Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

3. Thái độ: HS có những tưởng tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu về thế giới xung quanh.

II. Đồ dùng chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. Tranh minh họa SGK.

- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

Cách tiến hành:

- Tổ chức trò chơi.

- Kiểm tra bài cũ.

 

docx 31 trang xuanhoa 06/08/2022 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 17
Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
3. Thái độ: HS có những tưởng tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu về thế giới xung quanh.
II. Đồ dùng chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. Tranh minh họa SGK.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi.
- Kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn “Ba cái bống”. Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú?
- GV liên hệ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài: Nhưng ai nấy đều nói...đất nước của nhà vua.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 TLCH:
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? 
- Ý đoạn 1: Nói lên nguyện vọng muốn có mặt trăng của công chúa.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? (HS lắng nghe.)
- Ý đoạn 2: Mặt trăng trong suy nghĩ của trẻ em.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 4 TLCH:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một "mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì? 
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? 
- Ý đoạn 3: Công chúa vui sướng và khỏi bệnh khi thấy mặt trăng.
KL: Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Thế là chú hề...Tất nhiên là bằng vàng rồi.”.GV cho HS nhận xét giọng đọc đoạn.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. HS thể hiện.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3. (Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm) 
- Cho 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét và khen ngợi những HS đọc hay.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Nếu những gì em mong muốn hoặc em nói ra người lớn không hiểu ý, em sẽ làm gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể câu chuyện trên cho người thân nghe
- Bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tt).
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 81: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố phép chia cho số có hai chữ số và chia cho số có ba chữ số.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo phép chia cho số có hai chữ số và ba chữ số. Vận dụng vài giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Có ý thức tính toán nhanh và cẩn thận.
- ĐC : Bỏ bài 1b, bài 3
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng, phấn.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài tiết trước.
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi.
- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng tính và đặt tính.
3 HS lên bảng tính.
10488 : 456 = 23 31 458 : 321 = 98 35490 : 546 = 56
- Giới thiệu bài mới: Tiết toán hôm nay các em sẽ được rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số và giải một số bài toán có lời văn.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: 
- Củng cố phép chia cho số có hai chữ số và chia cho số có ba chữ số.
- Thực hiện thành thạo phép chia cho số có ba chữ số. 
Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con. (bỏ 1b)
- HS thực hiện vào bảng con. Chia sẻ kết quả và cách thực hiện với bạn bên cạnh. 2 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét, GV nhận xét sửa sai (nếu có).
- Vài HS nêu cách thực hiện.
a) 54322 : 346 = 157 25275 : 108 = 234 (dư 3) 
86679 : 214 = 405 (dư 9) 
Bài 2: HS đọc bài - Trao đổi nhóm, thảo luận cách làm. - Báo cáo, 1 HS lên bảng làm - Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: Bỏ
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có 3 chữ số.
Cách tiến hành:
- Bài vận dụng: Sai ở đâu?
3475 234
1135 14
 299
- HS thảo luận nhóm đôi. Vài HS trình bày.
- HS, GV nhận xét.
- Bài sau: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
 . 
 . 
CHÍNH TẢ
Tiết 17: Nghe – viết: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Viết đúng được bài chính tả. 
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt vần ăc/ăt; âc/ât
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập.
- HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng cao trên đất nước ta.Từ đó yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2b.
- HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài tiết trước.
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi.
- Kiểm tra bài cũ.
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con các từ: nhảy dây, múa rối, giao bóng.
- GV liên hệ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
- GV đọc bài Mùa đông trên rẻo cao.
- HS theo dõi trong SGK 
+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về trên rẻo cao?
+ Em thấy cảnh thiên nhiên mùa đông ở vùng cao như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì cho môi trường thiên nhiên luôn đẹp?
- Giáo dục HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng cao trên đất nước ta.Từ đó yêu quý môi trường thiên nhiên.
* HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
* HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét.
- HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các tiếng có vần ăc, ăt.
Cách tiến hành:
Bài 2b: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và làm vào PBT.
- Dán 3 tờ phiếu, gọi 3 HS lên bảng thi làm bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
giấc ngủ, đất trời, vất vả 
- Cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ.
Bài 3: Yêu cầu HS tự làm bài vào PBT.
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng, gọi HS 3 dãy lên thi tiếp sức.
- 3 dãy cử thành viên lên thực hiện (mỗi dãy 3 HS).
giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.
- Nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
- Thi đua: viết 5 từ có âm ăc/ăt, 5 từ có âm âc/ât.
Mỗi dãy cử 4 HS thi tiếp sức trong 3 phút , nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
Biểu dương nhóm HS viết đúng.
- Về nhà đọc chuẩn bị bài sau: Đôi que đan.
- Nhận xét tiết học
 . 
 . 
	 Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2020	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 33: CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết được cấu tạo cơ bản của câu Ai làm gì? (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1,BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
3. Thái độ: Nâng cao ý thức học tốt môn Tiếng Việt, sử dụng đúng trong đời sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn BTI.1 để phân tích mẫu
+ Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BTI.2 và 3. 3 tờ phiếu viết nội dung BT III.1.
+ 3 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn ở BTIII.1.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
+ Thế nào là câu kể? Lấy VD minh họa.
- Nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết được cấu tạo cơ bản Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
Cách tiến hành:
Tìm ví dụ cụ thể:
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Viết bằng câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là người lớn.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Câu: Trên nương mỗi người mỗi việc cũng là câu kể những không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm từ danh từ.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+ Muốn hỏi cho hoạt động chỉ người hoạt động ta nên hỏi như thế nào?
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 HS đạt 2 câu: 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động).
- Nhận xét phần HS đặt câu và kết luận câu đúng.
+ Câu kể Ai làm gì? Thường gồm những bộ phận nào?
Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể theo kiểu Ai làm gì?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ?(BT3, mục III).
- Biết sử dụng đúng câu kể trong đời sống hằng ngày.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS tự chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ viết tắt ở dưới là VN. Ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ là một dấu gạch chéo (/).
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu và cho điểm HS viết tốt.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
Nối từ ngữ ở cột a với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
 A B 
1. Mấy con trâu a. cùng nhau ôn bài dưới gốc bàng
2. Con mèo mướp b. nằm nhai cỏ dưới bóng râm.
3. Chúng em c. đang tập bắt chuột.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại BT3 và chuẩn bị bài sau.
 . 
 . 
 TOÁN
Tiết 82: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về phép nhân, phép chia; biết đọc thông tin trên biểu đồ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia. Giải bài toán có lời văn.
Giải bài toán có biểu đồ.
3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận.Thích HĐ nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ – Trò chơi.
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 1b, đồng thời kiểm tra vở bài tập của một số HS khác 
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện tính nhân, chia, số có nhiều chữ số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải toán có lời văn. Toán có biểu đồ.
Cách tiến hành:
Bài 1: HS làm phiếu bài tập, 2 HS làm phiếu lớn dán lên bảng.
- HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn biết mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán, chúng ta cần biết được gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài. 
- Nhận xét.
Bài 4: - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trang 91/ SGK.
+ Biểu đồ cho biết điều gì?
- Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách chia cho số có 3 chữ số.
Cách tiến hành:
Chọn kết quả đúng	
Tính: 122 166 : (200 – 2)
a/ 607 ; b/ 671 ; c/ 617 d/716
Dặn dò – Chuẩn bị: “LTC” (TT).
 . 
 . 
KHOA HỌC
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
2. Kĩ năng: HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường nước và không khí; bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình vẽ "Tháp dinh dưỡng cân đối" chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm.
Bảng nhóm đủ dùng cho nhóm.
- HS: SGK, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Không khí gồm những thành phần nào?
+ Ngoài khí ô- xy và khí ni- tơ, trong không khí còn chứa thành phần nào khác?
- HS nhận xét. GV nhận xét. 
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS củng cố và hệ thống kiến thức về "Tháp dinh dưỡng cân đối".
- HS củng cố kiến thức về một số tính chất của nước và không khí.
- HS củng cố kiến thức về vai trò của nước, của không khí trong tự nhiên.
Cách tiến hành:
* Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
GV chia nhóm, phát hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối và yêu cầu các nhóm thi đua thực hiện.
Các nhóm trình bày sản phẩm. - Cả lớp và GV nhận xét.
* Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Phát giấy khổ A4 cho 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trình bày từng chủ đề sau:
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
+ Xen kẽ nước và không khí.
- Mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
- 1 HS điều khiển các nhóm lên trình bày, nhóm khác đặt câu hỏi.
- Ban giám kảo đánh giá theo các tiêu chí:
+ Nội dung đầy đủ, tranh, ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
- GV kết luận, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4.
- GV yêu cầu HS thảo luận, tuyên truyền về:
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Bảo vệ môi trường không khí.
- 1 HS lên điều khiển đại diện các nhóm lên trình bày và thuyết minh.
- GV nhận xét, chọn ra nhóm nói đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo và khen ngợi, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
Nối cột A với cột B cho phù hợp:
	A	B
1. Quần áo ướt được phơi khô	a. Bay hơi
2. Cục nước đá bị tan	b. Ngưng tụ
3. Nước trong tủ lạnh biến thành đá	c. Đông đặc
4. Sự tạo thành các giọt sương	d. Nóng chảy
- Nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
 . 
 . 
KỂ CHUYỆN
Tiết 17: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính đúng diễn biến.
- Chăm chú nghe bạn kể câu chuyện, kể tiếp được lời kể của bạn và nhận xét đúng câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện tích cực. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa SGK. Bảng tiêu chí đánh giá.
- HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi.
- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS kể chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- GV liên hệ, giới thiệu bài mới. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
Cách tiến hành:
Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh họa.
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính đúng diễn biến.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu, chú ý lắng nghe và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện tích cực. 
Cách tiến hành:
* Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn hoặc viết nội dung chính dưới mỗi bức tranh để HS ghi nhớ.
* Kể trước lớp:
- Gọi HS thi kể nối tiếp.
- Gọi HS kể toàn truyện.
- GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn Ma – ri - a là người thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma – ri - a điều gì?
+ Bạn nghĩ rằng có nên tò mò như Ma – ri - a không?
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Muốn tìm tòi khám phá những điều mới lạ, các em cần làm gì?
GV: Muốn đạt được kết quả cao mỗi HS cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn. 
Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác điều đó đúng hay sai.Chú ý tham khảo ý kiến để biết điều đó có nguy hiểm không để tránh.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
 . 
 . 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 17: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Kĩ năng: - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình. 
- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
- Xác định giá trị của lao động.
- Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
3. Thái độ: - Yêu lao động. Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn, không đồng tình với những bạn lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. 
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát. 
- 2 HS đọc ghi nhớ tiết trước
- GV liên hệ giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - HS giải quyết được yêu cầu bài tập nêu ra.
- HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ liên quan đến bài.
Cách tiến hành:
* Làm việc theo nhóm đôi. 
Bài 5:
- Trao đổi nội dung BT theo cặp.
- Vài em trình bày trước lớp.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- Nhận xét và nhắc HS cần cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
* Trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ.
- Yêu cầu mỗi HS hãy viết hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
- Yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau: 
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?
+ Lí do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó? 
- GV nhận xét - Kết luận. 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì? 
- Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân gia đình và xã hội. 
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
- Đọc lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện nội dung mục Thực hành SGK. 
 . 
 . 
	Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 34: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc trôi chảy từng câu. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
3. Thái độ: Tích cực luyện đọc, chú ý nắm bắt nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Gọi HS lên bảng đọc bài: Rất nhiều mặt trăng (t1) và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3( luyện đọc từ sai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1: - Trao đổi nhóm 2 – 1HS điều khiển các bạn trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
+ Nội dung chính của đoạn 1 nói gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
- GV nêu: Câu trả lời của các em đều đúng. Nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng: cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn. Đó cũng chính là nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết đọc trôi chảy từng câu. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (chú hề, công chúa, người dẫn chuyện).
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc: Làm sao mặt trăng có đúng không nào?
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Nhận xét giọng đọc 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Em thấy chú hề là người như thế nào? Đối với mọi người em nên cư xử như thế nào cho phù hợp?
- Nhận xét tiết học
 . 
 . 
TOÁN
Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2, nhận biết số chẵn và số lẻ.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải các BT có liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK, xem trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Trước khi vào bài mới, GV cho HS ôn lại thế nào là chia hết, thế nào là chia không hết qua các ví dụ đơn giản. Chẳng hạn, cho HS thực hiện các phép chia: 18 : 3=6; 19 : 3 = 6 (dư 1).
Khi đó 18 chia hết cho 3 và 19 không chia hết cho 3.
Nếu 5 x 3 = 15 thì 15 : 3 = 5, lúc này 15 chia hết cho 3 và cũng chia hết cho 5.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2. Nhận biết được số chẵn và số lẻ.
Cách tiến hành:
* GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2:
+ GV chia nhóm, các nhóm thảo luận để tìm ra các số chia hết cho 2, các số không chia hết cho 2. ( Cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh)
+ Sau khi thảo luận xong GV cho các nhóm lên viết các số đó vào nhóm chia hết và không chia hết cho 2.
+ GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
VD: GV hỏi: Số 24 có chữ số tận cùng là số mấy?
Số 24 chia hết cho 2, GV cho HS nhẩm nhanh các số 4, 14, 34, có chữ số tận cùng là mấy? Các số này có chia hết cho 2 không?
Tử đó GV rút ra kết luận: Các số có tận cùng là 4 thì chia hết cho 2.
- Cho HS tiến hành tương tự với các số còn lại: 0, 2, 6, 8.
- Sau đó GV hỏi: Vậy các số chia hết cho 2 có tận cùng là những chữ số nào?
- GV cho quan sát và nhận xét đối với các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì có chia hết cho 2 không? Vì sao?
- GV gọi HS nêu ghi nhớ trong SGK.
- Chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
* GV giới thiệu số chẵn và số lẻ:
- GV nêu: “Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn”.
- GV cho HS nêu VD về số chẵn. GV chọn và ghi lại 5 VD về số chẵn có các chữ số tận cùng 0, 2, 4, 6, 8. Sau đó cho HS nêu khái niệm về số chẵn là: Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn.
- GV nêu tiếp “Các số không chhia hết cho 2 gọi là số lẻ” và cho HS tiến hành như trên.
- GV cho cả lớp thảo luận và nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Vận dụng để giải các BT có liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- HS tự giác, tích cực trong học tập.
Cách tiến hành: 
- Bài 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh).
- 1 HS lên điều khiển các bạn trình bày. 
+ Những số chia hết cho 2 là những số nào? Những số không chia hết cho 2 là những số nào?
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài. Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS đổi vở, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài.
Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. 
Gọi 2 HS làm trong bảng phụ, cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2?
- HS thi tìm số chia hết cho 2. Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 em tham gia trò chơi.
Khoanh tròn vào các số chia hết cho 2: 1235; 2468; 1350; 4056; 8934; 3257
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 . 
 . 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 33: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
2. Kĩ năng: Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn, viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu quý giữ gìn đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi viết nội dung BT2 (phần nhận xét).
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT1 (phần luyện tập).
- HS: SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).
Cách tiến hành:
Tìm hiểu VD:
Bài 1, 2, 3: Gọi HS đạt yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143, 144, SGK. Yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm 4 - 1HS lên điều khiển các bạn trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu em nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.docx