Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Toán

TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù :

- Giúp học sinh hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về cách so sánh hai

số tự nhiên và đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.

- Rèn kĩ năng so sánh (HSCHT làm được bài 1(1 cột), bài 2 (2 phần), bài 3a. HSHT hoàn thành bài trong SGK, trình bày sạch đẹp, HSHTT làm được bài tập giao thêm).

1.2. Năng lực chung: Các em biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn.

2. Phẩm chất: Học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.

- Học sinh: bảng con, SGK, .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động 1: Khởi động

2. Hoạt động 2: Bài mới

 

docx 23 trang xuanhoa 10/08/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 01 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn:23/9/2021 
Ca dạy sáng Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Sinh hoạt dưới cờ
VUI TRUNG THU
Toán
TIẾT 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Giúp học sinh hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về cách so sánh hai
số tự nhiên và đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng so sánh (HSCHT làm được bài 1(1 cột), bài 2 (2 phần), bài 3a. HSHT hoàn thành bài trong SGK, trình bày sạch đẹp, HSHTT làm được bài tập giao thêm).
1.2. Năng lực chung: Các em biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn.
2. Phẩm chất: Học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Giáo viên: bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: bảng con, SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Bài mới
2.1. Giới thiệu 
2.2 Bài mới 
* So sánh các số tự nhiên:
- Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhiên bất kỳ.
VD: 100 và 89, 456 và 231, 457 và 6325
- Hãy so sánh xem 1 cặp số, số nào bé, số nào lớn.
- Hãy tìm hai số tự nhiên mà em không thể so sánh chúng lớn hơn hay nhỏ hơn nhau. (Không thể tìm được hai số này).
? Như vậy với hai số tự nhiên bất kỳ chúng ta luôn xác định được điều gì? (Luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn).
- Giáo viên kết luận
* Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
- VD: So sánh 100 và 99.
- VD: 123 và 456, 7891 và 7578.
- GV hướng dẫn:
- So sánh: 7891 và 7578.
- Chữ số hàng nghìn giống nhau, chữ số hàng chục nghìn là 8 và 5, ta thấy 8 > 5 nên 7891 > 7578
* So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
Ví dụ: So sánh 5 và 7 (5 5)
- Trong dãy số tự nhiên số đúng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau? (Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại).
* Xếp thứ tự số tự nhiên:
- VD: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (ngược lại): 7698, 7968, 7896, 7869
- Hướng dẫn: Số nào lớn nhất, bé nhất?
- Hoc sinh làm bảng + nháp.
- Kết quả: 7698, 7869, 7896, 7968, 7969, 7996, 7869, 7698, 7968, 7998.
3 Luyện tập - thực hành 
3.1.Bài 1:
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài (Học sinh làm bảng + vở)
- Hãy nêu cách so sánh
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Giao thêm bài cho học sinh hoàn thành bài sớm.
3.2.Bài 2: Thi làm bài nhanh giữa 3 tổ, mỗi tổ một phần bài.
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? (So sánh các số với nhau).
- Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
- Hãy nêu cách sắp xếp
- Kết quả: 8136, 8316, 8361, 
3.3.Bài3: Tổ chức tương tự như bài 2. Gv cho thêm 1 phần bài nữa ngoài sgk với HS HTT.
4. Củng cố dặn dò : Tổng kết, nx giờ học.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Biết đọc phân biệt lời của nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- HSHTT đọc to, rõ ràng từng câu, từng đoạn của bài. Đọc phân biệt lời các nhân vật (HS có năng khiếu).
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành -Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
1.2. Năng lực chung: Tự tin chia sẻ cùng các bạn.
2. Phẩm chất: Tự hào và học tập những đức tính tốt của Tô Hiến Thành
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc 
- HS: Sách, vở, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu 
2.2. Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài, HS khác lắng nghe và đọc thầm theo.
- Gợi ý HS chia đoạn (3 đoạn).
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS (GV) đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe và đọc thầm theo.
2.3. Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? 
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
2.4. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc đúng từng đoạn.
- Kết luận giọng đọc đúng.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn Một hôm....., thần xin cử Trần Trung Tá.
- Gv đọc mẫu.
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm trong nhóm 4.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Vận dụng (Củng cố) : Tổng kết bài - nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc - chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Chính tả (nhớ-viết)
TIẾT 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài " Truyện cổ nước mình", trình bày sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. HSHTT nhớ viết được 14 dòng đầu của bài thơ, HSCHT viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thơ lục bát.
- Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng ( phát âm đúng) các tiếng có âm đầu r/d/gi.
1.2. Năng lực chung: HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất: Giáo dục hs có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, vở, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2: Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
2.2.Hướng dẫn nhớ - viết 
- Gọi hs đọc thuộc bài viết: 2 hs đọc. Cả lớp đọc 1 lần.
Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?Vì truyện cổ sâu sắc, nhân hậu.
- Tổ chức cho hs tự viết bài vào.
- Gv đọc cho hs soát bài.Đổi vở soát bài theo cặp.
- Thu nhận xét 5 - 7 bài và nhận xét chung, rút kinh nghiệm.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
3.1. Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, 3 hs làm vào bảng nhóm để chữa. Các từ cần điền : gió thổi - gió đưa - gió nâng cánh diều
- Gọi hs đọc câu văn đã điền hoàn chỉnh.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Vận dụng (Củng cố):: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
GV nhắc nhở HS thực hiện tốt ATGT và phòng chống dịch covid
Ngày soạn:24/9/2021 
Ca dạy sáng Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2021
Thể dục
TIẾT 7. ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , TRÁI, ĐỨNG LẠI.
TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- HS thực hiện cơ bản đúng các động tác ĐHĐN: Đi đều, trái, vòng phải đứng lại một cách nhanh nhẹn, dứt khoát.
- HS biết cách chơi và chơi đúng luật, nhanh nhẹn trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
1.2. Năng lực chung: Học sinh tự giác tham gia tập luyện.
2. Phẩm chất: Các em tự tin khi thực hiện các động tác trước lớp.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: sân thể dục
- Phương tiện: còi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
a) Ổn định lớp 
GV phổ biến nội dung bài học
xxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxx
∆
b) Khởi động
- Chạy vòng tròn.
- Xoay các khớp: cổ tay cổ chân, vai , gối, hông ...
- Ép dây chằng: dọc, ngang.
- GV cử học sinh hô cho lớp tập
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ
- Đi đều, trái, vòng phải đứng lại
- GV cử học sinh hô cho lớp tập
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
b) Trò chơi
- Bịt mắt bắt dê
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi. 
- HS thực hiện GV quan sát, nhắc nhở.
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Thả lỏng: Một số động tác thả lỏng hồi tĩnh
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá, phổ biến ngắn ngọn cho HS.
- Dặn dò.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Toán
TIẾT 17: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 ( với x là số tự nhiên).
- HSHT làm được bài tập 1, 2, 3, bài 4 (phần a), các phần còn lại hoàn thành vào buổi chiều. HS HTT làm được bài tập giao thêm.
1.2. Năng lực chung: Các em thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh biết tự chịu trách nhiệm về các công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác nếu làm sai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
- HS: Bảng con, SGK, vở, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2:Bài mới 
* Giới thiệu bài 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
3.1.Bài 1: Viết số
Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, đọc kết quả trước lớp.
a) Số bé nhất có 1 chữ số là số nào? (2 chữ số, 3 chữ số?)
b) Viết số lớn nhất có 1 chữ số? (2 chữ số; 3 chữ số?)
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
3.2.Bài 2- Hs đọc yêu cầu và thảo luận trong nhóm 
- Gọi hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Chữa bài , nhận xét.
3.3.Bài 3: Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
- HS nêu yêu cầu.
- Làm như thế nào điền được chữ số thích hợp vào ô?
- HS làm bài cá nhân, GV quan sát và trợ giúp.
- Gv nhận xét.
3.4.Bài 4. Tìm số tự nhiên x .
- Yêu cầu học sinh hãy nêu những STN bé hơn 5.
- GVHD cách trình bày dạng bài tìm x<5.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở
- Chữa bài, nhận xét.
a) Tìm x biết x < 5
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2 ; 3; 4.Vậy x là : 0; 1; 2; 3; 4
b) Tìm x biết: 2 < x < 5
Số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là: 3; 4
Vậy x là : 3 ; 4
3.5.Bài 5: Tìm số tròn chục biết 68 < x < 92
- Thế nào là số tròn chục?
- Tổ chức cho hs làm bài như bài 4.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ để chữa bài.
Các số tự nhiên lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92 là: 69; 70; 71; ...; 91.
Vì x là số tròn chục nên x là : 70; 80; 90.
4. Vận dụng (Củng cố): Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
LỊCH SỬ
TIẾT 4: NƯỚC ÂU LẠC
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1 Năng lực đặc thù
- HS biết: Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang. Biết phân tích tư liệu lịch sử để thấy nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
1.2. Năng lực chung:
- Tích cực, chủ động tham gia trao đổi bài với bạn, mạnh dạn trả lời câu hỏi và trình bày ý kiến trước lớp.
2. Phẩm chất:
- HS có ý thức học tập, đề cao ý thức cảnh giác trước kẻ thù.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Lược đồ H1, H2 SGK /tr 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Kinh đô ..?
- Mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2.Nội dung chính
 * Sự ra đời của nước Âu Lạc.
( GV cho HS đọc thông tin SGK, TLCH).
- Nêu hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc?
GV cho HS xác định trên lược đồ hình 1 khu vực Cổ Loa.
 GV cho HS xác định trên lược đồ hình 2 khu di tích Cổ Loa.
* Tìm hiểu về những thành tựu quốc phòng của người dân Âu Lạc.
- Nêu những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc? 
HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân thành công và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- GV cho HS đọc SGK, thảo luận, TLCH.
- GV chốt kiến thức cần nhớ /tr 17.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? 
 - Chuẩn bị bài sau: Nước ta dưới ách dô hộ của phong kiến phương Bắc
Hoạt động của học sinh
-.. khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Mã, sông Hồng, sông Cả...Kinh đô Phong Châu, Phú Thọ...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, đọc thông tin SGK /tr 15, TLCH.
- Năm 318 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược.../tr 15
HS thực hành xác định đối tượng lịch sử trên lược đồ SGK, xác định lại trên lược đồ chung .
HS thực hành xác định kinh đô Cổ Loa trên lược đồ.
- ...kỹ thuật chế tạo vũ khí phát triển, chế tạo được nỏ bắn được nhiều mũi tên...
- Nguyên nhân thành công : Người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng...quân giặc lúc nào cũng bị thất bại/tr 15.
- Nguyên nhân thất bại : Triêu Đà hoãn binh..điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ.../tr16
HS đọc, nhắc lại kiến thức cần nhớ.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Kể chuyện
TIẾT 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện " Một nhà chân chính" theo câu hỏi gợi ý SGK; HSHT kể nối tiếp được các đoạn câu chuyện đến hết, HSHTT kể được toàn bộ câu chuyện có giọng điệu phù hợp.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền.
1.2. Năng lực chung: Các em tích cực hợp tác nhóm.
2. Phẩm chất: Giáo dục hs lòng trung thực, tự trọng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ truyện ở sgk (nếu có)
- HS: Cuốn kể chuyện theo theo tranh, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: Khởi động
 - 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu.
2. Hoạt động 2: Bài mới
2.1.Giới thiệu bài 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người đang la ó, một số người đang dội nước, dập lửa.
- Lắng nghe
2.2.Kể chuyện
Học sinh lắng nghe
2.3. Tìm hiểu truyện
Hoạt động theo nhóm cộng tác.
- Nhận đồ dùng học tập.
- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa vào phiếu của mình ( Nếu sai) 
- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời.
- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
2.4. HS kể chuyện
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau 
( mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi ) 
- 2 lượt HS kể.
- 3 đến 5 HS kể.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu .
 Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
2.5. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
- 3 HS nhắc lại .
- HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện.
3. Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò
Học sinh nêu
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 Giới thiệu Câu chuyện 
- GV kể chuyện lần 1
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
- GV kể lần 2.
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm .
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng.
GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Yêu cầu nào HS làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các HS khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
 Hướng dẫn kể chuyện 
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Qua câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
GV nhắc nhở HS thực hiện tốt ATGT và phòng chống dịch covid
Ngày soạn:24/9/2021 
Ca dạy sáng Thứ tư, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Luyện từ và câu
TIẾT 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa với nhau tạo thành từ ghép; phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau tạo thành từ láy.
- Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy đơn giản, tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho.
1.2. Năng lực chung: Các em cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất: Học sinh trau dồi thêm tinh thần ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ, phấn màu.
- HS: SGK, vở, bút, ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Dạy và học bài mới
2.1. Giới thiệu 
2.2. Tìm hiểu ví dụ 
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn ví dụ. Học sinh đọc ví dụ
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi:
- Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
- Những từ nào do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau? GV kết luận.
2.3. Ghi nhớ : Thế nào là từ ghép, từ láy cho ví dụ?
 3. Luyện tập 
3.1.Bài 1- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
- Gv quan sát, trợ giúp.
- Học sinh trình bày
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương.
3.2.Bài 2- Giáo viên cho học sinh làm nhóm
- Quan sát, trợ giúp kịp thời các nhóm gặp khó khăn.
- Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng (Củng cố): Từ ghép, từ láy là gì? Cho ví dụ.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Tập đọc
TIẾT 8: TRE VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt nam. Qua tượng trưng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- HSCHT đọc trôi chảy cả bài thơ; HSHT thuộc khoảng 8 dòng thơ, HHTT thuộc cả bài thơ tại lớp.
1.2. Năng lực chung: Các em tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn đọc.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Ngón tay nhúc nhích" nhằm tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập.
- Quản trò hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho cả lớp chơi.
- Chia sẻ: Sau khi chơi bạn cảm thấy thế nào? Bạn học được điều gì qua trò chơi này? Hs cùng chia sẻ cảm nghĩ.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu bài 
2.2.Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, HS khác lắng nghe và đọc thầm theo.
- Gợi ý HS chia đoạn (4 đoạn)
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS(GV) đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe và đọc thầm theo.
2.3.Tìm hiểu bài 
- HS đọc đoạn 1 và tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam.
- HS đọc đoạn 2, 3:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4:
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
+ Nội dung của bài? ( Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre)
2.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc nơi tiếp 3 đoạn của bài.
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc đúng từng đoạn.
- Kết luận giọng đọc đúng.
- Tìm đoạn mà các em yêu thích để luyện đọc diễn cảm.
- Viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc ra bảng phụ.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn Nòi tre đâu chịu mọc cong.....màu tre xanh.
+ GV đọc mẫu . Yêu cầu luyện đọc diễn cảm trong nhóm 2.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Vận dụng (Củng cố) : 
- Tổng kết bài - Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS về nhà luyện đọc - Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
GV nhắc nhở HS thực hiện tốt ATGT và phòng chống dịch covid
Ngày soạn:24/9/2021 
Ca dạy chiều Thứ tư, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Toán
TIẾT 18: YẾN, TẠ, TẤN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị bé).
- Biết thực hiện các phép tính với đơn vị đo khối lượng.
- HSCHT nắm được cách đổi và làm được bài 1, bài 2 (cột 1).
1.2. Năng lực chung: HS biết vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
2. Phẩm chất: Các em mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- GV: PHT, bảng phụ, bút dạ.
- HS: SGK, vở, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2: Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
2.2.Bài mới 
* Giới Thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Hs quan sát tranh, nêu bài toán bằng lời.
* Giới thiệu đơn vị: tạ, tấn:
- Giới thiệu tương tự như trên.
- Gv nêu VD: Con voi nặng 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 7 yến...
3. Hoạt động 3: Thực hành 
3.1.Bài 1: Viết vào chỗ chấm.
- Tổ chức cho hs làm bài vào PHT và nêu miệng kết quả.
- Hs thực hiện phép tính vào bảng con
- Chữa bài, nhận xét.
3.2.Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gv đọc từng phép tính cho hs làm vào bảng con, 2 hs lên bảng lớp làm bài.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
- Gv chữa bài, nhận xét.
3.3.Bài 3: Tính.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở, đọc kết quả.
- 2 HS làm bài vào bảng phụ để chữa bài
- GV cùng HS chữa bài, NX.
3.3.Bài 3: Giải bài toán.
 -Học sinh đọc bài toán và phân tích bài trong nhóm.
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài.
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét một số bài trên vở và nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
4. Vận dụng (Củng cố): 
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Tập làm văn
TIẾT 7: CỐT TRUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Nắm được thế nào là một cốt truyện và 3 phần cơ bản của một cốt truyện (Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện. (HSHT kể được bằng miệng câu chuyện "Cây khế").
1.2. Năng lực chung: Các em có khả năng tự học cần sự giúp đỡ.
2. Phẩm chất: 
- Các em có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
- HS: SGK, vở, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Bài mới
2.1.Giới thiệu bài 
2.2.Phần nhận xét 
2.1.Bài 1 Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.
BT1: Nêu những sự việc chính trong truyện " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"?
- Nhóm 4 hs làm bài và trình bày theo ý hiểu cá nhân.
1. Dế Mèn gặp Nhà...ngồi khóc
2. Dế Mèn hỏi, Nhà...kể sự tình.
3. Dế Mèn cùng Nhà Trò đi đến chỗ bọn Nhện.
4. Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai quát... 
5. Bọn Nhện sợ phải nghe theo.
2.2.Bài 2: Cốt truyện là gì? (Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện).
- Gợi ý để HS nêu được khái niệm.
- Gv kết luận.
2.2.Bài 3: Cốt truyện gồm mấy phần? Tác dụng của mỗi phần?
- Gv nhận xét.
*Ghi nhớ: Gọi hs đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
3.1.Bài 1: Sắp xếp các sự việc chính thành một cốt truyện.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Gọi hs nêu miệng kết quả. (b - d - a - c - e - g).
- Gv chữa bài, nhận xét.
3.2.Bài 2: Kể truyện " Cây khế"
- Tổ chức cho hs tập kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gv nhận xét, khen ngợi hs.
4. Vận dụng (Củng cố):: 
- Hệ thống nội dung bài.
 - Dặn dò giờ sau
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
Thể dục
TIẾT 8. TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU, ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù : 
- Hs biết cách tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- HS thực hiện cơ bản đúng các động tác ĐHĐN: Đi đều, vòng trái, vòng phải đứng lại một cách nhanh nhẹn, dứt khoát.
- HS biết cách chơi và chơi đúng luật, nhanh nhẹn trò chơi “Bỏ khăn”.
1.2. Năng lực chung: Học sinh tự giác tham gia tập luyện.
2. Phẩm chất: Các em tự tin khi thực hiện các động tác trước lớp.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: sân thể dục
- Phương tiện: còi, khăn sạch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: Phần mở đầu
1.1. Ổn định lớp 
GV phổ biến nội dung bài học
1.2.Khởi động
- Chạy vòng tròn.
x
x x
x x
x ∆ x
x x
x x
x
- Xoay các khớp: cổ tay cổ chân, vai , gối, hông ...
- Ép dây chằng: dọc, ngang.
- GV cử học sinh hô cho lớp tập
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
2. . Hoạt động 2: Phần cơ bản
2.1.Đội hình đội ngũ
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ GV hướng dẫn người chỉ huy và cả lớp cách tập hợp hàng ngang: hiệu lệnh, vị trí, 
+ HS thực hành luyện tập: 3 lần.
- Đi đều, trái, vòng phải đứng lại
- GV cử học sinh hô cho lớp tập
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
2.2.Trò chơi: “Bỏ khăn”
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi. 
- HS thực hiện GV quan sát, nhắc nhở.
3. . Hoạt động 3: Phần kết thúc: 
Thả lỏng: Một số động tác thả lỏng hồi tĩnh
- Nhận xét, đánh giá- Dặn dò.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
....................................................................................................................
GV nhắc nhở HS thực hiện tốt ATGT và phòng chống dịch covid
Ngày soạn:24/9/2021 
Ca dạy sáng Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Toán
TIẾT 19: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù :
- Biết tên gọi, thứ tự, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng
- HSHT làm bài 1 (phần b), bài 2, bài 3(cột 1) và bài 4. HSHTT hoàn thành bài tập SGK, trình bày khoa học, sạch đẹp, HSCHT nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng trong bảng, làm được bài tập 1 (2 cột đầu), bài 2 (1 cột), bài 3 (1 cột).
1.2. Năng lực chung:Các em có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng học tập.
2. Phẩm chất: Học sinh thực hiện tốt về quy định học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng phụ cho phần bài mới
- HS: SGK, vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Bài mới 
2.1.Giới thiệu bài 
2.2. Giảng bài 
* Giới thiệu về Đề - ca - gam:
- GV yêu cầu Hs nêu các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Giới thiệu: Để đo các khối lượng nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đo Đề ca gam.
- Đề - ca - gam viết tắt: dag
1 dag = 10 g ; 10 g = 1 dag
* Giới thiệu về Héc- tô - gam:
( Cách giới thiệu tương tự như trên)
1 hg = 10 dag = 100 g.
So sánh đơn vị dag và hg với kg.
* Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
HD hs viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng. Nêu mqh giữa hai đơn vị đo k lượng liền kề
3. Hoạt động 3: Thực hành 
3.1.Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3.2.Bài 2: Tính.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
3.3.Bài 3: > ; < ; =.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, 2 hs lên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
3.4.Bài 4: Giải bài toán.
+ Trước khi tìm khối lượng của cả bánh và kẹo ta phải làm gì?
- Tổ chức làm bài cá nhân
- Chữa bài, nhận xét.
4. Vận dụng (Củng cố) Hệ thống nội dung bài.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
...................................................................................................................
Luyện từ và câu
TIẾT 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù :
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ láy và từ ghép để nhận ra từ láy và từ ghép trong câu, trong bài. Nắm được 3 mô hình cấu tạo từ láy. (BT2 với HSHT chỉ yêu cầu hoàn thành từ trong 1 phần của bài).
- Rèn kĩ năng nhận biết và tạo từ ghép, từ láy.
1.2. Năng lực chung:
- Các em biết vận dụng điều đã học vào giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: Giáo dục HS tự tin trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng nhóm ghi sẵn nội dung bài tập 2; 3.
- HS: SGK, vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập 
3.1.Bài 1: So sánh hai từ ghép sau.
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Nhóm 2 hs thảo luận, nêu miệng kết quả.
- Gv chữa bài, nhận xét.
3.2.Bài 2: Viết từ ghép đã cho vào bảng phân loại từ ghép.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm.
- Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Từ ghép phân loại: đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay
Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đồng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc
- Chữa bài, nhận xét.
3.3.Bài 3: Xếp từ các láy vào nhóm thích hợp.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt .
- Gọi hs đọc kết quả.
- Gv nhận xét.
4. Vận dụng (Củng cố) Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh:.........................................................................................................
..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_01_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.docx