Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2020 - Đợt 1

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2020 - Đợt 1

Câu 2: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017?

1. Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

2. Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

3. Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

4. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình một cách thiện chí, trung thực.

 

doc 14 trang cuckoo782 5990
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2020 - Đợt 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật năm 2020 - Đợt 1
Câu 1: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017?
1. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
3. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
4. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Câu 2: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017?
1. Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
2. Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
3. Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
4. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình một cách thiện chí, trung thực.
Câu 3: Ai không có trách nhiệm trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015?
1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Câu 4: Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm nào sau đây?
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến
2. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm giết người.
4. Tội mua bán người.
Câu 5: Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với loại tội phạm nào?
1. Tội phạm ít nghiêm trọng.
2. Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
3. Người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.
4. Người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Câu 6: Tội phạm là gì?
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
2. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
3. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định.
4. Tội phạm là người phạm tội và bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định.
Câu 7: Tội phạm được phân thành mấy loại?
1. 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. 03 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. 05 loại: Tội phạm rất ít nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. 02 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng.
Câu 8: Các hình phạt áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng như thế nào?
1. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
2. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm.
3. Phạt tù đến 03 năm.
4. Phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Câu 9: Tội phạm nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
1. Từ trên 02 năm tù đến 05 năm tù.
2. Từ 03 năm tù đến 07 năm tù.
3. Từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
4. Từ trên 03 năm tù đến 05 năm tù.
Câu 10: Tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù?
1. Từ trên 05 năm tù đến 7 năm tù.
2. Từ trên 07 năm tù đến 10 năm tù.
3. Từ 07 năm tù đến 15 năm tù.
4. Từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Câu 11: Khung hình phạt áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như thế nào?
1. Từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù.
2. Từ trên 15 năm tù đến 30 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
3. Từ 20 năm tù đến 30 năm tù.
4. Từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu 12: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, công dân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống tội phạm không?
1. Không có trách nhiệm.
2. Trách nhiệm của cơ quan công an và tòa án.
3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
4. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
Câu 13: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp nào sau đây?
1. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó hoặc người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng mặc kệ nó xảy ra vì nghĩ là do lỗi khách
3. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù đã được cảnh báo hậu quả đó có thể xảy
4. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy
Câu 14: Người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Chỉ chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
2. Chỉ chịu trách nhiệm về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
3. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 15: Thế nào là phạm tội chưa đạt?
1. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
2. Phạm tội chưa đạt là thực hiện tội phạm nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội nên không có kết quả.
3. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện phạm tội đến cùng nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn nên không đạt kết quả.
4. Phạm tội chưa đạt người phạm tội cố ý thực hiện đến cùng nhưng do người khác cản trở nên không đạt kết quả.
Câu 16: Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Người phạm tội chưa đạt không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Người phạm tội chưa đạt chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
4. Người phạm tội chưa đạt chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
Câu 17: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì?
1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
2. Tự ý nửa chừng là hành vi của người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng.
3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng vì có người ngăn cản.
4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng do bị ngăn cản hoặc không thể thực hiện được.
Câu 18: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác.
4. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Câu 19: Đồng phạm là gì?
1. Đồng phạm là phạm tội có hai người trở lên.
2. Đồng phạm là hai người cùng phạm một tội.
3. Đồng phạm là nhiều người thực hiện phạm tội.
4. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
Câu 20: Phạm tội có tổ chức là gì?
1. Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
2. Là hình thức nhiều người cùng thực hiện phạm tội.
3. Là hình thức nhiều người cùng bàn bạc và cùng thực hiện.
4. Là hình thức phạm tội do người khác chỉ đạo.
Câu 21: Đồng phạm bao gồm những người nào?
1. Đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
2. Đồng phạm bao gồm người chỉ đạo điều hành, người xúi giục, người biết sự việc.
3. Đồng phạm bao gồm người đứng đầu nhóm tội phạm, người thực hành, người giúp sức.
4. Đồng phạm bao gồm người giúp sức, người thực hành.
Câu 22: Người đồng phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành không?
1. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành, nếu không có hậu quả xảy
2. Người đồng phạm chỉ chịu trách nhiệm hình sự do mình chỉ đạo người thực hành nếu có hậu quả xảy
3. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
4. Người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Câu 23: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó (sự kiện bất ngờ) có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
4. Không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ một số trường hợp khác.
Câu 24: Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?
1. Không phải là tội phạm.
2. Là tội phạm.
3. Không phải tội phạm, trừ một số trường hợp.
4. Là tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 25: Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
3. Chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hậu quả nghiêm trọng xảy
4. Phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Câu 26: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
1. Là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không còn là tội phạm.
2. Là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội được xóa trách nhiệm hình sự.
4. Là hết thời gian do Bộ luật Hình sự quy định thì được miễn tội.
Câu 27: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
1. 03 năm.
2. 05 năm.
3. 07 năm.
4. 04 năm.
Câu 28: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
1. 10 năm.
2. 05 năm.
3. 12 năm.
4. 08 năm.
Câu 29: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
1. 10 năm.
2. 15 năm.
3. 12 năm.
4. 20 năm.
Câu 30: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là bao nhiêu năm?
1. 10 năm.
2. 15 năm.
3. 20 năm.
4. 30 năm.
Câu 31: Mục đích của hình phạt để làm gì?
1. Nhằm trừng trị những người phạm tội.
2. Nhằm đảm bảo trật tự xã hội và trừng trị cá nhân, pháp nhân phạm tội.
3. Nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
4. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Câu 32: Các hình phạt chính nào áp dụng đối với người phạm tội?
1. Cảnh cáo; phạt tiền; trục xuất; tù có thời hạn; chung thân; tử hình.
2. Cảnh cáo; phạt tiền; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.
3. Án treo; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.
4. Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; chung thân; tử hình.
Câu 33: Bộ luật Hình sự quy định mức phạt tiền thấp nhất là bao nhiêu?
1. 1.000.000 đồng.
2. 1.500.000 đồng.
3. 2.000.000 đồng.
4. Bằng mức lương tối thiểu.
Câu 34: Thời gian áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là bao lâu?
1. Từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Từ 01 năm đến 03 năm.
4. Từ 06 tháng đến 02 năm.
Câu 35: Hình phạt trục xuất được áp dụng đối với người nào?
1. Người nước ngoài phạm tội.
2. Người Việt Nam phạm tội.
3. Người Việt Nam và người nước ngoài phạm tội.
4. Đối với tất cả người phạm tội trên lãnh thổ Việt
Câu 36: Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối đa là bao nhiêu năm?
1. 20 năm.
2. 25 năm.
3. 30 năm.
4. 15 năm.
Câu 37: Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là bao nhiêu?
1. 03 tháng.
2. 06 tháng.
3. 09 tháng.
4. 01 năm.
Câu 38: Hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp nào?
1. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
2. Phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tất cả các loại tội phạm nếu có nhiều tình tiết tăng nặng.
4. Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Câu 39: Hình phạt tù chung thân có áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không?
1. Có.
2. Không.
3. Áp dụng tùy trường hợp phạm tội.
4. Có, trong trường hợp phạm tội xâm phạm an ninh quốc
Câu 40: Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống là bao nhiêu năm?
1. 02 năm.
2. 03 năm.
3. 04 năm.
4. 05 năm.
Câu 41: Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm là bao nhiêu năm?
1. 06 năm.
2. 07 năm.
3. 10 năm.
4. 15 năm.
Câu 42: Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm là bao nhiêu năm?
1.10 năm.
2. 15 năm.
3. 20 năm.
4. 25 năm.
Câu 43: Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án xử phạt tù chung thân hoặc tử hình là bao nhiêu năm?
1. 15 năm.
2. 20 năm.
3. 25 năm.
4. 30 năm.
Câu 44: Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với loại tội phạm nào?
1. Tội phạm giết người.
2. Tội tham ô tài sản.
3. Tội khủng bố, chống loài người.
4. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh và một số tội khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Câu 45: Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?
1. Chỉ trong trường hợp được đại xá.
2. Chỉ trong trường hợp được đặc xá.
3. Trường hợp bị ốm nặng.
4. Trong trường hợp được đại xá hoặc đặc xá
Câu 46: Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không?
1. Có.
2. Không.
3. Tùy từng trường hợp.
4. Có, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Câu 47: Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có khấu trừ thu nhập của người đó không?
1. Có.
2. Không.
3. Tùy trường hợp.
4. Trừ vào thu nhập của người giám hộ.
Câu 48: Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là bao nhiêu?
1. Không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.
2. 1/3 thời hạn mà điều luật quy định.
3. Không quá 2/3 thời hạn mà điều luật quy định.
4. 1/4 thời hạn mà điều luật quy định.
Câu 49: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức áp dụng cho đối tượng này là bao nhiêu năm?
1. Cao nhất không quá 20 năm tù.
2. Cao nhất không quá 15 năm tù.
3. Cao nhất không quá 18 năm tù.
4. Cao nhất không quá 17 năm tù.
Câu 50: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm nào?
1. Chỉ chịu trách nhiệm hình sự loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
3. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
4. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự từ tội ít nghiêm trọng đến tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 51: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì có phải là tội phạm không?
1. Không phải là tội phạm.
2. Là tội phạm.
3. Tùy trường hợp.
4. Là tội phạm khi gây ra thiệt hại lớn.
Câu 52: Trong thời gian có dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chị V đi qua một chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại phường A và được tổ công tác phòng, chống dịch yêu cầu dừng lại đo thân nhiệt. Tuy nhiên, chị V không chấp hành yêu cầu này, đồng thời hất máy đo thân nhiệt và to tiếng với thành viên ở chốt kiểm soát. Nhận được tin báo về vụ việc, Công an phường A đã có mặt để xử lý, yêu cầu chị V đo thân nhiệt. Mặc dù vậy, chị V vẫn không chấp hành mà còn giật khẩu trang và tát một cán bộ Công an phường A. Hỏi: Chị V phạm tội gì?
1. Tội chống người thi hành công vụ.
2. Tội làm nhục người khác.
3. Vi phạm hành chính.
4. Tội Cố ý gây thương tích.
Câu 53: Tình tiết nào sau đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
1. Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
2. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
3. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
4. Phạm tội có tổ chức.
Câu 54: Trường hợp người môi giới hối lộ chủ động khai báo trước pháp luật trước khi hành vi phạm tội được phát hiện, thì có thể được?
1. Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Miễn trách nhiệm hình sự.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Giảm nhẹ hình phạt.
Câu 55: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ nào sau đây?
1. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
2. Khi người phạm tội bị bệnh hiểm nghèo không thể cứu chữa.
3. Khi người phạm tội sắp chết.
4. Khi người phạm tội đã định cư ở nước ngoài.
Câu 56: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ nào sau đây?
1. Khi có quyết định đại xá.
2. Khi có quyết định đặc xá.
3. Khi người phạm tội lập công lớn cho xã hội.
4. Khi người phạm tội đã định cư ở nước ngoài.
Câu 57: Người không tố giác là ông, bà của người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Không phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp.
3. Không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp phạm tội.
Câu 58: Có các hình phạt chính nào áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
1. Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Phạt tiền; Tịch thu tài sản; Đình chỉ hoạt động.
3. Phạt tiền; Trục xuất doanh nghiệp; Tịch thu tài sản.
4. Phạt tiền; Tịch thu tài sản; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Câu 59: A bị Tòa án nhân dân huyện B xử phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về hành vi trộm cắp tài sản và giao cho Ủy ban nhân dân xã nơi A cư trú để giám sát, giáo dục, trong thời gian chấp hành án, A bị khấu trừ thu nhập như thế nào để sung công quỹ nhà nước trong thời gian chấp hành án (A không phải là trường hợp đặc biệt để được miễn khấu trừ thu nhập)?
1. Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20%.
2. Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 10%.
3. Khấu trừ 25% thu nhập.
4. Khấu trừ 30% thu nhập.
Câu 60: B bị Tòa án Quân sự xử phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về hành vi trộm cắp tài sản, B hiện đang thực hiện nghĩa vụ quân sự ở một đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, B có bị khấu trừ thu nhập để sung công quỹ nhà nước trong thời gian chấp hành án không?
1. Không.
2. Có.
3. Có, khi B có tài sản.
4.Bị khấu trừ trong phạm vi phụ cấp được hưởng theo tháng trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 61: H bị Tòa án huyện Long Thành xử phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về hành vi trộm cắp tài sản và giao cho Ủy ban nhân dân xã nơi H cư trú để giám sát, giáo dục, trong thời gian chấp hành án, H đang mang thai, vậy H có bị áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng tại địa phương không?
1. Không.
2. Có.
3. Có, nhưng chỉ lao động những công việc nhẹ nhàng.
4. H nhờ gia đình thực hiện công việc thay
Câu 62: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội, thời hạn cấm là bao nhiêu năm?
1. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án
2. Thời hạn cấm là 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
3. Thời hạn cấm là từ 05 năm đến 07 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
4. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Thị trấn , năm tháng năm 
Người dự thi 

Tài liệu đính kèm:

  • docdap_an_cuoc_thi_tim_hieu_phap_luat_nam_2020_dot_1.doc