Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 21 - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 21 - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. Mục tiêu :

 Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Hiểu từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài : Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

3. Thái độ: Học tập tấm gương lao động Trần Đại Nghĩa.

- GDQPAN: GD cho HS ý thức học tập để cống hiến cho Tổ quốc.

* GDKNS:

1. Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân (biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng).

2. Tư duy sáng tạo(nhận xét, đánh giá sự cống hiến của Trần Đại Nghĩa cho Tổ quốc)

 

doc 5 trang xuanhoa 12/08/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 21 - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 4
TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu :
 Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài : Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
3. Thái độ: Học tập tấm gương lao động Trần Đại Nghĩa.
- GDQPAN: GD cho HS ý thức học tập để cống hiến cho Tổ quốc.
* GDKNS:	
1. Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân (biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng).
2. Tư duy sáng tạo(nhận xét, đánh giá sự cống hiến của Trần Đại Nghĩa cho Tổ quốc)
II. Chuẩn bị:
GV: Bài giảng điện tử.
HS: Đọc và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi hs lên đọc bài Trống đồng Đông Sơn. Y/c hs nêu nội dung bài.
Gv nhận xét, khen ngợi hs.
B. Bài mới:
1. Khám phá(mở đầu):
- Cho hs xem ảnh chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.
Hỏi: Em biết gì về Trần Đại Nghĩa?.
Hs lên thực hiện yêu cầu.
Xem chân dung trong SGK.
Trần đại Nghĩa là một nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp trong việc chế tạo vũ khí. Ông sinh năm 1913 và mất năm 1997.
 Gv giới thiệu: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp ta lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại. Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết sự nghiệp của con người đầy tài năng này.
2. Kết nối:
a. Luyện đọc
Gv yêu cầu hs mở SGK gọi 1 hs đọc toàn bài.
Bài được chia làm mấy đoạn?
Gọi hs nối tiếp đọc bài trước lớp (2 lượt).
Gv chú ý sửa lỗi phát âm cho hs (nếu có).
Gọi hs đọc lại các câu sau:
Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Luyện đọc theo cặp
 Yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
Gv đọc mẫu: Giọng đọc như yêu cầu.
b. Tìm hiểu bài 
Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa 
Giảng: Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho ông. Ông tên thật là Phạm Quang Lễ. Ngay từ thời đi học ông đã bộ lộ tài năng xuất sắc. Tiểu sử của ông trước khi theo bác Hồ về nước được giới thiệu rất chi tiết ở đoạn 1.
- Chốt rút ý chính và chuyển đoạn: Trần đại Nghĩa là một nhà khoa học có tài. Ông đã đóng góp những tài năng của mình vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc như thế nào các em cùng đi tìm hiểu.
- Gọi Hs đọc đoạn 2,3.
- Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào?
- Vì sao ông lại có thể rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoai để về nước?
- Em hiểu “Nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì ?
1 hs đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Bài chia làm 3 đoạn: 
3 hs nối tiếp đọc theo trình tự:
Đoạn 1: từ đầu đến chế tạo vũ khí.
Đoạn 2:tiếp đến lô cốt của giặc.
Đoạn 3: tiếp đến kĩ thuật nhà nước.
Đoạn 3 : còn lại
Hs luyện đọc nối tiếp trong nhóm.
2hs đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi
1 hs đọc thành tiếng.
Nghe gv đọc mẫu.
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long, ông học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học. Ông theo học đồng thời 3 ngành: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện, kĩ sư hàng không. ngoài ra ông còn miệt màinghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí
- ý 1: Tiểu sử của nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1936.
Hs đọc và trả lời các câu hỏi:
- Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước năm 1936.
- Ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài để về nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
- Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giảng: Năm 1936, đất nước ta đang bị giặc xâm lăng. Trần Đại Nghĩa cũng như rất nhiều người con yêu nước khác cùng trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp.
- Trần Đại Nghĩa đã đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
- Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng đất nước?
- Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Trên cương vị cục trưởng cục quân giới ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba- dô- ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền giữ cương vị chủ tịch uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
- ý 2: Những đóng góp to lớn của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GV nêu: Giáo sư Trần Đại Nghiã không chỉ đóng góp công sức của mình vào việc nghiên cứu và chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn mà ông còn có công lớn trong việc xây dựng nề khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhà nước đã dánh giá những cống hiến của ông như thế nào, các em cùng đi tìm hiểu đoạn cuối bài.
- Y/c Hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
- Nhà nước đánh giá những cống hiến của ông như thế nào?
Giảng: Giải thưởng Hồ Chí Minh là phần thưởng cao quý của nhà nước tặng cho những người có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhờ đâu ông có được những cống hiến to lớn như vậy?
Đoạn cuối bài cho em biết điều gì?
- Năm 1938 ông được phong thiếu tướng, năm 1953 ông được tuyên dương anh hùng lao động, ông còn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quí.
- Ông có được nhưng cống hiến lớn như vậy là nhờ ông có lòng yêu nước, ham nghiên cứu học hỏi.
- ý3: Những cống hiến của ông được nhà nước ghi nhận bằng các giải thưởng cao quí.
Giảng: Nhà nước đã đánh giá rất cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa. Có được những cống hiến như vậy là do ông có lòng yêu nước thiết tha, tận tuỵ hết lòng vì vận mệnh của đất nước, đồng thời là một nhà khoa học xuất sắc, ham học hỏi và nghiên cứu.
Gọi 1 hs đọc toàn bài và tìm ý chính.
c. Thực hành.
- Yêu cầu 1 hs đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.
- Theo em để làm nổi bật chân dung anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa chúng ta nên đọc với giọng như thế nào? 
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm (đã viết ở bảng phụ)
Giáo viên đọc mẫu.
Yêu cầu hs tìm ra cách đọc và luyện đọc đoạn: Năm 1936 ...lô cốt của giặc.
Thi đọc diễn cảm
Nhận xét và khen ngợi từng hs. 
3. Củng cố :
- GDQPAN: Em biết những nhà khoa học nào của VN đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc? 
- Noi gương các nhà khoa học em sẽ làm gì?
1 hs đọc. Cả lớp theo dõi tìm ý chính.
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
1 hs đọc toàn bài. Cả lớp theo để tìm ra giọng đọc.
Giọng kể chậm dãi, rõ ràng.
Theo dõi.
Tìm ra giọng đọc và luyện đọc theo nhóm.
3 -5 hs thi đọc trước lớp.
hs đọc toàn bài. 
- HS trả lời
IV. Định hướng học tập:
- GV dặn HS đọc bài và HD chuẩn bị bài sau : Đọc và trả lời các câu hỏi của bài Bè xuôi sông La. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tap_doc_4_tuan_21_bai_anh_hung_lao_dong_tra.doc