Giáo án Toán Lớp 4 - Học kì 1
Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ
GV giới thiệu chương trình môn học.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1: a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số:
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:.
- Yêu cầu hs tự làm bài, 2 hs làm bài trên bảng.
- Gọi hs đọc và giải thích cách làm bài
- Gọi hs nhận xét bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài
? Các số trên tia số được gọi là những số gì?
? Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
? Ở phần b, những số trong dãy số này gọi là những số gì?
? Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Giảng: Bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
Giáo án Toán lớp 4 Học kì 1 Chương 1: Số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng Tuần 1 Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Đọc viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 2: Viết số Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị Đọc số 42 571 4 2 5 7 1 ............... - HS: SGK+VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 6p 9p 8p 9p 3p A. Kiểm tra bài cũ GV giới thiệu chương trình môn học. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập: Bài 1: a) Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số: b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:... - Yêu cầu hs tự làm bài, 2 hs làm bài trên bảng. - Gọi hs đọc và giải thích cách làm bài - Gọi hs nhận xét bài trên bảng - Nhận xét, chữa bài ? Các số trên tia số được gọi là những số gì? ? Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ? Ở phần b, những số trong dãy số này gọi là những số gì? ? Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Giảng: Bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị. Bài 2: Viết theo mẫu: - Đưa bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 2, hướng dẫn hs đọc viết và phân tích cấu tạo số 42 571. - Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 1 cặp hs làm vào bảng phụ - Gọi hs đọc và giải thích cách làm bài - Gọi hs nhận xét bài trên bảng - Nhận xét, chốt bài: ? Bài 2 giúp các em củng cố kiến thức gì? Bài 3: - Yêu cầu hs đọc bài mẫu - Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài, 2 hs làm bài vào bảng phụ - Gọi hs đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài ? Dựa vào đâu để viết mỗi số thành tổng? Bài 4: Tính chu vi các hình: ? Bài yêu cầu chúng ta làm gì? ? Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? ? Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ và giải thích vì sao em tính như vậy? ? Nêu cách tính chu vi của hình GHIK, giải thích cách tính đó? - Yêu cầu hs tự làm bài, 3 hs làm bài vào bảng phụ - Gọi hs đọc bài làm - Gọi hs chữa bài bảng phụ - Nhận xét, tuyên dương hs làm bài tốt C. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nhắc lại nội dung ôn tập - Nhận xét tiết học - Dặn hs về ôn tập lại các số đến 100000 và chuẩn bị tiết 2 - Trong chương trình Toán lớp 3, em được học đến số 100 000. - Lắng nghe - 1 hs nêu yêu cầu - 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. a) 0 10 000 20 000 30 000 40 000 50000 60000 b) 36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000. - 2 - 3 hs đọc và giải thích cách làm - Nhận xét bài bạn - Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn. - Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị. - Những số trong dãy số được gọi là các số tròn nghìn. - Hai số đứng liền nhau thì hơn kém nhau 1000 đơn vị. - Lắng nghe - 1 hs nêu yêu cầu, lớp theo dõi - 1 hs đứng tại chỗ thực hiện, lớp theo dõi. - Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài, 1 cặp hs làm vào bảng phụ - 2 - 3 cặp hs đọc bài làm - Nhận xét bài bạn - Bài 2 củng cố cách đọc, viết và phân tích cấu tạo của số. - 1 hs đọc, lớp theo dõi - Làm bài cá nhân, 2 hs làm bài vào bảng phụ. a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 ... b) 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351 ... - 4 hs nối tiếp đọc bài làm - Dựa vào giá trị của từng chữ số trong số đó. - 1 hs nêu yêu cầu - Tính chu vi của các hình - Muốn tính chu vi của một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - MNPQ là hình chữ nhật nên ta có thể tính chu vi bằng cách lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi lấy kết quả đó nhân với 2. - GHIK là hình vuông nên ta lấy độ dài một cạnh nhân 4. - 3 hs làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở: Chu vi hình ABCD: 6 + 4 + 4 + 3 = 17 (cm) ... - 3 hs đọc bài làm - Nhận xét bài bạn - Ôn tập các số đến 100 000 Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV Bảng phụ ( ghi nội dung bài tập 5). -HS: SGK + vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 30p 4p A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng chữa bài tập 4- VBT - Kiểm tra vở bài tập của hs dưới lớp - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn hs làm các bài tập: Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài ? Em có nhận xét gì về các số đã cho? ? Khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia với số tròn nghìn ta làm thế nào? Bài 2: Đặt tính rồi tính ? Bài có mấy yêu cầu? - Yêu cầu hs tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau, 2 hs làm bài vào bảng phụ - Gọi hs đọc bài bạn, nhận xét - Gọi hs nhận xét bài trên bảng phụ - Nhận xét, chữa bài ? Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của phép cộng ( trừ, nhân, chia) trong bài? >;<; = ? Bài 3: - Yêu cầu hs làm bài cá nhân - Gọi học sinh đọc và nêu cách so sánh - Nhận xét, tuyên dương hs làm bài tốt Bài 4: Yêu cầu hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. ? Vì sao em sắp xếp được như vậy? Bài 5: Bác Lan ghi chép việc mua hàng theo bảng sau: - GV treo bảng số liệu bài và hướng dẫn HS vẽ thêm vào bảng số liệu ? Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ? ? Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát, tiền đường, tiền thịt? - GV điền số 12 500 đồng vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp. ? Vậy bác Lan mua hết tất cả bao nhiêu tiền? ? Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng bác Lan còn lại bao nhiêu tiền? C. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Dặn hs về học bài, chuẩn bị tiết Ôn tập tiếp theo. - 1 hs lên bảng làm bài Bài giải Chu vi hình H là: 18 + 18 + 12 + 9 = 57 (cm) Đáp số: 57 cm - 1 hs nêu yêu cầu - Làm bài cá nhân 7000 + 2000 = 9000 16000 : 2 = 8000 ... - Nối tiếp đọc bài làm trước lớp - Các số đã cho đều là các số tròn nghìn - Ta chỉ việc cộng, trừ, nhân ( chia) các số tự nhiên cho nhau, sau đó thêm số chữ số không tương ứng vào kết quả. - 1 hs nêu yêu cầu - Bài có hai yêu cầu: đặt tính và tính - Làm bài cá nhân, sau đó dổi chéo vở kiểm tra cho nhau, 2 hs làm vào bảng phụ - 2 - 3 cặp hs đọc bài và nhận xét - Nhận xét bài bạn ... - 4 hs lần lượt nêu - 1 hs nêu yêu cầu - Làm bài cá nhân 4327 > 3742 28 676 = 28 676 5870 < 5890 97 321 < 97 400 65 300 > 9530 100 000 > 99 999 - Nối tiếp đọc và nêu cách so sánh: 4327 lớn hơn 3742 vì hai số đều có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742. - Thực hiện yêu cầu a) 56 731; 65 371; 67 351; 75 631. b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978. - Vì em lần lượt so sánh các số, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự bài yêu cầu. - 1 hs nêu yêu cầu - Quan sát bảng số liệu và lắng nghe GV hướng dẫn - 3 loại hàng, đó là 5 cái bát, 2 kg đường và 2 kg thịt. - Số tiền mua bát là : 2500 x 5 = 12 500 (đồng) Số tiền mua đường là: 6 400 x 2 = 12 800 (đồng ) Số tiền mua thịt là : 35 000 x 2 = 70 000 ( đồng) - Bác Lan mua hết tất cả : 95 300 đ - Bác Lan còn lại số tiền là : 100 000 - 95 300 = 4 700 (đồng) Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài 3. HS: -SGK+ vở ô li III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 30p 4p A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng: Đặt tính và tính 5916 + 2358 6471 – 518 - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của hs B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính nhẩm: - GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở. - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 3 HS lên bảng làm bài -Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra - Gọi HS đọc và nhận xét bài bạn -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu cách đặt tính và tính - Nhận xét, đánh giá bài làm của HS Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: - Yêu cầu HS làm bài theo cặp (5’) - Gọi đại diện cặp đọc bài. - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức - GV nhận xét, chốt bài. Bài 4: Tìm x - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài - GV chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tìm x ( thành phần chưa biết của phép tính) - GV nhận xét, chốt bài. ? Nêu cách tìm SH, SBT, TS, SBC? Bài 5: Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc ti vi... ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 4 ngày : 680 chiếc ti vi 7 ngày : ... chiếc ti vi? ? Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu cá nhân HS làm bài. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chốt bài. C.Củng cố- Dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa một chữ. - 3 HS lên bảng làm bài,lớp làm ra nháp nhận xét bài làm của bạn. - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm sau đó đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. a) 6000 + 2000 - 4000 = 4000 9000 - ( 7000 - 2000) = 4000 ... - 1 HS nêu yêu cầu - 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau - 3HS đọc và nhận xét bài bạn - HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài. - 1 HS nêu yêu cầu - Các cặp HS thảo luận làm, 2 cặp hs làm bài vào bảng phụ: a) 3257 + 4659 - 1300 = 7916 - 1300 = 6616 b) 6000 - 1300 x 2 = 6000 - 2600 = 3400 ... - Đại diện 4 cặp đọc bài + Biểu thức chỉ có dấu tính cộng, trừ, hoặc nhân, chia, thực hiện từ trái sang phải. + Biểu thức có dấu tính cộng, trừ, nhân, chia thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau. + Biểu thức có chứa dấu ngoặc,thực hiện trong dấu ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở - 2 HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. + Số hạng: Tổng trừ số hạng kia. + Số bị trừ: Hiệu cộng với số trừ + Thừa số: Tích chia cho thừa số kia. + Số bị chia: Thương nhân với số chia -1 HS đọc đề bài. - 4 ngày sản xuất được 680 chiếc... - 7 ngày sản xuất được bao nhiêu... - Toán rút về đơn vị. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở Bài giải Mỗi ngày sản xuất được số chiếc tivi là: 680 : 4 = 170 ( chiếc) 7 ngày sản xuất được số chiếc ti vi là: 170 x 7 = 1190 ( chiếc) Đáp số: 1190 chiếc ti vi. Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). Bảng phụ ghi nội dung bài 2 -HS: SGK+vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 12p 18p 4p A.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng: Đặt tính và tính 65321 + 26385 2623 x 4 - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét, đánh giá B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học 2.Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: * Biểu thức có chứa một chữ - GV yêu cầu HS đọc ví dụ. ? Muốn biết bạn có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ? - Treo bảng số như phần bài học SGK ? Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - Nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3 + 1 vào cột Có tất cả. - Làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4, quyển vở. - Nêu: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ. - GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ. * Giá trị của biểu thức có chứa một chữ ? Nếu a = 1 thì 3 + a = ? -GV nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a. - GV làm tương tự với a = 2, 3, 4, ? Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào ? ? Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ? 3. Luyện tập – thực hành: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV ghi : 12 + a ? Nếu a = 5 thì 12 + a bằng bao nhiêu? ? Vậy giá trị của biểu thức 12 + a với a = 5 là bao nhiêu ? - Tương tự yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài. ? Giá trị của biểu thức 65 + a với a = 10 là bao nhiêu ? ? Giá trị của biểu thức 185 - b với b = 7 là bao nhiêu ? ? 65 + a, 185 – b ... được gọi là gì? Bài 2 : Viết vào ô trống (theo mẫu). - Gọi HS nêu yêu cầu ? Dòng thứ nhất cho em biết điều gì ? ? Dòng thứ hai cho em biết điều gì ? ? x có những giá trị cụ thể nào ? ? y có những giá trị cụ thể nào ? ? Khi x = 8 thì 125 + x = ? - Yêu cầu HS hoàn thành các phần còn lại, 2 HS làm vào bảng phụ - Gọi HS nhận xét bài bạn - Nhận xét, chốt bài ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 125 + x ? Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: ? Bài yêu cầu tính giá trị của những biểu thức nào? ? m có những giá trị nào? ? n có những giá trị nào? - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ - Gọi HS đọc bài làm - Gọi HS nhận xét bài bạn -Nhận xét, chốt bài ? Để tính được giá trị của biểu thức 250 + m và 873 - n ta làm thế nào? C.Củng cố- Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị tiết Luyện tập - 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm quyển vở. Lan có tất cả quyển vở. -Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở bạn cho thêm. -Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở -HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp. -Lan có tất cả 3 + a quyển vở. - HS nhắc lại : 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ. -HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 -HS tìm giá trị của biểu thức 3 + a trong từng trường hợp a = 2, 3, 4... -Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính. -Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a. - 1 HS nêu yêu cầu - Tính giá trị của biểu thức -HS đọc. - Nếu a = 5 thì 12 + a bằng 12 + 5 = 17 - Giá trị của biểu thức 12 + a với a = 5 là 17 - HS làm các phần còn lại, đọc bài. - Giá trị của biểu thức 65 + a với a = 10 là 75 - Giá trị của biểu thức 185 - b với b = 7 là 178 - Gọi là biểu thức có chứa một chữ - Viết vào ô trống (theo mẫu). - Dòng thứ nhất cho em biết giá trị cụ thể của x và y - Dòng thứ hai cho biết giá trị của biểu thức 125 + x và y - 20 - x có các giá trị: 8, 30, 100 - y có các giá trị : 200, 960, 1350 - Khi x = 8 thì 125 + x = 125 + 8 = 133 - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở x 8 30 100 125+ x 133 155 225 - Nhận xét bài bạn - Ta lần lượt thay chữ x bằng số tương ứng, mỗi lần thay chữ x bằng số tương ứng ta tính được giá trị của biểu thức 125 + x - 1 HS nêu yêu cầu - Bài yêu cầu tính giá trị của biểu thức 250 + m và 873 - n - m có các giá trị lần lượt là 10, 0, 80, 30 - n có các giá trị lần lượt là 10, 0, 70, 300 - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở + Với m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260 ... + Với n = 10 thì 873 - n = 873 - 10 = 863 ... - Nối tiếp đọc bài làm -HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Ta lần lượt thay chữ m và n bằng số tương ứng, mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 250 + m và 873 - n Tiết 5: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV:Đề bài toán 1a, 1b, 3 chép sẵn trên bảng phụ. -HS: SGK+vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 8p 8p 7p 8p 3p A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm: Viết vào ô trống - Kiểm tra bài làm về nhà của HS . - Nhận xét, đánh giá. B.Bài mới: 1 .Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV treo bảng phụ ? Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào ? ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 ? - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. - GV chữa bài phần a, b và yêu cầu HS làm tiếp phần c, d (Nếu HS chậm, GV có thể yêu cầu các em để phần c, d lại và làm trong giờ tự học ở lớp hoặc ở nhà) - GV nhận xét, củng cố cách tính giá trị của biểu thức. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập - GV lưu ý HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự - Gọi đại diện cặp đọc bài. - Nhận xét, chữa bài bảng lớp - Nhận xét, chốt bài: ? Muốn tính được giá trị của các biểu thức có chứa một chữ ta làm thế nào? Bài 3: Viết vào ô trống ( theo mẫu): - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát và nêu mỗi cột cho biết gì. ? Biểu thức đầu tiên trong bài là gì ? ? Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu ? ? Hãy giải thích vì sao giá trị của biểu thức 8 x c là 40 ? - GV yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc và nêu cách làm bài - Nhận xét, chữa bài Bài 4: Một hình vuông có đọc dài cạnh là a... - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. ? Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ? - Giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4 - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chốt bài: ? Nêu cách tính chu vi hình vuông? C.Củng cố- Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài và chuẩn bị bài: Các số có sáu chữ số. - 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. n =10 thì 873 - n = 873 - 10 = 863 n = 0 thì 873 – n = 873 – 0 = 873 n = 70 thì 873 – n = 873 – 70 = 803 - 1 HS nêu yêu cầu -Tính giá trị của biểu thức (Theo mẫu) -Tính giá trị của biểu thức 6 x a. -Thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30. -2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở a 6 x a 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 - 1 HS nêu yêu cầu - Thảo luận cặp đôi, hòn thành bài -HS nghe GV hướng dẫn, sau đó các cặp thảo luận làm bài a) 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56 b) 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123 - Đại diện cặp đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. - Ta chỉ việc thay chữ bằng số tương ứng và thực hiện tính giá trị của biểu thức. - 1 HS nêu yêu cầu - Cột 1 cho biết giá trị của c, cột 2 cho biết biểu thức, cột 3 giá trị của biểu thức -Là 8 x c. -Là 40. - Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. c Biểu thức GT của BT 7 7+ 3 x c 28 6 ( 92 - c) + 81 167 - 3 HS đọc và nêu cách làm bài - 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm -Ta lấy 1 cạnh nhân với 4. -Chu vi của hình vuông là a x 4. -HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở a = 3cm, P = 3 x 4 = 12 (cm) a = 5dm, P = 5 x 4 = 20 (dm) a = 8m, P = 8 x 4 = 32 (m) Tuần 2 Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: - Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK - Bảng các hàng của số có 6 chữ số: Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị - HS: SGK+ vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 5p 10p 15p 4p A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1HS lên bảng chữa bài tập - Kiểm tra VBT về nhà của một số HS - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài. 2.Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn: -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8-SGK và yêu cầu các em nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề ? Mấy đơn vị bằng 1 chục ? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?) ? Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ?) ? Mấy trăm bằng 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm ?) ? Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ? ) ?Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn)? - Yêu cầu HS viết số 1 trăm nghìn. ? Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 3. Giới thiệu số có sáu chữ số: * Giới thiệu số 432 516 - GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn ? Có mấy trăm nghìn ? ? Có mấy chục nghìn ? ? Có mấy nghìn ? ? Có mấy trăm ? ? Có mấy chục ? ? Có mấy đơn vị ? - Gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số. * Giới thiệu cách viết số 432 516 ? Dựa vào cách viết các số có năm chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1chục, 6 đơn vị ? ? Số 432 516 có mấy chữ số ? ? Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ? - Chốt: Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp. * Giới thiệu cách đọc số 432 516 - Gọi HS đọc số 432 516 ? Cách đọc số 432 516 và số 32 516 có gì giống và khác nhau? - Viết lên bảng các số 12 357 và 312357; 81 759 và 381 759; 32 876 và 632 876 yêu cầu HS đọc các số trên. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Viết theo mẫu: - Viết số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214 và yêu cầu HS đọc, viết số này. - Yêu cầu HS làm phần b tương tự - GV nhận xét, chữa bài - Gọi HS nhận xét bài bạn - Nhận xét, chữa bài Bài 2: Viết theo mẫu: - Treo bảng phụ ghi nội dung bài 2 - Viết số 425 471, yêu cầu HS đọc và phân tích số này theo các hàng - Nhận xét, tuyên dương HS phân tích tốt. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập, 1 HS hoàn thành vào bảng phụ - Gọi HS đọc bài làm - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: Đọc các số sau: - Gọi HS nối tiếp đọc các số - Chia lớp thành 2 đội thi tiếp sức. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc số tốt Bài 4: Viết các số: - Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS lên bảng, mỗi HS viết 2 số. - Gọi HS đọc bài. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - Nhận xét, chữa bài C. Củng cố- Dặn dò: ? Khi viết các số có 6 chữ số ta viết như thế nào? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm vở bài tập và chuẩn bị tiết Luyện tập. -2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. a a + 56 50 50 + 56 = 116 26 26 + 56 = 82 100 100 + 56 =156 - Lắng nghe - Quan sát hình và trả lời câu hỏi. - 10 đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng 10 đơn vị ) - 10 chục bằng 1 trăm (1 trăm bằng 10 chục) - 10 trăm bằng 1 nghìn (1 nghìn bằng 10 trăm) - 10 nghìn bằng 1 chục nghìn (1 chục nghìn bằng 10 nghìn) - 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn) -1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp: 100 000 - Số 100 000 gồm 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1 - HS quan sát - Có 4 trăm nghìn. - Có 3 chục nghìn. - Có 2 nghìn. - Có 5 trăm. - Có 1 chục. - Có 6 đơn vị. - HS lên bảng viết số theo yêu cầu. - 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp : 432 516. - Số 432 516 có 6 chữ số. - Viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. - Lắng nghe -HS đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu. -Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432 516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32 516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. - HS đọc từng cặp số. - 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS lên bảng đọc, viết số, lớp viết làm vở + 313 214: ba trăm mười ba nghìn hai trăm mười bốn - Hoàn thành phần b, 1 HS lên bảng làm bài + Viết số: 523 453 : năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba - Nhận xét bài bạn - 1 HS nêu yêu cầu - Quan sát bảng - 1 HS thực hiện yêu cầu, lớp nhận xét - 1 HS hoàn thành vào bảng phụ, lớp làm bào vở. - 3 HS nối tiếp đọc bài làm - Nhận xét bài bạn - 1 HS nêu yêu cầu - Nối tiếp đọc các số: + 96 315: chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. + 796 315: bẩy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm. ... - 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. 8 802; 200 417; 905 308; 100 011. - 4 HS nối tiếp đọc bài làm - Nhận xét bài bạn - 1 HS nêu Tiết 7: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số. - Rèn kĩ năng đọc viết số có nhiều chữ số cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bảng phụ ( ghi sẵn nội dung bài 1). HS: - SGK+ vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 30p 4p A.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 4 đồng thời kiểm tra VBT về nhà của HS. - Nhận xét, đánh giá B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài 2.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Viết theo mẫu: - Treo bảng phụ ghi nội dung bài 1 - Viết bảng số 653 267 và yêu cầu HS đọc số. - Yêu cầu HS phân tích số 653 267 thành các trăm nghìn, chục nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Yêu cầu HS đọc các số: 2 453; 65 243; 762 543; 53 620 ? Chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào? - Nhận xét, chốt bài Bài 3: Viết các số sau: - Yêu cầu HS viết các số, 2 HS lên bảng, mỗi HS viết 3 số. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - Nhận xét, chữa bài Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm bài - Gọi đại diện cặp đọc bài. - Yêu cầu HS nhận xét về các đặc điểm của các dãy số trong bài. - Nhận xét, chốt bài. C. Củng cố- Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài Hàng và lớp. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 63 115; 723 936; 943 103; 860 372 - Lắng nghe - 1 HS nêu yêu cầu - Quan sát - 1 HS đọc số, lớp theo dõi - Phân tích: số 653 267 gồm: 6 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị. - Hoàn thành bài cá nhân - 3 HS nối tiếp đọc bài làm - Nối tiếp đọc các số + 2 453: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba. + 65 243: Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba. + 762 543: Bẩy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba. - Chữ số 5 trong số 2 453 thuộc hàng chục; số 65 243 chữ số 5 thuộc hàng nghìn; số 762 543 chữ số 5 thuộc hàng trăm; số 53 620 chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn; - 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS lên bảng viết số, lớp viết vào vở: a) 4 300 d) 180 715 b) 24 316 e) 307 421 c) 24 301 g) 999 999 - Nhận xét bài bạn - 1 HS nêu yêu cầu -2 HS lên bảng làm, lớp làm vở sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - Đại diện 2-3 cặp đọc bài: a) 300000; 400 000; 500000;600 000; 700 000; 800 000. b) 350000; 360000; 370 000; 380000; 390 000; 400 000. c) 399000; 399100; 399200; 399 300; 399 400; 399 500. d) 399940; 399950; 399960; 399970; 399 980; 399 990. e) 456784; 456785; 456786; 456787; 456 788; 456 789. - Nối tiếp nêu a) Dãy các số tròn trăm nghìn. b) Dãy các số tròn chục nghìn. c) Dãy các số tròn trăm. d) Dãy các số tròn chục. e) Dãy các số tự nhiên liên tiếp. Tiết 8: HÀNG VÀ LỚP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK: số Lớp nghìn Lớp đơn vị Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị HS: -SGK+ vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5p 1p 12p A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 4 - Kiểm tra VBT về nhà của HS - Nhận xét, đánh giá HS. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: ? Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ? -Giảng: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. ? Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? ? Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ? - Viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc. - Gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng. - Thực hiện tương tự với các số: 654 000, 654 321. ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 321? ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000? ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 321. 3.Luyện tập, thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu: - GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập. ? Hãy đọc số ở dòng thứ nhất. ? Hãy viết số Bốn mươi tám nghìn một trăm mười chín. ? Nêu các chữ số ở các hàng của số 48 119? ? Số 48 119 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ? ? Các chữ số còn lại thuộc lớp gì ? - Yêu cầu HS làm tiếp bài tập. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài Bài 2:(Giảm tải: làm 3 trong 5 số) a) Đọc các số sau và cho biết chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS đọc bài - GV nhận xét, chữa bài ? Trong số 46 307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? ? Trong số 56 032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? b) Ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số ở bảng sau: - Yêu cầu HS quan sát bảng ? Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ hai cho biết gì? -Viết bảng số 38 753, yêu cầu HS đọc số ? Trong số 38 753 chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? ? Vậy trong số 38 753 chữ số 7 có giá trị là bao nhiêu? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng - Yêu cầu HS làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. - Gọi HS đọc và nhận xét bài bạn. - Nhận xét chữa bài Bài 4: Viết số, biết số đó gồm - Gọi HS đọc cho bạn viết, 1 HS lên bảng viết các số - Nhận xét, chữa bài Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Viết bảng số 823 573 ? Lớp nghìn của số 823 573 gồm những chữ số nào? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập - Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét chữa bài C. Củng cố- Dặn dò: - Kể tên các hàng, các lớp đã học? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về làm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_hoc_ki_1.docx