Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 6 - Trần Thị Huyền
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Đây là cuộc khởi thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
2. Kỹ năng: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
3. Thái độ: Biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Phấn màu, video; Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Học sinh: SGK, vở
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lý 4 - Tuần 6 - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Phân môn: LỊCH SỬ GV : Trần Thị Huyền Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Đây là cuộc khởi thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 2. Kỹ năng: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa. 3. Thái độ: Biết ơn các anh hùng dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Phấn màu, video; Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Học sinh: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 3-4’ 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động - GV nêu câu hỏi: Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta từ năm 40 - 938. - Nhận xét, đánh giá - Hát tập thể - HSTL - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe 1-2’ 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài - Lắng nghe, ghi vở 8-10’ 3.2.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - Nêu vấn đề: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa HBT, có 2 ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại.Theo em, ý kiến nào là đúng? Tại sao? - Lắng nghe - Đọc kênh chữ và xem kênh hình, thảo luận đưa ra ý kiến - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - HS khác nhận xét, bổ sung 8-10’ 3.3.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Mục tiêu : HS nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - GV KL - YC HS dựa vào lược đồ và nội dung bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. - Giải thích cho HS: Cuộc khởi nghĩa HBT diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ SGK chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa. - HS lắng nghe - HS làm việc cá nhân theo yêu cầu - 1 - 2 HS trình bày - Lắng nghe 7-8’ 3.4.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Mục tiêu : HS hiểu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. - GV nêu câu hỏi : + Khởi nghĩa HBT thắng lợi có ý nghĩa gì? *Kết luận: Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. - 2 - 3 HS trả lời - Lắng nghe 1-2’ 1-2’ 4.Củng cố 5. Dặn dò - Hãy nêu 1 tên phố, đền thờ hoặc 1 địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa HBT? - Chuẩn bị bài sau - 1-2 HS - Ghi nhớ * ĐIỀU CHỈNH : - Bổ sung năm học . - Bổ sung năm học . PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH Phân môn: ĐỊA LÍ GV : Trần Thị Huyền Tiết 6: Tây Nguyên Lớp : 4A Ngày tháng năm 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài này, HS có khả năng: - Biết vị trí của Tây Nguyên - Biết một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên 2. Kĩ năng: - Chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu) - Rèn được kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng số liệu 3. Thái độ: Yêu thích môn Địa lí, yêu quê hương, đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Phấn màu, phiếu học tập, video; Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Học sinh: Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ 3-4’ 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động - GV nêu câu hỏi: Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ. - Hát tập thể - HSTL - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe 1-2’ 3. Bài mới 3.1.Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài - Lắng nghe, ghi vở 8-10’ 3.2. Tây Nguyên xứ sở của các cao nguyên xếp tầng Mục tiêu : HS nắm được vị trí địa lí và địa hình của TN - Chỉ vị trí của khu vực Tây nguyên trên bản đồ Địa lí TN VN: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - YC HS chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ H.1 và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ B - N. - Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí TN VN và đọc tên các cao nguyên (thứ tự từ Bắc xuống Nam) - Quan sát - Làm việc cá nhân với SGK - 2 - 3 HS lên chỉ 8-10’ 3.3. Đặc điểm của từng Cao nguyên Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của các cao nguyên ở TN - YC HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh, ảnh và tư liệu về cao nguyên. + N1: cao nguyên Đắc lắc + N2: cao nguyên Kon Tum + N3: cao nguyên Di Linh + N4: cao nguyên Lâm Viên - YC các nhóm thảo luận tìm ra một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên đó. - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. - HS làm việc cá nhân - 2 - 3 HS trình bày kết quả - Nhận tranh ảnh - HS trao đổi nhóm 4 thực hiện các yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung - Lắng nghe 7-8’ 3.4. Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mục tiêu : HS nắm được các đặc điểm khí hậu ở TN - GV nêu câu hỏi: + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? + Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên. - Sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu TLCH. - Một số HS trả lời - HS khác bổ sung - Lắng nghe 1-2’ 1-2’ 4. Củng cố 5. Dặn dò - Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên. - YC HS xem lại bài. Đọc trước bài sau. Sưu tầm tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ của Tây Nguyên. - 2-3 HS - Ghi nhớ * ĐIỀU CHỈNH: - Bổ sung năm học - Bổ sung năm học
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_ly_4_tuan_6_tran_thi_huyen.doc