Giáo án Âm nhạc 4 - Năm học 2019-2020
TUẦN 1
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I. Mục tiêu:
-Kiến thức: Hs nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát :Quốc ca Việt nam , Bài ca đi học , Cùng múa hát dưới trăng , tập trình bày theo tổ , nhóm , cá nhân
-Kĩ năng: HS biết một số ký hiệu ghi nhạc đã học
-Thái độ: Tạo không khí học tập vui tươi ,sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 4
II. Đồ dùng dạy học:
*Gíao viên
-Đàn organ , đĩa nhạc , .
-Một số tranh ảnh minh họa 3 bài hát :Quốc ca Việt Nam , Bài ca đi học , Cùng múa hát dưới trăng
-Tờ tranh minh họa các ký hiệu ghi nhạc
*Học sinh
-Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách , )
-Vở ghi bài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 28 tháng 08 năm 2019 TUẦN 1 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hs nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát :Quốc ca Việt nam , Bài ca đi học , Cùng múa hát dưới trăng , tập trình bày theo tổ , nhóm , cá nhân -Kĩ năng: HS biết một số ký hiệu ghi nhạc đã học -Thái độ: Tạo không khí học tập vui tươi ,sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình âm nhạc lớp 4 II. Đồ dùng dạy học: *Gíao viên -Đàn organ , đĩa nhạc , . -Một số tranh ảnh minh họa 3 bài hát :Quốc ca Việt Nam , Bài ca đi học , Cùng múa hát dưới trăng -Tờ tranh minh họa các ký hiệu ghi nhạc *Học sinh -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách , ) -Vở ghi bài III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - gv đánh giai điệu cho hs đoán tên bài hát , tên tác giả ? - HS nhận xét . GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng, Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc, Ôn tập về khuông nhạc. Cách tiến hành: a.Nội dung 1:Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3 * Quốc ca Việt Nam -Hs nghe giai điệu để đoán tên bài hát -Gv ? Đó là đoạn nhạc nào trong bài Quốc ca Việt Nam ? -Gv đàn 2 – 3 lần -Hs trả lời : đó là nhạc của câu : Đường vinh quang xây xác quân thù . -Gv cho hs đứng nghiêm , bắt nhịp và đàn giai điệu cho hs trình bày bài hát -Gv sửa cho hs những chỗ hát còn chưa đạt -Hs thực hiện theo -Gv yêu cầu hs thể hiện theo tổ , nhóm và kết hợp gõ đệm theo nhịp -Gv nhận xét *Bài ca đi học -Gv gõ tiết tấu cho hs đoán tên bài hát -Hs trả lời : Bài ca đi học -Gv đệm đàn hs hát bài : Bài ca đi học kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu lời ca -Hs trình bày -Gv chỉ định từng tổ thực hiện lại -Gv hướng dẫn hs sửa những chỗ hát còn chưa chính xác -Gv nhận xét *Cùng múa hát dưới trăng -Gv cho hs quan sát tranh để đoán tên bài hát -Hs quan sát và trả lời -Gv đệm đàn và yêu cầu hs hát kết hợp vận theo nhạc -Hs trình bày -Gv sửa những chỗ hát còn chưa đạt cho hs -Hs sửa sai -Gv chỉ định tổ , nhóm , cá nhân thực hiện lại -Hs thực hiện -Hs nhận xét ,gv nhận xét bổ sung b. Nội dung 2 : Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc -Gv ? Hãy kể tên những ký hiệu ghi nhạc đã được giới thiệu ở lớp 3 ? hs trả lời gồm có : Khuông nhạc , Khóa son , Tên nốt ( Đồ , Rê , Mi , Pha , Son , La , Si ) và Hình nốt ( Trắng , Đen , Móc đơn ) *Ôn tập về khuông nhạc -Gv hướng dẫn hs kẻ một khuông nhạc vào vở -Hs kẻ khuông nhạc -Gv kẻ một khuông nhạc lên bảng , yêu cầu hs nói tên dòng và khe -Hs nói tên dòng và khe -Gv chỉ định 1- 2 hs tự dùng khuông nhạc bằng tay để nói tên dòng và khe -1 – 2 hs thực hiện -Gv dùng khuông nhạc bàn tay yêu cầu hs nói tên dòng và khe -Cả lớp nói tên -Tiếp theo tập viết khóa Son ở đầu khuông nhạc -Hs tập viết khóa son -Gv kiểm tra hs tập viết khóa son , hướng dẫn các em sửa những chỗ viết còn chưa đạt -Gv yêu cầu hs nói tên nốt nhạc trong bài TĐN số 1 -Hs thực hiện -Gv yêu cầu hs tập viết lên khuông nhạc các nốt nhạc trong bài T ĐN số 2 -Hs tập viết nốt nhạc -Gv đánh giá và nhận xét Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Cả lớp hát lại một trong 3 bài đã ôn tập -Dặn dò hs tập ghi nhớ nốt nhạc để chuẩn bị cho các tiết học sau Thứ tư, ngày 4 tháng 09 năm 2019 TUẦN 2 HỌC HÁT BÀI : EM YÊU HÒA BÌNH Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài : Em yêu hòa bình . --- - Kĩ năng: Thể hiện đúng những chỗ hát luyến , đảo phách và nốt đen chấm dôi -Thái độ: Qua bài hát giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước , yêu hòa bình và yêu quê hương làng xóm mình hơn II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Đàn organ -Tranh ảnh minh họa bài : Em yêu hòa bình -Tập đàn giai điệu , hát chuẩn xác bài :Em yêu hòa bình *Học sinh -SGK âm nhạc 4 , vở viết -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách .) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: -Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông -Chữa 2 bài tập trong bài học trước (gọi tên nốt nhạc bao gồm tên nốt và hình nốt , viết lên khuông một số nốt nhạc ) - GV nhận xét, giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Học hát Em yêu hòa bình Cách tiến hành: Học hát Em yêu hòa bình -Gv treo tranh , đặt câu hỏi về bức tranh ,liên kết với bài hát em yêu hòa bình -Hs theo dõi -Gv hát mẫu kết hợp đệm đàn -Hs chú ý lắng nghe -Gv hướng dẫn hs đọc lời ca theo tiết tấu bài hát (chia bài hát làm 8 câu hát ) -Hs chú ý nghe hướng dẫn -Gv đọc mẫu từng câu , vừa đọc vừa gõ tiết tấu lời ca, sau đó gv bắt nhịp cho cả lớp cùng đọc -Hs đọc lời kết hợp gõ tiết tấu -Gv chỉ định 1 – 2 hs đọc lại -1-2 hs đọc lại -Gv đàn giai điệu câu 1 khoảng 2 – 3 lần -Hs lắng nghe -Gv bắt nhịp (1 – 2) và đàn giai điệu để hs hát -Hs hát hòa theo -Gv yêu cầu hs tập lấy hơi ở mỗi đầu câu hát -Hs tập lấy hơi gv cho cả lớp hát , gv lắng nghe và phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn hs sửa lại. gv có thể hát mẫu những chỗ có dấu luyến -Hs sửa sai -Gv đàn giai điệu câu 2 cho hs hát . Sau đó yêu cầu hs hát nối tiếp giữa câu 1 và câu 2 -Hs thực hiện hát theo hướng dẫn -Gv tập các câu tiếp theo tương tự , tập xong 2 câu thì cho hs hát lại -Hs thực hiện và hát nối tiếp các câu cho đến hết bài ( chú ý những chỗ luyến ,đảo phách và nốt đen chấm dôi ) gv có thể hát mẫu những từ khó -Gv đàn giai điệu kết hợp hát mẫu để hướng dẫn hs hát đúng chỗ đảo phách ở câu 5 : Em yêu dòng sông ..xanh thắm . -Hs lắng nghe và sửa sai -Gv đàn giai điệu để hs hát cả bài , gv chỉnh sửa cho hs những chỗ hát còn chưa tốt ,nhắc các em lấy hơi ở mỗi đầu câu hát và hát rõ lời ca -Hs thực hiện -Gv hướng dẫn hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách , theo nhịp -Hs nghe hướng dẫn và trình bày -Gv cho hs trình bày theo hình thức tổ , nhóm và cá nhân ; đồng thời kết hợp gõ đệm theo nhịp Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Gv yêu cầu hs trình bày lại bài hát Em yêu hòa bình và kết hợp gõ đệm theo nhịp -Dặn hs về nhà hát thuộc lời ca -Thông qua bài hát giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước , yêu làng xóm mình nhiều hơn Thứ tư, ngày 11 tháng 09 năm 2019 TUẦN 3 ÔN TẬP BÀI HÁT :EM YÊU HÒA BÌNH BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU I. Mục tiêu: Kiến thức:Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình, bài tập cao độ và tiết tấu. Kĩ năng:Hs hát thuộc bài hát , tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp các động tác phụ họa -Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu Thái độ: HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Nghiên cứu một vài động tác phù hợp với bài hát -Bảng chép sẵn bài tập cao độ , bài tập tiết tấu -Đàn organ *Học sinh -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách ) -SGK âm nhạc 4 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: Cá nhân học sinh đứng lên hát bài Em yêu hòa bình theo đúng giai điệu của bài hát. - Nhận xét *Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Ôn tập bài hát :Em yêu hòa bình, Bài tập cao độ và luyện tập tiết tấu. Cách tiến hành: a. Nội dung 1:Ôn tập bài hát :Em yêu hòa bình -Gv đàn giai điệu từ:Em yêu dòng sông .bay xa . Yêu cầu hs đoán tên bài hát , tên tác giả? -Hs nghe ,đoán tên bài hát,tên tác giả -Gv đệm đàn để hs hát lại bài Em yêu hòa bình -Hs thực hiện -Gv hướng dẫn hs hát cả bài xong,hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài và hát nhắc lại câu 8 một lần nữa -Hs nghe hướng dẫn rồi hát theo -Gv chỉ định từng tổ trình bày,sửa những chỗ hs hát chưa đúng -Hs các tổ trình bày -Hs nhận xét , gv nhận xét -Gv điều khiển hs trình bày bài : Em yêu hòa bình theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hòa giọng kết hợp vận động phụ họa -Hs thực hiện -Gv chỉ định các nhóm trình bày trước lớp kết hợp vận động phụ họa -Hs các nhóm trình bày -Gv nhận xét b. Nội dung 2: Bài tập cao độ và tiết tấu -Gv hướng dẫn cho hs biết vị trí các nốt Đô , Mi , Son , La trên khuông nhạc -Hs chú ý nghe hướng dẫn -Gv treo khuông nhạc lên bảng ,yêu cầu 1 em lên bảng chỉ vào từng nốt nhạc,em khác đứng tại chỗ nó tên nốt đó -Hs nhận xét *Luyện tập tiết tấu -Gv viết tiết tấu lên bảng -Hs chú ý theo dõi -Gv hỏi : Bài tập này có hình nốt và kí hiệu gì? -1-2 hs trả lời -Gv chỉ lên bảng cho hs cả lớp nói tên hìn nốt và dấu lặng đen -Hs thực hiện -Gv hướng dẫn hs cách vỗ tay thể hiện dấu lặng đen ( hai lòng bàn tay úp xuống) -Hs ghi nhớ -Gv gõ tiết tấu trên 3-4 lần,vừa gõ vừa nói:đen đen đen lặng -Hs quan sát , lắng nghe -Gv bắt nhịp cho hs gõ cùng -Gv hỏi : Ai có thể cho biết tiết tấu trên có trong bài hát nào? -Hs trả lời , gv bổ sung ( có trong bài Thật là hay ) *Luyện tập cao độ và tiết tấu -Gv đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn( 3 – 5 âm ) -Hs nghe đàn -Gv bắt nhịp hs nghe và đọc hòa theo tiếng đàn -Hs nghe và đọc theo -Gv hướng dẫn hs vừa đọc cao độ vừa kết hợp gõ tiết tấu -Hs thực hiện -Gv chỉ định hs khá đọc mẫu cho các bạn theo dõi -Hs thực hiện -Gv chỉ định các tổ tập cao độ và tiết tấu -Hs các tổ thực hiện Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Gv đệm đàn để hs trình bày bài hát Em yêu hòa bình ( hát lĩnh xướng rồi hòa giọng ) -Gv nhận xét tiết học -Dặn hs về nhà ôn tập bài hát , bài tập cao độ và bài tập tiết tấu -Gv yêu cầu hs về nhà chép bài tập cao độ và tiết tấu vào vở Thứ tư, ngày 18 tháng 09 năm 2019 TUẦN 4 HỌC HÁT BÀI : BẠN ƠI LẮNG NGHE KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. Mục tiêu: -Kiến thức: Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba na ( Tây Nguyên ).Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát -Kĩ năng: Nghe , ghi nhớ và tập kể lại câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ , hs có thêm hiểu biết về tác dụng âm nhạc đối với cuộc sống . -Thái độ: Thông qua bài hát giáo dục hs biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Hát chuẩn xác bài hát -Đàn organ -Tranh ảnh minh họa cho bài hát , bảng phụ -Đọc hoặc kể diễn cảm câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ *Học sinh -SGK âm nhạc 4 -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách ) -Vở chép nhạc III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - gọi 1 – 2 hs lên bảng hát lại bài Em yêu hòa bình - GV nhận xét, *Giới thiệu bài : Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe, Hát kết hợp gõ đệm theo phách , nhịp Cách tiến hành: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe -Gv treo bảng phụ lên bảng -Hs chú ý theo dõi -Gv đệm đàn và hát bài hát Bạn ơi lắng nghe -Hs lắng nghe và cảm nhận -Gv hướng dẫn hs đọc lời ca theo tiết tấu -Hs chú ý theo dõi -Gv bắt nhịp cho hs đọc lời ca theo tiết tấu -Hs đọc theo tập thể nhóm -Gv dạy hát từng câu theo lối móc xích , gv đàn giai điệu -Hs nghe gv đàn và đánh theo -Gv dạy xong 2 câu rồi cho hs hát lại -Hs thực hiện , gv sửa sai -Gv dạy các câu tiếp theo tương tự cho đến hết lời 1 và sửa những chỗ hát sai cho hs . Sau đó cho hs đọc lời 2 , giải thích cho hs biết lời 1 và 2 chỉ khác nhau về lời ca còn giai điệu thì hoàn toàn giống nhau . -Hs nghe gv giải thích -Gv cho hs đọc lời ca 2 xong thì ghép và hát luôn lời 2 -Hs hát -Gv sửa những chỗ hát sai và nhận xét -Hs thực hiện theo -Gv cho hs hát cả 2 lời ca -Hs hát cả bài -Gv nhận xét *Hát kết hợp gõ đệm theo phách , nhịp : -Gv hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo phách Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe x x x x -Gv bắt nhịp hs thực hiện theo -Hs trình bày theo tổ , nhóm -Gv nhận xét -Gv hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo nhịp Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe x x -Hs làm theo hướng dẫn của gv Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: :Kể chuyện âm nhạc Tiếng hát Đào Thị Huệ Cách tiến hành: -Đọc hoặc kể câu chuyện trong sgk cho hs nghe, sau đó hs kể lại một lần nữa -Gv hỏi : Nhân vật chính trong câu chuyện tên gì ? Quê ở đâu ? có khả năng gì đặc biệt? -Vì sao nhân vật lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay này? -Chuyện xẩy ra trong giai đoạn lịch sử nào trong lịch sử nước ta? *Kết luận: Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ đã góp phần đánh đuổi giặc Minh giải phóng quê mình Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Gv đàn và bắt nhịp cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách -Yêu cầu hs về nhà hát thuộc bài hát và sáng tạo một vài động tác phụ họa Thứ tư, ngày 25 tháng 09 năm 2019 TUẦN 5 ÔN TẬP BÀI HÁT : BẠN ƠI LẮNG NGHE GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG BÀI TẬP TIẾT TẤU I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hs hát thuộc lời ca và truyền cảm bài Bạn ơi lắng nghe kết hợp gõ đệm theo nhịp .Trình bày bài hát kết hợp múa hoặc các động tác phụ họa -Kĩ năng: Hs nhận biết được nốt trắng và tập thể hiện độ dài của nó -Thực hiện đúng 2 bài tập tiết tấu : đọc đúng hình nốt , gõ đúng tiết tấu và kết hợp 2 hoạt động trên - Thái độ : HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Đàn organ ,tranh ảnh minh họa -Gv tìm động tác múa hoặc các động tác phụ họa -Bảng phụ chép sẵn bài tiết tấu *Học sinh -SGK âm nhạc 4 -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách .) -Vở ghi bài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: Cho hs nghe giai điệu bài vừa học ở tiết trước , hs nhắc lại tên bài hát , tác giả , cho hs hát đồng thanh ,hát cá nhân -Nhận xét. *Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe, Giới thiệu hình nốt trắng Bài tập tiết tấu Cách tiến hành: a.Nội dung : Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe -Gv hướng dẫn hs ôn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp , phách , tiết tấu lời ca -Hs ôn theo hướng dẫn -Gv hướng dẫn hs một vài động tác phụ họa theo bài hát ( hoặc gợi ý để hs tự nghĩ thêm ) *Ví dụ : +Câu 1 :Nghiêng người bên trái , bàn tay trái đưa lên đặt sau tai như động tác đang lắng nghe , nhún chân theo phách ( lời 2 : đưa ngón trỏ tay trái chỉ bên trái , bên phải ) +Câu 2 : Thực hiện như câu 1 nhưng đổi bên ( lời 2 : đổi tay phải trước ) +Câu 3 : Tay trái đưa xuống thả mềm diễn tả dòng suối chảy ( lời 2 : hai tay đưa ngang giả động tác chim bay ) +Câu 4 : Như câu 3 nhưng đổi tay phải ( lời 2 : hai tay đưa lên cao , đưa qua trái rồi qua phải nhẹ nhàng theo phách ) tập xong , cho cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa vài lần cho thuần thục các động tác -Gv yêu cầu nhóm , dãy lên hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát -Hs thực hiện -Gv mời hs lên bảng biểu diễn -Hs biểu diễn -Hs nhận xét , gv nhận xét *Giới thiệu hình nốt trắng -Gv giải thích về hình thức : gồm thân nốt và đuôi nốt .Thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng , đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt -Hs chú ý lắng nghe -Gv viết hình nốt trắng lên bảng , hướng dẫn hs tập viết -Hs quan sát , tập viết -Gv giải thích về giá trị độ dài : độ dài nốt trắng = hai nốt đen -Nếu ta quy ước độ dài nốt đen bằng 1 phách thì độ dài nốt trắng sẽ bằng 2 phách-Nốt trắng đọc tắt là trắng , nốt đen đọc tắt là đen -Hs tập thể hiện độ dài nốt trắng và nốt đen -Gv hướng dẫn hs thể hiện hình nốt trắng và nốt đen bằng cách nói kết hợp vỗ tay ( nốt đen vỗ tay 1 cái , nốt trắng vỗ tay 2 cái ) *Bài tập tiết tấu : + Bài tập 1 -Gv viết bài tập lên bảng -Hs quan sát -Gv ? Bài tập có hình nốt nào ? -1 – 2 hs trả lời -Gv chỉ định hs đọc hình nốt -Gv vỗ tay ( hoặc gõ ) thể hiện nốt trắng : phách 1 vỗ 2 tay , phách 2 xòe 2 tay , lòng bàn tay ngửa lên cao. Quy ước với hs đó là cách thể hiện nốt trắng -Hs nghe và ghi nhớ -Gv vỗ tay 6 nốt ( có thể kết hợp đọc hình nốt ) ,chỉ định hs thực hiện -Hs nghe và thực hiện -Gv vỗ tay cả 13 nốt , chỉ định hs thực hiện -Gv ? Ai có thể cho biết tiết tấu trên có trong bài hát nào ? -Hs thảo luận và trả lời (tiết tấu trên có trong bài hát Hoa lá mùa xuân ) + Bài tập 2 : -Gv viết tiết tấu lên bảng -Gv hướng dẫn hs tập tiết tấu tương tự bài tập 1 -Gv ? Ai có thể cho biết tiết tấu này có trong bài hát nào ? -Hs trả lời ( có trong bài Múa vui ) -Gv chỉ định hs các tổ , nhóm thể hiện tiết tấu vừa học -Hs thể hiện -Gv nhận xét Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Cho cả lớp thực hiện ( vỗ hoặc gõ ) bài tập tiết tấu 1 lần trước khi kết thúc tiết học -Gv nhận xét tiết học , khen những em thể hiện tốt các nội dung , nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt cần cố gắng hơn ở những tiết sau -Dặn hs về nhà ôn lại bài hát và bài tập tiết tấu Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2019 TUẦN 6 TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hs đọc được bài TĐN số 1 , thể hiện đúng độ dài các nốt đen , nốt trắng -Kĩ năng: Phân biệt được các hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên : Đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà -Thái độ: HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Đàn organ -Chép sẵn các bài tập cao độ , tiết tấu , TĐN số 1 vào bảng phụ -Tranh ảnh hình vẽ các nhạc cụ : đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà được phóng to *Học sinh -SGK âm nhạc 4 -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách ) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - Cá nhân, nhóm hát bài : bạn ơi lắng nghe kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. *Giới thiệu bài Hoạt động 2:Hình thành kiến thức Mục tiêu: Tập đọc nhạc : TĐN số 1, Tập tiết tấu, Đọc cao độ Cách tiến hành: Tập đọc nhạc : TĐN số 1 -Gv treo bài T ĐN số 1 lên bảng -Hs chú ý theo dõi -Gv ?Em nào có thể nói tên các nốt nhạc có trong bài T ĐN số 1 – Son La Son? -1- 2 hs nói tên nốt -Gv cho hs luyện tập cao độ : Đồ – Rê – Mi – Son – La -Hs đọc cao độ -Gv chỉ vào từng nốt trong bài , hs tập nói tên nốt nhạc -Hs nói tên nốt *Tập tiết tấu -Gv viết tiết tấu lên bảng -Hs chú ý theo dõi -Gv ? Tiết tấu này có những hình nốt gì ? -1- 2 hs trả lời -Gv chỉ bảng , hs nói tên hình nốt : đen đen trắng , đen đen trắng -Cả lớp thực hiện -Gv gõ tiết tấu trên , yêu cầu hs lắng nghe và gõ lại -Hs gõ tiết tấu vừa nghe -Gv hướng dẫn hs cả lớp nhìn vào bài T ĐN nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập -Hs nói tên và gõ tiết tấu *Đọc cao độ -Gv ? Em nào có thể nói tên các nốt nhạc trong bài T ĐN từ thấp đến cao ? -Hs trả lời : Đồ – Rê – Mi – Son – La -Gv viết 5 nốt hs vừa trả lời lên bảng , gv yêu cầu hs đọc cao độ 5 nốt nhạc Đồ – Rê – Mi – Son – La theo thứ tự từ thấp lên cao và ngược lại -Hs luyện cao độ -Gv cho hs đọc cao độ theo cặp 2 âm : Đồ Rê , Rê Mi , Mi Son , Son La -Hs đọc cao độ *Tập đọc từng câu -Gv đàn chuỗi âm thanh gồm 6 âm khoảng 2- 3 lần rồi bắt nhịp ( 1-2 ) -Hs nghe và đọc hòa theo tiếng đàn -Gv chỉ định 1 hs đọc lại , gv sửa những chỗ hs đọc chưa đạt -Hs thực hiện -Hs đọc chuỗi tiếp theo tương tự *Đọc cả bài -Gv đàn giai điệu cả bài , hs đọc nhạc hòa với tiếng đàn , vừa đọc vừa gõ tiết tấu -Hs đọc cả bài -Gv yêu cầu hs đọc cả bài 1 – 2 lần nữa ( không sử dụng đàn ), gv lắng nghe và sửa sai cho hs -Hs sửa những chỗ còn lại -Gv chỉ định 1 – 2 hs khá đọc cả bài -Hs thực hiện -Gv nhận xét *Học sinh ghép lời -Gv đàn giai điệu cả bài 2 lần , lần thứ nhất hs đọc nhạc , lần thứ 2 các em tự ghép lời , vừa hát vừa gõ đệm theo phách -Hs tập ghép lời -Gv chia lớp thành 2 nửa , nửa thứ nhất đọc nhạc , nửa thứ 2 ghép lời ca và ngược lại -Hs thực hiện -Gv cho hs hát lời kết hợp gõ đệm theo phách -Hs hát và gõ phách -Gv chỉ định 1-2 hs khá thực hiện -Gv nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu : Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Cách tiến hành: -Gv treo tranh giới thiệu 4 loại nhạc cụ : : Đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà -Hs theo dõi -Gv yêu cầu hs chỉ từng nhạc cụ và nói tên -Hs nói tên nhạc cụ -Gv ?Em nào biết đàn nhị có mấy dây ? đàn tam ? đàn tứ ? đàn tì bà ? -Hs trả lời -Gv giới thiệu thêm về đặc điểm và cách sử dụng của đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà? + Đàn nhị : dùng vĩ để kéo , người biểu diễn thường ngồi trên ghế , thân đàn đặt trên đùi ,cần đàn thẳng lên phía trên . Đàn nhị có âm thanhmềm mại , gần giống với giọng người , đàn nhị có thể mô phỏng tiếng gió rít , tiếng chim hót , tiếng cười và cả tiếng khóc của trẻ thơ. + Đàn tam : dùng móng tay để gảy vào giây , người biểu diễn ngồi trên ghế , thân đàn đặt trên đùi , cần đàn nằm ngang hoặc hơi chếch lên cao , đàn tam có âm thanh tươi sáng , giòn giã . + Đàn tứ :gần giống đàn nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn , cũng dùng móng tay gảy vào dây , thân đàn thường đặt trên người biểu diễn , cần đàn nằm ngang , dây đàn tứ bằng kim loại nên có âm thanh trong , hơi đanh. + Đàn tì bà : dùng móng tay gảy dây , thân đàn thường đặt trên người biểu diễn , cần đàn đứng thẳng .Đàn này do phụ nữ biểu diễn , đàn có âm thanh trong trẻo , tươi sáng. -Gv mở băng , đĩa cho hs xem về hình thức biểu diễn của các nhạc cụ trên -Hs xem băng -Gv tổ chức trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ : + Gv cho hs nghe âm sắc từng nhạc cụ qua băng đĩa + Gv mở lại băng , hs từng tổ cho biết tên nhạc cụ , nói đúng tên âm sắc của mỗi nhạc cụ được 10 diểm +Gv tổng kết điểm theo tổ Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Gv yêu cầu hs hát lời và gõ đệm bài TĐN số 1 : Son La Son -Gv chỉ vào tranh yêu cầu hs nhắc lại tên từng nhạc cụ dân tộc vừa được học -Gv nhận xét tiết học -Dặn hs về nhà đọc bài TĐN số 1 , chép bài TĐN số 1 vào vở theo hướng dẫn của gv . Thứ tư, ngày 09 tháng 10 năm 2019 TUẦN 7 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT :EM YÊU HÒA BÌNH , BẠN ƠI LẮNG NGHE ÔN TẬP : TĐN SỐ 1 I. Mục tiêu: -Kiến thức:HS trình bày 2 bài hát : Em yêu hòa bình và Bạn ơi lắng nghe kết hợp gõ đệm hoặc múa phụ họa -Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 1: Son La Son kết hợp gõ đệm theo phách . - Kĩ năng: Hs hát thuộc lời ca , đúng giai điệu . Tập đọc nhạc diễn cảm , thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu - Thái độ: HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Đàn Organ -Bản nhạc bài TĐN số 1 được phóng to -Đàn giai điệu và đệm hát bài : Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe và TĐN số 1 : Son La Son *Học sinh -SGK âm nhạc 4 -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách ) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - HS đọc bài tập đọc nhạc số 1. - GV nhận xét. *Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Ôn tập 2 bài hát : Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe, Ôn tập TĐN số 1 Cách tiến hành: *Em yêu hòa bình -Gv điều khiển hs nhận biết bài hát bằng tranh ảnh hoặc bằng giai điệu một vài câu hát trong bài Em yêu hòa bình -Gv gõ tiết tấu sau 2 – 3 lần -Hs nghe tiết tấu -Gv chỉ định hs gõ lại tiết tấu -1 – 2 hs gõ lại tiết tấu -Gv ? Em nào có thể nhận ra tiết tấu trên của câu nào trong bài hát không? -Hs trả lời ( là tiết tấu câu :Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm của bài Em yêu hòa bình ) -Gv ? Ai là tác giả bài hát này ? -Hs trả lời : Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn -Gv đệm đàn , hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Gv yêu cầu từng nhóm , tổ , cá nhân hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp -Gv gọi một vài em xung phong lên hát và trình bày trước lớp -Hs nhận xét , gv bổ sung *Bạn ơi lắng nghe -Gv đệm đàn hs trình bày bài hát kết hợp thể hiện động tác vận động phụ họa -Hs trình bày -Gv yêu cầu từng nhóm trình bày lại -Gv hướng dẫn hs tập kĩ năng hát nhắc lại trong bài Bạn ơi lắng nghe -Hs tập hát nhắc lại + Hs nữ trình bày bài hát ( 2 lời ), hs nam tập hát nhắc lại .Tất cả hs vừa hát vừa gõ đệm theo phách + Hs nữ trình bày bài hát , vừa hát vừa gõ đệm thao phách . Hs nam hát nhắc lại , vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca ( chỉ gõ riêng những tiếng hát nhắc lại ) -Gv kiểm tra những hs xung phong trình bày trước lớp theo nhóm có sử dụng cách hát nhắc lại -Hs trình bày trước lớp -Gv nhận xét *Ôn tập TĐN số 1 -Gv yêu cầu hs tập nói tên nốt nhạc -Hs nói tên nốt -Gv gõ tiết tấu , hs nghe và thực hiện lại -Gv đàn giai điệu tập đọc nhạc số 1 -Hs nghe lại -Gv đàn giai điệu , hs đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ đệm theo phách .Gv yêu cầu hs tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu -Hs đọc nhạc , hát lời và gõ phách -Gv yêu cầu từng tổ trình bày bài TĐN số 1 Son La Son kết hợp gõ đệm theo phách -Gv nhận xét các tổ Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Gv cho hs hát lại bài hát Em yêu hòa bình kết hợp gõ đệm theo nhịp -Gv nhận xét tiết học , khen những bạn hát hay và động viên các bạn hát còn yếu cần cố gắng hơn nữa để đạt kết quả tốt hơn . Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2019 TUẦN 8 HỌC HÁT BÀI : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH Nhạc và lời : Phong Nhã I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Trên ngựa ta phi nhanh -Kĩ năng: Trình bày bài Trên ngựa ta phi nhanh theo cách hát đối đáp , hát kết hợp gõ đệm theo phách , nhịp - Thái độ: Thể hiện tình cảm vui nhộn trong khi thể hiện bài hát. II. Đồ dùng dạy học: *Giáo viên -Đàn organ -Tranh ảnh minh hhọa cho bài hát -Đàn giai điệu và hát chuẩn xác bài Trên ngựa ta phi nhanh *Học sinh -SGK âm nhạc 4 -Nhạc cụ gõ đệm ( song loan , thanh phách ) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: cho hs hát lại 2 bài hát Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động múa phụ họa - Nhận xét *Giới thiệu bài Hoạt động 2:Hình thành kiến thức Mục tiêu: Học hát bài Trên ngựa ta phi nhanh Cách tiến hành: -Gv treo bài Trên ngựa ta phi nhanh , tranh minh họa lên bảng -Hs chú ý theo dõi -Gv thuyết trình thêm về em bé cưỡi nhựa trong tranh phỏng theo ảnh anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa đánh giặc để sáng tác nên bài hát này -Hs lắng nghe -Gv đệm đàn và hát bài Trên ngựa ta phi nhanh -Hs lắng nghe và phát biểu cảm nhận -Gv hướng dẫn hs đọc lời ca theo tiết tấu và giải thích từ khó .gv chỉ định 1 – 2 hs đọc lại lời ca . -Hs thực hiện -Gv giải thích “vó câu ” nghĩa là vó ngựa -Gv đàn cho hs luyện thanh 1 – 2 phút -Hs luyện thanh -Gv đàn giai điệu câu một 2 – 3 lần -Hs lắng nghe -Gv bắt nhịp (1 – 2) và đàn giai điệu để hs hát hòa theo -Hs hát hòa theo -Gv yêu cầu hs tập lấy hơi ở mỗi đầu câu hát -Hs tập láy hơi -Gv cho cả lớp hát , nghe và phát hiện chỗ sai sửa cho hs , gv có thể hát mẫu những từ có dấu luyến khó -Hs sửa sai ( nếu có ) -Gv đàn giai điệu câu 2 tương tự câu 1 cho hs hát và sửa sai ( nếu có ), sau đó yêu cầu hs hát nối tiếp giữa câu 1 và câu hs hát theo yêu cầu của gv -Gv tập các câu tiếp theo tương tự , tập xong 4 câu thì cho hs hát lại theo lối móc xích và tiếp tục các câu tiếp theo tương tự cho đến hết bài ( gv nhắc hs những từ có dấu luyến ) -Hs thực hiện theo -Gv bắt nhịp , đàn giai điệu cho hs hát cả bài , gv sửa cho hs những chỗ hát còn chưa tốt , nhắc các em lấy hơi ở đầu câu hát, hát rõ lời và diễn cảm -Gv cho hs hát theo hình thức nhóm , tổ -Hs hát theo nhóm , tổ -Hs nhận xét , gv nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp , phách Cách tiến hành: *Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Gv hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo nhịp Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh x x x x -Gv bắt nhịp hs thực hiện theo -Hs trình bày theo nhóm , tổ -Gv nhận xét *Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Gv hướng dẫn hs hát và gõ đệm theo phách Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh x x x x x x x -Hs làm theo hướng dẫn của gv -Gv nhận xét Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: -Tập kĩ năng hát đối đáp ,chia lớp thành 2 nửa + Nửa lớp hát : Trên đường gập ghềnh + Nửa kia hát : Ngựa phi nhanh nhanh nhanh nhanh -Tiếp tục cho đến hết : Bạn bè yêu mến -Từ câu : Tổ quốc mẹ hiền hết bài , cả lớp hát hòa giọng -Dặn hs về nhà hát thuộc lời ca Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2019 TUẦN 9 ÔN TẬP BÀI HÁT : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2 I. Mục tiêu: -Hs hát đúng giai điệu , thuộc lời và thể hiện sắc thái trong bài Trên ngựa ta phi nhanh . Trình bày bài hát theo cách hát đối đáp kết hợp gõ đệm theo nhịp -Hs đọc đúng giai điệu và ghép lời bài TĐN số 2 –Nắng vàng , đọc nhạc kết hợp gõ phách . Tập đọc nhạc diễn cảm , thể hiện tính mềm mại của giai điệu II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên -Đàn organ , tranh ảnh minh họa bài Trên ngựa ta phi nhanh -Đàn giai điệu , đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 2 -Bản nhạc bài TĐN số 2 * Học sinh -Thanh phách , song loan . -SGK âm nhạc 4 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_am_nhac_4_nam_hoc_2019_2020.doc