Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019
Tiết 1: Kĩ thuật
Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG CÂY RAU, HOA
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Biết một số loại rau, hoa và ích lợi của nó. - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
I. Mục tiêu
1. KT: Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
2. KN: Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. Rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác, xử lí thông tin, phản hồi.
3. NL, PC: Hình thành và phát triển năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. GD HS biết chăm sóc rau, hoa; có ý thức lao động.
II. Đồ dùng
- Tranh ảnh một số loại cây rau hoa
- Tranh minh hoạ lợi ích trồng rau, hoa
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn:19/1/2019 Ngày giảng: Thứ hai ngày 21/1/2019 Tiết 1: Kĩ thuật Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG CÂY RAU, HOA Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành - Biết một số loại rau, hoa và ích lợi của nó. - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. I. Mục tiêu 1. KT: Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. 2. KN: Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. Rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác, xử lí thông tin, phản hồi. 3. NL, PC: Hình thành và phát triển năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. GD HS biết chăm sóc rau, hoa; có ý thức lao động. II. Đồ dùng - Tranh ảnh một số loại cây rau hoa - Tranh minh hoạ lợi ích trồng rau, hoa III. Các hoạt động dạy - học HĐ học tập của HS Hỗ trợ của GV 1. Hoạt động 1: Lợi ích của công việc trồng rau hoa. - HS quan sát, dựa vào hiểu biết và SGK trả lời câu hỏi + Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau? + Gia đình em thường chọn những loại rau nào làm thức ăn? + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em? + Rau còn được sử dụng để làm gì? - HS quan sát, thảo luận: + Trồng hoa có ích lợi gì? + Gia đình em trồng loại hoa nào? + Em biết nơi nào có nhiều loại hoa? b. Hoạt động 2: Điều kiện khả năng phát triển cây rau hoa ở nước ta. - HS thảo luận nhóm đôi: + Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm ở khắp mọi nơi? + Muốn trồng rau hoa có năng suất cao chúng ta làm gì? * Trồng rau, hoa có ích lợi gì? + Chúng ta cần làm gì để chăm sóc rau, hoa? - GV treo tranh (H1-SGK), y/c HS quan sát, thảo luận theo cặp + Rau được dùng làm thức ăn trong mỗi bữa ăn hằng ngày , rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người. + Rau muống, rau dền, rau cải + Chế biến thành các món ăn như luộc, xào nấu canh + Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm * Hướng dẫn HS quan sát (H2-SGK) + Dùng để trang trí, làm quà tặng thăm viếng - HS nêu - Ở Đà Lạt . + Vì điều kiện về khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau hoa phát triển quanh năm. + Chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc chúng. * GV củng cố nội dung bài Điều chỉnh bổ sung: . ................................................................................................................................. Tiết 2: Kĩ thuật Tiết 20: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành - Biết một số dụng cụ trồng rau hoa. - Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. I. Mục tiêu 1. KT: Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. 2. KN: Rèn kĩ năng lắng nghe, quan sát, diễn đạt, chia sẻ, hợp tác, xử lí thông tin, phản hồi. 3. NL, PC: Hình thành và phát triển năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. GD HS ý thức chăm sóc cây rau, hoa. II. Đồ dùng - Hạt giống, một số loại phân hóa học, cuốc, vồ đập, bình xịt nước, III. Các hoạt động dạy học: HĐ học tập của HS Hỗ trợ của GV * Ôn bài cũ: + Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa? 1. Hoạt động 1: Vật liệu trồng rau hoa - HS thảo luận: + Muốn gieo trồng cây trước tiên chúng ta cần có gì? + Muốn cây phát triển tốt nhiều quả chúng ta cần có gì ? + Mỗi loài cây có cần những loại phân bón giống nhau không? + Ngoài phân bón, giống cây còn cần điều kiện nào? b. Hoạt động 2: Dụng cụ trồng rau, hoa - HS đọc mục 2 SGK, thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. + Hình a tên dụng cụ là gì? + Cuốc dùng để làm gì? + Cuốc gồm những bộ phận nào? + Cách sử dụng cuốc như thế nào? * Tương tự tìm hiểu về dầm xới - GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau hoa. - Y/c HS đọc nội dung 1 SGK, thảo luận nhóm - GV giới thiệu cho HS quan sát một số mẫu hạt giống đã chuẩn bị. - GV cho HS xem mẫu phân - GV kết luận: + Cần có hạt giống hoặc cây giống + Cần có phân bón. + Cần những loại phân khác nhau. + Có đất trồng tốt. - Y/c HS thảo luận theo cặp - Hoàn thiện câu trả lời của HS + Là cái cuốc + Dùng để cuốc lật đất lên, lên luống và vun xới đất. + Có 2 bộ phận : lưỡi cuốc và cán cuốc. + Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần phía đuôi cán. - GV bổ sung: Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa . . Giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và năng suất lao động cao hơn. - GV tóm tắt những nội dung chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. * GV củng cố nội dung bài Điều chỉnh bổ sung: . ................................................................................................................................. Tiết 3: Khoa học Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết các tính chất của không khí Biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,... I. Mục tiêu 1. KT: Giúp HS nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,... 2. KN: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xét, kỹ năng lắng nghe và trình bày ý kiến, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, xử lí thông tin, phản hồi. 3. NL, PC: Phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, Rèn phẩm chất chăm học. Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập. GDHS yêu thích khoa học, ham học hỏi, tìm hiểu. II. Chuẩn bị - GV: Sgk, VBT Khoa học,... - HS: Sgk, VBT Khoa học 4 III. Các hoạt động dạy - học HĐ học tập của HS Hố trợ của GV * Ôn bài cũ: + Nói tác động của gió ở cấp 7, cấp 9 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua? 1. Hoạt động 1: Hoạt động lớp - Nêu ý kiến - Vì ở địa phương em có nhiều cây xanh, không khí thoáng, không có nhà máy công nghiệp, ô tô chở cát đất chạy qua/ Vì ở địa phương em có nhiều nhà cửa san sát, khói xe máy, ô tô đen ngòm, đường đầy bụi. - Quan sát - Thảo luận cặp đôi - Nối tiếp nêu ý kiến - Nhận xét + Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Chi tiết nào cho em biết điều đó? + Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Chi tiết nào cho em biết điều đó? + Không khí có những tình chất gì? + Thế nào là không khí sạch? + Thế nào là không khí bị ô nhiễm? 2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - Thảo luận theo cặp - Đại diện nêu ý kiến - Nhận xét, bổ sung + Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? 3. Hoạt động 3: Hoạt động cặp đôi - HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi + Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật, thực vật? - Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của học sinh + Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em? + Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm? - Yêu cầu HS QS hình trong sgk trang 78, 79 - Hình 1: Có nhiều ống khói nhà máy và lò phản ứng hạt nhân đang thải những đám khói đen lên bầu. Hình 3: Khói bay lên do đốt chất thải trên ruộng đồng ở nông thôn. Hình 4: Đường phố đông đúc, nhà cửa san sát, nhiều ô tô, xe máy đi lại thải khói đen và làm tung bụi trên đường. Phía xa nhà máy thải khói lên bầu trời. Cạnh đường HTX sửa chữa ô tô gây ra tiếng ồn, nhả khói đen, bụi bẩn ra đường. - Hình 2: Trời cao và xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng, thoáng đãng. - Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định - Không khí không có các thành phần gây hại đến sức khỏe con người - Không khí có chứa nhiều khói bụi, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - GV yêu cầu thông tin trong SGK, thảo luận cặp đôi + Do khí thải của nhà máy + Khói, khí độc của các phương tiện giao thông. + Bụi, cát trên đường tung lên khi có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông. + Mùi hôi, thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa + Khói bếp than của một số gia đình + Đốt rừng, đốt nương làm rẫy + Sử dụng nhiều chất hóa học, phân bón, thuốc trừ sâu + Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn - Yêu cầu thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi - Gây bệnh viêm phế quản mãn tính. Gây bệnh ung thư phổi. Gây các bệnh về mắt. Gây khó thở. Cây cối không lớn được * GV củng cố nội dung bài Điều chỉnh bổ sung: . ................................................................................................................................. Ngày soạn: 20/1/2019 Ngày giảng: Thứ ba ngày 22/1/2019 Tiết 1: Khoa học TIÊT 40. BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học Những kiến thức mới cần được hình thành. Biết được một số nguyên nhân gây và tác hại của không khí bị ô nhiễm. Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: Thu gom, xử lý phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,... 2. Kỹ năng: HS biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Rèn kỹ năng quan sát, thảo luận phản hồi và xử lý thông tin. 3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất. * Tích hợp GDBVMT: Biết bảo vệ bầu không khí. * Các KNS được giáo dục trong bài: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm môi trường. +Kỹ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí. + Kỹ năng trình bày tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Kỹ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. II. Chuẩn bị - SGK; Phiếu ghi sẵn các tình huống. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của GV - 2 HS trả lời. -Nhận xét. - Lắng nghe. 1. Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch - Hoạt động cặp, thảo luận trả lời: a. Việc nên làm: - H1: Vệ sinh lớp học để tránh bụi - H2: Bỏ rác vào thùng có nắpđậy để tránh mùi hôi thối bốc ra và khí độc. - H3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải. - H5: Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách; xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường. - H6: Công nhân vệ sinh đang thu gom rác làm cho đường phố sạch đẹp trách bị ô nhiễm môi trường. - H7: Trồng cây gây rừng là cách tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. b. Việc không nên làm: - H4: Nhóm bếp than tổ ong gaay ra nhiều khói và khí độc. VD: Trồng cây xanh, đổ rác đúng nơi qui định. Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định. - 2 HS đọc. 2. Hoạt động 2: Vẽ tranh bảo vệ bầu không khí trong sạch. - HS thảo luận nhóm 4 - Các nhóm cùng xây dựng bản cam kết ghi ra giấy. - Các nhóm tiếp tục thảo luận thống nhất đề tài rồi thể hiện ve trên giấy. - Nhóm trường trình bày. - HS nêu ý kiến. Thế nào là không khí sạch? Không khí bị ô nhiễm? - Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? * GTB: Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường không khí? Chúng ta sẽ biết điều đó qua bài học hôm nay. - Tổ chức cho HS hoạt động cặp: - Yêu cầu quan sát hình minh hoạ trang 81; 82 trả lời: + Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu khồng khí trong sạch? - Gọi các cặp trình bày. - Nhận xét bổ sung. *PA2: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trên. + Em, địa phương, gia đình đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch? * Kết luận: Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí: + Thu gom xử lí rác, phân hợp lí. + Giảm lượng khí thải độc hại. + Bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh. + Qui hoạch xây dựng khu công nghiệp, hạn chế sự ô nhiễm cho khu dân cư. + Áp dụng các biện pháp công nghệ xử lí khí độc hại * Mục bạn cần biết: SGK - GV cho HS hoạt động theo nhóm. + Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch - Nhóm trưởng điều khiển các bạn vẽ trên giấy A0 - Gọi các nhóm dán bảng nhóm trưởng trình bày phần cam kết của nhóm mình và nêu ý tưởng của bức tranh. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm. - Ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch? - Em và gia đình em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí? - Học thuộc mục bạn cần biết. - Thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng làm việc để giữ bầu không khí trong sạch. Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................. Tiết 2: Đạo đức Bài 9: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2) Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - HS biết kính trọng và biết ơn người lao động - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cư xử lễ phép, đúng đắn với người lao động. 3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất. * GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động. Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động. II. Chuẩn bị - GV: Sgk, sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ nói về người lao động. - HS: SGK, VBT III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của GV Hỗ trợ của GV - HS nêu. - HS lắng nghe. 1. Hoạt động 1: Đóng vai BT 4. - TL và chuẩn bị đóng vai - HS lên đóng vai - Lớp TL - HS nêu - HS nêu 2. Hoạt động 2: Trình bày SP (bài 5-6) - Trình bày theo nhóm - Lớp N/X - 2 HS đọc ghi nhớ - HS nêu. - HS lắng nghe. - Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động? Giới thiệu bài. - Chia nhóm, giao việc cho các nhóm. - GV phỏng vấn HS đóng vai - Vì sao em lại ứng xử như vậy với bác đưa thư ? - Cách cư sử với người LĐ trong mỗi tình huống như vậy đó phù hợp chưa? vì sao? - Em cảm thấy NTN khi ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống? - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ,bài thơ,bài hát,tranh ảnh truyện nói về người lao động *PA2: HS có thể vẽ viết về người lao động. GV nhận xét chung * Kết luận chung: Những người lao động đều đem lại của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy chúng ta phải kính trọng, biết ơn người lao động. - HS đọc ghi nhớ. - Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động? - Thực hiện kính trọng, biết ơn người lao động. Nhắc nhở các bạn phải kính trọng biết ơn người lao động. Điều chỉnh bổ sung: . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2018_2019.doc