Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.

I- Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời các n/vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa

II. Kĩ năng sống

-Xác định giá trị

-Tự nhận thức về bản thân

-Tư duy phê phán

III- Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.

 

doc 14 trang xuanhoa 03/08/2022 1580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.
I- Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các n/vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa 
II. Kĩ năng sống
-Xác định giá trị
-Tự nhận thức về bản thân
-Tư duy phê phán
III- Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
IV- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: - Gọi HS đọc và nêu nội dung: Người ăn xin
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (30 phút)
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc. (12phút )
-Một HS đọc toàn bài
? Bài văn chia mấy đoạn?
- GV chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Lý Cao Tông
+ Đoạn 2: Phò tá .tới thăm Tô Hiến Thành được
+ Đoạn 3: Còn lại
- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
 - Gv đọc mẫu và hướng dẫn đọc: 
 + Toàn bài đọc với giọng kể thong thả,rõ ràng
 + Lời Tô Hiến Thành điềm đạm,dứt khoát,thể hiện thái độ kiên định,
b) Tìm hiểu bài: (8 phút )
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Đoạn này kể chuyện gì?
?KNS: Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
? ý chính đoạn 1?
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
? ý chính đoạn 2?
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi nghe Tô Hiến Thành tiến cử?
? Trong việc tìm người ra giúp nước sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào?
? ý chíng đoạn 3?
?KNS: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
? Nêu nội dung chính của bài?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:(10’ )
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
“ Một hôm Đỗ thái hậu thần xin cử Trần Trung Tá”
+ GV đọc mẫu.
- Nhận xét HS đọc hay nhất theo tiêu trí sau:
+) Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+) Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+) Đọc đã diễn cảm chưa?
3. Củng cố: (3 phút )
? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Nhận xét tiết học.
 2 HS đọc bài và nêu nội dung 
+ Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Chia làm 3 đoạn
- Lắng nghe
- 3HS đọc nối tiếp lần 1 
+ Lắng nghe
- 3HS đọc nối tiếp lần 2 
- 1HS đọc chú giải
- Luyện đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
- Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc lập ngôi vua.
- Không nhận đút lót để làm sai di chiếu.
Đoạn 1: Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
- Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên ông.
Đoạn 2: Sự chăm sóc của Vũ Tán Đường với Tô Hiến Thành
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Vũ Tán Đường tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành lúc ông ốm mà ông không tiến cử lại tiến cử Trần Trung Tá, người luôn bận không đến thăm ông 
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
Đoạn 3: Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúp nước
- Vì những người đó luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của mình.
*Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
- hs nêu giọng đọc.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 2HS nêu
Chính tả (Nhớ viết)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I- Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày CT sạch sẽ ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập (2) a/b 
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập2a
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5')
GV kiểm tra 2 nhóm học sinh thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các đồ đạc trong nhà có âm ch.
2. Dạy bài mới :
2.1. Giới thiệu bài (1')
2.2. Hướng dẫn học sinh nhớ – viết:(17')
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Y/c cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- Cho HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ
- Chấm chữa 7 bài
- GV nêu nhận xét chung
2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a:(8')
- Treo bảng phụ, cho HS đọc 
- Cho HS làm bài tập vào vở, gọi một HS làm ở bảng phụ.
- HD HS chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :(3')
- Gọi một HS đọc thuộc lòng lại bài viết.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập 2b. Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học. 
- Hai nhóm HS thi nhau viết đúng: 
+ chổi, chảo, chậu, chum,chạn, chai,chăn, chiếu, chén, 
- Một HS đọc thuộc lòng bài thơ cần nhớ – viết trong bài Truyện cổ nước mình
- Cả lớp đọc thầm, nắm các HD của GV.
- HS tự viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bài trên bảng phụ trình bày kết quả làm bài.
- Nhận xét bài làm ở bảng, chữa chung. 
- HS nghe
Luyện từ và câu
 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I- Mục tiêu
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép) ; phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ, giấy khổ to kẻ khung BT 1, 2.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5')
- Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ 
- Đọc thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ nói về chủ đề nhân hậu , đoàn kết ở bài tập 3 
2. Dạy bài mới :
2.1.Giới thiệu bài (1')
2.2. Phần nhận xét:(10')
- Gọi HS đọc nội dung bài tập và gợi ý.
- Mời 1 HS đọc câu thơ thứ nhất (Tôi nghe đời sau).
- Hỏi: Cấu tạo của các từ phức truyện cổ, ông cha, thầm thì có gì khác nhau ? 
- Mời 1 HS đọc khổ thơ tiếp theo .
- Hỏi: Cấu tạo của các từ phức chầm chậm, cheo leo, lặng im, se sẽ có gì khác nhau? 
2.3. Phần ghi nhớ (3')
- Gọi 2 HS đọc nội dung cần ghi nhớ ở SGK,Cả lớp đọc thầm 
- Kết hợp giải thích thêm để HS nắm chắc hơn về từ ghép và từ láy.
2.4. Phần luyện tập :
Bài tập1: (8')
- Cho HS đọc toàn văn yêu cầu của bài .
- Hướng dẫn HS:
 Bài tập2: (7')
- Phát phiếu học tập cho các nhóm thi làm bài. Nhắc các em có thể tra từ điển nếu không tự nghĩ ra từ .
- Phát các trang từ điển cho các nhóm.
- Cho HS làm bài rồi trình bày kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:(3')
- Từ phức gồm mấy loại? Hãy phân biệt từ ghép và từ láy? 
- 2HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thuộc lòng các thành ngữ. 
- 1 HS đọc nội dung BT và gợi ý, cả lớp đọc thầm 
- 1hs đọc
- Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ ; ông + cha )
-Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành
- Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa (lặng + im) tạo thành.
- Ba từ phức chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành.
- Đọc nội dung cần ghi nhớ ở SGK.
- Làm bài tập 1 vào vở. Kết quả :
Từ ghép
Từ láy
Câu a
Ghi nhớ, đền thờ,
bờ bãi, tưởng nhớ
Nô nức
Câu b
Dẻo dai, vững chắc, thanh cao
Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trao đổi trong nhóm.
- Các nhóm làm bài ở phiếu rồi cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét, thông nhất kết quả, chấm diểm thi đua. 
Kĩ thuật 
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. Mục tiêu:
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
* Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô.
II.Đồ dùng dạy học:
- Mẫu 1 mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn khoảng 7 - 8cm theo đường cạch dấu thẳng.
- 1 mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm.
- Bộ đồ dùng kĩ thuật
- Bảng nhóm viết sẵn các tiêu chuẩn đánh giá.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu
2. Bài mới:
òHoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, cho HS nhận xét
+ Mẫu có các đường vạch như thế nào?
+ Đường vạch dấu có tác dụng gì?
- GV kết luận: Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may 1 sản phẩm nào đó. Tùy yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng hoặc vạch dấu đường cong. Vạch dấu để vải cắt được chính xác, không bị xiên lệch. Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo 2 bước: vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
òHoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
C Vạch dấu trên vải:
- Cho HS quan sát hình 1a, 1b SGK/9 và nêu cách vạch dấu đừờng thẳng, đường cong trên vải.
- GV gắn vải lên bảng và cho 1HS đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm
- Tương tự cho HS khác lên thao tác đường cong
C Cắt vải theo đường vạch dấu:
- Cho HS quan sát hình 2a, 2b SGK/10 và nêu cách cắt vải theo đường thẳng
- Cho HS đọc ghi nhớ
ò Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- Cho HS thực hiện đường dấu thẳng và đường cong lên vải và cắt theo đường vạch dấu (5-8 phút)
- GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng
òHoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo dãy
- GV gắn bảng đã chuẩn bị lên bảng
- GV – HS nhận xét và đánh giá sản phẩm 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị bài sau
- HS chú ý
- HS quan sát và nhận xét
+ Vạch dấu đường thẳng và đường cong.
+ Để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch.
- HS chú ý
+ Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải
- 1 HS thao tác đánh dấu trên vải và vạch dấu nối 2 điểm
- 1HS lên thao tác vạch dấu đường cong
- Tay trái giữ vải, tay phải điều khiển kéo cắt vải. Mở rộng kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ xuống dưới mảnh vải, đặt chỗ tiếp giáp 2 lưỡi kéo đúng vào đầu đường dấu; Cắt theo đường dấu từng nhát cắt dài dứt khoát . Đường dấu thứ 2
- 2 HS đọc
- HS để đồ dùng lên bàn
- HS thực hành các thao tác vừa hướng dẫn
- HS trưng bày theo yêu cầu GV
- 1 HS đọc lại tiêu chẩn đánh giá
- Nhận xét
- HS chú ý
...................................................................................................................................
Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
— Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường
- Cho HS nêu lại phần ghi nhớ
- Cho HS nêu lại quy trình khâu thường
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu: khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu, nút chỉ ở mặt trái đường khâu
- GV yêu cầu HS chuẩn bị vải và thực hành khâu thường (15-20 phút)
- GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng
— Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
- Cho HS trình bày sản phẩm theo dãy
- GV gắn bảng ghi tiêu chuẩn đánh giá lên bảng
- GV – HS nhận xét, đánh giá sản phẩm và xếp loại
— Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị bài sau: “Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường”
- 2 HS nêu lại
- HS nêu: Vạch dấu đường khâu; Khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu
- HS lấy vải và thực hành
- HS trình bày theo yêu cầu của GV
- 1 HS đọc
- HS chú ý
...................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021
Tập đọc
TRE VIỆT NAM
I- Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu nội dung : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực 
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III-Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5')
- 1 HS đọc bài, trả lời câu hỏi 1,2 SGK 
- Gọi 1 HS trả lời câu 3.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.(1')
2.2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:(12')
- 1HS đọc bài
- Gv chia đoạn: 4 đoạn
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ (2 lượt).
- Kết hợp giải nghĩa thêm các từ: tự (từ), áo cộc (áo ngắn), nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài củ măng .
- Luyện đọc nhóm bàn
- Gv đọc mẫu
- 1hs đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài:(8')
? Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam 
- Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)?
* Giảng thêm: Tre được tả trong bài thơ có tính cách như người : ngay thẳng, bất khuất 
- Nêu những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Giải thích vì sao em thích những hình ảnh đó?
* BVMT: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống
? Nội dung bài
c) HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng.(10')
- Gọi hs đọc bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ cuối bài (đoạn 3).
- Cho HS nhẩm TL đoạn thơ theo ý thích.
3. Củng cố, dặn dò(3')
- Bài thơ nêu lên ý nghĩa gì? 
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc và trả lời câu 3
- 1hs đọc
- 4 em đọc nối tiếp, mỗi em 1 đoạn :
- Kết hợp nêu nghĩa từ luỹ thành (xem SGK)
- hs thực hành luyện đọc theo nhóm bàn
- Lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
 + Tre xanh, / Xanh tự bao giờ
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. 
+ tính cần cù: Ở đâu tre cũng xanh tươi .
 + phẩm chất đoàn kết: Khi bão bùng ,tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm./ . .
 + tính ngay thẳng: tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con./ ..
+ 3,4 HS phát biểu về hình ảnh mà mình thích. 
Nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực 
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- Nghe HD, đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm. HS thi học thuộc lòng đoạn thơ.
- 2hs nêu
 .
Đạo đức: 
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó trong cuộc sống và học tập.
* Lập kế hoạch vượt khó trong học tập, tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tậ
II. Các hoạt động dạy học: (35-40 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Khi gặp khó khăn trong học tập, chúng ta nên làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: GTB – ghi bảng.
H Đ 1: Thảo luận nhóm. (Bài 2 - SGK trang 7)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
+ Yêu cầu HS đọc tình huống.
+ HS nêu cách giải quyết.
- GV kết luận: Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
H Đ 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài 3- SGK /7) 
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
H Đ 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4 - SGK / 7)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
+ Nêu một số khó khăn ...
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
- Thực hiện những biện pháp đã đề ra.
- 2 em lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
- HS đọc.
- Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS trình bày 
 HS lắng nghe.
- HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS cả lớp thực hành.
 ..
Kể chuyện
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I- Mục tiêu - Nghe - kể lại kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II- Chuẩn bị:Tranh truyện trong SGK . Bảng phụ viết sẵn nội dung yc 1 (a, b, c, d)
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Gọi HS kể sơ lược một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
II.Dạy bài mới : 2.1. Giới thiệu bài. (1')
 2.2. Kể chuyện(8')
 - Lần 1 Kết hợp giải nghĩa các từ khó: tấu, giàn hoả thiêu (xem SGV trang 103).
- Lần 2: Treo bảng phụ đã viết sẵn các y/c ở bài tập1, HD HS đọc kĩ. Sau đó, GV kể lần 2 kết hợp cho HS xem tranh minh hoạ.
2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.(15')
a) Yêu cầu 1 Nghe kể, trả lời các câu hỏi :
+Trước sự bạo ngược của nhà vua,dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca kên án mình?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua,thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì nhà vua phải thay đổi thái độ?
b) Yêu cầu 2: Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Gợi ý :
- Vì sao nhà vua hung bạo như thế lại đột ngột thay đổi thái độ? Có đúng là khí phách của nhà thơ thử thách? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
3. Củng cố, dặn dò :(3')
- Trong câu chuyện, em thích nhất n/ vật nào? Vì sao? Kể lại câu chuyện.
- 2 HS kể chuyện 
- Nghe kể chuyện 
- Nắm các yêu cầu về dàn ý câu chuyện 
- Nghe kể lần 2.
+ truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày ..
 + Nhà vua ra lệnh lung bắt kỳ được kể sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai .
 + Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. vẫn im lặng.
+ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ.
- Kể chuyện theo nhóm: Từng cặp HS luyện kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu nhất ý nghĩa câu chuyện.
-2hs nêu
....................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021
Tập làm văn
CỐT TRUYỆN
I- Mục tiêu
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần của cốt truyện : mở đầu, diễn biến, kết thúc (Nội dung ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại câu truyện đó (BT mục III)
II. Chuẩn bị
 - Bảng phụ viết sẵn yêu cầu của bài tập 1 (phần nhận xét)
 - Hai bộ băng giấy, mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết 6 sư việc chính của truyện cổ tích Cây khế (Bài tập 1)
III. Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5') 
- 1 bức thư thường gồm những phần nào? 
- Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ? 
2. Dạy bài mới :
 2.1. Giới thiệu bài.(1')
 2.2. Phần nhận xét:(10')
- Treo bảng phụ viết sẵn yêu cầu bài 1.
- Cho cả lớp thực hiện ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Gọi 3 HS nêu kết quả, GV ghi hệ thống ra bảng .
- Nêu yêu cầu bài 2: Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì? 
- Nêu y/c bài 3: Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu t/dụng của từng phần. 
2.3. Phần ghi nhớ (3'): Cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
2.4. Phần luyện tập :
Bài tập 1: (5')
GV giải thích thêm: Truyện Cây khế gồm 6 sự việc chính. Các em cần sắp xếp lại sao cho sự việc diễn ra hợp lí.
- Cho HS tự làm bài.
- Cho đại diện 2 dãy thi đua làm bài ở bảng 
- Hướng dẫn HS nhận xét,đánh giá thi đua, chữa bài.
Bài tập 2 (8'): Cho HS dựa vào cốt truyện, kể lại truyện Cây khế.
3. Củng cố, dặn dò (3')
- Cốt truyện là gì ? Cốt truyện thường gồm mấy phần ? Nêu tác dụng của mỗi phần ?
- 2 HS trả lời nêu được 3 phần và nhiệm vụ chính của mỗi phần trong một bức thư.
- 1 HS đọc yêu cầu 1.
 + Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc
 + Sự việc 2 : Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại 
 + Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
 + Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, .
 + Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
- Làm bài tập 2: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Bài tâp 3: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi nêu được 3 phần của cốt truyện và tác dụng của mỗi phần : + Mở đầu 
 + Diễn biến 
 + Kết thúc.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm lại.
- 2 HS nhận 2 bộ băng giấy thi sắp xếp cốt truyện trên bảng.
- Nhận xét. chữa bài.
- Kết quả đúng được sắp xếp theo thứ tự:
 b - d - a - c - e - g
- Từng HS kể lại câu chuyện Cây khế :
 + Kể có lời văn.
 + Nhắc lại nội dung theo cốt truyện.
 ..
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I- Mục tiêu
- Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có ngĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại), BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) BT3.
II- Chuẩn bị: Bài 2,3 ghi sẵn
III- Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5')
- Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
II. Dạy bài mới :2.1. Giới thiệu bài (1')
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập1 : (5')
- Cho cả lớp suy nghĩ làm bài. Hướng dẫn HS nhận xét, thống nhất ý kiến, xác nhận ý đúng .
Bài tập 2 (8')
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 2 (đọc cả bảng phân loại từ ghép và M:)
- Hướng dẫn HS: Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại là từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HD các nhóm làm và trình bày bài tập.
- Cho cả lớp nhận xét.Giúp HS chốt ý đúng.
Bài tập 3 (7')
- Hướng dẫn HS: Muốn làm đúng bài tập này,cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (lặp âm đầu ,lặp phần vần hay lặp cả âm lẫn vần)
- Phát phiếu học tập cho các nhóm làm bài như bài 2.
3. Củng cố, dặn dò (3')
- Cho HS nhắc lại : Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy?
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời 
- Nghe giới thiệu
- 1 HS đọc bài tập 1.Cả lớp đọc thầm ,suy nghĩ trả lời câu hỏi. Cả lớp cùng tham gia nhận xét, thống nhất ý đúng :
 + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
 + Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2
- Các nhóm nhận phiếu học tập, tổ chức họp nhóm làm bài tập rồi cử đại diên trình bày, cả lớp tham gia nhận xét,thống nhất ý kiến. 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 3. Sau đó các nhóm nhận phiếu bài tập và tiến hành làm bài tập như bài 2. Kết quả đúng:
 + Từ láy âm : nhút nhát.
 + Từ láy vần : lạt xạt , lao xao.
 + Từ láy cả âm lẫn vần : rào rào, he hé 
- 1 HS
 ..
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I- Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý của nhân vật và chủ đề (SGK) xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II- Chuẩn bị: bảng phụ
III- Các hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Kiểm tra bài cũ(5')
- Nêu lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước.
- Hãy kể lại truyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
2. Dạy bài mới :
2.1. Giới thiệu bài (1')
2.2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện :
a) Xác định yêu cầu của đề bài (8')
- Gọi một HS đọc yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn HS phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng. 
- Nhắc HS:
 + Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho
 (có ba nhân vật: .), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
 + Vì là XD cốt truyện nên em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.(5')
- Gäi HS tiếp nối nhau đọc gợí ý 1 và 2. 
- Cho HS chọn chủ đề câu chuyện.
c) Thực hành xây dựng cốt truyện(12')
- Cho HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời các câu hỏi gợi ý ở SGK.
- Gäi HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi. 
 VD : + Người mẹ ốm như thế nào?
 + Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 
 + Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? 
 + Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào? 
 + Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Cho HS tập kể theo cặp.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cùng HS cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay.
- Cho HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
3. Củng cố, dặn dò (3')
- 1 HS nói cách xây dựng cốt truyện 
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS thùc hiÖn.
- Kể sơ lược truyện Cây khế.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc đề bài.
- Theo dõi nắm được những việc trọng tâm cần chú ý.
- 3HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý ở SGK . Cả lớp theo dõi.
- 2HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện.
- Từng HS xây dựng cốt truyện theo tưởng tượng của mình.
- 1HSG trình bày cốt truyện của mình theo gợi ý:
 + Ôm rất nặng.
 + Người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm
 + Phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân.
 + Quyết trèo lên đỉnh vnúi cao vút mời bằng được bà tiên.
 + Bà tiên cảm động về tình yêu thương, đã hiện ra giúp.
- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện.
- 2 HS khá giỏi lần lượt kể chuyện theo cốt truyện đã xây dựng.
- Từng HS viết cốt truyện vào vở.
Duyệt ngày tháng năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.doc