toàn trường
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 1)
Dấu hiệu chia hết cho 9
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 2)
 Phiếu BT
Phiếu BT
3
1/1
1
2
3
Toán 
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Dấu hiệu chia hết cho 3
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 3)
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 4)
Phiếu BT
4
2/1
1
2
3
4
Tiếng Việt
Toán
Tiếng Việt
Thể dục
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 5)
Luyện tâp
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 6)
Bài 36
Phiếu BT
5
3/1
1
2
3
Toán
Tiếng Việt
Thể dục
Luyện tập chung
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 7)
Bài 37
Phiếu BT
Còi 
1
3
Tiếng Việt
Tự học
Ôn tập cuối kì 1 (tiết 8)
HD học sinh hoàn thành BT
6
4/1
1
3
Toán
Sinh hoạt
Kiểm tra cuối kì 1
Sinh hoạt lớp tuần 18
 Thứ Hai, ngày 31 tháng 12 năm 2018
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kĩ năng đọc 
- Hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 80 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- GD học sinh thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- Bảng phụ kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Ôn các bài TĐ và HTL : (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (17 ph) 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu câu hỏi:
H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
H: Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
- GV phát bảng phụ cho 1HS, yêu cầu HS làm bài (HS KK lập hai đến ba bài).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
B. Củng cố dặn dò : (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
 1HS đọc.
- HS trả lời:
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Ông Trạng thả diều; “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi; Vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt; Chú Đất Nung (Phần 1-2); Trong quán ăn “Ba cá bống”; Rất nhiều mặt trăng (Phần 1-2)
- 1HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên bảng phụ lên trình bày, lớp nhận xét.
- HS về nhà học bài.
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5.
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng).
2. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9.(10 ph)
- Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.
- GV ghi bảng các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 thành hai cột (theo SGK).
- Yêu cầu HS nhận xét, tìm dấu hiệu chia hết cho 9. 
- GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không chỉ cần tính tổng của các chữ số của số đó, nếu tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9. Nếu tổng các chữ số của số đó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9.
3. HD làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài (HS gặp KK có thể chỉ xác định một đến hai số); Lưu ý HS tính tổng của từng số ở ngoài nháp để tìm số chia hết cho 9.
- HD chữa bài.
- GV giúp học sinh vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
(Thực hiện các bước tương tự bài 1)
Bài 3: Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết số (HS gặp KK viết một đến hai số).
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận, tìm số thích hợp (HS gặp KK làm một đến hai số, HS còn lại làm toàn bộ bài tập).
- GV nhận xét, KL, lưu ý HS các cách làm:
+Cách 1: Lần lượt thử với từng chữ số 0, 1, 2, 3... vào ô trống, nếu có được tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chữ số đó thích hợp.
+ Cách 2: Nhẩm thấy 3 + 1 = 4. Số 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và 9 thì chia hết cho 9. Vậy chữ số thích hợp cần điền vào ô trống là chữ số 5. Ngoài ra em thử không còn chữ số nào thích hợp nữa.
C. Củng cố dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 vài HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
- HS dựa vào bảng chia 9 để nêu các số chia hết cho 3, nghĩ ra các số không chia hết cho 9.
- HS nêu nhận xét.
- HS nhắc lại kết luận trong SGK.
- HS đọc nội dung bài tập.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài trên bảng, giải thích cách chọn.
Kq:Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643.
- HS làm vào nháp. 
Kết quả: Số không chia hết cho 9 là: 96; 78535554; 1097.
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng viết; lớp viết vào vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: Ví dụ: 126; 783
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- N2: Thảo luận, nêu miệng kết quả, giải thích; lớp nhận xét.
+ Kq: 315; 135; 225
- HS tự học bài ở nhà.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 80 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật (trong các bài đọc) qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
- GD học sinh thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- Bảng nhóm (HS làm BT2).
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Ôn tập các bài TĐ và HTL : (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho nhận xét, nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (17 ph)
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát bảng nhóm cho 1HS, yêu cầu HS làm bài (HS gặp KK làm hai đến ba câu).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, khen những câu văn hay
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc HS xem lại bài TĐ Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- Yêu cầu HS làm bài (HS gặp KK làm một đến hai câu).
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò : (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1HS đọc.
- 1HS làm bài trên bảng nhóm, lớp làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên bảng nhóm lên trình bày, lớp nhận xét; Một số em khác đọc câu văn mình đặt.
- 1HS đọc.
- HS nhẩm đọc lại bài TĐ Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau trình bày, lớp nhận xét.
a, Có chí thì nên; Có công mài sắt, có ngày nên kim; Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững; 
b, Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo; Lửa thử vàng, gian nan thử sức; Thất bại là mẹ thành công; Thua keo này, bày keo khác; 
c, Ai ơi đã quyết thì hành, đã đan thì lận tròn vành mới thôi!; Hãy lo bền chí câu cua, Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!;
- HS tự ôn luyện bài ở nhà.
 Thứ Ba, ngày 1 tháng 1 năm 2019
 TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3. 
- GD HS yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (5 ph)	
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9; nêu một số ví dụ về số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.
- Nhận xét.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. GV HD HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3: (10 ph)
- Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.
- GV ghi bảng các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 thành hai cột (theo SGK).
- Yêu cầu HS nhận xét, tìm dấu hiệu chia hết cho 3. 
- GV chốt, KL. 
3. HD làm bài tập: (20 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài (HS gặp KK có thể chỉ xác định một đến hai số); Lưu ý HS tính tổng của từng số ở ngoài nháp để tìm số chia hết cho 3.
- HD chữa bài.
- GV giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm BT
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: (Thực hiện các bước tương tự bài 1)
C. Củng cố, dặn dò: (3 ph)
H: Số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không? Số chia hết cho 9 thì có chia hết cho 3 không?
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 vài HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS dựa vào bảng chia 3 để nêu các số chia hết cho 3, nghĩ ra các số không chia hết cho 3.
- HS nêu nhận xét.
-HS nhắc lại kết luận trong SGK: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- HS đọc nội dung bài tập.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài trên bảng, giải thích cách chọn.
Kq: Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313.
- HS làm vào nháp. Kết quả: Số không chia hết cho 3 là: 502; 6823; 55553; 641311.
- HS tự học bài ở nhà.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- GD học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 ph)(Ghi mục bài lên bảng)
2. Kiểm tra TĐ và HTL : (10 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (22 ph)
Bài tập 2: Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lại truyện Ông trạng thả diều (SGK, tr. 104)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ về 2 cách mở bài (SGK, tr. 112).
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ về 2 cách kết bài (SGK, tr. 112).
- Yêu cầu HS làm bài (HS gặp KK chỉ làm phần mở bài hoặc kết bài).
- Gọi HS trình bày bài viết.
- GV nhận xét, khen bài viết tốt.
B. Củng cố, dặn dò: (3 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1HS đọc:
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 1HS đọc:
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+ Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết, lớp nhận xét.
- HS tự học bài ở nhà.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan.
- GD học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (3 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Ôn tập các bài TĐ và HTL : (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3. Chính tả : (17 ph)
- GV đọc bài thơ "Đôi que đan".
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ ngữ hay viết sai.
H: Nội dung bài thơ là gì?
- GV đọc cho HS chép bài.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm chữa bài.
B. Củng cố, dặn dò: (2 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- HS theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị em, những mũ, khăn áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- HS soát bài.
- HS lắng nghe.
Thứ Tư, ngày 2 tháng 1 năm 2019 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 5)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
- GD học sinh ý thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- Bảng phụ ghi đoạn văn BT2.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Luyện đọc các bài TĐ và HTL : (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (17 ph)
Bài tập 2: GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- GV giao việc: BT2 yêu cầu các em tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 
+ Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Di, Phù Lá.
+ Động từ: dừng lại, chơi đùa.
+ Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
+ Buổi chiều, xe làm gì?
+ Nắng phố huyện thế nào?
+ Ai đang chơi đùa trước sân?
B. Củng cố, dăn dò: (3 ph)
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 1 vài HS đọc bài làm.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
 - Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- GD HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Bảng phụ chép BT 3.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3 ph)
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9 và cho 3.
- GV nhận xét.
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (2 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập: (32 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập; GV chép nội dung bài tập lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp KK
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, ghi kết quả đúng lên bảng:
Bài 3: GV treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời miệng.
- GV nhận xét, khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (3 ph)
- Hệ thống nội dung bài- Nhận xét tiết học.
- 4 HS nhắc lại.
- Lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau nêu.
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở (HS gặp KK không yêu cầu làm câu c).
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: a, Số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816.
b, Số chia hết cho 9 là: 4563, 66816; 
c, Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576.
- 1HS nêu yêu cầu.
- N2: Trao đổi, làm bài vào nháp (HS gặp KK chỉ yêu cầu làm câu a, và câu b)
- HS tiếp nối nhau nêu, lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- Kết quả: a, 945. 
b, 225 hoặc 255; 285.
c, 762 hoặc 768
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ, trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Kq: a, đúng; b, sai; c, sai; d, đúng.
- HS tự ôn bài ở nhà.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 6)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 75 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
- GD học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (2) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Luyện đọc các bài TĐ và HTL : (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (17 ph)
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT2.
a, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài: Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) – rất cụ thể của em.
- Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trong SGK, tr.145.
- Yêu cầu HS chọn đồ dùng để quan sát, viết dàn ý.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen dàn ý hay.
b, Yêu cầu HS viết bài (HS yếu có thể chỉ viết một phần mở bài hoặc kết bài.)
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Củng cố, dăn dò: (2 ph)
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS chọn 1 đồ dùng, làm bài vào VBT.
- 1 vài HS đọc dàn ý vừa viết, lớp nhận xét.
- HS viết bài vào vở.
- 1 vài HS đọc bài viết, lớp nhận xét.
THỂ DỤC
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY
 TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC"
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thảng hàng ngang, 
- Thực hiện được đi nhanh dần rồi chuyển sang chạy một số bước, kết hợp với động tác đánh tay nhẹ nhàng.
- Học trò chơi"Chạy theo hình tam giác". Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
 II. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III.Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi"Tìm người chỉ huy".
* Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
1-2p
70-90m
 1-3p
 1p 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
2. Cơ bản:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy.
+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV.
+ Tập luyện theo tổ tại các khu vực đã phân công. GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS.
* Thi biễu diễn giữa các tổ với nhau tập hợp hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy.
- Trò chơi"Chạy theo hình tam giác".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
12-14p
 2-3 lần
 2-3 lần
 1 lần
 4-7p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 B
X X X A C
 XP
 r 
3. Kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn tập bài RLTTCB đã học.
 1p
 1p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 Thứ Năm, ngày 3 tháng 1 năm 2019 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán.
- GD HS kĩ năng tính toán nhanh.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ chép BT 3.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3 ph)
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9 và cho 3.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập: (32 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập; GV chép nội dung bài tập lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Thực hiện các bước tương tự bài 1.
Bài 3: GV treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp (HS gặp KK làm một đến hai câu).
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, điền số thích hợp vào ô trống.
C. Củng cố, dặn dò : (3 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 4HS nhắc lại -lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở (HS yếu không yêu cầu làm câu b).
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: a, Số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b, Số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. 
c, Số chia hết cho 5 là: 7435; 2050
d, Số chia hết cho 9 là: 35766.
- Kết quả: a, Số chia hết cho cả 2 và 5 là:
64620; 5270 
b, Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c, Số chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 là: 64620
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- N2: Trao đổi, tìm số thích hợp.
- HS nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
Kq: a, 528 hoặc 558; 588 
 b, 603 hoặc 693. c, 240. d, 354.
-HS tự ôn bài ở nhà.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 7)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc - hiểu, Luyện từ và câu
II. Nội dung kiểm tra:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 ph) (Ghi mục bài lên bảng)
2. Kiểm tra TĐ và HTL: (15 ph)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.(GV kiểm tra những HS chưa đạt yêu cầu của tiết trước)
3. Kiểm tra đọc – hiểu: (17 ph)
*Dựa vào nội dung bài đọc – Chọn câu trả lời đúng nhất.
- GV Yêu cầu HS làm bài vào VBT
1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
c.Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? 
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? 
4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? 
C. Dựa vào nội dung bài đọc – Chọn câu trả lời đúng.
1. Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền.
a. Hiền hậu, hiền lành.
b. Hiền từ, hiền lành.
c. Hiền từ, âu yếm.
2.Câu :Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế có mấy động từ, mấy tính từ? 
3. Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì? 
4. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ? 
- GV theo dõi HS làm bài vào vở BTTV.
- Thu bài.
B. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài-Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS bốc thăm bài và đọc.
- HS đọc thầm bài: Về thăm bà.
*Phần B (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 1,25 điểm.
- HS làm bài
1. Ý c: Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Ýa: Nhìn chấu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, 
3. Ýc: Có cảm giác thong thả, bình yên, đước bà che chở.
Ýc: Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến 
*Phần C (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 1,25 điểm.
1. Ý b: Hiền từ, hiền lành.
2. Ý b: 2 động từ, 2 tính từ.
3. Ý c: Dùng thay lời chào.
4. Ý c: Sự yên lặng
- Chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC
SƠ KẾT HỌC KÌ I – TRÒ CHƠI "CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC"
I. Mục tiêu: 
- Sơ kết học kì I. YC HS nhắc lại những nội dung cơ bản đã học trong HKI.
- Trò chơi" Chạy theo hình tam giác". YC biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III.Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Trò chơi"Kết bạn".
 1-2p
80-90m
 1-2p
 1-2p 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
2. Cơ bản:
- GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì.
+ Ôn tập các kĩ năng đội hình đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và KNVĐCB đã học.
+ Quay sau, đi đếu vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
+ Ôn một số trò chơi vận động đã học ở lớp 1,2,3 các trò chơi mới.
- Trò chơi"Chạy theo hình tam giác".
10-12p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 B
X X X A C
 XP
 r
3. Kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV cùng HS hệ thống và nhận xét.
- Về nhà ôn bài thể dục và bài tập RLTTCB đã học.
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
Chiều
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KỲ 1 (Tiết 8)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra Chính tả, Tập làm văn
II. Nội dung kiểm tra:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
- Giới thiệu giờ học
2. Đề bài:
*Chính tả: Viết một đoạn của bài: Chiếc xe đạp của chú Tư.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài.
- Đọc lại, yêu cầu HS khảo bài.
*Tập làm văn: 
- GV ghi đề bài lên bảng: Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
Em hãy:
 a. Viết lời mở bài trực tiếp (hoặc gián tiếp).
 b. Viết một đọc văn phần thân bài.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
3. Thu bài: GV thu bài.
- Nhận xét giờ học – Dặn dò.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS viết bài
- Khảo bài, sửa lỗi
- HS đọc lại đề bài 
– Suy nghĩ và làm bài theo yêu cầu.
- Chuẩn bị tiết sau.
TỰ HỌC
HỌC SINH HOÀN THÀNH BÀI TẬP
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS tự hoàn thành các bài tập ở VBT Toán, Tiếng anh, 
- GD học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Học sinh hoàn thành các bài tập còn làm dở của môn Toán, Tiếng Anh, Mĩ thuật,..
Toán: Luyện tập chung
- GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
2. Bài tập luyện thêm
BT1: Tả một đồ dùng học tập mà em thích
HS đọc yêu cầu BT làm bài vào vở
Gọi HS đọc bài làm của mình
NX góp ý 
3. Củng cố tổng kết
- GV nhận xét tiết học 
- HS làm bài tập
- HS làm bài tập
 Thứ Sáu, ngày 4 tháng 1 năm 2019
 TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
SINH HOẠT 
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu : 	
- Giúp HS biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần. 
- Hướng khắc phục và nắm phương hướng tuần tới.
- GD học sinh tính tự giác trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Đánh giá: 
- Yêu cầu từng tổ kiểm điểm các hoạt động trong tuần
- Từng tổ báo cáo
2. GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần:
- Học tập : Nhiều em đã có nhiều cố gắng trong học tập như: Học bài và làm bài trước khi đến lớp, hăng say phát biểu xây dựng bài, chăm chú nghe cô giáo giảng bài (Nhi, Huyền, tú, Khánh, .)
- Song nhiều em còn lơi là trong việc học tập như: Hoàn, Đức, Phương chia cho số có ba chữ số vẫn còn chậm.
- Thể dục - vệ sinh: Hầu hết các em đã tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ đúng quy định.
- Các hoạt động khác: Cả lớp đã tham gia tốt mọi hoạt động của trường của đội và lớp đề ra: Lao động chăm sóc bồn hoa cây cảnh xanh tốt.
3. Hướng khắc phục:
- Cờ đỏ của lớp theo dõi, xếp loại thi đua cuối tuần, GV nhắc nhở riêng những em vi phạm nhiều để GD các em tiến bộ 
- Xếp loại vào bảng thi đua.
4. GV phổ biến kế hoạch HĐ trong tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục mọi nhược điểm.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm
- HS khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém.
- Cả lớp ôn luyện tốt để KTĐK đạt kết quả cao.
- Đại diện tổ báo cáo 
- Các tổ khác nhận xét - Bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe, thực hiện.
Thứ 5 ngày 3 tháng 1 năm 2019
Tuần 18
Tiết 3 lớp 4A
KHOA HỌC:
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
 - Làm thí nghiệm để chứng minh :
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn.
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
 - Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong khôn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2018_2019_chuan_kien_t.doc