Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019

Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019

I. Chính tả: 2 điểm (Thời gian 15 phút): Viết bài: “Tình quê hương” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 101). Viết đầu bài và đoạn: “Làng mạc bị tàn phá, đẹp đẽ thời thơ ấu”.

II. Tập làm văn: 8 điểm (Thời gian: 35 phút)

 Đề bài: Tả trường em trước buổi học.

B. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I. Đọc thầm và làm bài tập: 7điểm (Thời gian: 35phút)

 Học sinh đọc thầm bài: Công việc đầu tiên (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 126). Dựa vào nội dung bài đọc, hãy lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất rồi viết vào bài làm cho mỗi câu hỏi dưới đây.

1. Nhân vật Út trong truyện là:

 a. Anh Ba Chẩn b. Nguyễn Thị Định

 c. Võ Thị Sáu d. Nguyễn Thị Minh Khai

2. Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho Út là:

 a. Đi bán cá b. Ném bom ở chợ Mỹ Lồng

 c. Đi rải truyền đơn d. Đi phát giấy quảng cáo thuốc

3. Vì sao Út lại chọn thời điểm khoảng 3 giờ sáng để rải truyền đơn?

 a. Vì thời điểm đó ít người qua lại.

 b. Vì thời điểm đó không có ai để ý.

 c. Vì thời điểm đó ít người qua lại, không có ai để ý, công việc sẽ an toàn hơn.

 d. Thời điểm đó công việc sẽ an toàn hơn.

 

doc 5 trang xuanhoa 06/08/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG TH CAO THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Đề chẵn)
A. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: 2 điểm (Thời gian 15 phút): Viết bài: “Tình quê hương” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 101). Viết đầu bài và đoạn: “Làng mạc bị tàn phá, đẹp đẽ thời thơ ấu”.
II. Tập làm văn: 8 điểm (Thời gian: 35 phút)
 Đề bài: Tả trường em trước buổi học.
B. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thầm và làm bài tập: 7điểm (Thời gian: 35phút)
 Học sinh đọc thầm bài: Công việc đầu tiên (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 126). Dựa vào nội dung bài đọc, hãy lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất rồi viết vào bài làm cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1. Nhân vật Út trong truyện là: 
 a. Anh Ba Chẩn b. Nguyễn Thị Định 
 c. Võ Thị Sáu d. Nguyễn Thị Minh Khai
2. Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho Út là:
 a. Đi bán cá b. Ném bom ở chợ Mỹ Lồng
 c. Đi rải truyền đơn d. Đi phát giấy quảng cáo thuốc
3. Vì sao Út lại chọn thời điểm khoảng 3 giờ sáng để rải truyền đơn? 
 a. Vì thời điểm đó ít người qua lại. 
 b. Vì thời điểm đó không có ai để ý.
 c. Vì thời điểm đó ít người qua lại, không có ai để ý, công việc sẽ an toàn hơn.
 d. Thời điểm đó công việc sẽ an toàn hơn.
4. Vì sao Út muốn được thoát li? 
 a. Vì chị ham hoạt hoạt động.
 b. Vì chị muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
 c. Vì chị muốn làm quen với công việc của cách mạng.
 d. Vì chị muốn tự lập.
5. Viết lại nội dung chính của bài văn. 
6. Dòng nào dưới đây nêu lên những phẩm chất quan trọng của nam giới? 
 a. Dũng cảm, dịu dàng b. Cao thượng, cần mẫn
 c. Cao thượng, dũng cảm d. Khoan dung, cần mẫn
7. Trong câu: Nhiệm vụ của chúng ta là:
 - Học tập tốt.
 - Lao động tốt. 
 Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng: 
 a. Đánh dấu phần chú thích trong câu b. Đánh dấu chủ ngữ và vị ngữ
 c. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời đối thoại d. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê
8. Các câu văn: “Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của đi cùng một số cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở Hải Dương. Bác Của lội xuống ruộng nói chuyện với bà con xã viên. Nhà nông học giảng giải cho bà con về kĩ thuật cấy ngửa tay rồi cấy thử mấy hàng.” được liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó. 
9. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp, điền vào chỗ chấm trong câu sau để tạo thành câu ghép. 
... Tuấn chăm chỉ học tập ... bạn ấy đã đạt điểm điểm cao trong kì thi vừa qua.
10. Đặt một câu ghép thuộc chủ điểm “Những chủ nhân tương lai”. Phân tích cấu tạo câu ghép đó. 
II. Đọc thành tiếng: 3điểm: Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn khoảng 100 chữ theo yêu cầu của giáo viên coi thi và trả lời câu hỏi.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG TH CAO THẮNG
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
Bài kiểm tra cuối học kÌ II - Năm học 2018 -2019
Môn: Tiếng Việt Lớp 5 (Đề chẵn)
BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ : 2 điểm
- Viết thiếu một chữ, sai mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định): trừ 0,25 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu:
 1. Mở bài: (1,5 điểm)
+ Giới thiệu được thời điểm quan sát ngôi trường, tên trường, địa điểm của trường.
 2.Thân bài: (5 điểm)
+ Tả bao quát ngôi trường trước buổi học.
+ Tả chi tiết một số bộ phận chính của ngôi trường, kết hợp tả cảnh thiên nhiên trước buổi học.
+ Thể hiện tình cảm của bản thân trong quá trình tả.
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
+ Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngôi trường.
* Lưu ý: Trình tự bài viết hợp lý, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thực, biết sử dụng nghệ thuật trong miêu tả.
BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thầm và làm bài tập: (7điểm)
 Câu 1 : ý b : 0,75 điểm
 Câu 2 : ý c : 0,75 điểm
 Câu 3 : ý c : 0,75 điểm
 Câu 4 : ý b : 0,75 điểm
 Câu 5 : 1 điểm
* Nội dung: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
 Câu 6 : ý c : 0,5 điểm
 Câu 7 : ý d : 0,5 điểm
 Câu 8 : 0,5 điểm. Các câu văn được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Từ ngữ được thay thế là từ: bác Của, nhà nông học.
 Câu 9: 0,5 điểm. Cặp từ có thể điền là: Vì – nên, Nếu – thì,.....
 Câu 10: 1 điểm. Đặt câu đúng chủ điểm cho 0,5 điểm; phân tích cấu tạo câu đúng cho 0,5 điểm.
 * Lưu ý: - Nếu học sinh đặt câu cuối câu không có dấu chấm: trừ 0,25 điểm
 - Câu không đúng chủ điểm không cho điểm.
 - Tùy thuộc vào câu HS đặt GV cho điểm hợp lý.
II. Đọc thành tiếng: (3điểm)
* Chú ý: Điểm số của mỗi bài kiểm tra đọc ,viết có thể là điểm lẻ (0,5điểm). Điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đọc, viết là điểm kiểm tra định kì được tính là một số theo nguyên tắc làm tròn 0,5 điểm thành 1 điểm.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG TH CAO THẮNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Đề lẻ)
A. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: 2 điểm (Thời gian 15 phút): Viết bài: “Tình quê hương” (SGK Tiếng Việt 5,tập 2, trang 101). Viết đầu bài và đoạn: “Làng mạc bị tàn phá, đẹp đẽ thời thơ ấu.”
II. Tập làm văn: 8 điểm (Thời gian: 35 phút)
 Đề bài: Tả trường em trước buổi học.
B. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm (Thời gian 35 phút)
 Học sinh đọc thầm bài: Tranh làng Hồ (SGK Tiếng Việt 5, tập2, trang 88). Dựa vào nội dung bài đọc, hãy lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất rồi viết vào bài làm cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1. Tác giả yêu mến tranh làng Hồ từ khi nào? 
 a. Từ ngày còn ít tuổi b. Từ khi bắt đầu đi học
 c. Từ khi có hiểu biết về hội họa d. Khi đã về già
2. Kĩ thuật tạo màu đen của tranh làng Hồ đặc biệt là:
 a. Pha bằng thuốc c. Phẩm màu 
 b. Luyện bằng hóa chất d. Luyện bằng tro của rơm, cói, lá tre mùa thu
3. Tranh làng Hồ thường lấy đề tài từ: 
 a. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc b. Cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam 
 c. Cuộc sống hạnh phúc của nhân dân d. Ước mơ khát vọng về tương lai đất nước 
4. Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
 a.Vì họ đã vẽ những bức tranh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
 b.Vì họ đã vẽ những bức tranh hóm hỉnh, vui tươi. 
 c.Vì họ đã vẽ những bức tranh gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
 d. Vì họ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi; đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. 
5. Viết lại nội dung chính của bài văn? 
6. Dòng nào dưới đây nêu lên những phẩm chất quan trọng của nữ giới? 
 a. Khoan dung, dịu dàng b. Cao thượng, cần mẫn
 c. Cao thượng, dũng cảm d. Dũng cảm, dịu dàng 
7. Trong câu: Phương Linh - lớp trưởng lớp 5A - đứng dậy nói:...
 Dấu gạch ngang trong câu có tác dụng:
 a. Đánh dấu phần chú thích trong câu b. Đánh dấu chủ ngữ và vị ngữ
 c. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời đối thoại d. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê
8. Các câu văn: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu.” được liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó. 
9. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau để tạo thành câu ghép. 
 ... hạn hán kéo dài ... cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tốt.
10. Đặt một câu ghép thuộc chủ điểm “Nam và nữ ”. Phân tích cấu tạo câu ghép đó.
II. Đọc thành tiếng: 3điểm: Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn khoảng 100 chữ theo yêu cầu của giáo viên coi thi và trả lời câu hỏi.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG TH CAO THẮNG
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
Bài kiểm tra cuối học kÌ II - Năm học 2018 -2019
Môn: Tiếng Việt Lớp 5 (Đề lẻ)
BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 2 điểm
- Viết thiếu một chữ, sai mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa không đúng quy định): trừ 0,25 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
* Đảm bảo các yêu cầu:
 1. Mở bài: (1,5 điểm)
+ Giới thiệu được thời điểm quan sát ngôi trường, tên trường, địa điểm của trường.
 2. Thân bài: (5 điểm)
+ Tả bao quát ngôi trường trước buổi học.
+ Tả chi tiết một số bộ phận chính của ngôi trường, kết hợp tả cảnh thiên nhiên trước buổi học.
+ Thể hiện tình cảm của bản thân trong quá trình tả.
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
+ Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngôi trường.
* Lưu ý: Trình tự bài viết hợp lý, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thực, biết sử dụng nghệ thuật trong miêu tả.
BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thầm và làm bài tập: (7điểm)
 Câu 1 : ý a : 0,75 điểm
 Câu 2 : ý d : 0,75 điểm
 Câu 3 : ý b : 0,75 điểm
 Câu 4 : ý d : 0,75 điểm
 Câu 5 : 1 điểm
* Nội dung: Bài văn ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 Câu 6 : ý a : 0,5 điểm
 Câu 7 : ý a : 0,5 điểm
 Câu 8 : 0,5 điểm. Các câu văn được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ. Từ ngữ được lặp lại là từ “tre”.
 Câu 9: 0,5 điểm. Cặp từ cần điền là: Mặc dù - nhưng hoặc Tuy - nhưng.
 Câu 10: 1 điểm. Đặt câu đúng chủ điểm cho 0,5 điểm; phân tích cấu tạo câu đúng cho 0,5 điểm.
 * Lưu ý: - Nếu học sinh đặt câu cuối câu không có dấu chấm: trừ 0,25 điểm
 - Câu không đúng chủ điểm không cho điểm.
 - Tùy thuộc vào câu HS đặt GV cho điểm hợp lý.
II. Đọc thành tiếng: (3điểm)
* Chú ý: Điểm số của mỗi bài kiểm tra đọc ,viết có thể là điểm lẻ (0,5điểm). Điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra đọc, viết là điểm kiểm tra định kì được tính là một số theo nguyên tắc làm tròn 0,5 điểm thành 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018_201.doc