Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Tiết 1+ 2: Kĩ thuật

Tiết 15+16: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành

- HS biết cách khâu các mũi khâu thường, khâu đột, thêu móc xích. - Cắt, khâu, thêu được một sản phẩm tự chọn có ứng dụng các kiến thức đã học.

I. Mục tiêu

1. KT: HS sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

2. KN: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. Rèn kĩ năng quan sát, chia sẻ, hợp tác.

 3. NL, PC: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực tự lao động, hợp tác, chia sẻ; tính cẩn thận, ý thức lao động tự phục vụ, thực hiện an toàn lao động. Yêu thích môn học, quý trọng sản phẩm lao động.

* Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng lao động tự phục vụ bản thân

 

doc 6 trang xuanhoa 09/08/2022 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn:22/12/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/12/2018
Tiết 1+ 2: Kĩ thuật
Tiết 15+16: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- HS biết cách khâu các mũi khâu thường, khâu đột, thêu móc xích.
- Cắt, khâu, thêu được một sản phẩm tự chọn có ứng dụng các kiến thức đã học.
I. Mục tiêu
1. KT: HS sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
2. KN: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. Rèn kĩ năng quan sát, chia sẻ, hợp tác.
 3. NL, PC: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực tự lao động, hợp tác, chia sẻ; tính cẩn thận, ý thức lao động tự phục vụ, thực hiện an toàn lao động. Yêu thích môn học, quý trọng sản phẩm lao động.
* Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng lao động tự phục vụ bản thân 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Các mẫu khâu, thêu đã học, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.
- HS: Dụng cụ cắt, khâu, thêu.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ học tập của HS
Hỗ trợ của GV
1. Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học: Khâu thường, khâu đột, thêu móc xích.
+ Nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu.
+ Nhắc lại các bước khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
b. Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- HS lựa chọn sản phẩm thực hành
- HS thực hành
3. Hoạt động 3: HS trưng bày sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.
- Gọi HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
+ Y/ c HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu.
+ Nhắc lại các bước khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu móc xích.
- Nhận xét, kết luận
- GV nêu y/c thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm. VD:
+ Cắt, khâu, thêu khăn tay.
+ Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút.
+ Cắt, khâu, thêu váy liền áo cho búp bê 
- Cho HS tiến hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng
- Y/c HS trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét
* Củng cố nội dung bài
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 3: Chính tả (nghe - viết)
Tiết 15: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành 
- Viết được một bài văn.
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
Làm đúng BT2 a/b.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lắng nghe, thực hành viết đúng, viết đẹp.
* GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành các năng lực tự phục vụ năng lực hợp tác và phẩm chất yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu bài tập ghi phần a bài 2.
- HS : SGK, vở bài tập, bảng con
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
* HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu và viết bài chính tả 
+ HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
+...mềm mại như cánh bướm non, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng...
- HS thực hành viết từ khó: nâng lên, trầm bổng, vui sướng, phát dại.
+ Viết hoa những chữ đầu câu.
2. Hoạt động 2: HS viết
- HS nghe, viết bài.
- HS nghe, soát lỗi.
- HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
3. Hoạt động 3: HD làm bài tập chính tả.
 Bài 2a: 
+ HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
2a)ch:
- đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền.
- trò chơi: chọi dế, chọi gà, thả chim, chơi chuyền...
tr
- đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt...
- trò chơi: đánh trống, chốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trai, bơi trải, cầu trượt...
 Bài 3: 
VD: trò chơi : Mèo đuổi chuột : Các bạn đứng thành vòng rộng, một bạn đóng vai mèo, một bạn đóng vai chuột...
- Hs nêu
- Lắng nghe 
* GV đọc cho HS viết các từ sau: sáng láng, xum xuê, sảng khoái
- Giới thiệu bài
- Gọi 1 HS dọc bài viết
+ Vẻ đẹp của cánh diều được miêu tả như thế nào?
* GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con: nâng lên, trầm bổng, vui sướng, phát dại.
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét 5 bài.
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài , thi tìm từ ghi tên các đồ chơi, chứa tiếng có âm đầu ch/tr.
GV cho HS đọc, xác định yêu cầu đề, cho HS miêu tả đồ chơi nói trên, hoặc cách chơi của một số trò chơi.
* Cánh diều tuổi thơ gợi những ước mơ gì?
Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Kéo co.
 Điều chỉnh bổ sung: ....
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/12/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25/12/2018
Tiết 1: Khoa học
Bài 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành trong bài 
- Không khí rất cần thiết cho sự sống của con người, động vật, thực vật. 
- Hiểu được ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng đều có không khí.
I. Mục tiêu
 1. KT: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
2. KN: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, tương tác cho học sinh.
3. NL- PC: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, tự khám phá và tìm kiến thức mới.
- Chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
- Các hình minh hoạ cho bài.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
2. HĐ 2: Không khí có ở xung quanh mọi vật.
- HS thực hành
- HS quan sát các túi.
- Những chiếc túi phồng lên. Không khí tràn vào miệng túi khi ta buộc lại-> phồng lên.
- Xung quanh ta có không khí.
3. HĐ 3: Không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
- HS đọc nội dung thí nghiệm 3.
- HS thảo luận ghi kết quả theo mẫu.
TN
Hiện tượng
Kết luận
1
- Túi ni lông dần dần xẹp xuống, để tay lên chỗ thủng ta thấy mát.
- Không khí có trong túi ni - lông.
2
- Khi mở nắp chai ra ta thấy có bong bóng nước nổi lên.
- Không khí có ở trong chai rỗng.
3
- Nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong cục đất
- Không khí có ở trong khe hở của cục đất.
- Không khí có ở trong mọi vật: túi ni - lông, chai rỗng, hòn đất.
- HS quan sát hình 63.
- Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
- Khi ta thổi hơi vào quả bóng
- Quạt thấy mát.
- HS đọc mục bạn cần biết
- HS nêu
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học để lên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to- nhẩm- t hầm.
- Cho HS hoạt động cả lớp.
- Cho 4 HS cầm túi ni - lông chạy mở rộng túi sau đó dùng dây chun buộc chặt.
- Cho HS quan sát các túi.
- Em có nhận xét gì về các túi này?
- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
* KL: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng không khí sẽ tràn vào túi ni - lông làm cho nó căng phồng.
- Gọi HS đọc nội dung 3 thí nghiệm
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS quan sát và ghi kết quả theo mẫu.
TN
Hiện tượng
Kết luận
1
2
3
- 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
- Cho HS quan sát hình 63:
- Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
è Không khí có ở những đâu?
+ Nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 8: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành.
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được ích lợi của lao động.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động.*HSNK: Biết được ý nghĩa của lao động.
2. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. KN quan sát, lắng nghe, chia sẻ, 
3. NL. PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
+ GDKNS: KN xác định giá trị lao động, quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II. Chuẩn bị
 - GV: Thẻ xanh, đỏ.
 - HS: BT Đạo đức
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của HS 
Hỗ trợ của GV
- HS nêu 
- Nhận xét.
1. Hoạt động 1: Hoạt động lớp
- 1 học sinh đọc lại
- Đọc các câu hỏi thảo luận
- Thảo luận cặp đôi
- Nối tiếp nêu – Nhận xét
- Không làm được việc gì cả
- Người lái máy cày cày xới đất, mẹ Pê – chi - a hái quả chín đóng vào hòm, người ông nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã xây được bức tường gạch
- Mẹ bảo Pê-chi-a kể cho mẹ nghe một ngày Pê-chi-a đã làm được những gì.
- Xấu hổ
- Pê- chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.
- Không. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc,... để nuôi sống được bản thân và xã hội.
- Đọc ghi nhớ
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Thảo luận theo cặp và ghi vào bảng phụ
- Đại diện các nhóm, trình bày
 Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi.
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- Thực hiện theo nhóm bàn
- Đại diện thể hiện trước lớp
- Nhận xét.
- Nêu ý kiến – Nhận xét
- Đọc lại ghi nhớ sgk
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài: Nêu MT của bài.
- Tiến hành: 
+ Đọc lần 1
+ Một ngày của Pê-chi-a làm được những việc gì?
+ Những người khác trong truyện làm được những việc gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Pê-chi-a?
+ Pê-chi-a có kể được không? Thái độ của Pê-chi-a như thế nào?
+ Theo em, pê-chi-a sẽ thay đổi thế nào đã cho em biết điều gì?
+ Nếu là Pê-chi-a, em có làm như bạn không? Vì sao?
- KL: Rút ra ghi nhớ
- Ghi: Ghi nhớ: sgk – trang 25
- Yêu cầu: TL và thực hiện nhóm 
PA2:Yêu lao động là chăm làm việc có thể là lao động chân tay, có thể là lao động trí óc.
 - Quan sát, giúp đỡ học sinh
- Nhận xét, tuyên dương
- YCTLvà sắm vai tình huống.
+ Dãy 1,2: Tình huống a
+ Dãy 3,4: Tình huống b
- Nhận xét.
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Yêu lao động thì ta phải làm gì?
+ Chuẩn bị cho tiết học sau: Yêu lao động (tiết 2).
- Nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2018_2019.doc