Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH.

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)

- HS đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện diễn cảm bài.

- GD hs học tập những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta để lại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh minh họa bài tập đọc trang 19 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1/ Kiểm tra bài cũ.

Gv: Gọi 3 hs lên bảng tiếp nối nhau đọc đoạn trích "Dế Men bênh vực kẻ yếu" và trả lời câu hỏi: Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào của Dế Mèn? Vì sao?

 

doc 29 trang xuanhoa 12/08/2022 2750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Soạn ngày 12/9/2021
 Dạy thứ 2 ngày 13/9/2021
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH.
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
- HS đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện diễn cảm bài.
- GD hs học tập những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta để lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
Tranh minh họa bài tập đọc trang 19 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Gv: Gọi 3 hs lên bảng tiếp nối nhau đọc đoạn trích "Dế Men bênh vực kẻ yếu" và trả lời câu hỏi: Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào của Dế Mèn? Vì sao?
Gv: Nhận xét ghi điểm.
	2/ Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài.
Gv: Treo tranh minh họa - Hs quan sát và trả lời câu hỏi: Bức tranh có những nhân vật nào? Những nhân vật đó em thường gặp ở đâu?
Đ: Có ông tiên, em nhỏ và một cô gái đứng trên đài sen. Những nhân vật đấy thường thấy ở các câu chuyện cổ tích.
Gv: Giới thiệu nội dung bài đọc và ghi tên bài.
	b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
	* Luyện đọc.
Hs: Mở SGK trang 19 - Gv chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu à Người tiên đỗ trì. Đoạn 2: Mang theo à rặng dừa nghiêng soi. 	Đoạn 3: Đời cha à ông cha của mình. Đoạn 4: Rất công bằng à chẳng ra việc gì. Đoạn 5: Phần còn lại.
Hs: Tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (2 - 3 lần). Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs. 
Gv: Giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
Hs: 1 - 2 em đọc lại toàn bài - Gv: Đọc mẫu lần 1.
	* Tìm hiểu bài.
Hs: 1 em đọc to đoạn từ đầu à đa mang.
H: Vì sao tác giả yeu truyện cổ nước nhà? (Truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa. truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. Truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin, 
Gv giảng:	- "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa" ông cha ta đã trải qua mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu
 - Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra truyền thoóng tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của ông cha ta từ bao đời nay.
H: Đoạn thơ này nói lên điều gì? (Đoạn thơ ca ngợi truyện cổ, đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành).
Hs: 1 em đọc to đoạn coàn lại - Lớp đọc thầm.
H: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? ("Tấm Cám", "Đẽo cày giữa đường". Chi tiết cho biết: Thị thơm, đẽo cày theo ý người ta).
H: Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? ("Thạch Sanh", "Sự tích hồ Ba Bể:, "Nàng tiên ốc", "Trầu cau", Sọ Dừa", ).
H: Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? (Lời ông cha răn dạy con cháu đời sau sống nhân hậu, độ lượng, công băng, chăm chỉ, tự tin).
H: Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì? (Nói lên những bài học quý của ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau).
H: Bài thơ "Truyện cổ nước mình "nói lên điều gì?
	Đại ý: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
	* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Hs: Tiếp nối nhau đọc lại bài thơ.
Gv: Phát hiện giọng đọc - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
Gv: Chọn và hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 10 câu thơ đầu.
Gv: Đọc mẫu - Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
Hs: Luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp - Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
Gv: Nhận xét, tuyên dương hs đọc tốt.
Hs: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
Hs: Thi đọc thuộc lòng từng đoạn - Cả bài.
	3/ Củng cố dặn dò.
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn hs về học thuộc lòng cả bài thơ.
Tiết 2 THỂ DỤC (thầy Lưu)
TIẾT 3: TOÁN
HÀNG VÀ LỚP.
 I. MỤC TIÊU. 
 Giúp hs:
- Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng là: Đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
- BT cần làm: 1,2( làm 3số),3.
- HSTTT làm thêm bài tập 4, 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số như phần bài học ở SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Hs: Đọc số: 176096, 890321, 908213, 769106. Gv: Nhận xét, ghi điểm.
	2/ Dạy - học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài. Ghi đề.
	Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
Hs: Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. đơn vị, chục, trăm, 
Gv Giới thiệu: các hàng này được xếp vào các lớp như: Lớp đơn vị gồm 3 hàng là: hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm: Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
Gv vừa giới thiệu vừa kết hợp chỉ trên bảng các hàng, lớp của số có 6 chữ số.
H: Lớp đơn vị gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
H: Lớp nghìn gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
Gv: Viết số 321 vào cột số và yêu cầu hs đọc: Ba trăm hai mươi mốt.
Gv: Làm tương tự với các số: 654000.
1 hs lên bảng viết các chữ số của số 654321 vào các cột ghi hàng - Đọc số.
	Hs: 	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.
	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654000.
	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321.
	Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành.
	Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập - Bảng có các cột: Đọc số - Viết số, các lớp, hàng của số.
Hs: Đọc số ở dòng thứ nhất.
Hs: Đọc số ở dòng thứ hai - Viết số vào các hàng. Hs làm tiếp bài vào vở - 1 em lên bảng làm - Lớp nhận xét, sửa sai.
	Bài 2: (3 số) Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) :
GV gợi ý mẫu,HS tự làm vào VBT rồi nêu kết quả.Lớp nhận xét.
	Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống(theo mẫu):
Gv: Hướng dẫn mẫu: số 543216.Giá trị chữ số 2=200;chữ số 3=3000;chữ số 5=500 000
Hs: Làm tiếp bài vào vở - 3 hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét sửa sai - Gv nhận xét 
	- HSTTT nêu kết quả bài tập 4, 5.
	Bài 4: Viết số thành tổng (theo mẫu).
GV hướng dẫn mẫu:65763=60 000+5000 =700+60+3
HS tự làm vào VBT rồi đọc kết quả.Gv - Hs cả lớp nhận xét, ghi điểm.
 	-Bài 5 HS TTT nêu kết quả bài tập 5.
 3/ Củng cố dặn dò.
Gv: Tổng kết giờ học. Dặn hs về làm bài ở SGK.
TIẾT 4: TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ.
I.MỤC TIÊU.
- Biết so sánh các số có nhiều chữ số .
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- BT cần làm: 1,2,3.
- HSTTT làm thêm bài tập 4,5 ở VBT.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Hs: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong các số trên.
	372802, 430279, 920300, 704753.
Gv: Nhận xét 
	2/ Dạy bài mới.
Gv: Giới thiệu bài - Ghi đề.
	Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số.
	a) So sánh các số có số các chữ số khác nhau.
Gv: Viết số 99578 và 100000.
Hs: So sánh 2 số trên: 99578 < 100000.
H: Vì sao 99578 < 100000? (Vì số 99578 chỉ có 5 chữ số còn số 100000 có 6 chữ số).
Gv kết luận - Hs nhắc lại: Khi so sánh số có nhiều chữ số ta thấy số nào có nhiều số các chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
Gv: Ghi VD - Hs thực hành so sánh:
	 18500 và 180500; 98162 và 108200; 69300 và 93082.
	b) So sánh số có số các chữ số bằng nhau.
Gv: Ghi bảng số: 963251 và 963500.
Gọi hs đọc số.
Hs: Tiến hành so sánh và nêu cách sánh của mình.
Gv: Hướng dẫn hs cách so sánh:
H: Hai số trên là số có mấy chữ số? (6 chữ số).
- So sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau theo thứ tự từ trái sang phải.
H: Hai số có hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn như thế nào? (Gíng nhau).
H: Vậy chúng ta phải so sánh đến hàng gì? (Hàng trăm).
Hàng trăm: 2 < 5.
H: Vậy ta có thể rút ra được điều gì về kết quả so sánh 2 số này? 
Đ: 963251 < 963500.
Hs: Nêu kết quả so sánh theo cách khác.
H: Khi so sánh 2 số có nhiều chữ số với nhau ta làm như thế nào?
Đ: So sánh số các chữ số với nhau số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
Nếu 2 số có cùng số các chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở từng hàng với nhau lần lượt từ trái qua phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số tiếp theo, nếu tất cả các số bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau.
	Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành.
	Bài 1:
H: Bài tập yêu cầu ta làm gì? (So sánh và điền dấu , = vào chỗ chấm).
2 hs lên bảng làm - Giải thích cách so sánh -Lớp làm vào vở.
	Gv: Nhận xét
	687653 > 98978	493701 < 654702
	687653 > 687599	700000 > 69999
	857432 = 857432	857000 >856999
	Bài 2: 
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tìm số lớn nhất trong các số sau).
H: Muốn tìm được số lớn nhất và tìm số bé nhất trong các số đã cho ta phải làm gì?(So sánh các số với nhau).
Hs làm vào vở - Gv hướng dẫn thêm.
Gv: Nhận xét
	Bài 3: Hs nêu yêu cầu bài: 
Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé à lớn là câu D.
H: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? (So sánh các số với nhau).
Cả lớp làm vào vở.Gv: Nhận xét, sửa sai, ghi điểm
	Bài 4;5: - HS TTT nêu kq bài tập 4,5.
 	3/ Củng cố dặn dò.
Gv: Tổng kết giờ học. Dặn hs về làm bài ở SGK.
TIẾT5: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU HAI CHẤM.	
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu : Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Kiểm tra bài cũ.
2 hs đọc từ ngữ đã tìm ở bài 1 và câu tục ngữ ở bài 4 tiết trước.
Gv: Nhận xét
	2/ Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài - Ghi đề.
	b) Tìm hiểu ví dụ.
	a. Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:
H: Trong câu văn dấu hai chấm có tác dụng gì? (Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).
Hs - Gv: Nhận xét bổ sung.
b, c tiến hành tương tự câu a.
+ b. Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà, sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn,...
Gv: Tóm tắt tác dụng của dấu hai chấm.
	c) Ghi nhớ.
	2 - 3 hs đọc phần ghi nhớ SGK.
	d) Luyện tập.
	Bài 1: Hs tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 (mỗi em 1 ý).
Hs: Đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
Hs: Trình bày vào vở.
Gv: Gọi 1- 2 hs đọc bài làm.
Lớp nhận xét - Gv nhận xét sửa sai.
	a. Dấu hai chấm thứ nhất: Phối hợp với dấu gạch đầu dòng, có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
Dấu hai chấm thứ hai: Phối hợp với dấu ngoặc kép, báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
	b. Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm những cảnh tuyệt đẹp của đẹp của đất nước là những cảch gì.
 Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập.
H: Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với những dấu nào? (Dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng).
H: Còn khi để giải thích thì sao? (Không cần dùng phối hợp với dấu nào cả).
Hs: Thực hành viết đoạn văn vào VBT.
2 - 3 hs đọc đoạn văn của mình trước lớp. Nêu rõ dấu hai chấm dùng ở đâu? Nó có tác dụng gì?
Gv: Nhận xét
	3/ Củng cố dặn dò.
H: Dấu hai chấm có tác dụng gì?
Gv: Nhận xét tiết học. 
Dặn hs về học thuộc phần ghi nhớ SGK, chuẩn bị bài sau.
 Soạn ngày 12/9/2021
 Dạy thứ 3 ngày 14/9/2021
Tiết 1: TOÁN
 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT).
I.MỤC TIÊU.
- Giúp hs biết cách đọc, viết được một số số đến lớp triệu. 
- Củng cố cho HS về hàng và lớp. -Làm được BT 1,2,3. 
+ HS TTT làm thêm bài tập 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Gv: Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 2 hs lần lượt lên bảng, nghe gv đọc viết các số - Lớp viết vào nháp.
Hs 1: 	3 chục triệu	 Hs 2: 	5 chục triệu
 6 chục triệu	 7 chục triệu. Hs nhận xét - Gv nhận xét
2. Dạy - học bài mới.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - 2 hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và viết số: 15 phút.
Gv: Hướng dẫn hs cách đọc, viết số theo bảng sau:
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
2
8
4
3
2
2
0
4
Gv: Viết số: 28 432 204.
Gv: Đọc theo 3 cách rồi hỏi hs tìm xem cách nào dễ đọc và chính xác nhất.
Gv: Kết luận một cách đọc đúng: Hai mươi tám triệu bốn trăm ba mươI hai nghìn hai trăm linh bốn.
Hướng dẫn hs đọc bằng cách tách số thành từng lớp: 28 432 204 rồi đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.Hs: 4 - 5 em đọc lại số trên.
Gv: Yêu cầu hs nêu VD và cách đọc các số đó để nâng cao kiến thức.
Hoạt động 2: Thực hành: 20 phút.
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập.
Viết và đọc số theo bảng.GV kẻ bảng của bài tập lên bảng.HS làm vào vở, vài em lên bảng làm. HS - GV nhận xét.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu.
GVlàm mẫu dòng đầu bài 2(a).HS làm vào vở -vài HS lên bảng làm.GV nhận xét.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu.
HS nêu yêu cầu bài tập.HS làm vào vở.GV chấm và chữa bài.
Bài 4 - HSTTT nêu kết quả bài tập 4. 
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: Muốn đọc, viết số ở hàng triệu và lớp triệu ta thực hiện như thế nào?
Gv: Chuẩn bị bài luyện tập. Gv nhận xét giờ học.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
 TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
 I. MỤC TIÊU. 
- Hiểu được trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách, thân phận của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1 mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
- Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- HSTTT kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật (BT2).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Kiểm tra bài cũ:
H: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì?Hs trả lời- GV nhận xét 
	2/ Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài.
H: Tính cách nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào?
Gv: Giới thiệu và ghi đề bài lên bảng - Học sinh nhắc lại.
	b) Nhận xét.
Hs: Đọc đoạn văn - Tìm hiểu về đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về sức khỏe thân mình, cánh, trang phục.
Hs: Trả lời - GV nhận xét, ghi ý đúng.
	+ Sức vóc: Gầy yếu quá.
	+ Thân mình: Bé nhỏ người lụi những phấn như mới lột.
	+ Cánh: 2 cánh mỏng như cánh bớm non, lại ngắn chùn chùn.
	+ Trang phục: Mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
H: Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì? (Tính cách: Yếu đuối).
	+ Thân phận: Tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
Gv kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
	c) Ghi nhớ.
	Hs: Đọc ghi nhớ SGK.
	d) Luyện tập.
	Bài 1: Hs đọc bài- dùng bút chì làm vào vở bài tập. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
H? chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc? các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
Đ: - Ngoại hình: Người gầy, tóc lém ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ tới tận đầu, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Chi tiết ấy nói lên: Thân hình gầy gò, chú là con một gia đình nông dân nghèo, chịu đựng vất vả, chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh.
Hs: Trình bày bài làm - Gv nhận xét, sửa sai và ghi điểm.
	Bài 2: Hs đọc yêu cầu.
Hs: Quan sát tranh minh họa truyện thơ "Nàng tiên ốc".
Gv: Cho hs kể lại 1 đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
Hs: Làm bài vào VBT. Gv: Quan sát hướng dẫn hs yếu.
Gọi hs kể - Gv nhận xét tuyên dương hs kể tốt.
	3/ Củng cố dặn dò.
H: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
H: Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về học thuộc phần ghi nhớ.
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC.
I. MỤC TIÊU
- Giúp hs hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn, từ phức (ND ghi nhớ). 
- Nhân biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ(BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển(hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 em lên bảng.
Hs 1: Dấu hai chấm dúng để làm gì?
Hs 2: Đọc bài tập 2 đã làm ở nhà.
Gv: Nhận xét
2/ Dạy - học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng - 2 hs nhắc lại.
b) Nhận xét: 15 phút.
Gọi 1 hs đọc phần nhận xét trong SGK - Lớp theo dõi.
Hs thảo luận nhóm 2: Tìm những từ chỉ có 1 tiếng, từ có 2 tiếng.Đại diện nhóm trả lời.Gv và nhóm bạn nhận xét, kết luận: 
- Từ chỉ gồm 1 tiếng: nhờ, bạn, lại có, chí, nhiều, năm, liền, hanh, là.
- Từ gồm nhiều tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
* Từ chỉ có 1 tiếng gọi là từ đơn, từ có 2 tiếng trở lên gọi là từ ghép.
H: Tiếng dùng để làm gì? (Tiếng dùng để cấu tạo từ. Có thể dùng 1 tiếng để tạo nên từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng 2 tiếng trở lên để tạo nên 1 từ. Đó là từ phức).
H: Vậy từ dùng để làm gì? (Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm và cấu tạo câu).
c) Ghi nhớ: 5 phút.
H: Thế nào là từ đơn, từ phức?
Yêu cầu 3 - 4 hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 28.
d) Luyện tập: 15 phút.
Bài 1: Hãy chia các từ thành 2 loại.
Hs thảo luận nhóm 2.Đại diện nhóm trả lời.Gv và nhóm bạn nhận xét, kết luận.
Giải:
- Từ đơn: nhờ, bạn, lại có, chí, nhiều, năm, liền, hanh, là.
- Từ phức: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Bài 2: Tìm và ghi lại từ đơn và từ phức.
Hs hoạt động cá nhân - 2 hs lên bảng.Gv và lớp nhận xét kết luận.
- 3 từ đơn là: ăn, đi, đứng.
- 3 từ phức là: hạnh phúc, mênh mông, toàn diện.
Bài 3: Đặt câu với từ vừa tìm được.
Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
VD: Em bé không ăn cơm.
Mảnh vườn rộng mênh mông.
Hs làm xong gv chấm bài và nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Yêu cầu 2 em nhắc lại phần ghi nhớ.
Hướng dẫn các em về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị tiết sau.
Gv: Nhận xét giờ học.
Tiết 4: Lịch sử: (Tiết 1)
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I.Mục tiêu:
Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học:
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.Hình ảnh sinh hoạt của 1số dân tộc ở các vùng.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (1) GV giới thiệu bài - Ghi bảng.
2.Thiên nhiên và con người Việt Nam: (37)
GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng trên bản đồ.
HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh Kon tum.
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc nào đó ở 1 vùng, yêu cầu hs tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
Gv kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hóa riêng, song cần có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
? Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được 1 sự kiện chứng tỏ điều đó?
Hs: Phát biểu - Gv nhận xét kết luận.
? Môn Lịch sử và Địa lý giúp các em biết gì?
HS trả lời - GV nhận xét, tóm tắt như phần đóng khung SGK.
3 - 4 HS đọc phần đóng khung SGK/4.
3.Củng cố dặn dò: (2)
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: TIẾNG ANH (Cô Thể)
 Soạn ngày 12/9/2021
 Dạy thứ 4 ngày 15/9/2021
Tiết 1: TIẾNG ANH (Cô Thể)
Tiết 2: THỂ DỤC (Thầy Lưu)
TIẾT 1: TOÁN
 LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU.
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu. 
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Làm được BT:1,2,3(a.b.c);4(a,b).
 + HSKG làm thêm các BT còn lại.
HSHN: đọc được các số 2-4 chữ số
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv và hs SGK, VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 4 hs lên bảng làm bài tập 3 SGK trang 15.
Gv chấm 1 số bài dưới lớp.Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu và ôn lại triệu và lớp triệu: 10 phút.
Gv: Nêu và ghi tên bài lên bảng - 2 hs nhắc lại.
Yêu cầu 4 - 5 em lần lượt nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn (lớp triệu).
H: Các số đến lớp triệu có mấy chữ số? Cho VD? (Các số đến lớp triệu có thể có 7, 8, 9 chữ số. VD 7846542, 12678320, 142558798).
Hoạt động 2: Thực hành: 20 phút.
Bài 1/VBT: HS nêu yêu cầu BT:Viết số thích hợp vào ô trống:
-GV gợi ý cho HS cách làm.Cả lớp làm vào VBT,nêu kết quả GV và HS nhận xét.
Bài 2/VBT: Hs nêu yêu cầu bài: Nối theo mẫu.
Hs làm việc cá nhân. Gọi 1 hs lên bảng - Lớp làm vào VBT.Gv: Nhận xét sửa sai.
Bài 3/VBT: Yêu cầu hs nêu yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào ô trống.
Hs làm việc theo nhóm (3 nhóm).Đại diện các nhóm ghi kết quả lên bảng.
Số
64973213
765432900
768654193
Giá trị của chữ số 4
4000.000
400.000
4.000
Giá trị của chữ số 7
70.000
700.000.000
700.000.000
Giá trị của chữ số 9
900.000
900
90
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4/VBT: Hs nêu yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Hs làm việc theo nhóm (3 nhóm).
Nhóm 1: 35000, 36000, 37000, . . . . . . , . . . . . . ., . . . . . . . ., . . . . . . .
Nhóm 2: 169700, 169800, 169900, . . . . . . , . . . . . . ., . . . . . . . ., . . . . . . .
Nhóm 3: 83260, 83270, . . . . . . , 83290, . . . . . . , . . . . . . ., . . . . . . . .,
Hs làm xong gv chấm 1 số bài nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 5 phút.
H: Muốn đọc, viết các số đến lớp triệu ta thực hiện như thế nào?
- Hướng dẫn các em về nhà làm bài tập ở SGK trang 16. Chuẩn bị bài sau.
Gv: Nhận xét tiết học
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
 KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp (BT mục III).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
Gv: VBT, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Yêu cầu 2 em lên bảng nêu lại nội dung cần ghi nhớ khi tả ngoại hình của nhân vật.
Gv nhận xét 
2/ Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng, 2 hs nhắc lại.
b) Nhận xét: 15 phút.
1 hs đọc yêu cầu phần nhận xét bài tập 1, 2.
Lớp đọc bài: "Người ăn xin" rồi viết vào VBT những câu ghi lại lời nói, ý nghĩa của cậu bé.
H: Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
Hs: Trả lời câu hỏi vào VBT.
gv: Gọi 3 - 4 hs trả lời trước lớp.Gv nhận xét kết luận.
Bài 3. Hs nêu yêu cầu của bài.
Gv: Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩa của ông lão.
Hs: Thảo luận theo nhóm 2.
Hs: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Nhận xét kết luận:
Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời nói của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ của ông lão với cậu bé (cháu - lão).
Tác giả thuật lại gián tiếp lời nói của nhân vật. Người kể xưng hô tôi gọi người ăn xin là ông lão.
c) Ghi nhớ: 5 phút.
H1: Trong bài văn kể chuyện ta phải kể lời nói của nhân vật, lời nói và ý nghĩ đó nói lên điều gì?
H2: Có mấy cách để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Gọi 3 - 4 em đọc phần ghi nhớ SGK/32.
d) Luyện tập: 10 phút.
Bài 1 /18: Gọi hs nêu yêu cầu của bài: Gạch dưới lời dẫn trực tiếp (bằng bút chì) và gián tiếp (bằng bút mực) trong đoạn văn sau:
Hs thảo luận nhóm 2 - Sau đó làm vào VBT.
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp - Các nhóm khác nhận xét.
Gv: Nhận xét kết luận.
Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé thứ nhất định nói dối là): bị chó sói đuổi.
Hai lời nói còn lại là lời dẫn trực tiếp).
Bài 2/: Hs nêu yêu cầu bài tập: Chuyển lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp.
Hs: Làm việc cá nhân vào VBT - Gv quan sát giúp đỡ hs yếu.
Gv: Gọi 4 - 5 hs đọc bài làm của mình trước lớp.
Gv: Nhận xét kết luận.
Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm à Xin cụ cho biết ai đã têm miếng trầu này.
Bà lão bảo chính tay bà têm à Tâu bệ hạ! Trầu chính tay già têm đấy ạ.
Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm. à Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
3/ Củng cố dặn dò: 4 phút.
Gọi 2 - 3 hs đọc phần ghi nhớ.
Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài: "Viết thư".
TIẾT 5: CHÍNH TẢ 
 (Nghe - ghi) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC.	
I.MỤC TIÊU.
- HS nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả "Mười năm cõng bạn đi học,, sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x, ăn/ăng (BT2 và BT3 a/b).
- Rèn học sinh kĩ năng viết đúng chính tả theo đơn vị câu. Làm đúng bài tập.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết bài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌc.
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Gv: Đọc - 3 hs lên bảng, lớp viết vào vở nháp: Nở nang, béo lẵn, chắc nịch.
Gv: Nhận xét về chữ viết của hs.
	2/ Bài mới.
	a) Giới thiệu bài- ghi đề. 
	b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả.
	* Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
Hs: Đọc đoạn văn.
H: Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hạnh? (Cõng bạn đi học suốt 10 năm). 
H: Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? (Sinh đã không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn tới trường phải qua đèo, vượt suối, khúc khỉu, gập ghềnh).
	* Hướng dẫn viết từ khó.
Hs: Nêu từ khó dễ lẫn khi viết chính tả: Tuyên Quang, ki - lô - mét, khúc khỉu, gập ghềnh.
Gv: Gọi 1 hs lên bảng viết các từ vừa nêu - Lớp viết vở nháp.
Gv: Nhận xét sửa sai.
	* Viết chính tả.
	Gv: Đọc mẫu chậm, rõ ràng.Hs: Nghe - Viết.
	c) Hướng dẫn hs làm bài tập.
	Bài 2: 1 hs nêu yêu cầu.
Hs : tự làm vào VBT - 2 hs lên bảng làm.
Hs: Nhận xét bài làm của bạn.
Gv: Nhận xét, chốt ý đúng: sau - rằng - chăng - xin - băn khoăn - sao - xem.
Gv: Gọi 1 - 2 hs đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi".
H: Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
Đ: Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông đi xin lỗi ông nhưng thực chất bà ta chỉ đi tìm chỗ ngồi.
	3. Củng cố dặn dò.
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn hs làm bài tập 3 vào VBT.
 Soạn ngày 12/9/2021
 Dạy thứ 5 ngày 16/9/2021
Tiết 1: TẬP ĐỌC
 THƯ THĂM BẠN.
I.MỤC TIÊU (Quách Tuấn Lương)
+ Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của bạn.
+ Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc thư ).
KNS: giáo dục cho hs kĩ năng thể hiện sự thông cảm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Tranh minh họa bài đọc, tranh minh họa cảnh cứu đồng bào lũ lụt , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 hs lên bảng đọc thuộc bài "Truyện cổ nước mình" và trả lời câu hỏi:
H1: Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước ta?
H2: Bài thơ ca ngợi điều gì? Gv: Nhận xét 
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: 1 - 2 phút.
Gv: Dùng tranh minh họa hướng dẫn hs quan sát đồng thời nêu tên bài - Ghi bảng, yêu cầu 2 hs nêu lại tên bài.
b.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.
* Luyện đọc.
Gọi 1 hs khá đọc toàn bài - Lớp đọc thầm.
Gv: Hướng dẫn cách chia đoạn trong bài (3 đoạn).
Hs: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2 - 3 lần.
Gv: Theo dõi rèn đọc đúng, cách nngắt nghỉ đồng thời giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài.
VD: Khắc phục: Vượt qua những khó khăn trở ngại 
2 em đọc cả bài - Lớp đọc thầm.
Gv: Đọc mẫu toàn bài - Lớp đọc thầm.
* Tìm hiểu bài.
Hs: Đọc thầm từng đoạn rồi lần lượt trả lời câu hỏi sau:
H: Bạn Lương đã từng biết bạn Hồng chưa? (Chỉ biết trên báo Thiếu niên Tiền phong).
H: Lương viết thư cho Hồng để làm gì? (Để chia sẻ nội buồn cùng bạn).
Hs: Thảo luận theo nhóm 2 để tìm ra những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? (Hôm nay đọc báo mình rất xúc động biết được ba của Hồng bị hy sinh ).
H: Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? (Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm. Lương khuyến khích Hồng noi gương của ba vượt qua nỗi đau ).
Hs: Đọc thầm phần mở đầu và phần kết thúc.
H: Hai phần của thư em vừa đọc có tác dụng gì? (Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi của người nhận thư. Những dòng cuối ghi những lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, ).
H: Nội dung bức thư cho em biết điều gì?
Đại ý: Bức thư thể hiện tình cảm của Lương đã biết chia sẻ và động viên khi Hồng gặp chuyện rủi ro về người cha của mình.
Gv: Ghi bảng - Yêu cầu 2 hs nhắc lại nội dung.
* Đọc diễn cảm.
3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư.
Gv: Theo dõi giúp các em tìm và thể hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
Gv: Đọc mẫu - Hs thảo luận cách đọc theo nhóm 2 ở đoạn 1 của bức thư.
Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. 2 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
Gv cùng lớp nhận xét, khuyến khích những em đọc tốt.
3. Củng cố dặn dò: 4 phút.
H1: Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của Lương đối với Hồng?
 H2: Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
Gv: Liên hệ GD thực tế với hs.
Gv: Hướng dẫn các em về nhà đọc bài và chuẩn bị bài "Người ăn xin".
Tiết 2: ÂM NHẠC (Thầy Dũng)
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I.MỤC TIÊU
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc với nhau giữa người với người (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đàu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- HSTTT kể được chuyện ngoài SGK.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Gv: Viết câu hỏi gợi ý vào bảng phụ, sưu tầm một số truyện mang tính GD cao.
Hs: Sưu tầm một số truyện nói về lòng nhân hậu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Yêu cầu 2 em nần lượt lên bảng kể chuyện "Nàng tiên ốc" và nêu ý nghĩa câu chuyện. Gv: Nhận xét
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv nêu và ghi tên bài lên bảng, 2 em nhắc lại đề.
b.Hướng dẫn hs kể chuyện: 30 phút.
Gv: Ghi đề bài lên bảng, 2 - 3 hs đọc yêu cầu của đề bài, gv gạch chân những từ cần chú ý.
Hs: Lần lượt đọc phần gợi ý ở bảng phụ - Lớp đọc thầm. 
Gv: Gợi ý các bài thơ, truyện đọc có lòng nhân hậu như: Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, 
Hướng dẫn các em tìm truyện ở ngoài bài học. Nếu không có gv có thể cho các em kể những chuyện trong chương trình đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_2_nam_hoc_2021_2022.doc