Giáo án Âm nhạc 4 (Chương trình cả năm)

Giáo án Âm nhạc 4 (Chương trình cả năm)

TIẾT 1: - ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. MỤC TIÊU:

1: Kiến thức

 - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.

2: Năng lực:

- Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. Kĩ năng tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son đúng, đẹp

3: Phẩm chất:

- Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca. Các em yêu thích môn học hơn.

* HSKT: Biết hát và hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.

 

doc 112 trang xuanhoa 03/08/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 4 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 1: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: - ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 
I. MỤC TIÊU:
1: Kiến thức
 - Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
2: Năng lực: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. Kĩ năng tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son đúng, đẹp
3: Phẩm chất: 
- Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca. Các em yêu thích môn học hơn.
* HSKT: Biết hát và hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Đàn, loa...
2. Học sinh:
 - Thanh phách...
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
2’
 20’
10’
3’
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động.
- Gv bật nhạc bài Bài ca đi học yêu cầu cả lớp thực hiện
2. Hoạt động luyện tập: 
* Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
* Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ lại các bài hát, biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca.
* Cách tiến hành:
- Hãy kể tên một số bài hát đã học ở lớp 3
 - Gv giới thiệu các em ôn lại 3 bài hát Quốc Ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
 * Quốc ca Việt Nam
 - Gv bật bài hát yêu cầu học sinh đoán tên bài hát, tác giả
 - Yêu cầu hs đứng tại chỗ hát với tư thế trang nghiêm
 - Gv sửa sai cho học sinh (Nếu có)
* Bài ca đi học
 - Gv hỏi bài hát do ai sáng tác
- Gv bật nhạc yêu cầu học sinh hát, gõ đệm theo nhịp
 - Gv lưu ý cho học sinh thể hiện sắc thái tình cảm vui tươi
*Cùng múa hát dưới trăng
 - Gv hỏi tác giả bài hát Cùng múa hát dưới trăng là ai?
 - Gv bật nhạc đệm
 - Gọi tổ, cá nhân thực hiện
 - Gọi hs nhận xét, gv nx, tuyên dương
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát trên. Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp. Thể hiện được tư thế chào cờ, hát Quốc Ca trang nghiêm.
* Nội dung 2: Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại được các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
* Cách tiến hành:
- Gv hỏi học sinh ở lớp 3 các em được học các kí hiệu ghi nhạc nào?
- Gv hỏi tạo của khuông nhạc?
- Khóa Son được đặt ở vị trí nào trên khuông nhạc?
- Gv nhận xét
3. Hoạt động thực hành: Kết hợp vận động cơ thể; Biểu diễn cho các bài hát. Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son...
* Mục tiêu:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn bài hát. Biết kẻ khuông nhạc và viết khóa Son đúng, đẹp.
* Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu học sinh hát kết hợp các động tác bộ gõ cơ thể: 
+ Dậm chân
+ Vỗ hông
+ Vỗ vai
+ Búng tay
 - Gọi học sinh lên biểu diễn thi đua 
 - Gv gọi hs nhận xét, gv nx đánh giá
 - Yêu cầu hs tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son vào vở
 - Gv giao cho HSHN tập tô khóa Son
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể
- Kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin
- Học sinh biết kẻ khuông nhạc và viết khóa Son đúng, đẹp.
 4. Hoạt động Vận dụng
 * Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
* Cách tiến hành.
- Gv yêu cầu học sinh hát lại bài Quốc ca Việt Nam
 - Giáo dục học sinh say mê ca hát, đam mê âm nhạc hơn. Khi chào cờ hát Quốc Ca với tư thế trang nghiêm.
 - Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
 - Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
 -Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son cho đúng, đẹp hơn
 - Chuẩn bị cho giờ học sau
 - Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát toàn bài Bài ca đi học
- Hát theo các bạn
- Hs nhớ lại, trả lời: 
Bài Quốc Ca Việt Nam
Bài ca đi học
Cùng múa hát dưới trăng
 Ngày mùa vui
Đếm sao
Gà gáy...
- Lắng nghe
-Hs nghe, đoán tên bài Quốc Ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
- Hs thực hiện
- Hát theo các bạn
- Hs nghe, sửa sai
- Hs trả lời do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác
- Hs thực hiện
- Vỗ tay theo các bạn
- Hs nghe, thực hiện
- Hs trả lời: Nhạc sĩ Hoàng Lân
- Hs hát toàn bài 
- Tổ thực hiện, cá nhân thực hiện
- Trả lời: Khuông nhạc, khóa Son,...
- Hs trả lời: Gồm 5 dòng kẻ nằm ngang song song cách đều nhau được tính từ dưới lên, tạo lên 4 khe nhạc...
- Trả lời: Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc
- Thực hiện 
- Thực hiện cùng bạn
- Hs lên bảng biểu diễn
- Quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh thực hiện
- Nhận bài và tô theo mẫu
- Cả lớp đứng tại chỗ thực hiện bài hát với tư thế trang nghiêm
- Quan sát
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe, ghi nhớ thực hiện
***********************************
TUÂN 2: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
TIẾT 2: HỌC HÁT BÀI: EM YÊU HÒA BÌNH 
 ( Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)
I. MỤC TIÊU:
1: Kiến thức 
- Hs Biết tác giả là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. 
- Hs biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
2: Năng lực: 
- Học sinh biết cảm thụ âm nhạc
- Rèn cho học sinh kĩ năng hát mạnh dạn, tự tin. 
3: Phẩm chất: 
 - Góp phần giáo dục học sinh gắn bó, yêu thích, giữ gìn thiên nhiên, mái trường; giữ gìn hòa bình, quê hương đất nước tươi đẹp.
 * HSKT: Biết vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- Đàn, loa, bảng phụ bài hát...
 2. Học sinh: 
- Sgk,Thanh phách...
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 3’
17’
10’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn 1 trong các bài hát đã học ở lớp 3
- Gv gọi hs nhận xét; giáo viên nx, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá: Dạy hát
* Mục tiêu: 
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
* Cách tiến hành:
* Giới thiệu bài: 
 - Gv giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Ông sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi...
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu và bài hát Em yêu hòa bình
* Hát mẫu:
- Gv mở băng mẫu 
- Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát sau khi nghe
* Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Gv phân câu và đọc mẫu ( 4 câu).
- Gv cho đọc lời ca theo tiết tấu.
-Thực hiện theo nối móc xích. 
- Gv chỉ định.
- Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
* Khởi động giọng:
 - Gv đàn thang âm đi lên, xuống
* Dạy hát từng câu:
 - Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh những câu hát luyến, ngân dài và thể hiện sắc thái tình cảm 
Câu 1: Em yêu Hòa Bình...đường làng
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
Câu 2: Em yêu xóm làng...lời ca
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 
- Gv chỉ định hát ghép câu 1 và câu 2 
Câu 3: Em yêu dòng sông...phù sa
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
Câu 4: Em yêu cánh đồng....bay xa
 + Gv đàn giai điệu
 + Gv đàn cho hs hát 
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 
- Gv nhận xét sửa sai ( nếu có)
* Hát cả bài: 
 - Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài 
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
3. Hoạt động thực hành: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể
* Mục tiêu: 
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, biết vận động cơ thể với 3 động tác dậm chân, vỗ đùi, búng tay.
* Cách tiến hành:
 - Gv hát, gõ mẫu và hướng dẫn hs
 Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam
 x x x x 
 - Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm
 - Gv chỉ định
 - Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể
 ( với 3 động tác)
* Kết luận: Học sinh chủ động, linh hoạt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể tự nhiên
4. Hoạt động Vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
* Cách tiến hành.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- Giáo viên giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước...
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs biểu diễn .
- Nghe, quan sát
- Hs dưới lớp nhận xét bạn
- Hs nghe 
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe bài hát.
- Hs lắng nghe
- Nêu cảm nhận
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn.
- Đọc theo các bạn
- Nhóm, cá nhân đọc.
- Học sinh đứng tại chỗ khởi động giọng theo mẫu âm
Là- La- Lá- La- Là
- Hs đọc theo bạn
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe 
- Hs hát theo h/d của Gv
- Hs nghe và hát theo bạn
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát theo hướng dẫn 
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn
- Hs hát theo +Tổ
 + Nhóm
 + Cá nhân
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát theo các bạn
- Hs hát theo +Tổ
 + Nhóm
 + Cá nhân
- Hs thực hiện
- Hs hát theo các bạn
- Hs nghe, quan sát
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp
+ Tổ, cá nhân thực hiện
- Hát và vỗ tay theo các bạn
- Nhóm, cá nhân thực hiện
- Thực hiện hát kết hợp động tác
+ Động tác 1: Dậm chân
+ Động tác 2: Vỗ đùi
+ Động tác 3: Búng tay
- Nghe, quan sát thực hiện 1 số động tác theo bạn
- Tổ, cá nhân hs thực hiện
- Hs hát tập thể.
- Hát theo các bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
- Nghe, ghi nhớ thực hiện
***************************************
TUẦN 3: Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
TIẾT 3: - ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
 - BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
2. Năng lực.
- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát
- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách)
3. Phẩm chất:
- Giáo dục hs tư tưởng trong sáng của trẻ em
* HSKT:
- Hs tập hát theo bài hát
- Vận động nhẹ nhàng theo bạn
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Bảng phụ bài tập TT
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
17'
10’
5'
1. Hoạt động khởi động:
- Giáo viên: Gõ hình tiết tấu trong bài hát? Đó là hình tiết tấu bài hát nào?
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
- Gv giúp đỡ hs hát theo giai điệu bài hát
- Gv nhận xét, sửa sai ( nếu có)
2. Hoạt động luyện tập. 
Hoạt động 1: Ôn bài hát Bài hát Em yêu hòa bình
a. Mục tiêu: 
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát hòa giọng 
b. Cách tiến hành: 
- Gv cho hs khởi động giọng theo nguyên âm A
- HSHN: Hướng dẫn hs tư thế đứng khởi động giọng
- Gv cho hs nghe lại Bài hát Em yêu hòa bình
- Gv nhắc hs khi hát thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát
- Gv yêu cầu hs hát 
- Gv cho tổ, nhóm hát 
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn	
- Gv nhận xét, sửa sai ( nếu có)
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm vận động phụ họa.
a. Mục tiêu:
- Thực hiện tốt cách gõ đệm theo bài hát
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn bài hát
b. Cách tiến hành:
* Gv yêu cầu hs hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv giúp đỡ hs hát và gõ 1 đến 2 câu hát	
* Hát kết hợp vận động cơ thể
- Gv yêu cầu hs thực hiện 4 động tác 
Động tác 1: Dậm chân
Động tác 2: Vỗ tay
Động tác 3: Vỗ vai
Động tác 4: Búng tay
- Gv cho hs quan sát bạn 
- Gv nhận xét 
* Hát và kết hợp vận động phụ họa bài hát:
- Gv hướng dẫn trực tiếp hs từng động tác 
- Gv cho hs đứng tại chỗ nhún chân nhịp nhàng
- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng thực hiện
- Gv khen động viên hs
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể
- Kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin
3. Hoạt động khám phá: Bài tập cao độ và tiết tấu:
a. Mục tiêu:
- Biết vị trí Đồ - Mi - Son - La trên khuông nhạc.
- Hs biết kết hợp tiết tấu.
b. Cách tiến hành:
* Gv giới thiệu vị trí các nốt trên khuông nhạc.
Đồ - Mi – Son – La
- Gv yêu cầu cả lớp đọc
- Gv giúp đỡ hs đọc 1 đến 2 nốt
- Gv gọi 1 hs lên chỉ vào từng nốt nhạc, em khác đứng tại chỗ nói tên nốt.
* Luyện tập tiết tấu:
? Bài tập có hình nốt và kí hiệu gì ?
- Gv thực hiện gõ mẫu
- Gv cho hs thực hiện 
? Tiết tấu trên có trong bài hát nào ?
* Luyện tập cao độ.
- Gv treo hình tiết tấu
- Gv yêu cầu hs nói tên nốt
- Gv đọc mẫu
- Gv cho hs đọc kết hợp gõ theo phách
- Gv nhận xét tuyên dương .
* Kết luận:
- Học sinh biết áp dụng 1 số nốt nhạc trên khuông
- Hs biết vận dụng vào gõ TT
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
* Cách tiến hành.
? Em ôn bài hát gì?
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- HSHN: Gv giúp hs nhớ lại bài hát
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
* Kết luận: Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt phụ họa bài hát.
- Biết đọc 1 số nốt nhạc trên khuông
- Hs biết vận dụng vào gõ TT
- Hs trả lời: Bài hát Em yêu hòa bình
- Hs thực hiện
- Hs hát theo bạn
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động giọng
- Hs thực hiện cùng bạn
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs cả lớp hát 
- Tổ, nhóm hát 
- Hs hát cùng bạn
- Hs cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp
- Tổ, cá nhân thực hiện
- Hs hát và kết hợp gõ đệm 1 đến 2 câu
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Hs quan sát bạn 
- Hs làm theo hướng dẫn của gv
- Hs đứng tại chỗ nhún chân 
- Hs thực hiện
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs thực hiện
- Hs đọc theo bạn
- Hs 1 hs chỉ vào các nốt nhạc
 1 hs đọc theo bạn chỉ
- Hình nốt đen và dấu lặng đen.
- Hs quan sát
- Hs quan sát
- Hs cả lớp thực hiện
- Hs: Trong bài hát Thật là hay
- Hs quan sát
- Hs nói tên nốt nhạc
- Hs nghe và quan sát
- Hs đọc và gõ theo phách
- Cá nhân thực hiện 
- Hs trả lời.- Ôn bài hát Em yêu hòa bình
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát cùng bạn
- Hs nghe và lĩnh hội.
*******************************************
TUẦN 4: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
 TIẾT 4 : - HỌC HÁT BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE
 - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc bài Bạn ơi lắng nghe.
- Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).
- Nghe, ghi nhớ và tập kể chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. HS có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống.
2. Năng lực.
- Biết hát hòa giọng, kết hợp vận động phụ họa bài hát.
- Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách).
- Biết cách kể lại câu chuyện theo lời kể của mình.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
- Giáo dục hs thêm yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
* HSKT:
- Hs tập hát theo bài hát
- Vận động nhẹ nhàng theo bạn
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
18'
14'
1. Hoạt động khởi động
- Gọi 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát Em yêu hòa bình.
- Gv nhận xét, khen ngợi.
2. Hoạt động khám phá
* Hoạt động 1: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe.
* Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm được giai điệu bài hát. Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).
* Cách tiến hành
- Gv treo tranh minh họa
? Bức tranh vẽ gì?
- Gv hát mẫu 
- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu. Gv chia câu cho học sinh đọc theo (4 câu)
- Gv hướng dẫn cho học sinh đọc lời ca 1 đến 2 câu trong bài hát
- Gv cho hs khởi động giọng
- Dạy hát từng câu:
Câu 1 : Hỡi bạn ơi cùng thì thào.
 + Gv đàn 
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 2 : Tiếng đàn cá ào ào 
 + Gv đàn
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 
- Gv cho tổ, nhóm hát ghép câu 1 và câu 2 
Câu 3 : Hỡi bạn ơi dừng câu xanh.
 + Gv đàn.
 + Gv đàn cho hs hát.
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
Câu 4 : Cánh gọi nắng ... rì rào.
 + Gv đàn 
 + Gv đàn cho hs hát 
 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 
- Gv hướng dẫn HS tích cực hát cùng các bạn
- Gv cho hs hát ghép toàn bài 
- Gv cho nhóm, bàn hát toàn bài 
- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv cho tổ, bàn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động cơ thể
- Gv thực hiện mẫu
- Gv yêu cầu Hs thực hiện tổ, nhóm, cả lớp
* Kết luận
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Cần chú ý thể hiện được tính chất của bài.
* Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc.
* Mục tiêu
- Học sinh nghe, ghi nhớ và tập kể chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ 
* Cách tiến hành
- Gv giới thiệu xuất xứ,tên câu chuyện
- Gv kể câu chuyện theo tranh “Tiếng hát Đào Thị Huệ”
- Gv hướng dẫn hs kể từng đoạn trong câu chuyện.
- Nhắc nhở HS chú ý lắng nghe cùng các bạn
- Gv hỏi hs 
? Cô Đào Thị Huệ quê ở đâu?
? Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà đem lại cho dân làng?
? Vì sao quân giặc lại rút đi hết
? Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ?
- Gv nêu lên ý nghĩa câu chuyện: Âm nhạc có vai trò ý nghĩa rất lớn trong đời sống.
* Kết luận
- Học sinh hiểu được nội dung câu chuyện. Một số học sinh có thể kể lại câu chuyện theo sự hướng dẫn của GV.
- 5 hs biểu diễn
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs: Có chú chim, rừng núi, dòng suối..
- Hs nghe 
- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn của Gv
- Hs đọc 
- Hs khởi động giọng
- Hs nghe 
- Hs hát câu 1
- Hs nghe 
- Hs hát theo hướng dẫn của Gv
- Hs hát ghép câu 1, 2.
- Tổ, hát luân phiên 
- Hs nghe 
-Hs hát câu 3
- Hs nghe.
- Hs hát câu 4
- Hs hát ghép câu 3, 4.
- Hs hát theo các bạn
- Hs hát toàn bài 
- Nhóm, tổ hát luân phiên.
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp.
- Hs quan sát
- Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cả lớp
- Hs nghe,lĩnh hội.
- Hs làm theo hướng dẫn của Gv.
-Hs kể từng đoạn trong câu chuyện theo hướng dẫn
-HS lắng nghe cùng các bạn
- Hs: Ở thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Cô hát rất hay, tiếng hát mượt mà, trong trẻo..
- Hs vì nó ngờ rằng có quỷ thần ám hại lên tức tốc rút khỏi làng
- Vì: Để ghi nhớ công ơn người con gái đã đem tiếng hát góp phần giải phóng quê hương mình
 Hs nghe.
5'
4. Củng cố, dặn dò:
* Mục tiêu
- Giúp Hs nhớ lại nội dung bài học
* Cách tiến hành
 ? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?
- Gv củng cố lại nội dung bài học 
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát 
- Hướng dẫn HS thực hiện cùng các bạn
- Nhắc hs về nhà thử tập một số động tác phụ họa cho bài hát và biểu diễn cho bố mẹ, ông bà xem
- Xem trước bài mới.
* Kết luận
- Học sinh nhớ nội dung bài học
- Hs trả lời: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe và Kể chuyện âm nhạc.
-Hs hát tập thể.
- Hát cùng các bạn
-Hs nghe và lĩnh hội.
***********************************************
TUẦN 5 Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
 TIẾT 5: - ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE
 - GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG BÀI TẬP TIẾT TẤU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
- Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng.
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin. Năng lực hợp tác nhóm tốt.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên. Học sinh yêu thích môn học hơn
* HSKT:
- Biết vỗ tay. Hòa nhập cùng các bạn trong giờ học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn, loa, thanh phách, bảng phụ hình nốt trắng bài tập tiết tấu...
2. Học sinh:
- Sgk, thanh phách, vở tập chép nhạc...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
 17’
 11’
 4'
1. Hoạt động khởi động.
 - Gv gọi hs lên bảng biểu diễn bài hát Bạn ơi lắng nghe 
 - Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động thực hành: 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
* Mục tiêu: 
- Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng kết hợp gõ đệm cho bài hát.
* Cách tiến hành: 
- Gv cho hs khởi động giọng theo âm La
- Giáo viên cho hs nghe lại Bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung, giai điệu bài hát
- Gv lưu ý cho hs khi hát thể hiện sắc thái tình cảm bài hát
- Gv bật nhạc đệm, đánh nhịp yêu cầu học sinh hát 
- Gv giúp đỡ hs hát hòa giọng cùng bạn
- Yêu cầu học sinh hát kết hợp gõ đệm cho bài hát
- Gv gọi tổ, cá nhân thực hiện
- Gọi hs nhận xét	
- Gv nx, sửa sai ( nếu có), tuyên dương
* Kết luận:
- Sau khi ôn tập hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đồng đều, hòa giọng gõ đệm đúng, đều.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động cơ thể, biểu diễn bài hát.
* Mục tiêu:
- Biết hát kết hợp vận động cơ thể
- Học sinh chủ động, mạnh dạn, tự tin, hợp tác nhóm tốt khi tham gia biểu diễn bài hát
* Cách tiến hành:	
- Gv yêu cầu hs hát kết hợp thực hiện 2 động tác vận động cơ thể:
+ Động tác 1: Dậm chân
+ Động tác 2: Vỗ tay
- Gv giúp đỡ hs
- Gv nhận xét 
- Gv gọi hs lên bảng biểu diễn bài hát
- Gọi hs nhận xét
- Gv tuyên dương, động viên, đánh giá hs
* Kết luận:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động cơ thể linh hoạt.
- Kĩ năng biểu diễn chủ động, mạnh dạn, tự tin, năng lực hợp tác nhóm khi tham gia biểu diễn tốt 
3. Hoạt động khám phá: Giới thiệu hình nốt trắng, bài tập tiết tấu.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết giá trị độ dài của hình nốt trắng. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng.
b. Cách tiến hành:
* Giới thiệu hình nốt trắng:
- Gv treo bảng phụ giới thiệu
 + Hình nốt: Gồm thân nốt và đuôi nốt, thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng, đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt.
 + Giá trị độ dài: Một nốt trắng bằng 2 nốt đen.
 + Nốt đen có độ dài bằng 1 phách, nốt trắng có độ dài bằng 2 phách.
- Gv hướng dẫn hs thể hiện hình nốt trắng, so sánh độ dài giữa nốt trắng với nốt đen:
xx x x xx xx x x xx 
 * Bài tập tiết tấu:
 Bài tập 1:
- Gv hướng dẫn, thực hiện mẫu, yêu cầu học sinh vừa đọc vừa gõ tiết tấu
- Gv giúp đỡ hs
- Gọi cá nhân hs thực hiện
- Gọi hs nx, gv nhận xét 
- Yêu cầu học sinh tập viết hình nốt trắng và bài tập tiết tấu vào vở tập chép nhạc
- Gv giao bài, hướng dẫn học sinh tập tô hình nốt trắng 
* Kết luận:
- Học sinh biết giá trị độ dài của hình nốt trắng. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng.
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa phù hợp cho bài hát. 
* Cách tiến hành.
- Gv bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Bạn ơi lắng nghe
- Gv hướng dẫn hs
- Gv cùng hs củng cố lại nội dung bài học
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa. Tập chép hình nốt trắng và bài tập tiết tấu.
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương hs.
* Kết luận: 
- Học sinh biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.
- 3 hs lên bảng biểu diễn bài hát.
- Nghe, quan sát
- Hs dưới lớp nghe, quan sát, nhận xét bạn.
- Hs đứng tại chỗ thực hiện khởi động giọng theo hướng dẫn.
- Học sinh nghe, nhẩm lời ca, nhớ lại nội dung bài hát.
- Hs lắng nghe
- 1-2 học sinh trả lời
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
- Hs toàn lớp hát 
- Hs hát, vỗ tay theo các bạn
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Tổ 1, 3 hát; Tổ 2 gõ đệm ( Đổi lại) 
- Tổ, nhóm hs nhận xét chéo
- Hs cả lớp đứng tại chỗ thực hiện
- Hs nghe, thực hiện cùng bạn 
-3- 4 hs lên bảng biểu diễn nhóm
- Hs dưới lớp nghe, quan sát, nx
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs nghe, quan sát
- Hs thực hiện
- Hs nghe, quan sát
- Cả lớp đọc hình nốt kết hợp gõ tiết tấu
- Vỗ tay theo các bạn
- Cá nhân học sinh thực hiện
- Hs thực hiện
- Học sinh thực hiện
- Hs tập tô hình nốt trắng
- Cả lớp hát lại cả bài hát
- Hs hát cùng các bạn
- Hs nghe, lĩnh hội, ghi nhớ thực hiện
****************************************
TUẦN 6 : Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
TIẾT 6:- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
 - GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hs đọc được bài TĐN số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng. 
- Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
2. Năng lực:
- Nghe và phân biệt cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN.
- Kỹ năng sử dụng nhạc cụ khi gõ đệm vào TĐN
- Kỹ năng nghe và phân biệt các loại nhạc cụ.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu thích và trân trọng các loại nhạc cụ của dân tộc. Biết bảo tồn và giữ gìn các nhạc cụ của dân tộc.
* HSKT: 
- Hs tập đọc nhạc theo các bạn, đọc được tên của một số nốt nhạc
- Lắng nghe, quan sát hòa nhập cùng các bạn.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Đàn phím điện tử, Băng đĩa nhạc
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Bảng phụ bài TĐN số 1.
2. Học sinh
- SGK, thanh phách.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4'
26'
5'
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi 3 hs lên bảng biểu diễn bài hát “Bạn ơi lắng nghe”.
- Gv yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
- Gv giúp đỡ hs hát theo giai điệu bài hát
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá:
* Hoạt động 1: TĐN số 1
a. Mục tiêu: 
- Hs biết đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN
- Biết đọc nhạc qua ký hiệu bàn tay
b. Cách tiến hành: 
- Gv giới thiệu bài: Gv thuyết trình.
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
? Bài TĐN số 1 có những tên nốt nhạc nào?
- Gv cho hs luyện cao độ bài TĐN số 1
- Gv chỉ huy hs đọc theo ký hiệu bàn tay
- Gv giúp đỡ hs luyện đọc
? Bài TĐN số 1 có những hình nốt nào?
- Gv cho hs luyện tập tiết tấu bài TĐN số 1 
- Gv cho hs đọc nhạc từng câu.
- Gv cho hs đọc nhạc toàn bài.
- Gv hướng dẫn đọc 1-2 câu bài TĐN
- Gv cho hs ghép lời.
- Gv hướng dẫn hs
- Gv cho hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách
- Gv sửa sai cho hs (nếu có).
- Gv cho tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 ghép lời và ngược lại. 
- Gv nhận xét.
* Kết luận: Các em đã đọc nhạc, ghép lời ca cho bài TĐN số 1 tốt.
* Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tên, hình dáng, âm sắc một số nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. 
b. Cách tiến hành: 
- Gv treo tranh 4 loại nhạc cụ lên bảng.
- Gv giới thiệu về từng loại nhạc cụ:
+ Đàn nhị: Có 2 dây, âm thanh đàn nhị gần gũi với giọng người, có thể mô phỏng tiếng gió, tiếng cười, tiếng chim hót đàn nhị dùng trong các dàn nhạc dân tộc, trong ca kịch như: Tuồng, Chèo, Cải lương 
+ Đàn tam: có 3 dây, màu âm của đàn tam tươi sáng, vang và ấm, có khả năng diễn tả những nhạc diệu sôi nổi, khoẻ khoắn, trầm hùng hoặc rộn rã đàn tam dùng trong các dàn nhạc dân tộc xưa và nay. 
+ Đàn tứ: có 4 dây, tiếng đàn tứ sáng sủa, trong trẻo, nghe hơi đanh. Đàn tứ có khả năng thể hiện những bản nhạc vui tươi, trong sáng, sôi nổi. Nó được sử dụng rộng rãi trong các dàn nhạc của dân tộc Kinh, một số dân tộc miền núi như: H`mông, Pu-péo 
+ Đàn tì bà: có 4 dây và các phím. Âm thanh của đàn tì bà trong trẻo, tươi sáng, trữ tình Có thể dùng đàn tì bà độc tấu hoặc sử dụng trong dàn nhạc dân tộc.
? Em nào cho biết đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà có mấy dây?
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Gv cho học sinh nghe 1 hòa tấu các loại nhạc cụ dân tộc
* Kết luận: Các em đã nhận biết được một số loại nhạc cụ dân tộc
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
* Cách tiến hành.
- Gv đàn cho học sinh đọc và ghép lại bài TĐN 
- Gv hướng dẫn hs
? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào ?
- Gv củng cố lại nội dung bài học.
- Gv nhận xét giờ học.
* Kết luận: Biết đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 1. Nhận biết được tên, hình dáng, âm sắc một số nhạc cụ dân tộc.
- 3 hs biểu diễn.
- Lắng nghe, quan sát
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Hs hát cùng bạn
- Nhịp 2/4
- Hs: Đô -Rê -Mi- Son- La.
- Hs quan sát
- Hs luyện tập cao độ.
- Luyện cùng các bạn
- Hình nốt đen và hình nốt trắng.
- Hs luyện tập tiết tấu.
- Hs cả lớp đọc
+ Nhóm
+ Cá nhân thực hiện
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Hs ghép lời.
- Lắng nghe, thực hiện cùng các bạn
- Tổ đọc nhạc, ghép lời.
- Hs thực hiện
- Hs quan sát.
- Quan sát, lắng nghe
- Hs nghe lĩnh hội.
- Hs nghe lĩnh hội.
- Trả lời:+ Đàn nhị có 2 dây
 + Đàn tam có 3 dây
 + Đàn tứ, tì bà có 4 dây
- Hs nhe và cảm nhận.
- Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv.
- Lắng nghe, thực hiện cùng các bạn 
- Hs+ Đọc TĐN số 1
 + Gt một vài nhạc cụ dân tộc
******************************************
TUẦN 7: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
TIẾT 7:- ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE. 
 - ÔN TẬP TĐN SỐ 1.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
- Tập biểu diễn bài hát.
- Hs đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 1.
2. Năng lực:
- Hs tập biểu diễn bài hát mạnh dạn, chủ động, tự tin, hào hứng tham, gia tiết học.
- Nắm vững hai bài TĐN số 1. Phát triển khả năng đọc nhạc đúng cao độ, đúng tiết tấu.
3. Phẩm chất:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học hơn.
* HSKT: 
- Hs hát và kết hợp vận động phụ họa
- Hs tập đọc nhạc theo các bạn
- Lắng nghe, quan sát hòa nhập cùng các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đàn,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_4_chuong_trinh_ca_nam.doc