Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về biểu đồ tranh, biểu đồ cột

2. Kĩ năng

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

3. Phẩm chất

- HS có Phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: BT 1; 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Các biểu đồ trong bài học.

 - HS: Vở BT, SGK,

 

docx 28 trang xuanhoa 12/08/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2022
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về biểu đồ tranh, biểu đồ cột
2. Kĩ năng
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: BT 1; 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Các biểu đồ trong bài học.
 - HS: Vở BT, SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu:- HS đọc được các thông tin trên biểu đồ tranh, biểu đồ cột
 - So sánh được các thông tin
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Bài 1: 
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
+Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
+Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ 4?
+ Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
Bài 2: 
- GV gọi hs đọc yêu cầu đề 
- HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (8-10 bài) 
- Chốt lại cách tìm số TBC
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS ht sớm)
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
+ Nêu bề rộng của cột.
+Nêu chiều cao của cột.
 -GV chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2-Lớp
+ Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp.TBHT điều hành hoạt động báo cáo
+ Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100m x 4 = 400m
+Đúng, vì: Tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
+Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là: 
 300m – 200m = 100m 
+Điền đúng.
+Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
Cá nhân-Lớp
- Hs đọc yêu cầu đề 
- 1, 2 hoc sinh lên làm bảng lớp 
- HS đối chiếu và chữa bài
a/ Tháng 7 có 18 ngày mưa
b/ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15-3= 12 ( ngày )
c/ Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 ( ngày )
- HS đọc yêu càu đề
-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
+Tháng 2 và tháng 3.
+Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
+Cột rộng đúng 1 ô.
+ Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- HS vẽ vào sách bằng bút chì
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
TẬP ĐỌC
CHỊ EM TÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng,...
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện, phân biệt được lời các nhân vật
3. Phẩm chất
- GD HS tính trung thực và lòng tự trọng
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*KNS:Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự cảm thông; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới
-TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể nhẹ nhàng, chú ý phân biệt lời của các nhân vật
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1: Dắt xe ra cửa.....tặc lưỡi cho qua.
+Đoạn 2: Cho đến một hôm.......nên người.
+Đoạn 3: Từ đó......tỉnh ngộ.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tặc lưỡi, giận dữ, phỗng, thỉnh thoảng, ráng.)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc (nhóm 6)
+ Cô chị xin phép cha đi đâu?
+ Cô có đi thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối cha như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô đã nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Phẩm chất của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Phẩm chất của ba lúc đó như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
GDKNS : chúng ta không nên nói dối, đối với các em còn là học sinh chúng ta cần phải tập những đức tính tốt không nên nói dối với gia đình mình bạn mình và những người xung quanh
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cô xin phép cha đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi
+ Cô chị đã nói dối cha rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu. Nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. 
+Cô rất ân hận nhưng rồi cũng tặc lưỡi cho qua.
+Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
1. Nhiều lần cô chị nói dối ba.
+ Cô bắt trước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim lại đi lướt qua mặt bạn chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối thì hết sức giận dữ .
+Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho thật giỏi.
2. Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
+Vì cô em bắt trước chị mình nói dối. Vì cô biết mình là tấm gương xấu cho em. Cô sợ mình chểnh mảng học hành khiến ba buồn.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
* Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình..
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật (lời cô em, lời chị, lời người cha)
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng dụng (1 phút)
- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được Phẩm chất của từng nhân vật
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Đặt tên khác cho câu truyện 
LỊCH SỬ 
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - Nắm được những nét ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
 + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
 + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đón đánh quân Nam Hán.
 + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt chúng.
 + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
2. Kĩ năng
 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Lược đồ trận Bạch Đằng, tranh ảnh. 
 - HS: SGK, vở ghi, bút,..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
+ Hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung
+ Mùa xuân năm 40, . 
+ Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chvận tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất. 
2.Khám phá: (30p)
* Mục tiêu:- Nắm được đôi nét tiêu biểu về Ngô Quyền
 - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền
 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. 
* Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: Tìm hiểu đôi nét về Ngô Quyền 
- GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền: 
a. £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây)
b. £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. 
c. £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán. 
d. £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua. 
- GV nhận xét: Đáp án đúng: a, b, c. 
- GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền. 
- GV nhận xét và bổ sung: Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền mới xưng vương. 
HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận BĐ
+ Theo em nguyên nhân nào dẫn đến trận Bạch Đằng? 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ theo lược đồ
* GV: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938). 
 - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: 
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
* GV: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. 
3. Hoạt động vận dụng (1p).
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Cá nhân
- HS đọc SGK (phần chữ nhỏ)
- HS điền dấu x vào trong PHT của mình, sau đó giơ thẻ màu theo quy ước với mỗi phương án.
- Vài HS nêu: NQ là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc. 
Nhóm 4- Lớp
+ Được tin Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền báo thù nước ta. 
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh. 
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. 
+ Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên . không lùi được. 
+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tủ trận, quân Nam Hán thất bại. Ta hoàn toàn thắng trận. 
- HS thuật. 
Nhóm 2 – Lớp
- HS các nhóm thảo luận và trả lời. 
+ Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương. 
+ Chấm dứt hơn 1000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. 
- Tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền. 
Thứ ba ngày 15 tháng 03 năm 2022
CHÍNH TẢ
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Hiểu nội dung đoạn cần viết
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu s/x, các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
- Tính trung thực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
* Cách tiến hành: Cả lớp cùng đvận dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Baby Sharp.
- GV dẫn vào bài.
- HS cùng hát kết hợp với vận động dưới sự điều hành của TBVN
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày đoạn văn.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoan cần viết
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Nhà văn Ban- dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống, ông là người như thế nào?
- Giáo dục HS tính trung thực
- 1 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.
- Hs viết nháp từ khó: Pháp, Ban-dắc, thẹn, ấp úng 
- HS đọc từ viết khó 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc thầm
3. Viết bài chính tả: (20p)
* Mục tiêu: Hs viết tốt đoạn chính tả do GV đọc. Trình bày sạch, đẹp, đúng hình thức đoạn văn
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài
- GV giúp đỡ các HS M1, M2
- Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở.
- HS viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được "l/n
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2: 
Bài 3a: Tìm các từ láy:
+ Có tiếng chứa âm s
+ Có tiếng chứa âm x
6. Hoạt động vận dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp các lỗi sai của mình về âm đầu l/n và về thanh hỏi/thanh ngã
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
+sạch sẽ, sạch sành sanh, sặc sỡ, sáng suốt, sâu sắc,...
+ xanh xanh, xinh xinh, xinh xắn, xao xác, xúm xít, ....
- Viết lại các lỗi sai của bài chính tả vào sổ tay
- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có tiếng chứa thanh ngã, thanh hỏi
TOÁN
 PHÉP CỘNG - PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
- Học sinh củng cố kiến thức về phép tính cộng các số đến sáu chữ số.
- Củng cố kiến thức về phép trừ các số có 6 chữ số
2. Kĩ năng
- HS biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (dòng 1,3), bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm
 - HS: Sgk, bảng con, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ.
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
*Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2 - Lớp
- Nêu VD: a. 48352 + 21026 
 b. 865279 – 450237
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng 
+ Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
- GV kết luận, chuyển hoạt động
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp, đổi chéo kiểm tra bài
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- Trình bày về
+ Cách đặt tính: các chữ số cùng 1 hàng thẳng cột với nhau
+ Cách tính: Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Hoạt động thực hành:(20p)
* Mục tiêu: - HS thực hành đặt tính và tính chính xác.
 - Vận dụng làm các bài toán liên quan
* Cách tiến hành:.
Bài 1: 
-GV gọi HS đọc yêu cầu đề
-GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài.
+Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (dòng 1+3) Với HSNK yêu cầu làm hết cả bài
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chưa đạt trong lớp.
Bài 3.
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt
Cây lấy gỗ: 325 164 cây
Cây ăn quả: 60 830 cây
Tất cả: cây ?
HD phân tích bài toán
-GV nhận xét, đánh giá 5-7 bài của HS
Bài 1.
 - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4, HĐ vận dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu đề
- 4 HS lên bảng làm bài, 
- HS cả lớp làm bài vào nháp- Nhóm trưởng các nhóm đi kiểm tra kết quả và báo cáo
- HS nêu:
+Cách đặt tính:
+ Cách thực hiện phép tính: 5247 + 2741 (cộng không nhớ) và phép tính 2968 + 6524 (cộng có nhớ)
 4682 2968 5247 3917
- HS làm bài
-Hs đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau
 4685 57696
- 1 HS đọc đề
- HS phân tích bài toán
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Số cây huyện đó trồng được tất cả là:
325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
 Đáp số: 385 994 cây
- HS làm bài vào vở Tự học – Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Đáp án
- Cá nhân- Chia sẻ lớp
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
 987 864 839 084 
 783 251 246 937 
 204 613 592 147
 - Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 
a) x – 363 = 975 
 x = 975 + 363
 x = 1338
b) 207 + x = 815
 x = 815 – 207
 x = 608
- Nêu lại cách đặt tính và tính trong phép cộng
- Giữ nguyên lời văn, bài 3 thay số để tạo ra bài toán mới và giải
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); 
- Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).
- Biết thêm các thành ngữ, tục ngữ về lòng tự trọng, trung thực
2. Kĩ năng
- Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ; 
3. Phẩm chất
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV:Bảng lớp viết sẵn VD của phần nhận xét, giấy khổ to, bút dạ, Từ điển 
(hoặc vài trang pho to), Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1; 2.
 - HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV chuyển ý vào bài mới.
- TBVN điều khiển cho lớp hát tập thể, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa...
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : trung thực.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Kết luận về các từ đúng.
Bài 2. Đặt câu 
- Nhận xét, chữa:
+ Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?
Bài 3: Tìm nghĩa của từ : tự trọng
- Tổ chức cho hs tự tìm từ hoặc mở từ điển tìm nghĩa của từ theo yêu cầu .Nêu miệng kết quả.
+ Tìm các từ đúng với nghĩa của các ý a,b,d?
Bài 4: Tìm thành ngữ, tục ngữ.
- TBHT điều hành báo cáo:
+Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng trung thực 
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào hoặc lòng tự trọng?
- HD hs giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ trên.
* GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm. VD: 
+ Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực. 
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ. 
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Hs đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 4 –báo cáo trước lớp
Đáp án:
Từ cùng nghĩa với
Trung thực
Từ trái nghĩa với
Trung thực
thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, chính trực, bộc trực..
gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, lừa bịp, lừa đảo...
- HS giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai) với mỗi trường hợp.
 Cá nhân-Nhóm 2-Lớp
- HS đặt câu cá nhân – Đổi chéo vở kiểm tra và báo cáo trước lớp
- 1 HS đặt câu trên bảng
+ Về hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
+ Về nội dung: Diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa
- Hs mở từ điển làm bài cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình (ý c)
+ a) tự tin b)tự quyết c) tự kiêu
- HS làm N4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng trung thực: a, c, d
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : b, e.
- HS lắng nghe.
- HS đặt câu để hiểu sâu hơn nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ BT4
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về tính trung thực, tự trọng
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, ) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
2. Kĩ năng
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
* HS năng khiếu: + Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên
 + Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,...
3. Phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* GD BVMT:
-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 +Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
-Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi vàt trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
* GD SDNLTK & HQ:
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 + Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột (nếu có).
 -HS: Tranh ảnh - HS: Vở, sách GK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
+ Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên? 
+ Trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên có gì độc đáo?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:
+ Dân tộc Ba na, Ê- đê, Xơ đăng, Gia rai,....
+ Nam quấn khố, nữ mặc váy hoa văn. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ hội cồng chiêng,...
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN
 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
HĐ 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan: 
- GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hay cây rau màu?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu )
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- GV sửa chữa, hoàn thiện phần trả lời. 
* GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đóng cvận lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê). 
+ HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
GV: Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, che, hồ tiêu... 
+ Cà phê Buôn Ma Thuột có chất lượng như thế nào?
 - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột )
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
* GV: Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng là rất quan trọng...
 Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: 
- Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. 
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? 
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
*GV: Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghề truyền thống ở Tây Nguyên. Số lượng trâu, bò, voi là một biểu hiện về sự giàu có, sung túc của các gia đình ở Tây Nguyên. 
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- Liên hệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - BVMT
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm-Lớp
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp. 
+Cây cà phê được trồng nhiều nhất. 
 + Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan. 
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK 
- Buôn Ma Thuột là vùng chuyên trồng cà phê (nơi đây cây trồng chủ yếu là cây cà phê)
- HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ. 
+ Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. 
- HS quan sát.
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. 
+ Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây. 
Cá nhân – Lớp
+ Trâu, bò, voi. 
+ Bò được nuôi nhiều nhất. 
+ Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa (hình3)
- Lắng nghe
- Diễn hoạt cảnh: Chú voi con ở Bản Đôn.
Thứ tư ngày 16 tháng 03 năm 2022
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ý nghĩa của chuyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính trung thực
- Bồi dưỡng lòng ham đọc sách
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV:- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
 - HS: - Truyện đọc 4, SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính
- GV dẫn vào bài
- TBHT điều hành kể chuyện và nhận xét. 
2. Khám phá: 8P)
* Mục tiêu:HS lựa chọn được câu chuyện về lòng nhân hậu.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:
+ Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.docx