Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

TIẾT 4

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

2. Năng lưc:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Ê ke, thước thẳng

 

docx 20 trang xuanhoa 11/08/2022 1890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 10 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 - LỚP 4
Thứ ngày
Tiết
Môn dạy
Lớp
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
3
5
Toán 
Khoa học
4C
4C
Luyện tập
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
Dạy 15/10
ghép với tiết 1 tuần 9 dạy ở tuần 9)
Ba
1
3
Toán
Đạo đức
4C
4C
Luyện tập chung
Tiết kiệm thời giờ( Tiết 2 )
Không dạy bài này
ghép với T1 dạy tuần 9
Tư
4
5
Toán 
Khoa học
4C
4C
Kiểm tra giữa kì 1
Nước có những tính chất gì? 
(ghép với bài ba thể của nước dạy trong 1 tiết)
Năm
3
Toán
4C
Nhân với số có một chữ số
Sáu
1
2
Toán
Kĩ thuật
4C
4C
Tính chất giao hoán... phép nhân
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Ghép với bài tuần 11; 12 dạy ở tuần 10
Thứ hai ngày tháng năm 2021
TIẾT 4
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. 
2. Năng lưc:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Ê ke, thước thẳng
 - HS: Ê ke, thước thẳng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu:Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài
hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động luyện tập thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Bài 1
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. 
- GV chốt đáp án. 
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+ Góc bẹt bằng mấy góc vuông?
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, chốt đáp án
* GV: + Hình tam giác ABC là tam giác vuông nên 2 cạnh AB và BC cũng đồng thời là hai đường cao.
 + AB đồng thời cũng là đường cao của tam giác AHC vì tam giác này tù nên có 1 đường cao nằm ngoài tam giác.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - GVnhận xét. 
 Bài 4a (HSNK làm cả bài): 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
a. GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
 A B 
 M N 
 D C 
3. Hoạt động vận dụng, trải ngiệm(1p)
Nhóm 2-Lớp
- Thực hiện theo nhóm 2- Đại diện báo cáo
- Ghi tên các góc.
Đ/a:
a) Hình tam giác ABC có: góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. 
b) Hình tứ giác ABCD có: góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. 
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. 
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. 
Nhóm 2 – Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đưa đáp án và giải thích
Đ/a:
 a. Sai; b. Đúng
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
- HS thực hành vẽ- 2 HS trao đổi cách vẽ với nhau
Cá nhân – Lớp
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu rõ các bước vẽ của mình. 
 b. + Tên các hình CN: ABMN; MNCD; ABCD.
 + Cạnh song song với cạnh AB: MN; DC
- Ghi nhớ KT về góc.
- Vẽ 1 tam giác tù. Vẽ 3 đường cao của tam giác đó. Nhận xét về 3 đường cao đó
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 5
KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếp)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng 
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Biết cách chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí.
2. năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
3. Phẩm chất
- Có ý thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
- HS: phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. HĐ mở đầu:Khởi động (4p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Hình thành kiến thức mới: (30p)
* Mục tiêu: - HS theo dõi và ghi lại thực đơn hằng ngày của mình. Từ đó biết chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí để cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý?” 
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình tranh ảnh đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, khen những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp. 
HĐ4: Thực hành: ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. 
- Tổ chức HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. 
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, khen/ động viên HS
3. HĐ vận dụng , trải nghiệm(1p)
Nhóm 4- Lớp
- HS làm việc theo nhóm. 
- Trình bày kết quả làm việc. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Cá nhân – Lớp
- HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục thực hành – SGK trang 40. 
- HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
- Vận dụng 10 lời khuyên dinh dưỡng trong cuộc sống
 - Trang trí bảng 10 lời khuyên dinh dưỡng và dán trên tường bếp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
 .
Thứ ba ngày tháng năm 2021
TIẾT 1
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG (tr. 56)
Không dạy bài này
TIẾT 3
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
2. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)
 * KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
 - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
* GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
 - HS: Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ mở đầu:Khởi động: (5p)
+ Sau cuộc thi trượt tuyết, Mi- chi- a hiểu ra điều gì?
- Gọi HS đọc bài học. 
- GV nhận xét, khen/ động viên.
+ Mi- chi- a hiểu ra rằng trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. 
-HS đọc bài học. 
2.HĐ thực hành (30 p)
* Mục tiêu: - Bày tỏ ý kiến về hành vi tiết kiệm thì giờ và lãng phí thì giờ
 - Trình bày được việc làm của bản thân thể hiện tiết kiệm thì giờ
 - Trưng bày các tranh vẽ, tài liệu sưu tầm về tiết kiệm, lãng phí thì giờ.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
(Bài tập 1 –SGK) 7’
 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
 - GV nêu các việc làm, HS giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến và giải thích lí do tán thành/ không tán thành.
 - GV kết luận.
HĐ2: Việc sử dụng thời gian của bản thân (BT4- SGK) 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. 
- GV mời một số HS trình bày với lớp. 
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. 
HĐ3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm: 
-GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu 
-Nhận xét và khen ngợi những em ĐỒ DÙNG DẠY HỌC tốt và giới thiệu hay. 
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (1p)
 - Giáo dục tư tưởng HCM: Tiết kiệm thời gian chính là noi theo tấm gương sáng của Bác về cần, kiệm, liêm, chính.
HS làm việc cá nhân
- Thực hiện theo HD của GV:
Đ/a:
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. 
+ Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
 Thảo luận theo nhóm đôi: 
- HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. 
+ HS trình bày bài . 
+ Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. 
Cá nhân –Lớp
- HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. 
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày. 
- Lắng nghe
- Kể chuyện được chvận kiến hoặc tham gia về tiết kiệm thời gian hoặc lãng phí thời gian
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
Đã dạy tiết 1 tuần 9
Thứ tư ngày tháng năm 2021
TIẾT 4
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học:.........................
Họ và tên:...........................................
Lớp: 4
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Toán
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài:
 I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc điền đáp án đúng vào chỗ chấm.
Câu 1:(0,5 đ) Số 24 534 142 đọc là:
 A. Hai mươi bốn nghìn năm trăm ba mươi bốn nghìn một trăm bốn mươi hai.
 B. Hai triệu bốn nghìn năm trăm ba mươi bốn nghìn một trăm bốn mươi hai.
 C. Hai mươi bốn triệu năm trăm ba mươi tư nghìn một trăm bốn mươi hai.
 D. Hai mươi bốn triệu năm trăm ba mươi bốn triệu một trăm bốn mươi hai.
Câu 2:(0,5 đ) Giá trị chữ số 8 trong số 4 8967 là:
 A. 8 B. 80 C. 800 D. 8000
Câu 3: (0,5 đ) Số lớn nhất trong các số: 684 257; 684 275; 684 750; 684 725
 A. 684 257 B. 684 750 C. 684 275 D. 684 725
Câu 4: (0,5 đ) Điền số thích hợp vào chỗ trống:
 5 tấn 83 kg = ...................... kg 
Câu 5: (0,5 đ) Với a = 15 thì biểu thức: 256 – 3 x a có giá trị là:
 A. 211 B. 221 C. 231 D. 241
Câu 6: (0,5 đ) 2 phút 10 giây = ................... giây
 A. 30 B. 70 C. 210 D. 130
Câu 7: (0,5 đ) 1/5 thế kỉ = ........năm
Câu 8: (1 đ) Số trung bình cộng của hai số là 12, một trong hai số là 15. Số còn lại là: ..............
Câu 9: (0,5 đ) Tìm số có 4 chữ số mà khi viết thêm chữ số 7 vào bên phải số đó thì số đó tăng lên 39 120 đơn vị. Số đó là:...............
II, Phần tự luận (5 đ)
Câu 10 (1đ): Đặt tính rồi tính
 845763 + 96858 607549 - 536857
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 11:(2đ): Gia đình bác Hà năm đầu thu hoạch được 60 tạ thóc. Năm thứ hai bác Hà thu hoạch bằng 1/2 số thóc năm đầu, năm thứ ba thu hoạch gấp đôi số thóc năm đầu. Hỏi trung bình mỗi năm bác Hà thu hoạch bao nhiêu tạ thóc?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 12:(2đ): Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 32 cm. Chiều rộng kém chiều dài 10 cm . Tính diện tích hình chữ nhật đó?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 5	
KHOA HỌC
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng 
 - Nêu được ví dụ về vận dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,....
 - Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
2. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước
 * GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. 
 Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (phục vụ sản xuất điện)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Hình minh hoạ trong sgk tr- 42, 43.
 + 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước lọc, sữa, chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau, tấm kính, khay đựng nước, vải (bông, giấy thấm), đường muối, cát, 3 cái thìa.
 - Bảng kẻ sẵn các cột:
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
 - HS: chuẩn bị theo nhóm:
+ Hai cốc thủy tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong.
+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước hoặc một khay đựng nước(như hình vẽ trang 43 sgk)
+ Một miếng vải bông, giấy thấm, bọt biển (miếng mút), túi ni lông, 
+ Một ít đường, muối,cát, và thìa.
- Bút dạ, giấy khổ lớn, bảng nhóm
- Vở thí nghiệm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. HĐ mở đầu:Khởi động (4p)
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2.HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: HS tiến hành làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của nước.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
2.1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 - GV hỏi HS: Trên tay cô có một chiếc cốc. Đố các em biết trong cốc chứa gì?
- Hàng ngày các em đã được tiếp xúc với nước, vậy có em nào biết gì về tính chất của nước? 
2. 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết của mình về tính chất của nước vào vở ghi chép khoa học.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi lại những hiểu biết về nước có những tính chất gì vào bảng nhóm.
- GV theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng đính kết quả rồi đọc kết quả của mình.
- Các nhóm quan sát để tìm ra điểm giống và khác nhau của nhóm mình với nhóm khác.
- GV gạch dưới các điểm giống nhau giữa các nhóm.
2. 3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi:
- YC HS đưa ra ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương án tìm tòi.
+ Để chvận minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em cần phải làm gì ?
+ Theo em, phương án nào là tối ưu nhất ?
-GV hướng cho HS đến phương án: làm TN
2.4. Thực hiện phương án tìm tòi:
-GV YC HS viết dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục: Câu hỏi; dự đoán; cách tiến hành; kết luận rút ra.
- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm và rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm.
2. 5. Kết luận và hợp thức hóa Kiến thức, kĩ năng:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu để khắc sâu Kiến thức, kĩ năng về các tính chất của nước.
- Ghi tên bài lên bảng.
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2p)
* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì?
* GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện)
- Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì?
+ chứa nước
- HS ghi lại những hiểu biết của mình.
- HS thảo luận trong nhóm rồi ghi vào bảng nhóm kết quả đã thảo luận.
 VD:
+ Nước trong suốt, không màu không mùi, không vị, 
+ Nước không có hình dạng nhất định.
+ Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, 
+ Nước thấm qua một số vật, không thấm qua vật và hòa tan một số chất
- HS đính kết quả lên bảng
- HS tìm các điểm giống và khác nhau.
- HS đặt các câu hỏi thắc mắc của mình.
 VD:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
- HS đề xuất phương án, chọn phương án thích hợp nhất
VD: Đọc SGK, xem phim, làm thí nghiệm, tìm kiếm thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người lớn,..
- Các nhóm đề xuất TN, sau đó tập hợp ý kiến của nhóm vào bảng nhóm
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tiến hành làm TN
- Đại diện các nhóm lên trình bày.VD:
+ Nhìn, ngửi, nếm để biết nước không màu, không mùi, không vị.
+ Đổ nước vào các bình có hình dạng khác nhau, quan sát để biết nước không có hình dạng nhất định.
+ Để nghiêng một tấm kính và đổ nước ở phía trên, quan sát để biết nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp.
+ Hoà một số chất (muối, đường, dầu ) vào nước để biết nước có thể/ không thể hoà tan một số chất.
+ Đổ nước vào một số vật (vải cốt tông, ni lông , ) để xem nước thấm/ không thấm qua một số vật.
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn (Chẳng hạn: vật bị ướt, có phải vật đó đã thấm nước?, )
- HS kết luận: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi . thấm qua một số vậ và hòa tan một số chất.
(Ghi kết luận vào vở TN)
 - HS nêu. VD:
+ Không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối 
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước.
- HS nêu một vài vận dụng. VD:
+ Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý che đậy bằng các vật không thấm nước 
+Nước không thấm qua một số vật nên người ta dùng để sản xuất chậu, chai, làm bằng nhôm, nhựa, ..để chứa nước; sản xuất áo mưa.
+Vận dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống Đđể tạo ra sức nước làm chạy máy phát điện, làm mái nhà dốc 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ghép với bài ba thể của nước 
Thực hiện trong 1 tiết. Không thực hiện HĐ thực hành “Úp đĩa lên một cốc nước nóng ” (Tr44); cho HS liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày về bay hơi, ngưng tụ.
Thứ năm ngày tháng năm 2021
TIẾT 3
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
- HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
2. NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: ê- ke, thước
 - HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu:Khởi động (5p)
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành Kiến thức mới (15p)
* Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
* Cách tiến hành:.
* Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ)
 - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. 
+ Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Yêu cầu HS tính. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK. 
Vậy 241 324 x 2 = 482 648
 * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ)
 - GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4. 
 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. 
+ Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau. 
 - GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. 
Vậy 136204 x 4 = 544816
Cá nhân- Nhóm- Lớp
- HS đọc: 241 324 x 2. 
- HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. 
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 
 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
 x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. 
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. 
 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 
- HS đọc: 136204 x 4. 
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
136204 * 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1. 
 x 4 * 4 nhân 0 bằng 0,thêm 1 bằng 1,viết 1 
544816 * 4 nhân 2 bằng 8, viết 8. 
 * 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2. 
 * 4 nhân 3 bằng 12,thêm 2 bằng 14,viết 4 nhớ 1. 
 * 4 nhân 1 bằng 4,thêm 1 bằng 5, viết 5
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1:Đặt tính rồi tính
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính va thực hiện phép nhân.
 Bài 3a: Tính(HSNK làm cả bài)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức
Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV chữa, chốt cách làm
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm(1p)
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a. 341231 214325
 x 2 x 4 
 482648 .............
b. 102426 410536
 x 5 x 3
 .............. .............
- GV yêu cầu HS làm theo cặp, 2 cặp làm bảng lớn.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
a. 321 475 + 423 507 x 2 
 = 321 475+ 847 014 
= 1168 489 
 * 843 275 – 123 568 x 5
 = 843 275 – 617 840
 = 225 435
- HS làm bài vào vở Tự học
- Chữa bài trong nhóm đôi.
- Ghi nhớ cách đặt tính và tính
Bài tập PTNL:
 1.(M3+M4) Mỗi xã được cấp 455550 cây giống , hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày tháng năm 2021
TIẾT 1
TOÁN
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
2. NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán 
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: - Phiếu nhóm
 - HS: Vở BT, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.HĐ mở đầu:Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài mới
- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN
2. Hình thành KT mới:(15p)
* Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân 
* Cách tiến hành: 
 + Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
 - GV viết lên bảng biểu thức 
 5 x 7 và 7 x 5
+ Hãy tính và so sánh giá trị hai biểu thức này với nhau. 
 - GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 *KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. 
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 - GV treo lên bảng so sánh giá trị của hai biểu thức (SGK), yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng. 
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu:
4. HĐ vận dụng (1p)
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=4, b=8?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=6, b=7?
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=5, b=4?
+ Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
+ Ta có thể viết a x b = b x a
+ Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
+ Khi đó giá trị của tích a x b có thay đổi không?
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào?
 * KL: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
Đó là t/c giao hoán của phép nhân
- HS nêu 5 x 7 = 35 và 7 x 5 = 35. 
 Vậy 5 x 7 = 7 x 5. 
- HS nêu: 
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
- HS đọc bảng số. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: 
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 32.
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 42
+ Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 20.
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- HS đọc: a x b = b x a
+ Hai tích đó đều có từa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích b x a.
+ Không thay đổi.
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- HS đọc lại KL
3. Hoạt động luyện tập thực hành:(18p)
* Mục tiêu: Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài 
- Chốt đáp án.
* KL: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
 Bài 2(a,b): Tính: HSNK hoàn thành cả bài
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn.
- YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần)
- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 3 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng, trải ngiệm(1p)
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn.
Đ/a:
a. 4 x 6 = 6 x 4; b. 3 x 5 = 5 x 3 207 x 7 = 7 x 207 ;2138 x 9 = 9 x 2138
- HS nhắc lại t/c giao hoán
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
a. 1357 x 5 =
 7 x 853 =
b. 40263 x 7 =
 5 x 1326 = 
- HS tự làm bài vào vở Tự học
- Ghi nhớ tính chất giao hoán của phép nhân
* Bài tập PTNLHS: (M3+M4)
1. Đổi chỗ các thừa số đẻ tính tích theo cách thuận tiện nhất.
a. 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25
b. 125 x 3 x 8 2 2 x 7 x 500
2. Cho 123 x 4 x 9 = 4428. Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tích dưới đây và giải thích:
123 x 9 x 4 =....
9 x 4 x 123 =.....
9 x 123 x 4 =....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
 .............
TIẾT 2
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 * Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
2. Năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ HĐ mở đầu:Khởi động (3p)
- HS hát bài hát HĐ mở đầu:Khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- TBVN điều hành
2. Hình thành KT mới (30p)
* Mục tiêu- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
 - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, 
+ Em hãy nhận xét cách gấp mép vải?
+ Nhận xét đường khâu trên mép vải?
 - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép. 
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
+ Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2?
+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải?
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 - GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải. 
 - GV nhận xét các thao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_10_nam_2021_chuan_kien_thuc.docx