Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021 (Bản đẹp)

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực học bài

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 

docx 31 trang xuanhoa 10/08/2022 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm 2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
(Dạy học tuần 17 và 18)
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực học bài
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - Hãy đọc bài: Rất nhiều mặt trăng 
+ Suy nghĩ của công chúa về mặt trăng có gì đáng yêu ?
- GV dẫn vào bài mới
- 1 HS đọc
+ Mặt trăng làm bằng vàng, chỉ bé bằng móng tay, treo trên cành cây ngoài cửa sổ
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời chú hề và lời công chúa
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (mừng rỡ, vằng vặc, nâng niu, rón rén...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 ( ý c là phù hợp nhất.)
+ Nội dung bài là gì?
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa nhìn thấy được.
+ Chú hề muốn dò hỏi với công chúa nghĩ thế nào khi trông thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
 + Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên 
- HS phát biểu theo ý hiểu
*Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn
.- HS ghi nội dung bài vào vở.
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc phân vai toàn bài, phân biệt lời các nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 2 và 3
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em thích nhất điều gì trong suy nghĩ của công chúa nhỏ?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Phân vai trong nhóm
+ Đọc phân vai trong nhóm
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu
- Kể lại toàn bộ câu chuyên "Rất nhiều mặt trăng"
---------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Lấy VD
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
2. Hình thành KT:(15p)
* Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
- GV kẻ bảng lớp thành hai phần.
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 10 HS lên tham gia tìm số. 
+ Đội 1 tìm các số chia hết cho 5. 
+ Đội 2 tìm các số không chia cho 5.
- Mỗi HS trong đội tìm 1 số, ghi vào phần bảng của mình sau đó truyền phấn cho bạn trong đội.
- Em đẫ tìm các số chia hết cho 5 như thế nào?
- Yêu cầu hs đọc lại các số chia hết cho 5 và yêu cầu hs nhận xét về chữ số tận cùng bên phải của các số này.
- Những số không có chữ số tận cùng là không hoặc 5 thì có chia hết cho 5 không? Cho ví dụ?
- GV: Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta có thể dựa vào dấu hiệu gì?
+ GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hay 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0, 5 thì số đó không chia hết cho 5.
- HS tiếp nối nhau tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- 1-2 HS trả lời trước lớp.
- Các số chia hết cho 5 có chữ số bên phải là 0 hoặc 5.
- Những số không có tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
- Ví dụ: 13 :5 = 2 ( dư 3 )
- HS trả lời, vài HS nhắc lại.
- Nghe và nối tiếp nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào nháp
- HS chọn ra các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5
- HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng.
- Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5
Bài tập 4: 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
a) Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 ? 
b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS và kết luận đáp án đúng.
+ Vậy số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có đặc điểm gì?
+ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm gì?
Bài 2 + Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
+ Mở rộng: Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm gì? 
- HS làm cá nhân -> chia sẻ trước lớp
- Thống nhất KQ
a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553. 
-Thực hiện cá nhân -> chia sẻ cặp đôi -> chia sẻ trước lớp
a. Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000 
b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945
+ Có tận cùng là chữ số 0
+ Có tận cùng là chữ số 5
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp
Bài 2: a. 155 b. 3580 c. 350; 355
Bài 3: Các số lập được là: 750; 570; 705;
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 5
+ Có tận cùng là chữ số 2; 4; 6; 8
-------------------------------------------------------
Tiết 4: KHOA HỌC
ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Củng cố và hệ thống hoá kiến thức: 
	+Tháp dinh dưỡng cân đối. 
	+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. 
	+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
	+ Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí. 
2. Kĩ năng
- Hệ thống lại được các kiến thức.
*ĐCND: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV động viên, khuyến khích để những HS năng khiếu có điều kiện vẽ hoặc sưu tầm.
3. Phẩm chất
- Yêu khoa học, chịu khó tìm tòi về khoa học tự nhiên. 
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. 
- HS: + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
 + Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Không khí gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Không khí gồm có oxi, ni tơ, các-bô-níc, khói, bụi và một số khí khác
2. Thực hành: (30p)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
Việc 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. 
- Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. 
- Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. 
Việc 2: Ôn tập về nước và không khí. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu sau 
+ Nước có tính chất gì?
+ Không khí có tính chất gì?
+Không khí và nước có tính chất gì giống nhau?
+ Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- GV chốt kiến thức
Việc 3: Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người.
- YC kể cá nhân theo chủ đề
- Kể theo nhóm 4 
- Đại diện các nhóm thi kể theo chủ đề
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm kể tốt
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 - Lớp
- Đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối”
- Đại diện các nhóm chia sẻ KQ thảo luận. 
- Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ kết quả:
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, hoà tan một số chất, thấm qua một số vật.
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vi, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra
+ Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây. Nước từ các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
- HS kể cá nhân theo chủ đề
- HS chia sẻ cách kể của mình với bạn trong nhóm (kể theo chủ đề)
+ Nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. 
+ Các thành viên tập thuyết trình,
+ Đại diện nhóm trình bày kể theo chủ đề. 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn
- Ghi nhớ KT ôn tập – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho bài KTDDK cuối học kì I
- Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
-------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
2. Kĩ năng
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản.
3. Phẩm chất
- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
- TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Thực hành:(15p)
* Mục tiêu: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản.
* Cách tiến hành: 
 Bài 1
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ ND bài, cách làm
- GV trợ giúp HS M1 +M2: 
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu -> tự làm bài
- GV nhận xét, đánh giá (7-10 bài)
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu -> làm bài
- GV kết luận đáp án đúng.
+ Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5?
- GV chốt kiến thức bài
Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
- HS làm bài cá nhân 
- HS chia sẻ bài trước lớp -> HS bổ sung ý kiến
- Thống nhất KQ:
a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814, 2050, 3576, 900.
b.Các số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 1355. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Cho học sinh tự làm vào vở.
*Dự kiến đáp án:
122, 346, 988.
545, 870, 965
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Cho học sinh làm N2 vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
a. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: 480, 2000, 9010.
b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324.
c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345, 3995
+ ...chữ số tận cùng là 0
Đáp án: Loan có 10 quả táo
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- Lấy VD về số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 và số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2
------------------------------------------------------------
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)
2. Kĩ năng
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). ( HS M3, M4 nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).
3. Phẩm chất
- Yêu môn học, có thói quen vận dụng bài học vào thực tế.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ viết sẵn : 
 + Sơ đồ cấu tạo của hai bộ phận của các câu mẫu
 + Nội dung bài tập 2 ( Phần luyện tập )
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, 
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
+ Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận?
+ Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?
- Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Gồm 2 bộ phận
+ CN trả lời cho câu hỏi: Ai/Cái gì?/Con gì? VN trả lời cho câu hỏi: làm gì?
2. Hình thành KT (15p)
* Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)
* Cách tiến hành:
a. Nhận xét: 
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu hs hoạt động trong nhóm
- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
 Bài 2: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
 Bài 3 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Nêu ý nghĩa của vị ngữ
- GV nhận xét và kết luận câu hỏi đúng.
Bài 4 : 
+ Vị ngữ của các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
b. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?
Nhóm 2- Lớp
- HS đọc YC
- Trao đổi nhóm 2 -> chia sẻ kết quả
- Những câu kể kiểu Ai làm gì? có trong đoạn văn : 
+ Câu 1 : Hàng trăm con voi đang tiến về bãi .
+ Câu 2 : Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
+ Câu 3 : Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Cá nhân - cả lớp
- Thực hiện theo YC
- Vị ngữ trong mỗi câu trên. 
+ Câu 1 : đang tiến về bãi.
+ Câu 2 : kéo về nườm nượp.
+ Câu 3 : khua chiêng rộn ràng.
Cá nhân - cả lớp
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
+ Nêu lên hoạt động của người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá
- Thực hiện YC của bài -> trao đổi cặp đôi -> chia sẻ
+ Động từ và các từ kèm theo nó là “ cụm động từ”.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đặt một vài câu kể và xác định vị ngữ của các câu kể đó
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). ( HS M3, M4 nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS chia sẻ KQ của bài
- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Hs trình bày.
- GV chốt KT
Bài tập 3 
- Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Hs thực hiện YC.
- GV chốt KT
*Lưu ý 
+ GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs M1+ M2
+ Tuyên dương HS M3 +M4
+ Khuyến khích HS có sự cố gắng trong văn nói nội dung tranh tốt.
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
HĐ cá nhân-> Cả lớp
- Thực hiện YC của bài
- Các câu kể kiểu Ai – làm gì trong đoạn văn trên : 
Câu 3, 4, 5, 6, 7.
- Vị ngữ của các câu vừa tìm được : 
+ Câu 3: gỡ bẫy gà, bẫy chim. 
+ Câu 4: giặt giũ bên những giếng nước.
+ Câu 5: đùa vui trước nhà sàn.
+ Câu 6: chụm đầu bên những ché rượu cần.
+ Câu 7: sửa soạn khung cửi dệt vải .
HĐ cá nhân-> Cặp đôi
+ Đàn cò trắng – bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em – kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội – giúp dân gặt lúa
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc thầm yêu cầu bài. 
- Làm bài cá nhân 
- Lớp chia sẻ nội dung đoạn văn nói
+ 5 -7 HS trình bày
+ Đánh giá, bình chọn bài nói của bạn có nội dung tốt nhất
- Ghi nhớ cấu tạo của VN trong câu kẻ Ai làm gì?
- Chọn 1 đoạn mà em thích có chứa câu kể Ai làm gì? và xác định VN của các câu kể đó.
-----------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9
2. Kĩ năng
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: SGK, bút 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu vào bài
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ VD: 120; 230; 970;.....
+ Các số có tận cùng là chữ số 0
2. Hình thành kiến thức:(30p)
* Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9 
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.
- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”. 
- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.
- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.
+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?
Cá nhân - Lớp
- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp
 18: 9 = 2 20: 9 = 2 (dư 1)
 72: 9 = 8 74: 9 = 8 (dư 2)
 657: 9 = 73 451: 9 = 50 (dư 1)
- HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:
 18: 9 = 2 
Ta có: 1 + 8 = 9 và 9: 9 = 1 
 72: 9 = 8 
Ta có: 7 + 2 = 9 và 9: 9 = 1
 657: 9 = 73 
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 và 18: 9 = 2 
- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 
 20: 9 = 2 (dư 2)
 Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2) 
 74: 9 = 8 (dư 2)
Ta có: 7 + 4 = 11 và 11 : 9 = 1 (dư 2)
 451: 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1= 10 và 10: 9 = 1 (dư 1)
+ Ta tính tổng các chữ số của số đó
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. 
* Cách tiến hành
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...
- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 9. 
*Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....
- GV chốt đáp án.
Bài 3 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Chia sẻ lớp.
Đáp án:
Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29; 385.
- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9
- HS lấy VD về số chia hết cho 9
Đáp án:
Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.
- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9
- Lấy thêm VD về số không chia hết cho 9
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3:
VD: Các số: 288, 873, 981, ....
Bài 4:
 315 ; 135 ; 225
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9
- Tìm các bài toán vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách buổi 2 và giải
-------------------------------------------------------
Tiết 2: LỊCH SỬ
ÔN TẬP CUỐI KÌ I 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc: hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: bổi đầu độc lập: nước Đại Việt thời Lý: nước Đại Việt thời Trần. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.
3. Phẩm chất
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu học tập cho từng HS.
PHIẾU HỌC TẬP
 Họ và tên : ....................... ..
 1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây: 
 Năm 938 1009 1226 TK XIV
 Các giai đoạn lịch sử
 2 . Hoàn thành bảng thống kê sau: 
	a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến cuối thế kỉ thứ XIV
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
938 - 968
Nhà Ngô
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
	b. Các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần
Thời gian
Tên sự kiện
Khoảng 700 năm TCN
Nước Văn Lang ra đời 
Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà
Khơi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Nhà Lý rời đô ra Thăng Long
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Nhà Trần thành lập
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
 + Các tranh ảnh từ bài 1 đến bài 14.
 - HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
 Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
- Trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới
- Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. 
+ Cả 3 lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta đều đại bại vì vua tôi nhà Trần đoàn kết và có tướng chỉ huy giỏi
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - HS ôn và hiểu được các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV.
 - HS kể được các sự kiện , nhân vật lịch sử đã học 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
*Việc 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu .
- GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu .
- GV đánh giá, chốt KT: 
*Việc 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học 
- GV giới thiệu chủ đề cuộc thi.
- Gọi HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình chọn.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng, em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho người thân nghe.
*Lưu ý đối tượng HS M1 +M2 về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử...
3. Hoạt động ứng dụng (1p).
- Liên hệ giáo dục lòng tự hào đất nước, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 – Lớp
- Nhận phiếu, thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp
- HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. 
-Thống nhất kết quả 
- HS kể cá nhân
- HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong .
 Định hướng kể:
+ Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta?
VD: Em xin kể về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền đã tận dụng thuỷ triều lên xuống để cho cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng,....
+ Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ta?
VD: Em xin kể về Trần Hưng Đạo – vị tướng tài ba giúp nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Mông- Nguyên,.....
- 
--------------------------------------------------
Tiết 3: MĨ THUẬT
GV CHUYÊN DẠY
-----------------------------------------------------
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Ôn tập lại các kiến thức của các bài đạo đức
2. Kĩ năng
- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.
- Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.
3. Phẩm chất
- GD HS thực hiện theo bài học
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu bắt thăm câu hỏi
 - HS: SGK, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (5p)
- Nêu tên các bài đạo đức đã học
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới
- HS nối tiếp nêu tên
2.HĐ thực hành (30 p)
* Mục tiêu: - Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
 - Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.
 - Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
HĐ1: Ôn lại kiến thức
- Gv cho HS lên bắt thăm các phiếu có in sẵn câu hỏi
+ Em hãy nêu một số việc làm cụ thể hằng ngày thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo?
+ Nêu một số biểu hiện thể hiện về yêu lao động?
- Liên hệ: Em đã làm được những việc gì và chưa làm được những việc gì trong những việc vừa kể trên?
HĐ2: Kể chuyện theo bài học 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Hãy kể một câu chuyện về lòng hiểu thảo với ông bà, cha mẹ mà em biết?
+ Em hãy kể một tấm gương về yêu lao động?
+ Kể 1 tấm gương về kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS lên bắt thăm và trả lời
+ Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Vâng lới ông bà, cha mẹ; bón cơm hay cháo cho ông bà khi ông bà ốm đau; ....
+ Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, ...
+ Biểu hiện về yêu lao động: Tham gia các công việc lao động của lớp, của trường; Tham gia dọn đường làng ngõ xóm cùng bà con cô bác, ...
- HS liên hệ bản thân
Nhóm 4- Lớp
- HS thảo luận theo nhóm.
- Kể trong nhóm
- Cử đại diện kể trước lớp.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Nêu bài học rút ra sau mỗi câu chuyện
- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức trong bài học
- Sưu tầm các câu chuyện có nội dung liên quan đến các bài đạo đức đã học.
-----------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
ÂM NHẠC
GV 2 DẠY
--------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC 
 GV 2 DẠY
-------------------------------------------------
Tiết 3: THỂ DỤC
 GV 2 DẠY
-------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: THỂ DỤC
-------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_2021_ban_dep.docx