Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca

 I. Mục tiêu:

 - Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung truyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 - HS có ý thức sửa chữa lỗi lầm và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV : Máy chiếu giới thiệu bài, ghi nội dung.

 

doc 36 trang xuanhoa 12/08/2022 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn 
_________________________________________
Tập đọc
Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca
 I. Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung truyện: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 - HS có ý thức sửa chữa lỗi lầm và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Máy chiếu giới thiệu bài, ghi nội dung. 
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
 - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài "Gà trống và Cáo".
- Cho HS quan sát nêu nội dung tranh
- Giới thiệu bài: ( máy chiếu )
2. Khám phá
 * Luyện đọc.
- YC 1 HS khá đọc
- GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn giọng đọc.
Hoạt động của trò
- Thực hiện
- Thực hiện
- Quan sát
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- Nghe
 - YC HS chia đoạn
- YC HS đọc đoạn
Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm
- GV nhận xét
- Y/C HS đọc trong cặp
- GV đọc toàn bài.
- HS chia đoạn (2 đoạn)
 - HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 1)
- HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 2)
- Đọc trong cặp, nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
*Tìm hiểu bài. 
- Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ, ông đang ốm rất nặng.
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em lúc đó như thế nào?
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay
- Câu 1: SGK
- Được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn, mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
 Từ. Nhập cuộc.
Ý 1: An- đrây - ca mải chơi quên lời mẹ 
 dặn.
- HS đọc thầm đoạn 2 
- Câu 2:SGK
 Từ. Hoảng hốt. 
 - Cậu hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- Câu 3: SGK
 Từ. dằn vặt.
- Cậu oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông đã chết.
Câu 4: SGK
- Rất thương yêu ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng.
 Ý 2: An-đrây-ca có ý thức trách nhiệm trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 - Qua bài văn cho biết An-đrây-ca là người ntn?
- HS NK trả lời
 Nội dung:
Bài văn nói lên nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và có ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lòng của bản thân( bảng phụ).
3. Luyện tập
- YC HS đọc diễn cảm (máy chiếu)
- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc
- GV nhận xét
4. Vận dụng
- Qua bài học em thấy An- đrây- ca là người ntn?
- HS có ý thức sửa lỗi lầm và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
- Nhận xét giờ học, về chuẩn bị bài : Chị em tôi
- HS chọn đoạn đọc diễn cảm
- HS đọc trong cặp.
-Thi đọc, lớp nhận xét.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 26: Luyện tập (Tr 33 -34)
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về biểu đồ tranh và biểu đồ cột; biết đọc được một số thông tin trên bản đồ.
 - Rèn kỹ năng đọc, phân tích số liệu trên hai loại biểu đồ. Thực hành lập biểu đồ.
 - HS tích cực học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL mô hình hóa toán học.
 II. Đồ dùng dạy- học:
	 - GV: Máy chiếu; bảng lớp viết bài 1; bảng phụ bài 2.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Giới thiệu bài
2. Thực hành, luyện tập
Bài 1: Dựa vào biểu đồ hãy điền Đ hay S vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu, nêu cách thực hiện
- Cho HS làm vào SGK, 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài:
Củng cố cách giải toán bằng biểu đồ
Bài 2: Dựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2,3, nêu cách thực hiện
- Cho lớp làm bài 2 vào vở,1 HS làm bài vào bảng phụ bài 2. HS NK làm thêm bài 3 vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài 2:
Hoạt động của trò
- Hát
- HS quan sát biểu đồ trên máy chiếu trả lời câu hỏi
- Thực hiện
- Thực hiện, nhận xét
Đáp án:
-Tuần 1 cửa hàng bán được 2 m vải hoa và 1m vải trắng (S)
-Tuần 3 cửa hàng bán được 400 m 
vải (Đ)
-Tuần 3 bán được nhiều vải hoa
nhất (Đ)
-Số m vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 
100m (Đ)
-Số m vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m (S)
- Thực hiện
 - Thực hiện, nhận xét
Đáp án:
a.Tháng 7 có 18 ngày mưa
b.Tháng 8 có 15 ngày mưa, tháng 9 có 3 ngày mưa. 
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là:
15 - 3 = 12 (ngày)
c.Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là
(18 +15 +3) : 3 = 12 (ngày)
*Bài 3:Vẽ tiếp biểu đồ.
- HS NK nêu miệng kết quả, lớp chữa bài.
Nhận xét, đánh giá.
Củng cố cách đọc và vẽ biểu đồ.
3. Vận dụng
- Nêu cách đọc biểu đồ. 
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn bài.Chuẩn bị bài: Phép cộng
- Thực hiện, nhận xét
- HS nêu
- Nghe
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Anh văn
Đ/c Hợp dạy
_______________________________________
Chiều:
 Khoa học
Tiết 11: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và lây qua đường tiêu hóa (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nhận biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và lây qua đường tiêu hóa.
	 - Nêu nguyên nhân, tác hạivà cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và lây qua đường tiêu hóa.
	 - HS có ý thức ăn uống đủ chất.
 - Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu
 III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
 - Nêu nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn.
 Nhận xét
2. Khám phá, luyện tập
Hoạt động 1: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.(máy chiếu)
+ Cho HS quan sát 
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
Hoạt động của trò
2 em trả lời câu hỏi.Lớp nhận xét.
Lớp quan sát, thảo luận nhóm 2
- Người gầy còm, yếu, đầu to.
- Cổ to
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh trên?
- Không được ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ suy dinh dưỡng, nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
 Kết luận: 
+Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất,đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng.nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương. Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm,kém thông minh,dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2: Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
 + Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em có biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
 - HS trả lời câu hỏi.
 + Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh thiếu dinh dưỡng?
- Thường xuyên theo dõi cân nặng cho trẻ.
- Cần có chế độ ăn hợp lí.
 Kết luận:
 + Quáng gà, khô mắt thiếu vi-ta-min 
 +Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B
 + Bệnh chảy máu chân răng
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về bệnh béo phì
- Cho HS quan sát hình H1, SGK
Câu hỏi:
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì? 
- Cho HS quan sát H2, 3
+ Nêu cách phòng tránh? 
+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bị mắc bệnh béo phì ?
* Nhận xét
Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phi do ăn quá nhiều, ít hoạt động...
- Lớp thảo luận, trả lời
+ Do ăn quá nhiều, hoạt động ít, mỡ tích tụ nhiều.
- Quan sát hình
+ Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động, đi bộ và luyện tập TDTT.
- HS liên hệ
3. Vận dụng
- Tổ chức cho HS Đóng vai theo nhóm
- Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tình huống:
VD: Em bé Lan bị béo phì, hằng ngày ăn rất nhiều bánh ngọt.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
- Hoạt động theo 4 nhóm
- Các nhóm phân vai và theo hội ý lời thoại theo tình huống. 
- Lên đóng vai
- Các nhóm khác theo dõi và cùng thảo luận để đi đến cách ứng xử đúng
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Đạo đức
Tiết 6: Tiết kiệm tiền của 
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết cần phải tiết kiệm của như thế nào?Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của 
	 - Rèn kĩ năng tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi 
 - Có ý thức thực hành tiết kiệm đồ dùng sách vở,...
 - Phát triển năng lực làm chủ trong học tập.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
 - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em? Em cần thực hiện quyền đó ntn?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
2. Khám phá, luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
- Cho HS đọc thông tin
+ Ở nhiều cơ quan công sở hiện nay của nước ta có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng nhớ tắt điện,...
+ ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động của trò
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc và thảo luận nhóm 2.
* Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành chống lãng phí.
- Theo em, có phải do dân nghèo nên dân tộc các cường quốc Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
- Không phải do nghèo
- Họ tiết kiệm để làm gì?
- Tiết kiệm là thói quen của học, có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
- Tiền của do đâu mà có?
- Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
 Kết luận: 
+Chúng ta luôn luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh,...
Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của.
- GV nêu các ý kiến
- HS giơ tay: đồng ý
 không đồng ý: Không giơ tay
(1) Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
(2) Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
(3) Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
(4) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
(5) Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.....
- Chốt kết quả:
- Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 là đúng thẻ đỏ
- Câu 1, 2, 9, 10 là sai thẻ xanh
- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
 Kết luận: 
+ Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
 - HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm.
- GV yêu cầu học sinh viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của. 3 việc làm chưa tiết kiệm tiền của.
- HS tự nêu
Lớp nhận xét - bổ sung.
- Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn?
- Ăn uống vừa đủ không thừa thãi.
- Trong mua sắm cần tiết kiệm ntn?
- Chỉ mua thứ cần dùng.
- Có nhiều tiền cần chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
- Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc gửi tiết kiệm.
- Sử dụng đồ đạc ntn là tiết kiệm?
- Giữ gìn đồ đạc, đồ cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
- Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
- Lấy nước đủ dùng, khi không cần điện thì tắt.
 *Vậy những việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
 Y/c HS làm bài VBT
3. Vận dụng 
- Khi sử dụng các đồ dùng em tiết kiệm ntn?
- Về thực hành tiết kiệm các đồ dùng ở nhà cho hợp lí.Chuẩn bị bài sau.
- HS tự nêu.
- HS làm bài VBT
- HS trả lời
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Thể dục
Bài 11. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
đi thường vòng phải ,vòng trái - Trò chơi “Kết bạn"
I. Mục tiêu:
 - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi thường vòng phải, vòng trái, đứng lại. Trò chơi “Kết bạn“.
 - Thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh. Nắm được cách chơi, chơi đúng luật, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn
 - Có ý thức trong tập luyện.
 - NL tự học và tự chủ, NL giao tiếp và hợp tác
II. Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
 - Phương tiện: Gv chuẩn bị 1 còi, cờ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
 Phương pháp -Tổ chức
A. Phần mở đầu: 	
1. Tổ chức, nhận lớp.
xxxxxx
xxxxxx x 
xxxxxx
2.Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
3. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông 
- ép dây chằng dọc, ngang.
B. Phần cơ bản:
1.Đội hình đội ngũ.
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi thường vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * Củng cố:
- Hs đồng loạt tập theo 3 hàng dọc.
- Gv quan sát, sửa sai giữa các lần tập cho Hs
- Chia tổ tập luyện (tổ trưởng điều khiển) 
- Gv quan sát sửa sai giữa các lần tập.
- Thi trình diễn (các tổ thi trình diễn ).
- Gv nhận xét biểu dương tổ tập luyện tốt.
 2.Trò chơi:"Kết bạn".
- Gv yêu cầu Hs nêu tên trò chơi, luật chơi.
- Hs tiến hành chơi trò chơi theo đội hình vòng tròn. Gv điều khiển.
- GV giám sát Hs chơi , nhận xét biểu dương Hs chơi tốt.
C. Phần kết thúc:
1.Hồi tĩnh:
- HS thực hiện theo đội hình vòng tròn.
- Cúi lắc người thả lỏng 
- GV điều khiển.
- Nhảy thả lỏng
2.Hệ thống bài
xxxxxx
- Nhận xét tiết học
xxxxxx
- Giao bài tập cho Hs tự ôn.
xxxxxx
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: 
Tập đọc
Tiết 12: Chị em tôi
I. Mục tiêu
	 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
	 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng. bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	 - Giáo dục HS đức tính trung thực.
 - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học
	 - GV: máy chiếu giới thiệu bài và nội dung.
	III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động 
- Y/C HS đọc đoạn 1 bài An- đrây-ca . Trả lời câu hỏi về nội dung bài
Nhận xét
- YC HS quan sát nêu nội dung tranh 
- Giới thiệu bài (máy chiếu)
2.Khám phá
 * Luyện đọc 
 - Gv nhận xét, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc
+ Yêu cầu HS chia đoạn
- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn
GV sửa lỗi phát âm và nhắc nhở HS đọc đúng giọng kết hợp giải nghĩa một số từ mới 
- Y/C HS đọc bài trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- GV đọc toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu? 
+ Cô chị có đi học nhóm thật không ? Cô đã đi đâu? 
+ Cô đã nói dối ba nhiều lần chưa? Vì sao? 
+ Vì sao mỗi lần nói dối cô lại thấy ân hận? 
Từ: Tặc lưỡi.
+ Ý 1: Sự nói dối của cô chị.
 - Cho HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Cô em đã làm gì để bắt chị mình thôi nói dối ? 
+ Bị chị mắng em tỏ thái độ như thế nào? 
 Từ: sững sờ, im như phỗng.
+ Ý 2: Cô em đã giúp chị tỉnh ngộ.
- Cho HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp tỉnh ngộ? 
+ Cô chị thay đổi như thế nào? 
- Bài văn khuyên chúng ta điều gì?
 Nội dung: Câu chuyện khuyên chúng ta không được nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. ( máy chiếu)
3. Luyện tập
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Đánh giá, nhận xét
4. Vận dụng
 - Qua bài học này em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
 - Giáo dục HS đức tính trung thực
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- Thực hiện
- 1HS đọc, lớp đọc thầm 
- 1 HS nêu , chia 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu ...tặc lưỡi cho qua.
- Đoạn 2: Tiếp đến....cho nên người 
- Đoạn 3: phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc (đọc 2 lượt)
- Đọc theo nhóm 2, nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm.
- đi học nhóm
- Không, đi chơi với bạn, đi xem phim 
- nói dối nhiều lần vì ba cô rất tin cô
-Vì cô thương ba, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua
- HS đọc thầm
- Cũng nói dối ba là đi học nhưng lại đi xem chiếu bãng, lướt qua mặt chị.
- Em giả bộ ngây thơ hỏi lại chị đi học nhóm sao lại biết em ở rạp, chị sững sờ, im như phỗng.
- HS đọc thầm
- em nói dối như chị, chị thấy thói xấu của mình.
- không bao giờ nói dối nữa
- HS NK nêu
- 1 HS đọc
- HS chọn vai
- HS đọc phân vai
- lớp nhận xét.
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Toán
Tiết 27: Phép cộng (Tr 38-39)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về: Cách thực hiện phép cộng. Kĩ năng làm tính cộng
	 - HS thực hiện phép tính đúng.
	 - HS hứng thú học tập.
 - NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu, bảng phụ. 
 - HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Khởi động
- Nêu giá trị chữ số 8 trong số: 548762 và 420683 ?
- Giới thiệu bài
2. Khám phá
+ Ví dụ: 48352 + 21026 = ? (máy chiếu)
- Nêu thành phần tên gọi:
Hoạt động của trò
- HS nêu
- HS đọc phép tính.
- Muốn tính được tổng của phép tính trên em làm ntn?
- Nêu miệng cách thực hiện phép cộng?
+
 48352
 21026
 69378
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
+ Đặt tính:
+ Cộng theo thứ tự từ phải ® trái.
- Nêu thành phần tên gọi của phép tính?
- Số hạng + số hạng = tổng
ÞEm có nhận xét gì về phép tính trên?
+ VD 2: 367 859 + 541 728 (máy chiếu)
- Đây là phép tính cộng không nhớ.
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm thế nào?
- HS lên bảng, lớp làm nháp:
- Cho HS nêu miệng cách thực hiện.
- Phép tính trên có đặc điểm gì khác so với VD1?
- Đây là phép cộng có nhớ.
ÞQua 2 VD muốn tính tổng của 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
- 2 HS nhắc lại.
3. Luyện tập
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Nêu cách thực hiện phép cộng.
- YC HS làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét.
- Thực hiện
- Thực hiện
 Đáp án: a)
 +
+
 4 682 5 247
 2 305 2 471
 6 987 7 988
b)
 +
+
 2 968 3 917
 6 524 5 267
 9 492 9 184
Bài 2: Tính.
- Nêu cách thực hiện 
- HS làm vào vở dòng 1,3; HS NK làm thêm dòng 2.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Nhận xét
Đáp án:
7 032; 14 660; 58 510
434 390; 597 023; 800 000
- Củng cố cách cộng số có nhiều chữ số.
4. Vận dụng
Bài 3: Bài toán.
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt
- Gọi 1HS làm vào bảng phụ, lớp làm nháp bài 3; HS NK làm thêm bài 4
- Thực hiện
- Thực hiện, nhận xét
- Gv nhận xét bài 3
Đáp án:
Bài giải 
Huyện đó trồng được số cây là : 
325 164 + 60 830 = 385 994 ( cây)
 Đáp số: 385994 cây.
*Bài 4: Tìm x.
- GV nhận xét
 Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.Về chuẩn bị bài: Phép trừ
 - HS NK nêu miêng bài giải, lớp nhận xét.
Đáp án 
a, x = 1338; b, x = 608
- HS nêu
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................___________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 11:Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riờng dựa trờn dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. Nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng, vận dụng vào thực tế.
	 - HS phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng. Viết hoa đúng các danh từ riêng.
	 - HS viết đúng chính tả.
 - NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dung dạy học:
	 - GV: máy chiếu nhận xét BT1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Tìm danh từ trong dòng thơ sau:
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Khám phá, luyện tập
 Hoạt động 1: Phần nhận xét (máy chiếu)
 Bài 1: Tìm những từ có nghĩa sau:
- YC HS làm bài theo nhóm 2
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
- HS quan sát vị trí sông Cửu Long trên máy chiếu.
Bài 2: So sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3: Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
- Chốt lại phần nhận xét
* Ghi nhớ: (máy chiếu)
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Tìm các danh từ chung danh từ riêng trong đoạn văn
- Giao việc
- Nhận xét, chốt lại cách viết đúng.
Bài 2: Viết họ và tên của 3 bạn nam; 3 bạn nữ trong lớp.
- YC HS làm bài vào VBT, 2 HS làm bảng lớp
- Hỏi: Họ tên các bạn là danh từ chung hay riêng? Cách viết như thế nào?
 3. Vận dụng 
 - Thế nào là danh từ chung? Thế nào là danh từ riêng
Về ôn bài, chuẩn bị bài: MPVT: Trung thực – Tự trọng
- HS nêu, lớp bổ sung
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày 
a) sông
b) (sông) Cửu Long
c) vua
d) Lê Lợi
 - HS quan sát
- 1 HS nêu y/c 2, lớp theo dõi
- Nêu miệng, nhận xét
Đáp án:
*So sánh a với b:
- Sông: tên chung chỉ dũng nước chảy lớn
- Cửu Long: Tên riêng một dũng sông
*So sánh c với d:
- Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
- Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.
-HS nêu yêu cầu 3.suy nghĩ nêu miệng kết quả.
+ sông: không viết hoa
+ Cửu Long: Tên riêng một dòng sông cụ thể viết hoa
+ vua: không viết hoa
+ Lê Lợi: tên riêng của một vị vua viết hoa
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu 
 - Làm bài vào VBT, nối tiếp nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét
+ Danh từ chung: núi, dòng sông, đáy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dây, nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Trác, Bác Hồ.
- 1 HS nêu yêu cầu .
- Thực hiện, nhận xét
- 2 HS trả lời.
- HS nêu
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................___________________________________
Kể chuyện
Tiết 6: Lời ước dưới trăng
I. Mục tiêu:	
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại hạnh phúc cho mọi người.
	 - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ, học sinh kể được câu chuyện phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Rèn kĩ năng nghe: Chú ý nghe cô, bạn kể, nhớ chuyện.
	 - HS biết chia sẻ với những người kém may mắn.
 - NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu:
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khám phá
 Kể lại câu truyện về lòng tự trọng đã được nghe, đọc.
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2.Khám phá, luyện tập
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ máy chiếu.
Lần 1: Kể bằng lời
Lần 2: Kể bằng lời kết hợp với tranh minh hoạ trên MC
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Cho HS kể từng đoạn, kể toàn chuyện theo nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp
- GV hỏi:
a) Cô gái mù trong truyện đã cầu nguyện điều gì? 
b) Hành động của cô gái mù cho thấy cô là người thế nào? 
c) Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên?
* Qua câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì? 
3. Vận dụng
 - Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
 - Về kể lại chuyện, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS kể
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Kể theo nhóm 2, trao đổi ý nghĩa
- 2 nhóm kể (mỗi nhóm 2 HS tiếp nối nhau kể)
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS nêu.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________
Chiều:
Lịch sử
Tiết 6: Khởi nghĩa hai Bà Trưng ( Năm 40)
 I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh biết:Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị đô hộ.
 - Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa
 - HS có ý thức trân trọng lịch sử.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Nêu tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ?
 Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Khám phá- luyện tập
 Hoạt động 1: Nguyên nhân của khởi nghĩa 2 bà Trưng. 
- GVcho HS đọc quan sát tranh máy chiếu
Hoạt động của trò
- 1HS trả lời câu hỏi; lớp nhận xét.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV giảng: Quận Giao Chỉ 
- Thời nhà Hán đô hộ nước ta vùng đất Bắc Bộ và Trung Bộ chúng ta đặt là Quận Giao Chỉ.
- Thái thú: 
- Là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
+ GV cho HS thảo luận tìm hiểu nguyên nhân khởi nghĩa hai bà Trưng.
+ HS thảo luận nhóm 2.
- Oán hận ách đô hộ của nhà Hán hai bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.
Việc Thái thú Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho hai bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
- GV nhận xét - đánh giá.
 Kết luận: 
+ Oán hận ách đô hộ của nhà Hán Hai bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng,việc thái thú Tô Định giết chết chồng bàTrưngTrắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.
- HS đọc thầm SGK
- GV cho HS quan sát lược đồ máy chiếu
- Chỉ lược đồ và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
- Mùa xuân năm 40 từ cửa sông Hát Môn tỉnh Hà Tây ngày nay.
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh ® tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa ® tấn công Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) trung tâm của chính quyền đô hộ. Quân Hán thua trận bỏ chạy toán loạn.
Kết luận:
+ Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà trưng phất cờ khởi nghĩa...
Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.
- Khởi nghĩa hai bà Trưng đã đạt được kết quả ntn?
- Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân.
- Khởi nghĩa hai bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa ntn?
- Sau hơn 2 thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ từ năm 179 TCN đến năm 40 lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
- Sự thắng lợi của khởi nghĩa hai bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Kết luận: 
+ Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nưúơc ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ...
Hoạt động 4: Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng:
- Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Cho HS trình bày các mẩu truyện, bài thơ, tư liệu,...
Kết luận:
+ Với những chiến công oanh liệt Hai Bà Trưng đã trở thành 2 nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
3. Vận dụng
 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có tầm quan trọng NTN đối với lịch sử nước nhà?
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Bạch Đằng...
- HS thực hiện
- HS làm bài VBT
- HS nêu
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện Tiếng Việt
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức, kĩ năng Tuần 6 tiết _____________________________
Luyện Toán
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức,kĩ năng Tuần 6, tiết 1
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2021
Tiết 1:
Toán
Tiết 28: Phép trừ
 I. Mục tiêu:
	 - Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
	 - Làm được phép tính trừ thành thạo.
	 - HS say mê và yêu thích môn học.
 - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Máy chiếu, bảng phụ 
 - HS: bảng con
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Đặt tính rồi tính; 35 197 +15 294
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Khám phá 
 * Hướng dẫn thực hiện phép tính (MC)
-VD1: 865279 - 450237
-
865279
450237
 415042
Hoạt động của trò
- lớp làm bảng con.
Đáp án: 50 491 
- HS nêu miệng cách thực hiện
- Khi thực hiện phép tính các số tự nhiên ta đặt tính ntn? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
Ví dụ 2 647253 - 285749
- Phép tính trên có điểm gì khác so vớiVD1? 
- Thực hiện
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện từ phải sang trái.
- HS thực hiện ra nháp và nêu kết quả
 647253
 285749
 361504
- Đây là phép trừ có nhớ
3. Luyện tập
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
- HS nêu y/c của bài.
- Nêu cách thực hiện phép trừ.
- YC HS làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét
 Củng cố cách đặt tính và cách tính.
- Thực hiện
- Thực hiện, nhận xét
Đáp án: a)
-
-
 987 864 969 696
 783 251 656 565
 204 613 313 131
b)
-
-
 839 084 628 450
 246 937 35 813
 592 147 592 637
Bài 2: Tính.
- YC Cả lớp làm bài vào vở , 1 HS làm bảng phụ dòng 1, HSNK làm thêm dòng 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_2021_chuan_kien_thuc.doc