Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Bài 10: gà trống và cáo

 La Phông - Ten

 (Nguyễn Minh Lược dịch)

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui , dí dỏm.

- Hiểu ý nghĩa : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông min như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.(trả lời được các CH, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng.

*Giỏo dục quốc phũng và an ninh: Phải cú tinh thần cảnh giỏc mới cú thể phũng và trỏnh được nguy hiểm.

II. đồ dùng dạy- hoc:

GV, HS: Tranh minh hoạ (SGK)

III. các hoạt động dạy- học

A :KTBC 5’: GV y/c 2 HS nối tiếp đọc truyện Những hạt thóc giống và nêu nội dung bài học

- GV nhận xét

B : Bài mới. 33p

 

doc 29 trang xuanhoa 12/08/2022 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Soạn ngày 26/9/2021
 Dạy ngày thứ 2 ngày 27/9/2021
 Tiết 1: tập đọc
Bài 10: gà trống và cáo
 La Phông - Ten 
 (Nguyễn Minh Lược dịch)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui , dí dỏm.
- Hiểu ý nghĩa : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông min như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.(trả lời được các CH, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng.
*Giỏo dục quốc phũng và an ninh: Phải cú tinh thần cảnh giỏc mới cú thể phũng và trỏnh được nguy hiểm.
II. đồ dùng dạy- hoc:
GV, HS: Tranh minh hoạ (SGK)
III. các hoạt động dạy- học 
A :KTBC 5’: GV y/c 2 HS nối tiếp đọc truyện Những hạt thóc giống và nêu nội dung bài học
- GV nhận xét 
B : Bài mới. 33p
1. Giới thiệu bài 2’: GV dùng tranh minh hoạ -HS quan sát
2.Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:23’
a, Luyện đọc:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài thơ: 2-3 lượt
Đoạn 1:Tứ đầu đến ''tỏ bày tình thân''
Đoạn 2: sáu dòng tiếp theo
Đoạn 3: bốn dòng cuối
GV giúp HS luyện đọc và tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới
 - HS luyện đọc trong cặp.
 - Một , hai em đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm đoạn một (10 dòng thơ đầu)
 +Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? (Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cáo cho Gà biết tin tức mới :từ nay ... tỏ bày tình thân )
 + Tin tức cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? (Đó là tin Cáo bịa ra để lừa ăn thịt )
 - HS đọc thành tiếng đoạn hai,(6 dòng tiếp theo) trả lời câu hỏi 
+ Gà tung tin để làm gì ? (Cáo rất sợ chó săn lộ mưu gian )
 - HS đọc thầm đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi:
 + Thái độ của cáo như thế nào khi nghe lời gà nói? (Cáo khiếp sợ ... bỏ chạy )
 + Thấy cáo bỏ chạy, thái độ của gà ra sao? (Gà khoái chí cười ... )
 + Theo em, gà thông minh ở điểm nào? (Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo,mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, lại thông báolại cho Cáo biết có chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi bỏ chạy.) 
- HS đọc câu 4, lựa chọn ý đúng. (ý 3: Khuyên người ta đừng vội tin lời ngọt
 ngào ).
- Qua cõu chuyện này em hóy rỳt ra nội dung bài học ?
- HS rỳt ra ND bài học :
 Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ .8’ 
 - Ba HS nối tiếp đọc ba đoạn thơ. GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện đúng (đọc diễn cảm) 
 - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn một, hai theo cách phân vai. 
 - HS nhẫm đọc thuộc lòng bài thơ. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi học thuộc lòng.
( khoảng 10 dòng)
-Vài HS thi đọc 
- GV nhận xét khen ngợi
3. Củng cố dặn dò: 2’
 - HS nhận xét về Cáo và Gà trống.
 - Nhắc HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 2: THỂ DỤC (Thầy Lưu)
Tiết 3 : Toán
$ 23: luyện tập
 I. Mục tiêu:
 -Tính được TBC của nhiều số.
-Bước đầu biết giải bài toán về tìm số TBC.
-HSTTT: Làm thờm BT 4,5
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A .KTBC :5’
-Nêu cách tìm số trung bình cộng.
-Chữa BT 2- SGK
-GV nhận xét 
B .Bài mới (33’)
1. GTB: GV giới thiệu bài và ghi bảng 2’
2. Luyện tập:31’
Bài 1: HS nêu y/c của bài, tự làm vào vở.
-HS lên bảng làm bài và chữa bài.
-Khi chữa bài GV y/c HS nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số
Bài 2: HS tự làm bài vào vở. Một em làm bài trên bảng.
Đọc và chữa bài.
Bài giải
Tổng số người tăng thên trong 3 năm là:
96 + 82 + 71 = 249(người)
Trunh bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là:
249 : 3 = 83 (người
Đáp số: 83 người
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài, tự làm và chữa bài.
GV hướng dẫn HS tìm số đo chiều cao của 5 HS,sau đó tìm TB số đo chiều cao của mỗi HS
Bài 4: HSTTT tự làm bài và chữa bài.
	VD:	Bài giải
 Số tạ thực phẩm do 5 ô to đi đầu chuyển là:
36 x 5 = 180 (tạ)
Số tạ thực phẩm do 4 ô tô đi sau chuyển là “
45 x 4 =180 (tạ)
Số tạ thực phẩm do 9 ô tô chuyển là :
180 +180 =360 (tạ)
Trung bình mỗi ô tô chuyển được là:
360 : 9 =40 (tạ)
40 tạ = 4 tấn
Đáp số: 4 tấn
Bài 5:HSTTT : Tìm tổng của hai số: 9 x 2 = 18
 Số cần tìm là: 18-12= 6
3. Củng cố, dặn dò.2’
GV nhận xét tiết học
HS về học bài CB bà 
Tiết 4: Toán
 $24: biểu đồ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
- Bài tập cần làm: BT1,BT2a,b
- HSTTT : làm thờm BT 2c.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Biểu đồ tranh ''Các con của năm gia đình''; '' Các môn thể thao khối lớp bốn tham gia'' vẽ sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC 5’ : Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm ntn ?
 -1 HS nêu - GV nhận xét
- 2 HS làm .Tìm số TBC của các số sau 34 và 56 , 23 ;27 và 10
-GV nhận xét 
B. Bài mới. - GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng 2’
 1. Làm quen với biểu đồ tranh 13’
 - GV cho HS quan sát biểu đồ tranh''Các con của năm gia đình'' treo trên bảng. Chỉ gọi chung là biểu đồ.
 - Dùng hệ thống câu hỏi, giúp HS đưa ra nhận xét:
- Biểu đồ có mấy cột ? cột bên trái ghi những gì ? cột bên phải ghi những gì ?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi 
- Gv nhắc lại vừa nói vừa chỉ vào biểu đồ.
- Biểu đồ có mấy hàng ?hàng thứ nhất viết gì ? hàng thứ hai viết gì ? ...
- HS nhìn và trả lời các câu hỏi.
- GV nhắc lại chỉ vào bảng
 - HS đọc các số liệu trên biểu đồ.
2. Thực hành:18’
Bài 1: GV cho HS quan sát biểu đồ '' Các môn thể thao khối lớp bốn tham gia''
GV hỏi để HS đọc và nhận xét được các số liệu trên biểu đồ.
HS quan sát và trả lời các câu hỏi a,b,c,d,e,
Bài 2: GV cho HS tìm hiểu, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. Hai em làm bài trên bảng.
a/ Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch được năm 2002 là:
10 x 5 = 50 (tạ )
50 tạ = 5 tấn
b/ Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch được năm 2000 là:
10 x 4 = 40 ( tạ )
Số thóc năm 2002 nhiều hơn số thóc năm 2000 là :
50 - 40 = 10 (tạ )
- Nhận xét, chữa bài.
- HSTTT nêu cách làm câu c -GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học
- HS tập xem và đọc các biểu đồ trong SGK.
 Tiết 5 Chính tả
$ 5: nghe viết: những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng bài tập 2 a.- HSTTT làm thờm bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ viết sẵn BT2 a
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A .KTBC 5’ : 2 HS lên bảng viết các từ sau :lâng lâng,rong ruổi,giục giã
 -GV nhận xét 
B. Bài mới(35’)
1. Giới thiệu bài: 2’ 
- GVGT trực tiếp và ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS nghe- viết: 23’
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK. HS theo dõi.
- HS đọc lại bài. Đọc thầm và ghi nhớ những tiếng có âm đầu , vần dễ lẫn.
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài CT một lượt .HS soát bài.
- GV chấm và chữa một số bài.Trong khi đó,từng vặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.GV nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:8’
BT 2: a, GV treo bảng, HS đọc nội dung bài.
- Một em làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào
- Đọc và chữa bài.
( lời giải - nộp bài - lần này - làm em - lâu nay - lòng thanh thản - làm bài )
BT3: HSTTT đọc lần lượt từng câu đố và giải câu đố đó.
-GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn ghi nhớ chính tả.
 Soạn ngày 26/9/2021
 Dạy ngày thứ 3 ngày 28/9/2021
Tiết 1 Toán
$25: biểu đồ ( Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc số thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài tập cần làm: BT1,2a
- HSTTT: BT 2 b.
II. Đồ dùng dạy - học:
-GV : Biểu đồ cột về''Số chuột bốn thôn đã diệt được'' vẽ trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A . KTBC : 5’ 
- GV kiểm tra lại bài tập 1 ( tiết 23 )
B . Bài mới : 33p
1 . GKB : Gv giới thiệu trực tiếp 2’
2 . Nội dung : 13’ 
* Làm quen với biểu đồ cột
GV cho HS quan sát biểu đồ về''Số chuột bốn thôn đã diệt được'', hỏi để HS tự phát hiện:
- Hang dưới của biểu đồ ghi gì ? (Tên của bốn thôn).
- Các số ghi ở bên trái của biểu đồ biểu thị gì ? ( bbiểu thị số chuột )
- ý nghĩa của mỗi cột ? ( mỗi cột biểu thị số chuột của thôn đó đã diệt ).
- Cách đọc số liệu.(HS đọc -GV nhận xét )
- Cột cao hơn biểu thị số chuột nhiều hơn.
- Trong 4 thôn ,thôn nào diệt được nhiều chuột nhiều nhất ? -Thôn nào diệt được ít nhất ? HS nhìn vào biểu đồ nêu - GV nhận xét chốt ý
3. Thực hành:18’
Bài 1:
- HS nêu y/c của bài. Làm bài vào vở và chữa bài
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK -HS cùng GV nhận xét chữa bài
Bài 2:
- HS nêu y/c và làm bài vào vở.
- HS quan sát vào biểu đồ trả lời câu hỏi a -GV nhận xét chữa bài
HS làm bài vào vở .
- HSTTT : nhìn vào biểu đồ trả lời câu b
VD : Số lớp Một của năm học 2003 -2004 nhiều hơn năm học 2002 -2003 là :
6 -3 = 3 (lớp )
4. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học
- Dặn tập đọc biểu đồ trong vở BT
Tiết 2 Tập làm văn
 $ 10: đoạn văn trong bài văn kể chuyện 
I. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo lập một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 2’- GV giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng
2. Phần Nhận xét:13
Bài tập 1, 2: HS đọc nội dung và nêu y/c của BT1, 2
- HS đọc thầm truyện "Những hạt thóc giống''. Các nhóm thảo luận, làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung.
(BT 1, 2: Những sự việc tạo nên cốt truyện ''Những hạt thóc giống''
SV1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi,nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn : nếu ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho- Được kể trong đoạn 1
SV2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.- Được kể trong đoạn 2
SV3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.- Được kể trong đoạn 3
SV4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm và quyết định truyền ngôi cho Chôm.- Được kể trong đoạn 4.)
- Dờu hiệu chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng,viết lùi vào một ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
Bài tập 3: HS nêu câu hỏi và trả lời. Rút ra kết luận.( Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.)
- GV dúp HS rút ra ghi nhớ
3.Phần Ghi nhớ:3’
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Phần Luyện tập:15’
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài 
- GV nhấn mạnh y/c để HS nắm được y/c của bài tập
- HS tưởng tượng và làm bài cá nhân.
- Một số em đọc đoạn văn mình vừa hoàn chỉnh.
- Nhận xét, chấm một số đoạn văn.
5. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học
- Y/c HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
Tiết 3 Luyện từ và câu
$ 10: danh từ
I. Mục tiêu:
-Hiểu danh từ là các từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng.).
-Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III )
- Khụng học DT chỉ khỏi niệm,chỉ đơn vị. Chỉ làm BT 1,2 phần nhận xột
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 1,2 (phần Nhận xét)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- HS làm BT 1,2 tiết trước.
- HS viết trên bảng những từ cùng nghĩa với ''trung thực'', trái nghĩa với ''trung thực''
- GV nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 2’
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lờn bảng.
2. Phần Nhận xét: 28’
Bài tập 1:-
HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- GV phát phiếu cho các nhóm HS.
- HS thảo luận và gạch dưới các từ chỉ sự vật trong câu.
(truyện cổ,cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắmg, mưa,con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông,con sông, chân trời, truyện cổ, ông cha)
Bài tập 2: 
Thực hiên tương tự BT 1
- Từ chỉ người: ông cha, cha ông
- Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
- ( giảm )Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời
- ( giảm )Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng
3. Phần Ghi nhớ: 3’
- HS nêu định nghĩa DT
-2,3 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.Lớp đọc thầm
4. Phần Luyện tập: Giảm tải
5. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các DT chỉ đơn vị, hiện tượng tự nhiên, các khái niệm gần gũi.
Tiết 4 Địa lí
Bài 4 : trung du bắc bộ
 TÂY NGUYấN
I. Mục tiêu:
 -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:
 Vùng đồi với đỉnh tròn,sườn thoải,xếp cạnh nhau như bát úp.
 -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
 +Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng thung du.
 +trồng rừng được đẩy mạnh.
 -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi,ngăn cản tình trang đất đang bị xấu đi.
 - HSTTT : Nêu được quy trình chế biến chè.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Sưu tầm tranh, ảnh về vùng trung du Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. KTBC 5’
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? - HS trả lời - GV nhận xét 
B. Bài mới (33’) 
1. GTB 2’ 
- GV giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
2 . Nội dung.31’
* Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về vùng trung du BB và đọc SGK trả lời các câu hỏi:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? ( là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải )
+ Các đồi ở đây như thế nào(nhận xét về đỉnh, sườn, sự sắp xếp)?
+Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du BB ?
- GV gọi một vài hS trả lời và sửa chữa bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giúp HS chỉ trên bản đồ hành chính VN các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang- những tỉnh có vùng đồi trung du.
* Chè và cây ăn quả ở trung du.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: - Dựa vào mục 2- SGK, HS thảo luận nhóm:
+ Trung du BB thích hợp cho những loại cây gì? (cây ăn quả và cây công nghiệp,đặc biệt là trồng chè )
+ Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
( chè và vải thiều )
+Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên VN?
+ Quan sát hình 3 và cho biết quy trình chế biến chè. - HSTTT nêu GV nhận xét
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung giúp hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Vì sao ở những vùng trung du lại có những nơi đất trống, đồi núi trọc? ( vì rừng đẵ bị khai thác cạn kiệt )
- Để khắc phục tình trạng này, người dân ở đây đã trồng những loại cây gì? ( keo ,trẩu ,sở,... và cây ăn quả )
- Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây.
- GV liên hệ thực tế, GD ý thức bảo vệ rừng.
Tổng kết bài: Trình bày tổng hợp về những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du 
3 . Củng cố - dặn dò : 1’
- GV nhận xét chung tiết học
- HS về học bài - cb bài sau.
Tiết 5: TIẾNG ANH (Cụ Thể)
 Soạn ngày 26/9/2021
 Dạy ngày thứ 4 ngày 29/9/2021
Tiết 1: TIẾNG ANH (Cụ Thể)
Tiết 2: THỂ DỤC (Thầy Lưu)
Tiết 3: Tập đọc
Bài: Nỗi đau dằn vặt của an-Đrây-ca.
I.Mục đích yêu cầu.
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời gnười dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Nỗi đau dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệ với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS: thể hiện sự cảm thông.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa nội dung bài tập đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn nội dung cần luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ.
3 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo". Trả lời câu hỏi:
Hs 1: Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
Hs 2: Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
Hs 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Sử dụng tranh minh họa Giới thiệu bài - Ghi đề.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
Hs: Mở SGK trang 55.Gv: Hướng dẫn chia đoạn:
+ Đoại 1: Từ đầu đến mang về nhà. Đoạn 2: Phần còn lại.
Hs: Nối tiếp nhau đọc toàn bài (3 lượt).
Gv: Chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs.
Hs: 1 - 2 em đọc lại toàn bài - 1 em đọc chú giải.
Gv: Đọc mẫu bài.
* Tìm hiểu bài.
Hs: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
H: Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? (9 tuổi, em sống với mẹ và ông ốm rất nặng).
H: Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em như thế nào? (Nhanh nhẹn đi ngay).
H: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? (Trên đường cậu gặp bạn và cùng đá bóng với bạn, quyên lời mẹ dặn. Mãi sau nhớ ra cậu mới vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà).
H: Đoạn 1 kể với em chuyện gì? (An-đrây-ca mải chơi quyên lời mẹ dặn).
1 hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
H: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? (Mẹ đang khóc, ông cậu đã qua đời).
H: Thái độ của cậu lúc ấy như thế nào? (Cậu ân hận, òa khóc, dằn mặt kể cho mẹ nghe).
H: Cậu tự dằn vặt như thế nào? (Cậu òa khóc, kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe lỗi của mình, vì lỗi đó nên ông mới chết).
H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca).
1 hs đọc toàn bài - Lớp đọc thầm.
H: Đại ý của bài muốn nói lên điều gì?
Đại ý: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân và lỗi lầm của mình.
* Đọc diễn cảm.
2 hs tiếp nối nhau đọc bài - Cả lớp đọc thầm, theo dõi, gv phát hiện giọng đọc của hs, hướng dẫn hs đọc.
Gv: Hướng dẫn hs đọc đoạn: "Bước vào phòng ông ông đã mất lúc con vừa ra khỏi nhà".
Hs: Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
Gv: Gọi 3 - 5 hs đọc thi. Gv nhận xét, ghi điểm.
Gv: Hướng dẫn hs đọc phân vai toàn truyện. (4 hs: Người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca).
Hs: Đọc theo nhóm 4. - Gv gọi 2 - 3 nhóm đọc.
Gv: Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
H: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà học bài.
Tiết 4 Luyện từ và câu
Danh từ chung - danh từ riêng.
I. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu được khái niệm danh từ chung, danh từ riêng (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
II. Đồ dùng dạy học.
Gv: bản đồ tự nhiên Việt Nam, SGK, VBT.
Hs: SGK, VBT vở ghi.
III.Các hoạt động dạy - học.
 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 hs lên bảng. Hs 1: danh từ là gì? Có mấy loại danh từ? Nêu ví dụ?
 Hs 2: Làm bài tập 2/VBT.
Gv nhận xét 
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - Hs nhắc lại.
b) Nhận xét: 15 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng hai em nhắc lại đề.
Bài tập 1: Hs nêu yêu cầu - Lớp đọc thầm
Hs: Thảo luận N2, đồng thời làm vào vở bài tập đại diện nhóm trả lời.
Gv nhận xét kết luận:
Nghĩa
Từ
a. Dòng nước chảy tương đối lớn trên đó có thuyền bè đi lại.
b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía nam nước ta 
c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến .
d. Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh lập ra nhà Lê nước ta .
Sông
Cửu Long
Vua
Lê Lợi
Bài tập 2: HS đọc thầm bài tập so sánh theo N4.
Gv nhận xét kết luận:
 So sánh a với b; c với d:
a. Sông
Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
b. Cửu Long
Tên riêng của 1 dòng sông.
c. Vua 
Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d. Lê Lợi
Tên riêng của một vị vua.
Gv nêu và ghi bảng những tên chung của một loại sự vật nhưn sông, vua gọi là danh từ chung. Những tên riêng của một sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi.
 Bài tập 3: 
Hs: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau. 
Hs: Tự suy nghĩ và trả lời, gv nhận xét kết luận:
Tên chung của dòng sông nước chảy lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng của một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.
Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa . Tên riêng của một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.
c) Ghi nhớ: 2-3 phút.
H: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? 
Yêu cầu 3 - 4 em đọc phần ghi nhớ SGK.
d) Luyện tập: 15 phút.
HS lật vở bài tập trang 36, 37 để làm các bài tập sau : 
Bài tập 1/VBT: Học sinh đọc thầm bài tập rồi trao đổi N2 nêu kết quả.Gv: Nhận xét kết luận:
Danh từ chung: Núi, dòng, sông, dãy, mặt, ánh, nắng, đường, nhà, trái, phải, giữa, trước.
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
Bài tập 2/VBT: Hs nêu yêu cầu, sau đó tự viết tên các bạn trong lớp.Gv: Quan sát sửa sai.
H: họ tên của các bạn trong lớp là danh từ chung hay riêng? Vì sao phải viết hoa?
Đ: là danh từ riêng, chỉ tên cụ thể từng người. Danh từ riêng phải viết hoa.
HS làm xong bài tập, GV thu 7 - 8 VBT chấm, nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 2 - 3 phút.
H: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Nêu ví dụ?
Hướng dẫn các em về nhà soạn bài và chuẩn bị bài sau: "Mở rộng vốn từ trung thực - tự trọng".
Gv nhận xét giờ học.
Tiết 5 Toán
Bài: Luyện tập.
 I.Mục tiêu.
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.Làm được Bài 1;2.HSKG làm thêm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 em lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 H1: Muốn đọc số liệu trên biểu đồ cần dựa vào đâu? H2: Có mấy loại biểu đồ, hãy nêu tên?
GVnhận xét 
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - 2 hs nhắc lại.
b) Hướng dẫn thực hành: 30 phút.
Bài 1: HS nêu yêu cầu và tự làm việc cá nhân rồi nêu kết quả.
- Gv nhận xét, sửa sai. HS chữa bài vào vở.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài - Gv hướng dẫn.HS làm bài vào vở.
Số ngày có mưa của tháng 7 là: 18 ngày.
Số ngày có mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 12 ngày.
Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là: 12 ngày.
HS làm xong - GV chấm bài, nhận xét.
Bài 3 SGK: HSKG làm thêm.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
H : Muốn xém số liệu trên biểu đồ ta phải làm gì?
Hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị bài: "Luyện tập chung".GV nhận xét giờ học .
 Soạn ngày 26/9/2021
 Dạy ngày thứ 5 ngày 30 /9/2021
Tiết 1 : MĨ THUẬT (Cụ Lan Anh)
Tiết 2 Toán
Luyện tập chung.
I.Mục tiêu.
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
-Làm được BT:1;2(a,c);3(a,b,c);4(a,b).HSTTT làm thêm các BT còn lại.
II.Đồ dùng dạy học.
Gv & Hs: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1.Ôn lại kiến thức cũ: 5 phút.
Yêu cầu 3 em nêu lại cách đọc số liệu trên biểu đồ và nêu cách tính để tìm ra kết quả.
Gv: Nhận xét .
2/ Thực hành: 30 phút.
Bài 1: HS đọc yêu cầu nội dung bài tập.
HS làm bài vào vở. 2 em lên bảng làm ý a, b.
HS trả lời miệng ý c. GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tự làm vào vở rồi lên bảng làm.
GV hướng dẫn chữa bài.
Bài 3: HS đọc nội dung bài tập
HS thảo luận cặp đôi.
HS trình bày miệng - GV nhận xét.
Bài 4HSTTT: HS đọc nội dung bài tập
HS tự làm vào vở.
HS trình bày miệng - GV nhận xét.
Bài 5 SGK: HSTTT làm thêm
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: Muốn đọc số liệu trên bản đồ ta phải làm gì?
Gv: Nhận xét giờ học.
Tiết 3 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
I.Mục đích yêu cầu.
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. 
+ Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II.Đồ dùng dạy học.
- Gv: Viết bảng phụ. Sưu tầm các mẩu chuyện theo yêu cầu.
- Hs: Nhớ lại câu chuyện đã nghe đã đọc về chủ đề trên.
III.Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Yêu cầu 2 hs lên bảng kể lại câu chuyện đó đọc về lòng trung thực 
Gv: nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài giảng lên bảng, HS nhắc lại.
b) Hướng dẫn HS kể chuyện: 30 phút.
1 em đọc đề bài, lớp theo dõi. 
Gv: Gạch chân những từ trọng tâm, 4 em đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
Hs: đoc thầm gợi ý 2, 3.
Gv: Hướng dẫn hs cách giới thiệu truyện và cách kể, nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
Giáo viên nhận xét ghi điểm, tuyên dương nhắc nhở.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. 
GV liên hệ học sinh phải có lòng tự trọng trong mọi lĩnh vực
Hướng dẫn hs về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài tiết sau. Gv: Nhận xét tiết học.
Tiết 4 Tập làm văn
Trả bài văn viết thư.
I.Mục đích yêu cầu.
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II.Đồ dùng dạy học.
Gv: Tổng hợp điểm, những lỗi sai thường gặp, những bức thư hay.
III.Hoạt động dạy học.
1/ Trả bài: 5 phút.
Gv: Trả bài cho hs.Hs: Đọc lại bài của mình.
Gv: Nhận xét kết quả bài làm của hs.
- Ưu điểm: + Nêu những hs viết bài tốt, điểm cao.
 + Nhận xét chung về bài làm của cả lớp về ý, bố cục, dùng từ đặt câu,chính tả.
- Hạn chế: Gv nêu những lỗi sai thường gặp ở hs (không nêu tên).
2/ Hướng dẫn hs chữa bài: 30 phút.
Hs: Đọc lời nhận xét của gv, đọc lỗi sai trong bài viết và chữa lỗi dưới sự hướng dẫn của gv.
- Chữa lỗi chính tả. - Chữa lỗi về câu, ý.
- Chữa lỗi dùng từ. - Chữa lỗi về diến đại.
Gv: Ghi một số lỗi sai phổ biến lên bảng, gọi hs lên bảng chữa.
Gv - Hs: Nhận xét.
Gv: Đọc những đoạn văn hay sau đó gọi hs nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 5 phút.
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs viết chưa đạt về nhà viết lại tiết sau nộp.
Tiết 5 Khoa học
Một số cách bảo quản thức ăn.
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
I.Mục tiêu.
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,...
- Biết thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dỗi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II.Đồ dùng dạy học.
Hình trang 24, 25/SGK phóng to.
III.Hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
H: Chúng ta phải làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
H: Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và hoa quả chín?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - Hs nhắc lại.
b) Phát triển bài: 25 phút.
Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn.
Hs: Quan sát hình 24, 25/SGK - Làm bài tập 1/VBT.
1 hs lên bảng làm - Lớp làm VBT.
Hs: Nhận xét bài làm của bạn - Gv nhận xét, chốt ý đúng:
Hình 1 Phơi khô. Hình 5 Làm mắm (ướp mặn).
Hình 2 Đóng hộp. Hình 6 Làm mứt(Cô đặc vớiđường).
Hình 3 Ướp lạn. Hình 7 Ướp muối (Cà muối).
Hình 4 Ướp lạnh.
Hs: Nhắc lại các cách bảo quản thức ăn trong các hình 24, 25.
H: Gia đình em thường dùng các cách nào để bảo quản thức ăn?
H: Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
Gv kết luận nội dung hoạt động 1.
Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn.
Hs thảo luận nhóm 2.
H: Nguyên tắc chung để bảo quản thức ăn là gì?
Hs: Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
Các nhóm khác nhận xét - Gv giúp hs nêu ra nguyên tắc chung.
Nguyên tắc chung: Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
Hs: Thảo luận theo nhóm 2 làm bài tập 2/VBT.
1 hs lên bảng làm - Lớp làm VBT.
Gv - Lớp nhận xét sửa sai.
Nối ô chữ
Phơi khô, nướng, sấy
Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động.
Ướp muối, ngâm nước mắm
Tiêu diệt vi khuẩn và ngăn không cho vi khuẩn mới xâm nhập vào thức ăn
Đóng hộp
Cô đặc với đường
Hs: Kể tên một số loại thức ăn theo nhóm:
Ướp lạnh; phơi khô; ướp muối, cô đặc với đường.
Hs: Nêu những điều cần chú ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn đó.
Lớp nhận xét - Gv nhận xét, kết luận:
- Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, . . .) vào bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập, nát, úa, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
- Trước khi sử dụng để nấu nướng phải rửa sạch, nếu cần phải ngâm cho bớt mặn.
Hoạt động 3: Trò chơi "Ai đảm đang nhất".
Gv: cho 2 hs lên bảng tham gia cuộc thi.
Nêu tên thưca ăn và cách bảo quản thức ăn đó ở gia đình em..
Trong khoảng thời gian nhất định ai nêu được nhiều người đó thắng cuộc.
Gv cùng cả lớp nhận xét tuyên dương người thắng cuộc.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gv: Nhận xét tiết học - Tuyên dương hs hăng hái, tích cực tham gia xây dựng bài.
Dặn hs về nhà học thuộc mục "Bạn cần biết".
 Soạn ngày 26/9/2021
 Dạy ngày thứ 6 ngày 1 /10/2021
Tiết 1 Tập đọc.
Chị em tôi.
I.Mục đích yêu cầu.
- Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện..
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu, làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (trả lời được câu hỏi trong SGK).
* KNS: thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2 hs đọc lại câu chuyện "Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng - hHs nhắc lại.
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
Gv: Hướng dẫn chia đoạn.
Đoạn 1: "Từ đầu đến tặc lưỡi cho qua".
Đoạn 2: "Tiếp theo đến nên người".
Đoạn 3: "Phần còn lại".
1 - 2 hs đọc toàn bài, 1 hs đọc chú giải.
Gv: Đọc mẫu - hs theo dõi đọc thầm.
* Tìm hiểu bài.
1 hs đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Cô chị xin phép ba đi đâu? (Đi học nhóm).
H: Cô chị có đi học nhóm thật không? Vậy cô chị đi đâu? (Không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay đi la cà ngoài đường).
H: Cô chị nói dối với ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? (Nhiều lần, vì ba cô rất tin ở cô nên cô cứ tiếp tục nói dối).
H: Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào? Cô rất ân hận nhưng rồi tặc lưỡi cho qua).
H: Vì sao cô lại cảm thấy rất ân hận? (Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, đã phụ lòng tin của ba).
H: Đoạn 1 nói đến chuyện gì? (Nhiều lần cô chị nói dối ba).
1 hs đọc đạon 2 - Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? (Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để xem phim, lại đi qua mặt chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối thì 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.doc