Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu:

- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn cho HS .

- HS có tính cẩn thận trong học tập và tính toán.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Phiếu BT4, bảng nhóm, bút dạ.

2. HS: SGK, vở, bút.

C. Các hoạt động dạy - học:

I. Khởi động (5’):

- Tổ chức cho thi làm nhanh BT sau:

+ Tìm hai số biết tổng của chúng là 280 và tỉ số của hai số đó là .

- GV nx, sửa sai, đánh giá.

- Giới thiệu về bài mới: Trực tiếp

II. Phát triển bài (32’)

- HDHS làm BT:

1. Bài 1 (tr 149):

- Gọi HS đọc y/c BT.

- HDHS làm bài.

- Gọi 2HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp.

- GV nx, sửa sai, đánh giá.

2. Bài 3(tr 149) :

- Gọi 2HS đọc y/c BT.

- HDHS phân tích y/c BT.

- Tổ chức cho HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm.

- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.

- GV nx, sửa sai.

3. Bài 4 ( tr 149):

- Gọi HS đọc y/c BT.

- HDHS phân tích y/c BT.

- GV phát phiếu BT cho HS và y/c HS thảo luận làm BT theo cặp vào phiếu.

- Quan sát giúp đỡ các cặp.

- GV nx, sửa sai.

III. Kết thúc (3')

- Y/c HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?

- NX giờ học.

- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Hát.

- 2HS lên bảng thi làm nhanh mà GV y/c. Đáp án:

Bài giải:

 ?

Số bé: 280

Số lớn:

 ?

 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 7 ( phần )

 Số bé là : 280 : 7 x 3 = 120

 Số lớn là : 280 - 120 = 160.

 Đáp số: Số bé: 120

 Sốlớn : 160.

- HS nx.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc y/c BT.

- Lắng nghe.

- 2HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp.

a, ; b, .

- HS nx.

- 2HS đọc y/c BT.

- HS phân tích y/c BT theo HD.

- HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày:

 Bài giải:

 ?

Số lớn: 1080

Số bé:

 ?

 Vì số lớn giảm 7 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 7 lần số bé.

 Tổng số phần bằng nhau là:

 1 + 7 = 8 ( phần )

 Số thứ nhất là:

 1080 : 8 = 135

 Số thứ hai là:

 1080 - 135 = 945

 Đáp số: Số thứ nhất: 135

 Số thứ hai: 945.

- HS các nhóm nx.

- 2HS đọc y/c BT.

- HS phân tích y/c BT theo HD.

- HS nhận phiếu, thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo cặp đôi vào phiếu. sau đó cử đại diện trình bày:

 Bài giải:

 ?m

Chiều rộng: 125m

Chiều dài:

 ? m

 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5( phần)

 Chiều rộng hình chữ nhật là:

 125 : 5 x 2 = 50 ( m )

 Chiều dài hình chữ nhật là:

 125 - 50 = 75 ( m)

 Đáp số: Chiều rộng: 50 m.

 Chiều dài: 75 m.

- HS các cặp nx.

- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Lắng nghe.

 

doc 45 trang cuckoo782 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29
 (Từ ngày 8 / 4 / 2019 đến ngày 12 / 4 / 2019)
Ngày giảng: 8 - 4 - 2019 THỨ HAI
TIẾT 1: CHÀO CỜ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
 TIẾT 2: TẬP ĐỌC
§57: ĐƯỜNG ĐI SA PA
A. Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng giọng một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả. Hiểu nd, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, phát âm chuẩn TV cho HS.
- Biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ viết sẵn nd bài.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động (5')
- Cho HS chơi trò chơi ‘‘Lịch sự’’.
- GV cổ vũ HS chơi trò chơi.
- Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn nói về con đường đi đến huyện Sa Pa, một nơi du lịch rất thú vị của Lào Cai chúng ta. 
II. Phát triển bài (32')
1. Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV quan sát, sửa sai, kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp đôi. Sau đó thi đọc giữa các cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HSHĐ,thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh trong mỗi đoạn của bài?
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
+ ND bài nói nên điều gì?
- GV nx, bổ sung. Sau đó treo bảng phụ ghi sẵn nd bài lên bảng.
3. Luyện đọc lại và HTL đoạn văn.
- Y/c 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- HDHS luyện đọc đúng giọng đoạn 3.
+ GV đọc mẫu và HD đọc.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp đôi.
- Tổ chức cho HS các cặp thi đọc đúng giọng trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi đọc TL đoạn văn thứ 3 trước lớp.
- GV nx tuyên dương.
III. Kết thúc ( 3' )
- Hãy chia sẻ những điều em biết về Sa Pa?
+ Ngoài ra tỉnh Lào Cai chúng ta còn có cảnh đẹp nào nổi tiếng nữa?
- NX giờ học
- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Trăng ơi... từ đâu đến ?
- HS chơi trò chơi ‘‘Lịch sự’’.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1HS đọc
- 3 đoạn 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS sửa lỗi phát âm và lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp đôi. Sau đó thi đọc giữa các cặp.
- HS nghe.
- HS chia nhóm (biểu tượng), cùng nhau thảo luận. Sau đó cử đại diện trình bày:
+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa với đầy đủ màu sắc đang ăn cỏ trong vườn đào
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
 Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự thay đổi mùa rất lạ lùng hiếm có.
+ Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp sa Pa.
+ Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- HS các nhóm nx.
- 2HS nhắc lại nd bài.
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả đoạn.
- HS nghe
- HS luyện đọc đúng giọng theo cặp đôi.
- Các cặp cử đại diện thi đọc
 - 2HS thi đọc TL đoạn văn thứ 3
- HS nx.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
TIẾT 3: TIN HỌC
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN – GIẢNG
TIẾT 4: TOÁN
 § 141: LUYỆN TẬP CHUNG 
A. Mục tiêu:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn cho HS .
- HS có tính cẩn thận trong học tập và tính toán.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Phiếu BT4, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động (5’):
- Tổ chức cho thi làm nhanh BT sau: 
+ Tìm hai số biết tổng của chúng là 280 và tỉ số của hai số đó là .
- GV nx, sửa sai, đánh giá. 
- Giới thiệu về bài mới: Trực tiếp
II. Phát triển bài (32’) 
- HDHS làm BT:
1. Bài 1 (tr 149): 
- Gọi HS đọc y/c BT.
- HDHS làm bài.
- Gọi 2HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp.
- GV nx, sửa sai, đánh giá.
2. Bài 3(tr 149) : 
- Gọi 2HS đọc y/c BT.
- HDHS phân tích y/c BT. 
- Tổ chức cho HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV nx, sửa sai.
3. Bài 4 ( tr 149): 
- Gọi HS đọc y/c BT.
- HDHS phân tích y/c BT.
- GV phát phiếu BT cho HS và y/c HS thảo luận làm BT theo cặp vào phiếu.
- Quan sát giúp đỡ các cặp.
- GV nx, sửa sai.
III. Kết thúc (3')
- Y/c HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
- NX giờ học.
- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Hát.
- 2HS lên bảng thi làm nhanh mà GV y/c. Đáp án:
Bài giải:
 ? 
Số bé: 280
Số lớn: 
 ? 
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 7 ( phần )
 Số bé là : 280 : 7 x 3 = 120
 Số lớn là : 280 - 120 = 160.
 Đáp số: Số bé: 120
 Sốlớn : 160.
- HS nx.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc y/c BT.
- Lắng nghe.
- 2HS lên bảng, lớp làm bài ra nháp.
a, ; b, .
- HS nx.
- 2HS đọc y/c BT.
- HS phân tích y/c BT theo HD.
- HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày:
 Bài giải:
 ?
Số lớn: 1080
Số bé: 
 ? 
 Vì số lớn giảm 7 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 7 lần số bé.
 Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 7 = 8 ( phần )
 Số thứ nhất là:
 1080 : 8 = 135
 Số thứ hai là:
 1080 - 135 = 945
 Đáp số: Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai: 945.
- HS các nhóm nx.
- 2HS đọc y/c BT.
- HS phân tích y/c BT theo HD.
- HS nhận phiếu, thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo cặp đôi vào phiếu. sau đó cử đại diện trình bày:
 Bài giải:
 ?m 
Chiều rộng: 125m
Chiều dài: 
 ? m 
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5( phần)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 125 : 5 x 2 = 50 ( m )
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 125 - 50 = 75 ( m)
 Đáp số: Chiều rộng: 50 m.
 Chiều dài: 75 m.
- HS các cặp nx.
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Lắng nghe.
BUỔI 2
TIẾT 1: LỊCH SỬ
§ 29: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
A. Mục tiêu:
- Dựa vào lược đồ, tường thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- HS có kĩ năng tóm tắt, trình bày các sự kiện lịch sử.
- HS tự hào về truyền thống chống giặc giữ nước của ông cha ta.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (1789), tranh ảnh minh họa.
2. HS: SGK, vở, bút,...
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động: (5’)
- Cho HS chơi trò chơi "Kết bạn"
- Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Dẫn dắt vào bài.
II. Phát triển bài: (32’)
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
- Y/c HS đọc thầm các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta ?
+ Khi nghe tin quânThanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì?
- GV nx, kl: Năm 1788, quân Thanh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Tạo nhóm 4 (điểm số)
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm 4.
+ Vì sao Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế là một việc làm cần thiết ?
- Điền các sự kiện chính ứng với thời gian:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789) ..
+ Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789)
+ Mờ sáng mồng 5 Tết, 
+ Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
- GV giới thiệu lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh và một số tranh ảnh minh họa.
- GV nx, chốt lại: Với quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung, quân ta đã giành thắng lợi trong cuộc đại phá quân Thanh.
- Ngày nay, cứ đến mồng 5 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
III. Kết thúc: (3’)
- Bài học giúp em hiểu thêm điều gì ?
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học và chuẩn bị bài: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.
- HS chơi trò chơi "Kết bạn"
- Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất đất nước.
- HS nx.
- HS đọc thầm các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi của GV:
+ Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.
+ Nguyễn Huệ liền nên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung và lập tức kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- HS nx.
- HS chia nhóm.
- HS nhận phiếu, thảo luận theo nhóm
 để trả lời các câu hỏi trong phiếu. Sau đó cử đại diện trình bày:
+ Việc nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có ngừơi đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương được nhiệm vụ này.
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (tháng 1 năm 1789), Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
+ Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789), quan ta kéo đến sát đồn Hà Hồi (cách Thăng Long 20 km về phíaa Nam) mà giặc vẫn không hề biết. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
+ Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt. Quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long, bị quân ta phục kích tiêu diệt. 
+ Quân ta có tinh thần đoàn kết, nhà vua mưu trí, sáng suốt.
- HS các nhóm nx.
- Quan sát.
- 2 - 3 HS nêu lại.
- HS nêu
- Lắng nghe.
TIẾT 2: KHOA HỌC
§ 57: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
A. Mục tiêu:
- Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- HS có kĩ năng quan sát, liện hệ thực tế.
- Thích khám phá môn học.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những môi trường khác nhau: khô hạn, ẩm ướt và dưới nước. Phiếu BT.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Khởi động: (5’)
- Cho HS chơi trò chơi " Lịch sự"
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sống của thực vật ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GT trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: (32’)
1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống?
- Tạo nhóm 4 (điểm số)
- Y/c HS các nhóm đọc mục quan sát SGK và làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Mời đại diện các nhóm nêu lại cách làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+ Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- GV nx, kết luận: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo cung cấp tất cả các yếu tố cần cho cây.
2. Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
- GV phát phiếu BT cho HS.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành phiếu BT.
- Quan sát giúp đỡ các cặp.
- GV hỏi:
+ Trong 5 cây trên, cây nào sống và phát triển bình thường được? Tại sao?
+ Các cây còn lại sẽ như thế nào ? Tại sao?
+ Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển được là gì ?
- GV nx, kết luận chung: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
III. Kết thúc: (3’)	
- Cây cần những yếu tố nào để duy trì sự sống?
- Nhận xét tiết học. 
- VN học bài, chuẩn bị bài: Nhu cầu nước của thực vật.
- HS chơi trò chơi " Lịch sự"
- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của thực vật, nếu nhiệt độ không thích hợp thực vật sẽ chết.
- HS nx.
- HS chia nhóm.
- HS các nhóm đọc mục quan sát SGK và làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm nêu lại cách làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+ Cần có đủ ánh sáng, nhiệt độ, .......
- HS các nhóm nx.
- Lắng nghe.
- HS nhận phiếu
- HS thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành phiếu BT. Sau đó trình bày:
YT cây được CC
Ánh 
sáng
Không khí
Nước
Chất khoáng
Dự đoán
Cây1
x
x
Chết
Cây2
x
Chết
Cây3
x
Chết
Cây4
Phát triển tốt
Cây5
x
Chậm phát triển
- Các cặp thảo luận trả lời:
+ Cây 4 sống và phát triển bình thường vì có đủ các điều kiện cần cho cây.
+ Các cây còn lại sẽ không sống và không phát triển bình thường được, vì thiếu 1 trong các yếu tố cần cho cây.
+ HS nêu: ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng.
- HS các cặp nx.
- Lắng nghe.
- Cây cần có đủ nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng thí mới sống và phát triển bình thường
- Lắng nghe.
TIẾT 3: THỂ DỤC
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN – GIẢNG
Ngày giảng: 9 - 4 - 2019 THỨ BA
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
§ 58: TRĂNG ƠI... TỪ ĐÂU ĐẾN?
A. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng giọng một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu bíêt ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. Hiểu nd : tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. 
- Rèn kĩ năng đọc đúng, phát âm chuẩn TV cho HS.
- Có tinh thần dũng cảm, lạc quan và yêu cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. GV : Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ viết sẵn nd bài.
2. HS : SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động (5')
- Cho HS chơi trò chơi ‘‘Thò thụt’’.
- Mời đọc và nêu nd bài Đường đi Sa Pa?
- GV nx, đánh giá.
- Dùng tranh minh họa giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ ‘‘ Trăng ơi...từ đâu đến’’ của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
II. Phát triển bài (32')
1. Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm mấy khổ thơ ?
- Y/c HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- GV quan sát, sửa sai, kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 6. Sau đó thi đọc giữa các nhóm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HSHĐ, thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xa? Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những ai, những gì?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
+ ND bài thơ nói lên điều gì ?
- GV nx, bổ sung. Sau đó treo bảng phụ ghi sẵn nd bài lên bảng.
3. Luyện đọc lại và HTL.
- Y/c 6HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ.
- HDHS luyện đọc đúng giọng bài thơ.
+ GV đọc mẫu và HD đọc.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp đôi.
- Tổ chức cho HS các cặp thi đọc đúng giọng trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi đọc TL bài thơ trước lớp.
- GV nx tuyên dương.
III. Kết thúc (3')
- Gọi 1- 2HS đọc TL toàn bài thơ.
- NX giờ học
- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
- HS chơi trò chơi ‘‘Thò thụt’’.
- HS xung phong đọc và nêu nd bài Đường đi Sa Pa.
- HS lắng nghe nx
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1HS đọc toàn bài.
- 6 khổ thơ 
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- HS sửa lỗi phát âm và lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 6. Sau đó thi đọc giữa các nhóm .
- HS nghe.
- HS chia nhóm (điểm số), cùng nhau thảo luận. Sau đó cử đại diện trình bày:
+ Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
+ Vì trăng như quả chín treo lơ lửng trước nhà, vì trăng như mắt cá.
 Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân, những đồ chơi , những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những người thân thiết .
+ Tác giả rất yêu trăng, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước.
+ Nói lên tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. 
- HS các nhóm nx.
- 2HS nhắc lại nd bài.
- 6HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ của bài.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho bài thơ.
- HS nghe
- HS luyện đọc đúng giọng theo cặp đôi.
- Các cặp cử đại diện thi đọc đúng giọng trước lớp.
- Lớp nx, bình chọn.
- 2HS thi đọc TL bài thơ trước lớp.
- HS nx.
- 1- 2HS đọc TL toàn bài thơ.
- Lắng nghe.
TIẾT 2: TOÁN
 § 142: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
A. Mục tiêu:
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tìm hiệu tỉ và tỉ số của hai số cho HS.
- Có ý thức chăm chỉ và chú ý lắng nghe trong giờ học.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ bài toán ở SGK, bảng nhóm, bút dạ.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động (5')
- Mời HS nêu lại cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nx, sửa sai, đánh giá. 
- Giới thiệu về bài mới: Trực tiếp
II. Phát triển bài (32’) 
1. : Tìm hiểu ví dụ 
a, Bài toán 1: 
- GV đưa ra bài toán: Hiệu của hai số là 24. Tỉ của hai số đó là . Tìm hai số đó ? Và gọi 2 HS nêu lại bài toán.
- Để giải được bài toán này ta phải làm thế nào ?
- Treo bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ tóm tắt bài toán lên bảng và hỏi: 
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu?
+ Số bé có mấy phần bằng nhau?
+ Số lớn có mấy phần bằng nhau ?
+ Để tìm được số bé và số lớn, trước tiên ta phải tìm cái gì ?
+ Làm thế nào để để tìm được giá trị của 1 phần? 
+ Muốn tìm số bé ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số lớn ta làm như thế nào?
- HDHS giải bài toán.
- Nhắc HS lưu ý ta có thể gộp bước 2 và bước 3 thành 1 bước duy nhất.
b, Bài toán 2: 
- GV đưa ra bài toán giống SGK và gọi 2HS nêu lại đề toán. 
- Để giải được bài toán này ta phải làm thế nào?
- Y/c HS nêu lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- HDHS tóm tắt và giải bài toán.
- Tổ chức cho HS thảo luận, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV nx, sửa sai. 
- GV chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:
+ Tìm hiệu số phần.
+ Tìm giá trị của 1 phần 
+Tìm số bé. 
+ Tìm số lớn. 
2. Thực hành
Bài 1 (tr 150): 
- Gọi 2HS đọc y/c BT.
- HDHS phân tích y/c BT. 
- Tổ chức cho HS thảo luận, tóm tắt làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV nx, sửa sai.
III. Kết thúc (3')
- Y/c HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- NX giờ học.
- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- Hát 
- HS xung phong nêu: Ta phải
+ Tìm tổng số phần.
+ Tìm giá trị của một phần.
+Tìm số bé: 
Tổng số: tổng số phần x phần số bé
+ Tìm số lớn: Tổng số - số bé.
- HS nx.
- Lắng nghe.
- 2HS nêu lại đề bài.
- Để giải được bài toán này ta phải tóm tắt bài toán. 
- HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi của GV: 
+ Hiệu của hai số là 24.
+ Số bé có 3 phần bằng nhau.
+ Số lớn có 5 phần bằng nhau.
+ Để tìm được số bé và số lớn, trước tiên ta phải tìm hiệu số phần ta lấy (5 - 3)
+ Ta lấy hiệu của 2 số chia cho hiệu số phần ta lấy ( 24 : 2 )
+ Ta lấy hiệu của 2 số chia cho hiệu số phần và nhân với 3.
+ Ta lấy số bé cộng với hiệu của 2 số.
- HS giải bài toán ra nháp theo HD của GV:
 Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 3 = 2 ( phần )
 Số bé là 24 : 2 x 3 = 36
 Số lớn là: 36 + 24 = 60
 Đáp số: Số bé: 36
 Số lớn: 60.
- 2HS nêu lại đề bài.
- Để giải được bài toán này ta phải tóm tắt bài toán theo dạng sơ đồ đoạn thẳng. 
- HS nhắc lại: Tìm hiệu số phần, tìm số bé, tìm số lớn.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày:
 Bài giải:
 ? m
Chiều dài : 
Chiều rộng : 12m
 ? m
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
 7 – 4 = 3 (phần)
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 12 : 3 x 7 = 28 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 - 12 = 16 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 40 m
 Chiều rộng: 28 m 
- HS các nhóm nx.
- Lắng nghe, và nhắc lại.
- 2HS đọc y/c BT.
- HS phân tích y/c BT theo HD.
- HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày:
 Bài giải:
 ? 
Số bé: 123 
Số lớn: 
 ? 
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 – 2 = 3 ( phần)
 Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82
 Số lớn là: 123 + 82 = 205
 Đáp số: Số bé: 82.
 Số lớn: 205. 
- HS các nhóm nx.
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- Lắng nghe.
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 § 57: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH - THÁM HIỂM 
A. Mục tiêu:
- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1 , BT2; bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố BT4.
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu cho HS.
- Có tính cẩn thận trong học tập và cuộc sống.
- THMT: (Khai thác gián tiếp nd bài): GDHS biết yêu quý và BV thiên nhiên tươi đẹp trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Phiếu viết sẵn nd BT4.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Khởi động ( 5’)
- Tổ chức cho HS thi kể tên những nơi mà em đã từng được đến tham quan hay du lịch?
- GV nx, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay thầy sẽ HD các em đi tìm hiểu và MRVT về Du lịch và Thám hiểm. 
II. Phát triển bài: (32’)
- HDHS làm BT:
1. Bài 1 (tr 105) : 
- Gọi 2HS đọc y/c và nd BT.
- HDHS làm bài.
- Y/c HS thảo luận theo cặp đôi để tìm ra đáp án nêu đúng nghĩa của từ du lịch.
- GV nx, sửa sai.
2. Bài 2 (tr 105): 
- Gọi 2HS đọc y/c và nd BT.
- HDHS làm bài.
- Y/c HS thảo luận theo cặp đôi để tìm ra đáp án nêu đúng nghĩa của từ thám hiểm.
- GV nx, sửa sai.
3. Bài 3 (tr 105): 
- Gọi 2HS đọc y/c và nd BT.
- HDHS làm bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 để tìm ra ý nghĩa của câu tục ngữ ‘‘Đi một ngày đàng học một sàng khôn’’ .
- Quan sỏt gợi ý cho cỏc nhúm.
- GV nx, bổ sung.
4. Bài 4 (tr 105): 
- Gọi 2HS đọc y/c và nd BT.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘‘Ai nhanh ai đúng’’
+ Chọn ra 3 đội chơi mỗi đội 5HS.
+ Phổ biến luật chơi và cách chơi: Khi thầy đọc các câu đố thì các em phải nhanh chóng trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được một bụng hoa.
+ Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật. GV đọc các câu đố để HS các đội trả lời đó là con sông nào.
- GV nx, tuyên dương đội chiến thắng.
III. Kết thúc (3')
- Vì sao chúng ta bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh?
- NX giờ học.
- HS vn học bài, chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị.
- Hát.
- HS thi kể tên những nơi mà em đã được đến tham quan hay du lịch.
VD: Em đã được đến Sa Pa; Em đã được về thăm lăng Bác Hồ ở Hà Nội; Em đã được đi tắm biển ở Đà Nẵng;...
- HS nx.
- Lắng nghe.
- 2HS đọc y/c và nd BT.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp đôi để tìm ra đáp án nêu đúng nghĩa của từ du lịch.
Sau đó trình bày miệng trước lớp:
+ Đáp án b, Du lịch là: đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
- HS các cặp nx.
- 2HS đọc y/c và nd BT.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp đôi để tìm ra đáp án nêu đúng nghĩa của từ thám hiểm. Sau đó trình bày miệng trước lớp:
+ Đáp án c, Thám hiểm có nghĩa là: thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
- HS các cặp nx.
- 2HS đọc y/c và nd BT.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 4 để tìm ra ý nghĩa của câu tục ngữ ‘‘Đi một ngày đàng học một sàng khôn’’. Sau đó cử đại diện trình bày trước lớp:
+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
- HS các nhóm nx.
- 2HS đọc y/c và nd BT.
- HS chơi trũ chơi ‘‘Ai nhanh ai đúng ’’
+ HS xung phong tham gia trò chơi.
+ Lắng nghe.
+ HS chơi thử.
- HS chơi trò chơi.
+ Đáp án: a, sông Hồng; b, sông Cửu Long, c, sông Cầu; d, sông Lam ; đ, sông Mã ; e, sông Đáy ; g, sông Tiền, sông Hậu ; h, sông Bạch Đằng. 
- HS nx bình chọn.
- Vì thiên nhiên môi trường xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải bảo vệ.
- Lắng nghe.
TIẾT 4: ĐỊA LÍ
§ 29: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TIẾP THEO)
A. Mục tiêu:
- Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tóm tắt thông tin, trình bày, nhận xét.
- HS yêu thích môn học.
- THMT: Ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người. Mức độ tích hợp: Liên hệ.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh một số điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
2. HS: SGK, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động: (5’)
- Nghề chính của người dân ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung là gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GT trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: (32’)
1. Hoạt động du lịch.
- Tạo nhóm nhóm 2 (trò chơi Kết bạn)
- Cho HS quan sát tranh ảnh minh họa và y/c HS đọc các thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung?
+ Duyên hải miền Trung có những điều kiện nào để phát triển du lịch ?
- GV nx, kết luận: Duyên hải miền Trung có nhiều điểm du lịch vì ở đây có nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh, nhiều di sản văn hóa.
2. Hoạt động công nghiệp.
- Tạo nhóm 4 (điểm số).
- Y/c HS các nhóm dựa vào các thông tin ở SGK để:
+ Kể tên một số hoạt động công nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Chọn ý a, b, c, d, đ, e, g điền vào sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người nơi đây?
a, Trồng mía đ, sửa chữa tàu thuyền
b, Đất cát pha. e, Đánh bắt thủy sản
c, Khí hậu nóng g, Biển, đầm ..... tôm
d, Sản xuất đường
- GV nx, chốt lại: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thêm những hoạt động KT mới như: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, ...
3. Lễ hội.
- Y/c HS đọc thầm các thông tin còn lại ở SGK.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số lễ hội ỏ đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Quan sát hình 13, mô tả về Tháp Bà?
- GV nx, chốt lại: Người dân Ở đồng bằng duyên hải miền Trung thường tổ chức nhiều lễ hội để cầu chúc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
III. Kết thúc: (3’)
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ở các khu du lịch?
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
- Hát 
- Nghề chính của người dân ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung là nghề nông, làm muối, đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản. 
- Nhận xét, đánh giá. 
- HS chia nhóm.
- HS các nhóm quan sát tranh ảnh minh họa và đọc các thông tin SGK thảo luận để trả lời các câu hỏi. Sau đó của đại diện trình bày:
+ Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê, Non nước, Nha Trang, phố cổ Hội An, ...
+ Có nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh, nhiều di sản văn hóa, ....
- HS các nhóm nx.
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS các nhóm dựa vào các thông tin ở SGK để thực hiện các yêu cầu của GV. Sau đó cử đại diện trình bày:
+ Sửa chữa tàu thuyền, xây dựng nhà máy đường, đóng mới, ....
c
d
a
- HS làm phiếu BT.
b
g
e
đ
- HS các nhóm nx.
- HS đọc thầm các thông tin còn lại ở SGK.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi, sau đó trình bày:
+ Lễ rước cá ông, lễ hội Ka – tê, lễ hội Tháp Bà, ...
+ Tháp Bà được xây dựng từ lâu đời, tháp cao, có đỉnh nhọn, cổ kính, ....
- HS các cặp nx.
- Lắng nghe.
- Cùng nhau giữ vệ sinh môi trường, xử lí rác thải,....
- Lắng nghe.
BUỔI 2
TIẾT 1: KHOA HỌC
§ 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. 
- Biết ứng dụng thực tế các kiến thức trên vào trong trồng trọt để cây phát triển.
- HS thích khám phá thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh ảnh minh họa cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt 
2. HS: SGK, vở, bút, 
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Khởi động: (5’)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền"
- Nêu những yếu tố cần thiết đối với sự sống của thực vật ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GT trực tiếp vào bài.
II. Phát triển bài: (32’)
1.Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Y/c HS quan sát hình, trao đổi theo cặp câu hỏi SGK.
+ Cây sống dưới nước
+ Cây sống trên cạn
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu các cặp báo cáo kết quả.
- GV nx, kl: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
2. Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số loài cây ở những giai đoạn khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
- Tạo nhóm 4
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình minh họa trang 46 trả lời các câu hỏi ở SGK.
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ Nêu một số ví dụ chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?
- GV nx, kl: Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cũng cần những lượng nước khác nhau.
 Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của cây một cây mới có thể đạt năng suất cao. 
III. Kết thúc: (3’)
- Mời HS chia sẻ những điều đã học được sau giờ học.
- GV nhận xét tiết học. 
- VN học bài và chuẩn bị bài: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
- HS chơi trò chơi "Gọi thuyền"
- Không khí, ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất khoáng.
- HS nx.
- HS làm việc theo cặp, phân loại theo nhóm.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ Cây sống dưới nước: Cây hoa sen, cây rong,...
+ Cây sống trên cạn: Cây Thanh long, cây ngô,...
+ Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. 
- HS các cặp nx.
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS các quan sát và thảo luận để trả lời các câu hỏi. Sau đó cử đại diện trình bày:
+ Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
+ Cây lúa cần nhiều nước lúc mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng. Lúa chín cần ít nước hơn. Cây ăn quả khi cò non cần nhiều nước, khi quả chín cần ít nước.
+ Cây ngô, mía, rau, hoa cần tưới nước đủ và đúng thời gian.
- HS các cnhoms nx.
- Lắng nghe.
- HS chia sẻ những điều đã học được sau giờ học.
- Lắng nghe.
TIẾT 2: LUYỆN TẬP TOÁN
ÔN TẬP: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ
A. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn cho HS kĩ năng giải bài toán có lời văn.
- HS có tính cẩn thận trong học tập và tính toán.
B. Nội dung
- HDHS làm BT:
1. Bài 1 ( tr 151): 
- Gọi 2HS đọc y/c BT.
- HDHS phân tích y/c BT.
- GV phát phiếu BT cho HS và y/c HS thảo luận làm BT theo cặp vào phiếu.
- Quan sát giúp đỡ các cặp.
- GV nx, sửa sai.
2. Bài 2 (tr 151): 
- Gọi 2HS đọc y/c BT.
- HDHS phân tích y/c BT. 
- Tổ chức cho HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- GV nx, sửa sai.
- 2HS đọc y/c BT.
- HS phân tích y/c BT theo HD.
- HS nhận phiếu, thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo cặp đôi vào phiếu. sau đó cử đại diện trình bày:
Bài giải:
 ? 
Số bé : 85 
Số lớn: 
 ? 
 Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
8 - 3 = 5 (phần)
 Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51
 Số lớn là: 85 + 51 = 136.
 Đáp số: Số bé: 51 
 Số lớn: 136.
- HS các cặp nx.
- 2HS đọc y/c BT.
- HS phân tích y/c BT theo HD.
- HS thảo luận, tóm tắt và giải bài toán theo nhóm 4 vào bảng nhóm, sau đó cử đại diện trình bày:
 Bài giải:
 ? bóng
Đèn màu: 
Đèn trắng: 250 bóng đèn
 ? bóng
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 ( phần )
Số bóng đèn màu là:
 250 : 2 x 5 = 625 ( bóng)
Số bóng đèn trắng là:
 625 - 250 = 375 ( bóng)
 Đáp số: Đèn màu: 625 bóng.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_4_tuan_29_nam_hoc_2019_2020.doc