Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 5

Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 5

Tiết 1: Tập đọc

Bài : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, giám nói lên sự thật.

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC

*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện

Bước : Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.

Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 47.

Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:

Bài văn được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)

Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 47.

Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để tuyền ngôi?( em đọc thầm toàn bài tìm ý trả lời)

 

doc 22 trang xuanhoa 12/08/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
-----------a&b----------
Khối 4
TUẦN 5
Từ ngày 18 /10 /2021 đến 22/ 10/2021
Thứ
Tiết
Môn
Tên Bài Dạy
Ghi chú
Hai
1
Tập đọc
 Những hạt thóc giống
2
Toán
Luyện tập
Trang 26
3
LTVC
Từ ghép và từ láy
Bài tập 2 chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.
Trang 38 Tuần 4
ĐC
BA
1
Toán
Tìm số trung bình cộng
Trang 26
2
Chính tả
Những hạt thóc giống
Nghe- viết
Tư
1
Tập đọc
Gà Trống và Cáo
2
Toán
Luyện tập
Trang 28
3
LTVC
Luyện tập về từ ghép và từ láy
Tuần 4
Trang 43
Năm
1
Toán
Biểu đồ
2
Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
Tuần 4
Trang 40
3
TLV
Cốt truyện
Tuần 4
Trang 42
Sáu
1
Toán
Biểu đồ ( tiếp theo)
2
TLV
Luyện tập về xây dựng cốt truyện
Tuần 4
Trang 45
TUẦN 5
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Tập đọc
Bài : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, giám nói lên sự thật.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước : Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 47.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài văn được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 47.
Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để tuyền ngôi?( em đọc thầm toàn bài tìm ý trả lời)
Câu 2:Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
 ..............................................................................................................................................................
Câu 3:Theo lệnh vua , chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao ?( em đọc thầm đọan 2 tìm ý trả lời)
Câu 4:Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? ?(em đọc thầm đoạn 2 tìm ý trả lời)
Câu 5:Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?( em đọc thầm đoạn 3 tìm ý trả lời)
 ................Câu 6: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
 Bước 5 :Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý đọc toàn bài với giọng chậm rãi.Lời của Chôm ngây thơ,lo lắng. Lời cùa nhà vua ôn tồn,dõng dạc.
 Bước 7 : Học thuộc ý nghĩa của truyện.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Toán
Bài: LUYỆN TẬP (Trang 26)
Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố và nhận biết số ngày của tháng trong 1 năm. Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
 + Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường đã học. Cách tính mốc thế kỉ.
 - HS biết đổi thành thạo các đơn vị đo thời gian .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: a) Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
b) Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
Bài làm:
a) Các tháng có 30 ngày là: 
 Các tháng có 31 ngày là: 
 Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là tháng hai
b) Năm nhuận có .. ngày, năm không nhuận có . ngày.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 ngày = .... giờ ngày = .. giờ 3 giờ 10 phút = ... phút
4 giờ = ... .phút giờ = .. phút 2 phút 5 giây = . giây
8 phút = .... giây phút =.. ... giây 4 phút 20 giây = .... giây
Bài 3: 
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
Bài làm
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ 
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm:
 1980 – 600 = ..
Năm thuộc thế kỉ .
Bài 4: Trong cuộc thi chạy 60m. Nam chạy hết phút, Bình chạy hết phút. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây? 
Hướng dẫn
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là giây rồi so sánh kết quả với nhau. Bạn nào chạy hết ít thời gian hơn thì bạn đó chạy nhanh hơn.
Bài làm: Ta có: 
 phút = giây phút = . giây
Vì . giây < .. giây nên Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là:
 .. – . = . (giây)
Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn . giây.
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Đồng hồ chỉ 
A. 9 giờ 8 phút B. 8 giờ 40 phút
C. 8 giờ 45 phút D. 9 giờ 40 phút
b) 5kg 8g = ?
A. 58g B. 508g
C. 5008g D. 580g
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
Mục tiêu:	
 1. Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
 2. Bước đầu biết vân dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với từ đó.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
I.Nhận xét
Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?
 Tôi nghe truyện cổ thì thầm
 Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.
 Lâm Vĩ Dạ
 Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
 Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
 Lá rừng và gió ngân se sẽ
 Họa tiếng lòng ta với tiếng chim
 Hoàng Trung Thông
-Từ phức nào do những tiếng có nghĩa nào tạo thành?
-Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành ?
II. Ghi nhớ
Có hai cách chính để tạo từ phức là :
1.Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là ghép.
Ví dụ : tình + thương= tình thương , thương+ mến = thương mến, 
2.Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau. Đó là từ láy.
Ví dụ: săn sóc, khéo léo, luôn luôn, 
III. Luyện tập
1.Hãy xếp những từ phức được in đậm trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:
a. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,mở hội để tưởng nhớ ông.
 Theo Hoàng Lê
b. Dáng tre vươn mộc mạc,màu tre xanh nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
 Thép Mới
 Từ ghép
 Từ láy
Câu a
 ..
 ..
Câu b
 ..
 ..
 2.Tìm từ ghép, từ láy chứa tiếng sau đây :
a.Ngay
b.Thẳng
c.Thật
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán
Bài: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
Mục tiêu : 
 - Bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều so
 - HS có ý thức làm bài cẩn thận, trình bày bài khoa học.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài toán 1: Rót vào cam thứ nhất 6l dầu, rót vào can thứ hai 4l dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
Bài giải:
Tổng số lít dầu của 2 can là:
 6 + 4 = 10 (l)
Số lít dầu rót đều vào can là:
 10 : 2 = 5 (l)
 Đáp số : 5l dầu.
Nhận xét:
- Lấy tổng số lít dầu chia cho 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can:
 (6 + 4): 2 = 5 (l)
Ta gọi số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4.
- Ta nói: Can thứ nhất có 6l, can thứ hai có 4l, trung bình mỗi can có 5ll.
Bài toán 2: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Bài giải: Tổng số học sinh của 3 lớp:
 25 + 27 + 32 = 84 (học sinh)
 Trung bình mỗi lớp có:
 84 : 3 = 28 (học sinh)
 Đáp số: 28 học sinh.
Nhận xét: Số 28 là trung bình cộng của ba số 25 ; 27 và 32.
Ta viết: (25 + 27 + 32) : 3 = 28
Ghi nhớ: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho các số hạng.
Bài tập:
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 42 và 52 b) 36 ; 42 và 57.
c) 34 ; 43 ; 52 và 39 d) 20 ; 35 ; 37 ; 65 và 73
Hướng dẫn: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Mẫu a) Số trung bình cộng của 42 và 52 là :
 (42 + 52) : 2 = 47
b) Số trung bình cộng của 36; 42 và 57 là :
 . 
c) Số trung bình cộng của 34 ; 43 ; 52 và 39 là :
 . 
d) Số trung bình cộng của 20 ; 35 ; 37 ; 65 và 73 là :
 .
Bài 2: Bốn em Mai, Hoa, Hưng, Thịnh lần lượt cân nặng là 36 kg; 38 kg; 40kg; 34kg. Hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
Hướng dẫn
Muốn tìm cân nặng trung bình của mỗi em, ta tính tổng số cân nặng của 4 em rồi chia tổng đó cho 4.
Bài giải
Cả bốn em cân nặng số ki-lô-gam là:
 ..
Trung bình mỗi em cân nặng số ki-lô-gam là:
 Đáp số: .kg.
Bài 3: Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
Gợi ý
Các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Lời giải:
Số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là : 
( .....................) : .. = ..
Vậy trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là ...
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Chính tả: ( Nghe – viết)
Bài : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
( từ Lúc ấy....đến ông vua hiền minh.)
Mục tiêu:
- HS phân biệt được các tiếng có âm đầu l/n , vần en/ eng.
 -Nghe – viết đúng đẹp đoạn văn từ :Lúc ấy ông vua hiền minh trong bài những hạt thóc giống. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu l / n hoặc vần en / eng
 - HS có ý thức rèn chữ viết và trình bày bài cẩn thận.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*CÁCH TRÌNH BÀY VỞ
 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2021 
( Lùi 2 ô viết) Chính tả : ( Nghe – viết)
 ( Lùi 3 ô viết) Bài : Những hạt thóc giống
Chú ý : Đây là bài chính tả viết theo dạng đoạn văn:
Đầu đoạn em lùi cách lề vở 3 ô li, viết hoa đầu câu
 Nếu em viết hết dòng kẻ vở thì khi xuống dòng em lùi cách lề vở 2 ô li.
Còn khi bài viết trong SGK yêu cầu xuống dòng, em xuống dòng lùi 3 ô viết hoa đầu câu.
Chú ý dấu gạch ngang đầu câu thẳng với chữ đầu đoạn viết.
Cuối bài viết tên tác giả phía phải vở.
Em trình bày rõ ràng cẩn thận, sạch đẹp , viết hoa tên riêng, theo quy tắc chính tả đã học.
* CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Em chuẩn bị sách giáo khoa và vở chính tả.
Bước 1: Em đọc thuộc đoạn viết chính tả 3 lần 
Bước 2: Em tìm trong bài những từ khó viết và từ cần phải viết hoa vào vở nháp.
Bước 3: Em viết bài vào vở Chính tả.
Bước 4: Em làm bài trong vở bài tập Tiếng Việt
 Bài 2, 3: lựa chọn, các em làm ý b) trong vở bài tập , khuyến khích em làm thêm ý a).
Gợi ý cách làm:
 (2).Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:
b) Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng.
Ngày hội, người người............chân. Lan............. qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện........... keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo...........ấm, choàng khăn nhung màu.......... Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, ...........em ngoan.
(3).Giải câu đố sau :
b) Tên con vật chứa tiếng có vần en hoặc eng.
 Chim gì liệng tựa con thoi
Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa.
 (Là con gì) ..........................................................
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Tập đọc
Bài : GÀ TRỐNG VÀ CÁO
Mục tiêu : 
 - Luyện đọc :
 * Đọc đúng: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
 * Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách của nhân vật. 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: đon đả, loan tin, từ rày.
 - Hiểu nội dung của bài: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo. 
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước 1:Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 51.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 51.
Câu 1: Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
Câu 2:Vì sao Gà Trống nghe lời Cáo?( em đọc thầm đoạn 2 tìm ý trả lời)
Câu 3:Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?( em đọc thầm đọan 2 tìm ý trả lời)
Câu 4:Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói ?(em đọc thầm đoạn 3 tìm ý trả lời)
Câu 5:Theo em,Gà thông minh ở điểm nào ?( em đọc thầm đoạn 3 tìm ý trả lời)
Câu 6: Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đich gì?( em chọn và khoanh đáp án đúng nhất)
a/ Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà trống.
b/ Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.
c/Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
 Bước 5 :Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý đọc với giọng vui,dí dỏm thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật.
 Bước 7 : Học thuộc lòng bài thơ và ý nghĩa của bài thơ.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Toán
Bài : LUYỆN TẬP ( Trang 28)
Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố :
 - Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
 - Luyện giải bài toán về tìm số trung bình cộng
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 96 ; 121 và 143. b) 35 ; 12 ; 24 ; 21 và 43.
Hướng dẫn:
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi chia cho số các số hạng.
a) Số trung bình cộng của 96 ; 121 và 143 là:
 .
b) Số trung bình cộng của 35 ; 12 ; 24 ; 21 và 43 là:
 ...
Bài 2: Số dân của một xã trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là: 96 người, 82 người, 71 người. Hỏi trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người ?
Hướng dẫn: Muốn tìm số người tăng trung bình mỗi năm, ta tính tổng số người tăng thêm trong 3 năm đó rồi chia cho 3.
Bài giải
Tổng số người tăng thêm trong 3 năm liền là:
 (người)
Trung bình mỗi năm dân số của xã tăng thêm số người là:
 (người)
 Đáp số: ..người.
Bài 3: Số đo chiều cao của 5 học sinh lớp Bốn lần lượt là 138cm, 132cm, 130cm, 136cm, 134cm. Hỏi trung bình số đo của chiều cao của mỗi em là bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Hướng dẫn
Muốn tìm chiều cao trung bình của mỗi em ta tính tổng số đo chiều cao của 5 học sinh rồi chia cho 5.
Bài giải
Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là:
 .
Trung bình số đo chiều cao của mỗi em học sinh là:
 .
 Đáp số: ..cm.
Bài 4: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó có 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô sau, mỗi ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ?
Hướng dẫn
- Tính số tạ thực phẩm 5 ô tô đầu chở được = số tạ thực phẩm 1 ô tô đầu chở được × 5.
- Tính số tạ thực phẩm 4 ô tô sau chở được = số tạ thực phẩm 1 ô tô sau chở được × 4.
- Tính tổng số tạ thực phẩm 9 xe chở được = số tạ thực phẩm 5 ô tô đầu chở được + số tạ thực phẩm 4 ô tô sau chở được.
- Tính số tạ thực phẩm trung bình mỗi xe chở được = tổng số tạ thực phẩm 9 xe chở được : 9.
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là tấn, lưu ý ta có: 1 tấn = 10 tạ.
Bài giải
5 ô tô đầu chuyển được số tạ thực phẩm là:
 .
4 ô tô sau chuyển được số tạ thực phẩm là:
 ..
9 ô tô chuyển được số tạ thực phẩm là:
 ..
Trung bình ô tô chuyển được số tạ thực phẩm là:
 ..
 tạ = .. tấn
 Đáp số: tấn.
Bài 5:
a) Số trung bình cộng của hai số là 9. Biết một trong hai số đó bằng 12, tìm số kia.
b) Số trung bình cộng của hai số là 28. Biết một trong hai số đó bằng 30, tìm số kia.
Hướng dẫn
- Muốn tìm tổng các số ta lấy trung bình cộng nhân với số các số hạng.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Bài làm:
a) Biết số trung bình cộng của hai số là 9
 Nên tổng của hai số là: . 
 Số cần tìm là: .. 
b) Số trung bình cộng của hai số là 28
Tổng của hai số là: ..
 Số cần tìm là: .. 
 Đáp số: a) .; b) . 
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài : LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
*Đ/c: BT2 chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
1.So sánh hai từ ghép dưới đây:
Bánh trái ( chỉ chung các loại bánh ).
Bánh rán ( chỉ loại bánh nặn bằng bột nếp, thường có nhân, rán chín giòn).
a.Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp ( bao quát chung )?
....................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Từ ghép nào có nghĩa phân loại ( chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất) ?
2.Viết các từ ghép ( được in đậm ) trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép: ( em chỉ cần tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại.)
a.Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
 Theo Tô Ngọc Hiến
b.Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống , bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
 Theo Trần Lê Văn
3 từ ghép có nghĩa tổng hợp
Ví dụ: ruộng đồng
 .
 ..
 ..
3 từ ghép có nghĩa phân loại
Ví dụ: đường ray
 .
 ..
 ..
3. Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Gió rào rào thổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn : không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
 Theo Trần Hoài Dương
a.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
 ..........
c.Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021
 Tiết 1: Toán
Bài: BIỂU ĐỒ
Mục tiêu : 
 - Giúp học sinh bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh.
 - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
 - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu tranh và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Đây là biểu đồ nói về các con của năm gia đình
Biểu đồ này có hai cột:
- Cột bên trái ghi tên các gia đình.
- Cột bên phải cho biết các số con, số con trai, số con gái của mỗi gia đình.
Nhìn vào biểu đồ ta biết:
- Năm gia đình được nêu tên trên biểu đồ là: Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào và gia đình cô Cúc
- Gia đình cô Mai có hai con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai, ...
Bài 1: Biểu đồ dưới đây nói về các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia :
Nhìn vào biểu đồ hãy trả lời câu hỏi sau:
a) Các lớp được nêu tên trong biểu đồ là: ..
b) Khối lớp Bốn tham gia 4 môn thể thao là: ... . 
c) Môn bơi có hai lớp tham gia là . 
d) Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất, chỉ có lớp: .. tham gia.
e) Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn là: 
 Hai lớp 4B và 4C cùng tham gia môn: ..
Bài 2 Biểu đồ bên nói về số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch trong ba năm: 2000, 2001, 2002.
Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi dưới đây :
a) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được mấy tấn thóc ?
b) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là bao nhiêu tạ thóc ?
c) Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc ? Năm nào thu hoạch được nhiều nhất ? Năm nào thu hoạch được ít nhất?
Bài giải
Mẫu: a) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2002 là:
10 × 5 = 50 tạ = 5 tấn
b) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2000 là:
 ..
Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là
c) Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2001 là:
 .
Cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được số thóc là:
 . tạ = .. tấn
Ta có: . tạ < .. tạ < tạ.
Vậy năm ..... thu hoạch được ............. thóc nhất; năm . thu hoạch được............... thóc nhất.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Kể chuyện
Bài: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
 Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng nói : 
- Dựa vào câu chuyện và tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nói:
 - Kể lại câu chuyện, nhớ chuyện.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Nội dung câu chuyện:
 Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
 Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.
 Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác.
 Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.
 Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:
 - Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!
 Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:
 - Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.
 Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:
 - Trói hắn lại! Nổi lửa lên.
 Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.
 Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:
 - Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!
Theo Truyện cổ dân gian Nga
Câu 1. Dựa vào câu chuyện em hãy trả lời câu hỏi :
a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
....................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d) Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
Câu 2. Em kể lại toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
Câu 3. Ý nghĩa của câu chuyện.
 Từ hành động và việc làm của nhà thơ chân chính trong câu chuyện khiến cem có suy nghĩ gì?
.................................................................................................................................................................................................................................................................... 
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 3: Tập làm văn
Bài: CỐT TRUYỆN
Mục tiêu:
 1. Nắm được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện.
 2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
I. Nhận xét
1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Gợi ý:
Em đọc lại nội dung câu chuyện
Trả lời:
Những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
-................................................................................................................................
- 	
-	 
- 	....
- ...............................................................................................................................
 2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì ?
Gợi ý:
Em xem lại các sự việc rồi rút ra điểm chung của chúng, chúng có thể bị loại bỏ hoặc mất đi trong một câu chuyện không ? Theo em sự việc có quan trọng không?
Trả lời:
3. Cốt truyện gồm những phần nào ? Nêu tác dụng của từng phần.
Trả lời:
Cốt truyện thường gồm .... phần:
+	 
+ 	
+ 	 
II. Luyện tập
1. Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
a) Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
Gợi ý:
Em nhớ lại nội dung câu chuyện Cây khế rồi sắp xếp lại các sự việc chính theo thứ tự hợp lý.
Trả lời:
Các sự việc trên được sắp xếp lại cho đúng là: ...................................................
2. Dựa vào cốt truyện trên, em hãy kể lại truyện Cây khế cho người thân nghe.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán
Bài: BIỂU ĐỒ ( tiếp theo)
Mục tiêu : 
 - Giúp học sinh bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột.
 - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
 - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1 Biểu đồ dưới đây nói về số cây của khối lớp Bốn và khối lớp Năm đã trồng :
Nhìn vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Những lớp nào tham gia trồng cây?
b) Lớp 4A trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5B trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây?
c) Khối lớp Năm có mấy lớp tham gia trồng cây, là những lớp nào?
d) Có mấy lớp trồng được trên 30 cây, là những lớp nào?
e) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất?
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ để tìm số cây mỗi lớp trồng được, sau đó trả lời các câu hỏi của bài toán.
Số ghi ở đỉnh cột chỉ số cây mà mỗi lớp trồng được.
Lời giải chi tiết:
a) Các lớp tham gia trồng cây là: ..
b) Lớp 4A trồng được .. cây, lớp 5B trồng được cây. Lớp 5C trồng được . cây.
c) Khối lớp Năm có ...... lớp trồng cây: .
d) Có ....... lớp trồng được hơn 30 cây đó là: 
e) Lớp 4B trồng được .. cây, lớp 5A trồng được cây.
Ta có: . < < . < . < ..
Vậy: lớp ......... trồng được ............ cây nhất; lớp ........ trồng được ......cây nhất.
Bài 2 Số lớp Một Trường tiểu học Hòa Bình trong bốn năm học như sau:
Năm học 2001 - 2002: 4 lớp
Năm học 2002 - 2000: 3 lớp
Năm học 2003 - 2004: 6 lớp
Năm học 2004 - 2005: 4 lớp
a) Hãy viết tiếp vào chỗ chấm trong biểu đồ dưới đây:
b) Số lớp Một của năm học 2003 - 2004 nhiều hơn của năm học 2002 - 2003 bao nhiêu lớp?
- Năm học 2002 - 2003 mỗi lớp có 35 học sinh. Hỏi trong năm học đó trường Tiểu học Hòa Bình có bao nhiêu học sinh lớp Một?
- Nếu năm học 2004 - 2005 mỗi lớp Một có 32 học sinh thì số học sinh lớp Một năm học 2002 - 2003 ít hơn năm học 2004 - 2005 bao nhiêu học sinh?
Bài làm:
Số học sinh lớp Một của năm học 2003- 2004 nhiều hơn của năm học 2002 - 2003 là:
 (lớp)
- Số học sinh lớp Một trong năm học 2002 - 2003 của trường tiều học Hòa Bình là:
 .. (học sinh)
- Số học sinh lớp Một trong năm học 2004 - 2005 của trường tiều học Hòa Bình là:
 (học sinh)
Số học sinh lớp Một năm hoc 2002 - 2003 ít hơn năm học 2004- 2005 là
 (học sinh)
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Tập làm văn
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
Mục tiêu:
- Thực hành tưởng tượng và tạo thành một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Gợi ý
1. Câu chuyện với ba nhân vật như trên có thể là một câu chuyện về sự hiếu thảo.
 Muốn kể về người con hiếu thảo, em cần tưởng tượng :
- Bà mẹ ốm như thế nào ?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
Mẫu : Phải tìm một loại thuốc rất hiếm.
- Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào ?
Mẫu: Em có thể tưởng tượng theo các trường hợp sau:
+ Cách 1 : Cảm động về tình mẹ con, bà tiên bỗng hiện ra giúp.
+ Cách 2 : Người con vượt qua rất nhiều khó khăn đi tìm bà tiên.
 2. Câu chuyện với ba nhân vật như trên cũng có thể là một câu chuyện về tính trung thực. Những điều em cần tưởng tượng là:
- Bà mẹ ốm như thế nào ?
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào ?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ?
- Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc.
- Bà tiên làm cách nào để bi

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_4_tuan_5.doc